HPG - Còn gì nữa không mà mong với chờ? (Part 2)

Tiếp nối thành công của siêu cổ phiếu quốc dân HPG sau khi đã tăng 1 cách bền vững từ giá 4x (Link bài viết cũ tại đây: HPG - Còn gì nữa không mà mong với chờ?) lên giá hiện tại 6x (mua kiểu gì cũng có lãi, nắm giữ cũng có lãi, lướt lát cũng có lãi thậm chí ở vùng giá cho là đu đọt cũng có lãi, nhắm mắt mua bừa cũng có lãi)

Câu hỏi rất nhiều nhà đầu tư đang đặt ra lúc này, là HPG còn có thể tăng được nữa hay không? hay đỉnh cmnr? giá thép tăng nóng quá giờ bị siết như siết cổ gà vậy sao tăng được tiếp? giờ mà tăng thì giá kế tiếp là bao nhiêu?

Đầu tiên ta sẽ đi thẳng vào vấn đề chính, trả lời cho câu hỏi: Giá này với HPG đã là đỉnh hay chưa?
Một cách to và dõng dạc: Đỉnh kế tiếp, 8x!

Cập nhật KQKD Q1

image

Như đã thể hiện phía trên, hiện tại HPG đang có EPS tạm tính (từ LNST của 4 quý gần nhất cộng lại) là 5470 đồng/cp

Nhưng hãy nhìn mà xem, Q1 2021 LNST đạt tận 7000 tỷ, gần như = cả 2 quý trong năm trước đó là Q2 2020 và Q4 2020 cộng lại.
Vậy với kịch bản cơ sở, doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh ổn định và không ngừng nâng cao doanh thu, biên lợi nhuận thì ngày càng cao do giá thép bán ra tăng hoài không thấy đỉnh thì KQKD Q2 2021 hay tiếp đó nữa của HPG có dừng lại ở con số 7000 tỷ?
Không, chắc chắn không, bởi Quý 2 mới bắt đầu vào chính vụ và KQKD siêu tốt này sẽ còn duy trì đến ít nhất là cuối quý 3. (Điều này sẽ được đảm bảo bới các yếu tố sẽ được trình bày ở phần sau)

Tức là, trên tinh thần định giá cẩn trong nhất, với cơ sở từ LNST Q1 2021 là 7000 tỷ, thì LSNT 4 Quý 2021 của HPG tổng LNST có thể rơi vào khoảng từ 28000 - 30000 tỷ.

Tương ứng với cách tính đơn giản phía trên, thì EPS của HPG sẽ rơi vào 8400 - 9100 đồng

HPG hiện tại đang giao dịch tại vùng giá 6x với mức P/E là 11.x (so với P/E của VNindex giao động quanh 17) tất nhiên là do yếu tố ngành.
Tiếp tục cẩn trọng 1 lần nữa, cho rằng HPG chỉ cần giao dịch với P/E là 9.x

Vậy giá của HPG theo đó sẽ là hợp lý quanh vùng 7x - 8x giờ mới 6x, đỉnh á? còn khướt nhé

Trở lại với câu chuyện cơ sở đâu mà HPG có thể duy trì dc KQKD tốt = hoặc thậm chí là hơn Q1 2021?

HPG sẽ duy trì được với 3 yếu tố cơ bản: Thiên thời - địa lợi - nhân hòa!

I. Thiên Thời:

Ngành thép và cụ thể là các doanh nghiệp như HPG, HSG, NKG … đang liên tục công bố những con số tăng trưởng doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận khi biên lợi nhuận gộp tăng mạnh nhờ giá bán tăng mạnh. Những cổ phiếu trong ngành thép đã tăng rất mạnh tính bằng lần trong năm 2020 và Q1 2021
image

1. Cạn kiệt nguồn cung:

Giá thép tăng cao không chỉ đến từ giá nguyên vật liệu tăng cao mà còn đến từ việc thiếu hụt cung, đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu. đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã khiến Brazil, quốc gia xuất khẩu quặng sắt hàng đầu thế giới phải đóng cửa các mỏ quặng lớn. Dẫn đến nguồn cung quặng sắt toàn cầu đột ngột giảm mạnh. Điều này đã khiến giá quặng sắt thị trường thế giới và hàng hóa thay thế là thép phế tăng một cách nhanh chóng.

Trong 10 năm qua, các nước phát triển không vận hành lò cao sản xuất thép, chỉ còn lại Trung Quốc, tuy nhiên Trung Quốc cũng đang cắt giảm sản xuất thép để bảo vệ môi trường. Điều này dẫn đến nguồn cùng không còn dư thừa như khủng hoảng thời gian trước nữa trong khi nhu cầu thế giới tăng cao cho mục tiêu phục hồi kinh tế sau đại dịch.

2. Giá thép tăng cao do Trung Quốc cắt giảm sản lượng để kiếm soát khí thải, hủy hoàn thuế xuất khẩu thép, giảm thuế nhập khẩu.

Ngành thép đóng góp 15% tổng lượng phát thải hiệu ứng nhà kính ở Trung Quốc, quốc gia này đang thực hiện chính sách kiểm soát khí thải carbon từ các nhà máy thép trên toàn quốc.

Trung Quốc yêu cầu hơn 20 nhà máy sản xuất thép ở thành phố Đường Sơn (chiếm 14% công suất thép Trung Quốc) cắt giảm 30-50% sản lượng thép cho tới cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, ngày 28/4, Chính phủ nước này chính thức công bố việc hủy hoàn thuế xuất khẩu thép từ ngày 1/5/2021, mức giảm từ 13% về 0% với 146 mặt hàng thép, trong đó có thép cuộn cán nóng, thép cuộn và thép thanh, cùng với đó Trung Quốc còn giảm thuế nhập khẩu với gang, thép thô và thép tái chế xuống 0%. Việc cắt giảm sản lượng, và hủy bỏ hoàn thuế xuất khẩu thép và thúc đẩy nhấp khẩu thép từ nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới dẫn đến giá thép trên toàn cầu có xu hướng tăng.

Nhu cầu đầu tư mạnh mẽ các ngành xây dựng và sản xuất ô tô tại hai quốc gia Trung Quốc & Ấn Độ ở thời điểm hiện tại đẩy mạnh nguồn cầu

3. Căng thẳng Úc - Tàu

Như đã biết, Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới với hơn 1 tỷ tấn năm 2020, chiếm gần 60% sản lượng thép thế giới, giá thép Trung Quốc được xem là giá tham chiếu cho giá thép thế giới. Từ đó, việc quan hệ thương mại gián đoạn trực tiếp gây áp lực lên ngành thép Trung Quốc và Thế giới khi mà 2 đầu vào quan trọng nhất của ngành thép là quặng sắt và than cốc Trung Quốc đều phụ thuộc lớn vào Úc.

Quặng sắt:
Trung Quốc nhập khẩu 1,1 tỷ tấn quặng sắt năm 2019 trên tổng nhập khẩu của thế giới là 1,6 tỷ tấn. Khoảng 2/3 trong số quặng sắt nhập của Trung Quốc là từ Úc. Việc gián đoạn thương mại gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung quặng sắt nội địa Trung Quốc do sự phụ thuộc trọng số đầu vào từ Úc. Nhìn rộng ra, 3/5 nhà khai thác quặng lớn nhất thế giới đều nằm ở Úc, các nhà sản xuất thép Trung Quốc gần như không có nguồn cung ứng thay thế, ngoài ra còn phải đẩy mạnh mua ở các khu vực ngoài Úc với giá cao.

image

Than cốc: tương tự với quặng sắt, một lượng lớn than cốc của ngành luyện kim Trung Quốc có nguồn gốc từ Úc.

image

Trong quý 1/2021 với việc căng thẳng leo thang, phía Trung Quốc đã yêu cầu các tàu than Úc neo đậu trên biển triền miên trong thời gian dài và chỉ thực hiện thông quan nhỏ giọt trong khi nhu cầu ngành thép bùng nổ đã đẩy giá than luyện cốc tại cảng Qinhuangdao của Trung Quốc leo lên đến mức chưa từng có là 275 USD/tấn, cao gần gấp đôi giá than FOB xuất khẩu của Úc.

II. Địa lợi - Nội tại của HPG

1. Làm chủ chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất đến tiêu thụ

image

Khác hẳn với các DN hạ nguồn như HSG hay NKG phải chủ động tích trữ hàng tồn kho và phải chịu rủi ro là nhạy cảm với biến động của giá hàng tồn kho đầu vào từ đây có thể thấy HPG bền vững hơn khi làm chủ thượng nguồn, chủ động được hoàn toàn chuỗi cung ứng cụ thể hơn là giá hàng tồn kho, đảm bảo cho 1 quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài, kéo dài chu kỳ DN.

2. Tình hình sản xuất kinh doanh liên tiếp ghi nhận những kỷ lục mới

3. Đầu tư khu liên hợp Dung Quất 2 từ năm 2022
Dự kiến được xây dựng vào đầu năm 2022, dự án Dung Quất 2 có quy mô dự kiến 5.6 triệu tấn/năm, trong đó 4.6 triệu thép cuộn cán nóng, 1 triệu thép xây dựng với vốn đầu tư khoảng 85,000 tỉ đồng gồm 70,000 tỉ đồng đầu tư tài sản cố định (tăng lên từ 50,000 tỉ đồng do công ty tăng cường đầu tư vào công nghệ) và 15,000 tỉ đồng vốn lưu động. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2024 sớm hơn 1 năm so với kế hoạch ban đầu góp phần tăng năng lực sản xuất thép của Hòa Phát lên 14 triệu tấn/năm.

Nhìn lại tiến độ xây dựng Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất (DQ1):

image

Kỳ vọng dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024, tổng thời gian thi công trong 3 năm. Sớm hơn so với Dự án DQ1 nhờ

(1) Có kinh nghiệm thi công dự án dự án nhà máy sản thép với quy mô lớn như DQ1,

(2) Có kinh nghiệm trong thi công cảng nước sâu, quá trình nạo vét và xử lý đầu ra cho bùn và cát nhiễm mặn dự kiến sẽ đúng tiến độ

(3) Không bị ảnh hưởng tiến độ do giãn cách xã hội bởi Covid

(4) Nguồn vốn tự có sẽ dồi dào hơn nhờ lợi nhuận sau thuế đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm.

Chu kỳ giá thép sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của dự án Dung Quất 2?

Trong 2 dự án gần nhất của HPG, thời điểm hoàn thành dự án khu liên hiệp Hải Dương giai đoạn III và Dung Quất 1 đều nằm trong chu kỳ tăng giá của thép xây dựng và HRC.
Theo thống kê trong quá khứ đối với các chu kỳ ngắn của giá thép tại Mỹ từ năm 1980 tới năm 2017, trong một chu kỳ của giá thép, giai đoạn giá tăng sẽ kéo dài trung bình 29 tháng và giá giảm kéo dài trung bình 27 tháng. Giá HRC tạo đáy vào tháng 04/2020, nếu quá khứ lặp lại, hoàn toàn có thể kỳ vọng vào năm 2025, giá HRC bắt đầu bước vào chu kỳ tăng giá mới, cũng là thời điểm hoàn thành dự án Dung Quất 2.

image

image

4. Mở rộng kinh doanh sang sản xuất container

Hòa Phát dự định sản xuất 500,000 TEU/năm tại hai khu vực gần cảng biển Hải Phòng và Đông Nam Bộ trong tình trạng thiếu hụt vỏ container do dịch Covid19 khiến việc giải phóng, quay vòng container rỗng bị trì chệ. Với sản lượng dự kiến 500,000 TEU mỗi năm, sản xuất container sẽ tiêu thụ 1 triệu tấn thép HRC – sản phẩm đầu ra của Dự án Dung Quất 2, và dự kiến vào đầu quý 2/2022 sẽ có thể cung cấp sản phẩm này ra thị trường góp phần đa dạng hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát.

HPG có nhiều lợi thế trong việc sản xuất container . Trước hết, công ty có thể tự sản xuất HRC, chiếm khoảng 60- 70% chi phí sản xuất container. Ngoài ra, chi phí lao động và giá điện rẻ hơn cũng có thể giúp giảm chi phí sản xuất tại Việt Nam so với các công ty Trung Quốc. (Theo ban lãnh đạo, Trung Quốc hiện có sản lượng khoảng 2,7- 2,8 chiến/ năm, chiếm khoảng 90% thị phần toàn cầu)

mảng container sẽ chưa mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty trong ngắn hạn, mà đóng vai trò giúp Công ty đa dạng hóa đầu ra sản phẩm cho mảng thép HRC.

5. Kế hoạch đầu tư khác:

- Về ống thép, HPG ước tính nâng công suất hàng năm từ 1 triệu tấn/ năm lên 1,3 triệu tấn/ năm vào cuối 2021. Công ty đang xem xét khả năng M&A với các mỏ quặng sắt và than. Tuy nhiên, ban lãnh đạo thông báo rằng với nguồn tài nguyên mỏ dồi dào trên thế giới, công ty sẽ chỉ thực hiện M&A nếu có hiệu quả kinh tế.
- Về lĩnh vực nông nghiệp, HPG kỳ vọng doanh thu có thể đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng trong 5 năm tới và gấp đôi mức năm 2020, nhưng kế hoạch lợi nhuận ròng thận trọng ở mức 1,7-1,8 nghìn tỷ đồng. Quy mô đàn gia súc dự kiến đạt 200 nghìn con bò/năm và 780 nghìn con lợn/năm, trong khi trứng gà đạt 300 triệu quả/ năm.
- Công ty cũng dự kiến sẽ mở rộng phân khúc bất động sản nhà ở, nhưng chưa tiết lộ dự án lớn nào.
- HPG được giao lập Quy hoạch mở rộng KCN Yên Mỹ II thêm 216 ha và được phê duyệt chủ trương mở rộng KCN Phố Nối A thêm 92,5 ha. Dự kiến các KCN hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng phần mở rộng có thể tiến hành cho thuê đất từ 2021. Phần diện tích tăng thêm khoảng 309 ha.
- Hòa Phát mua 2 tàu cỡ lớn 90.000 tấn chuyên chở than, quặng sắt. Chu kỳ mỗi tàu vận chuyển than và quặng sắt từ Úc về Dung Quất sẽ đi được khoảng 5,6 vòng/năm. Như vậy, sản lượng chở của mỗi tàu sẽ khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Như vậy, phần chi phí vận chuyển HPG có thể tự chủ được tại Dung Quất chỉ chiếm khoảng 6,4% so với tổng nhu cầu vận chuyển 16,8 triệu tấn/năm tại Dung Quất.

III. Nhân Hòa:

Chúng ta có 1 vị chủ tịch chưa bao giờ bán cp của cty mình

Chúng ta có 1 phó chủ tịch tặng lại cp của cty mà mình tâm huyết nhất cho con mình

Và quan trọng nhất là một bộ phận siêu lớn nhà đầu tư cá nhân sẵn sàng mua vào HPG với giá đỏ bất chấp khối tây khối ngoại khối tròn khối vuông bán bao nhiêu, bà con sẵn sàng mua lại tất!

Trở về mặt đất với điểm nhấn kỹ thuật:

Về diễn biến giá, tăng nóng rồi điều chỉnh là lẽ hoàn toàn hiển nhiên, một vài nhịp điều chỉnh nhất thời được hợp thức hóa bởi các thông tin ngoài lề chỉ là cơ hội để mua được hàng với giá thấp.

8 Likes

Phần “Nhân hòa” cụ đọc từ bụng em ra hay sao mà thính thế, giá đỏ em múc ngay

1 Likes

Thong thả, tăng nóng rồi thì phải chỉnh.
Lót 60

4 Likes

Chờ hoài không thấy 60, giờ mua luôn được không chủ thớt?

1 Likes

HPG, NKG, còn chinh phục vài đỉnh nữa.

1 Likes

HPG giờ bán là mất hàng

1 Likes

Vẫn còn nha, xoắn ngôi VNM trong lòng khán giả sớm thôi

1 Likes

Bank thép rồi thì cũng dần hạ nhiệt thôi, chứ còn tăng mãi tăng mãi thì sắt ngang giá vàng rồi :))

3 Likes

Nkg ăn theo sóng thép thực sự ko có thực lực , nếu mất sóng nkg sẽ xuống thẳng luôn.Hpg sẽ về mốc cũ 4x

1 Likes

HPG tăng trưởng mạnh, nếu nó chia cổ tức thì giá về 4x, còn thg NKG ăn theo sóng thì có thể lúc xuống thì chỉ biết chạy thôi cụ ạ.

4 Likes

Chim sợ cành cong, cành thép làm sao mà cong dc?

1 Likes

Sắt thép mà mục tiêu dài hạn vẫn ok, chứ cứ bảo hạn chế nhưng ko có dắt thép thì dự án đắp chiếu mốc mồm :))

3 Likes

Cập nhật KQKD: Chỉ trong 2 quý, HPG có khả năng hoàn thành xong kế hoạch kinh doanh cả năm 2021

4 Likes

Bộ Tài chính nhấn mạnh rằng việc đặt vấn đề giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép thành phẩm cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng để vừa góp phần thúc đẩy ngành thép trong nước phát triển bền vững, bình ổn thị trường thép trong nước

“Giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép liên tục tăng cao đột biến thời gian qua đã làm cho giá thành sản xuất thép thành phẩm tăng mạnh. Những yếu tố này cùng với nhu cầu sử dụng thép tăng đã làm cho giá thép các loại bán ra trên thị trường trong nước tăng cao trong những tháng gần đây, đặc biệt là thép xây dựng”, Bộ Tài chính cho biết.

=> Không phải do nguyên nhân găm hàng, thì việc siết giá thép gần như là bất hợp lý

2 Likes

Chờ lâu về 60 quá bác F0, liệu có gì này thật không bác. Muốn mua thêm HPG quá

Ra tin cho nó trững lại 1 chút thôi, chứ còn sắt thép nguyên liệu đầu vào cho xây dựng thì có mà giảm đc, cứ còn tăng tiếp :))

1 Likes

Book quý 2 over 10000 tỷ trc thuế ấy

1 Likes

Nếu mà tính theo đơn hàng, thì hoàn toàn khả dĩ, khéo còn hơn. 11k cũng không ngạc nhiên. Q1 7k, Q2 11k. 2 quý = kế hoạch năm

1 Likes

Hpg nước ngoài bán liên tục?

1 Likes

Khéo về 60 thật, nghe lời cụ F0 đi bác :rofl:

1 Likes