video chiều qua đã nói rất rõ rồi còn gì
Vì sao giá thép liên tiếp tăng?
bandoc@baogiaothong.vn
18/02/2022 18:30
Giá nguyên liệu đầu vào đều tăng mạnh, các doanh nghiệp thép đồng loạt tăng giá bán, vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn.
Giá tăng lần thứ 3 liên tiếp
Theo ghi nhận thị trường, hiện nay, giá thép đã tăng lần thứ 3 kể từ đầu năm 2022.
Sau khi tăng hai lần trước đó với mức tăng từ 300 nghìn đồng đến 1,22 triệu đồng một tấn, thì nay tăng thêm từ 250-350 nghìn đồng/tấn, đưa giá mặt hàng này vượt 17 triệu đồng/tấn.
Cụ thể, giá mỗi tấn thép cuộn CB240 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên áp dụng từ 15/2 là 17,3 triệu đồng nếu thanh toán ngay và gần 17,4 triệu đồng nếu thanh toán chậm, có bảo lãnh.
Giá thép hiện cách mức đỉnh năm ngoái khoảng 700-800 nghìn đồng/tấn
Giá thép chưa gồm VAT các loại cũng tăng lên 17,3-17,6 triệu đồng một tấn, tùy loại và tuỳ thuộc thanh toán nhanh hay chậm.
Giá thép Hoà Phát loại D10 tăng lên mức 17,15 triệu đồng/tấn; Loại thép cuộn D12 cũng tăng lên 16,75 triệu đồng. Tương ứng với mức tăng từ 600-800 nghìn đồng mỗi tấn so với cách đây hai tuần.
Các thương hiệu khác như thép Việt Đức, Thép Vinausteel, Theo Kyoei, Thép Pomia… cũng tăng giá bán thép cuộn xây dựng từ giữa tháng 2.
Như vậy, giá hiện tại cách mức đỉnh (18,3 triệu đồng/tấn) hồi tháng 5 năm ngoái khoảng 700-800 nghìn đồng/tấn.
Đưa ra nguyên nhân tăng giá lần này, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu… tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi tăng mạnh.
Theo đó, giá phôi thép giao dịch cảng Đông Nam Á tăng 39-40 USD/tấn lên mức 660 USD/tấn vào cuối tháng 1/2022; đến ngày 10/2/2022 ở mức 696 USD/T CFR Đông Á, tăng khoảng 70 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời điểm đầu tháng 1/2022.
Ở thị trường trong nước, giá phôi thép nội địa tháng 1/2022 tăng khoảng 400-600 đồng/kg, giữ giá ở mức từ 14,8-15,8 nghìn đồng/kg cuối tháng 1/2021.
Giá quặng sắt cũng giao dịch ở mức 149,7-150,2 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 24 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 1/2022.
Còn giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn CFR Đông Á ngày 10/2/2022 tăng 40-45 USD/tấn so với hồi đầu tháng 1/2022.
Giá than mỡ luyện cốc tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng. Đơn cử, xuất khẩu tại cảng Australia ngày 10/2/2022 giao dịch ở mức 391,75 USD/tấn FOB, tăng mạnh 55,75 USD so với đầu tháng 1/2022.
Triển vọng ngành thép ra sao?
Theo VSA, trong tháng 1/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2021.
Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 1/2022 đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,19% so với tháng 12/2021 và ngang mức cùng kỳ 2021.
Tiêu thụ đạt hơn 1,05 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước đó và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thép trong tháng 1 đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển.
Đơn cử, đầu tháng 2/2022, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn…
Trong khi đó, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.
Với nhu cầu tăng cao về xây dựng, đầu tư, VSA dự báo, thị trường thép trong nước tăng trưởng 15-20% trong năm 2022.
Phó Thủ tướng: Năm 2022, hoàn thành 361 km cao tốc trục Bắc - Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, từ nay đến cuối năm 2022, hoàn thành 361 km đường cao tốc, đưa vào khai thác, sử dụng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Chiều 18/2, tại cuộc họp về tình hình thực hiện dự án xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 652,86km, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, từ nay đến cuối năm 2022, hoàn thành 361 km đường cao tốc, đưa vào khai thác, sử dụng.
*Trong tháng 3 giải quyết dứt điểm vướng mắc nguồn vật liệu
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, hiện còn thiếu hụt khoảng 12,59 triệu m3 đất đắp tại 6 dự án thành phần. Các địa phương đang tích cực tháo gỡ, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành gỡ các vướng mắc về nguồn vật liệu đắp nền đường trong tháng 3/2022.
Về tiến độ tổng thể, trong tổng số 11 dự án, có 7 dự án thành phần cơ bản đáp ứng tiến độ (trong đó có 1 dự án thành phần đã hoàn thành); 4/11 dự án thành phần chưa đáp ứng tiến độ so với kế hoạch ban đầu (Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây), nhưng cơ bản đáp ứng tiến độ theo kế hoạch điều chỉnh và đang dần bù lại tiến độ chậm trễ để đảm bảo hoàn thành theo thời gian quy định của hợp đồng.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định, đây là dự án quan trọng của quốc gia nên Bộ cam kết giải ngân vốn “không thiếu 1 đồng”, “làm nhanh thì giải ngân nhanh, tiến độ phụ thuộc vào các nhà thầu và hỗ trợ của các địa phương”.
Bộ trưởng Giao thông vận tải yêu cầu tất cả lãnh đạo chủ chốt của các Ban Quản lý dự án phải cam kết tiến độ với Bộ, nếu không đảm bảo sẽ điều chuyển công tác. Nếu nhà thầu nào không đảm bảo tiến độ sẽ không cho dự thầu các dự án khác trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
“Vấn đề thiếu mỏ đất, đá cũng là trách nhiệm các ban quản lý dự án, phải phối hợp các địa phương để có mỏ, đảm bảo đủ vật liệu xây dựng”, Bộ trưởng nói.
Đối với các dự án phải hoàn thành năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đoạn Cam Lộ - La Sơn là khả thi nhất về đúng tiến độ. Dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 có giá trị sản lượng thực hiện đạt 50%, đã cơ bản xong nền đường, các nhà thầu phải chủ động chuẩn bị đá, mẫu bê tông ngay từ bây giờ.
Dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết vừa qua thiếu đất trầm trọng; hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận đã tập trung, nỗ lực tháo gỡ và cần hoàn thành bố trí mỏ đất trong tháng 3 để đủ điều kiện đảm bảo tiến độ. Còn dự án Phan Thiết - Dầu Giây, đất đắp hiện đã đủ, nay cần tập trung về đá và bê tông.
Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết hiện vẫn thiếu 3 triệu m3 vật liệu đắp đường. Địa phương đã cấp phép 5 mỏ, dự kiến đưa vào khai thác trong tháng 2/2022, đáp ứng cơ bản khối lượng vật liệu đất đắp còn thiếu, khối lượng vật liệu thiếu còn lại (khoảng 0,7 triệu m3) sẽ sử dụng nguồn từ 2 mỏ đang thực hiện thủ tục cấp phép với trữ lượng 0,9 triệu m3, dự kiến xong trong tháng 3/2022.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng lưu ý, bên cạnh tiến độ, cần bảo đảm chất lượng, không được cắt xén công đoạn. Đội ngũ thi công trực tiếp trên công trường, đội ngũ giám sát cần nêu cao trách nhiệm.
*Công khai mục tiêu tiến độ đến từng tháng
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đây là công trình trọng điểm quốc gia, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, là mong mỏi của nhân dân cả nước.
Thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành họp giao ban hằng tháng với các địa phương để đồng hành giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và giải quyết có hiệu quả. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản xong.
Chính phủ đã ban hành hai nghị quyết về cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác, nâng công suất khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án. Các địa phương đã tổ chức thực hiện hiệu quả hai nghị quyết này. Vấn đề quan trọng là thiếu hụt vật liệu xây dựng, đến nay cũng đã cơ bản được giải quyết.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu từ nay đến cuối năm 2022 hoàn thành 361 km đường cao tốc, đưa vào khai thác, sử dụng. Cụ thể, các đoạn cao tốc đang thi công, yêu cầu phải hoàn thành trong năm 2022 gồm: Đoạn từ Mai Sơn (Ninh Bình) – quốc lộ 45 (Thanh Hóa) dài 63,37km; đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) dài 98,3km; đoạn Vĩnh Hảo (Bình Thuận) đến Dầu Giây (Đồng Nai) dài 199,8km.
Đồng thời, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành 149km trong năm 2023, gồm các đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn (dài 43,28km); Nghi Sơn - Diễn Châu (dài 50km); Nha Trang - Cam Lâm dài 49,1km và cầu Mỹ Thuận 2 dài 6,6km.
Với mục tiêu trên, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương, các nhà thầu, đơn vị thi công quyết liệt, đổi mới hơn nữa.
“Nếu không có đổi mới, tăng cường thiết bị, bộ máy, không tháo gỡ kịp thời vướng mắc về vật liệu xây dựng thì đến cuối năm, hoàn thành mục tiêu rất khó khăn” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Trên cơ sở công khai mục tiêu tiến độ đến từng tháng, Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm nếu vi phạm tiến độ. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải kịp thời giải ngân theo đúng tiến độ thi công trên công trường.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Xây dựng thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra hiện trường, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng công trình.
Các địa phương Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa có trách nhiệm thực hiện nghiêm cam kết giải quyết toàn bộ các vướng mắc về nguồn vật liệu trước ngày 15/3.
Đối với các Ban quản lý xây dựng, nhà thầu xây dựng, đơn vị tư vấn, giám sát, Phó Thủ tướng yêu cầu phải huy động tối đa phương tiện, nhân lực, chạy đua với thời gian, kiểm soát tiến độ chặt chẽ, đảm bảo chất lượng.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của tuyến cao tốc Bắc – Nam giai đoạn I sẽ là cơ sở quan trọng để quyết định giao nhiệm vụ thi công xây lắp giai đoạn 2 và các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia trong tương lai./.
Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới
Hà Nguyễn - 18/02/2022 11:32
Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam và từng bước đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới.
TIN LIÊN QUAN
- Samsung đầu tư thêm 920 triệu USD ở Thái Nguyên
- Vượt khó khăn vì Covid-19, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD
- Samsung: Cải tiến là chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh
Thông tin được đăng tải những ngày gần đây, Hãng tin Sputnik của Nga đã gọi Việt Nam là “cứ điểm sản xuất mới của thế giới”. Viện dẫn các con số xuất khẩu kỷ lục, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang dồn dập đổ vào Việt Nam, Sputnik đã chứng minh điều này.
Trên thực tế, điều này đã được nhắc đến từ lâu, đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi xu hướng ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài dốc vốn vào Việt Nam. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, các tập đoàn lớn, như lời của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, đã chọn Việt Nam là địa điểm để “tái định vị” sản xuất.
Sau Intel, Samsung, LG, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến Việt Nam. Chẳng hạn, Foxconn, Luxshare, Winston, Compal, Pegatron… Các nhà đầu tư này đều đã, đang đầu tư lớn tại Việt Nam, và đang tiếp tục có kế hoạch mở rộng đầu tư.
Trong số đó, Samsung có thể coi là ví dụ điển hình. Kể từ khi bắt đầu triển khai “đại kế hoạch” đầu tư tại Việt Nam vào năm 2008, dù trước đó đã có nhà máy sản xuất TV quy mô nhỏ ở TP.HCM, Samsung - tính đến cuối năm 2021 - đã “dốc” 18 tỷ USD để xây dựng 3 tổ hợp công nghệ cao ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Cộng thêm dự án mới được bổ sung 920 triệu USD ở Thái Nguyên mới đây, thì tổng cộng, Samsung đã đầu tư tại Việt Nam 19,2 tỷ USD. Con số này giúp Samsung giữ vững vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Với Samsung, Việt Nam chính là cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh. Thậm chí, theo chia sẻ của ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, nếu như trước đây, Samsung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới, sẽ tập trung vào cả các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Hiện tại, Trung tâm R&D mới của Samsung, với vốn đầu tư 220 triệu USD, vẫn đang được xây dựng tại Khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội).
Theo kế hoạch, trung tâm này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022 và tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới, như AI, Big Data, IoT…, không chỉ góp phần nâng vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới, trở thành cứ điểm R&D chiến lược, mà còn đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam.
Chính sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn như Samsung đã giúp Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới. Và thậm chí, không chỉ là cứ điểm sản xuất các mặt hàng truyền thống như dệt may, da giày trước đây, mà là các sản phẩm công nghệ cao.
Trong một báo cáo được công bố vào cuối năm 2021, Savills Việt Nam đã nhận định rằng, từ một nền kinh tế với các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có giá trị cao.
“Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang dần dần hình thành ở những khu vực khác tại Đông Nam Á. Nguyên nhân là do Việt Nam không còn áp dụng các chính sách ưu đãi như trước, nên việc tìm kiếm nguồn lao động cũng như đất đai giá rẻ tại Việt Nam trở nên khá khó khăn. Tuy nhiên, nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”, ông John Campbell, Quản lý bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định.
Nhìn vào các số liệu thống kê về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rõ điều này. Trước đây, dệt may, da giày, dầu thô là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng nay, điện thoại di động, đồ điện tử, máy tính đã “soán ngôi”.
Số liệu từ Bộ Công thương, năm 2021, xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 50,828 tỷ USD, giữ vị trí số 2 trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Vị trí quán quân tiếp tục thuộc về điện thoại di động và linh kiện, với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 9,69 tỷ USD, tăng 10,3%; sang EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD, giảm 9,1%… so với năm trước.
Samsung tiếp tục là doanh nghiệp đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu này. Năm 2021, Samsung Việt Nam đạt doanh thu 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với với năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.
Theo ông Choi Joo Ho, có 3 yếu tố chính giúp Samsung đạt được thành quả này. Trước hết, đó là sự hỗ trợ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung cấp đặt nhà máy. Nhờ vậy, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng quá trình sản xuất của Samsung không bị gián đoạn.
“Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, cũng không thể không kể đến nỗ lực của các nhân viên Việt Nam cũng như các nhân viên Hàn Quốc, khi sẵn sàng ở lại nhà máy theo quy định ‘3 tại chỗ’ nhằm duy trì hoạt động sản xuất ổn định”, ông Choi Joo Ho nói.
Và yếu tố thứ ba, tất nhiên là sự hồi phục của thị trường. Hiện nay, nhu cầu đối với các thiết bị di động đang hồi phục, nhất là với các dòng điện thoại chiến lược, như Galaxy Z Fold 3 và Galazy Z Flip 3…
“Các dòng sản phẩm này đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường toàn cầu và đều đang được sản xuất tại Việt Nam, do đó, đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam”, ông Choi Joo Ho nói.
Không chỉ Samsung, mà các nhà đầu tư khác, như Intel, LG, Foxconn… vẫn đang không ngừng mở rộng đầu tư và các hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Khi các hoạt động này được đẩy lên cao, thì Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới.
Sau mấy e XNK đã tăng mạnh như VHC NKG PET …Nay giới thiệu 1 e nữa cho cả nhà ngâm cứu LTG xem trở lại không ?
So với cùng kỳ năm 2021, kết quả xuất khẩu gạo tháng đầu năm nay tăng đến hơn 45% về lượng và gần 30% về giá trị
Dự án hạ tầng giao thông tạo đà cho các địa phương bứt phá
Các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, kết nối liên vùng là một trong những yếu tố góp phần đưa các địa phương phát triển bứt phá.
Trong năm 2022, Quảng Trị tập trung triển khai nhiều dự án trọng điểm, trong đó có đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây… Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Quảng Trị vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số ngày 8/1/2022 của Chính phủ, Kết luận số 175 của Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Mục tiêu của Chương trình hành động là quán triệt chủ đề năm 2022 của tỉnh đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định là “Trách nhiệm, kỷ cương - Thích ứng an toàn - Thúc đẩy tăng trưởng”. “Một trong những mục tiêu quan trọng chính là tận dụng tốt mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, ông Hưng cho hay.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ…, Quảng Trị tập trung triển khai các dự án trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước. Trong đó, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án có quy mô lớn, có tính chất lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo đã được phê duyệt quy hoạch.
Quảng Trị cũng đề ra các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 6,5-7%, GRDP bình quân đầu người đạt 65- 66 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 24.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 4.150 tỷ đồng, gồm thu nội địa 3.500 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 650 tỷ đồng…
Với Hà Tĩnh, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ, kết nối liên vùng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa là một trong những yếu tố góp phần đưa tỉnh này phát triển, dần trở thành một trong những cực phát triển của khu vực Bắc Trung bộ.
Ông Trần Văn Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong năm 2021, đã có nhiều công trình giao thông trọng điểm được thi công hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng tại địa phương như: cầu Thọ Tường bắc qua sông La, nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng đoạn Xuân Trường - Thạch Bằng, xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án Lramp)…
Ngành giao thông tỉnh Hà Tĩnh cũng đang gấp rút triển khai, nâng cấp 14 công trình, dự án như: Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng giai đoạn II 151 tỷ đồng; Dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.553 đoạn từ Km49+900 tới Km74+680 (đường Hồ Chí Minh vào Đồn Biên phòng Bản Giàng, huyện Hương Khê) 34 tỷ đồng; Dự án đường nối Quốc lộ 1 đi Khu du lịch biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) hơn 88 tỷ đồng.
Năm 2022, Hà Tĩnh dự kiến đầu tư cải tạo mặt đường, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đường Quang Trung đoạn từ đường Nguyễn Huy Lung đến cầu Hộ Độ và bổ sung một đơn nguyên cầu Hộ Độ, trị giá 157 tỷ đồng; xây dựng đường Hàm Nghi kéo dài, trị giá 386 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp ĐT.553 đoạn từ Lộc Yên đến đường Hồ Chí Minh, trị giá 266 tỷ đồng.
Tại Bình Định, dịp Tết Nguyên đán, đã về đích 2 tuyến đường ven biển đoạn Cát Tiến - Đề Gi và đường vào Cảng hàng không Phù Cát với tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho hay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, các công trình này đều hoàn thành kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng.
Thời gian tới, các đoạn còn lại của tuyến đường ven biển Bình Định, 3 tuyến đường kết nối phía Tây tỉnh với tuyến đường ven biển tiếp tục được gấp rút triển khai. “Cùng với tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Bình Định, tôi tin tưởng, các dự án này hoàn thành sẽ tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương tăng tốc phát triển”, ông Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Dũng, từ nay đến năm 2025, Bình Định xây dựng hoàn thành Dự án tổng thể tuyến đường ven biển tỉnh Bình Định dài gần 118 km (từ TP. Quy Nhơn đến phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn), tổng vốn đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng.
Năm 2021, Bình Định là một trong những địa phương có hàng loạt công trình giao thông trọng điểm về đích đúng tiến độ, giúp Bình Định “miễn nhiễm” với dịch Covid-19 để đón dòng vốn đầu tư đổ về. Cụ thể, Bình Định đã thu hút được 93 dự án đầu tư, với tổng vốn trên 104.340,19 tỷ đồng (giảm 40% về số dự án, tăng 102,22% về tổng vốn thu hút đầu tư so với năm 2020).
Guồng chân chuẩn bị 3 đại dự án cao tốc động lực
Phối cảnh Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn qua tỉnh Khánh Hòa
Không để thời gian chết
Nhịp độ triển khai công tác đầu tư các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025 đang được Chính phủ và các bộ, ngành đẩy nhanh, đặc biệt là 3 công trình do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đảm nhận, gồm Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề.
Trong tuần này, Thủ tướng Chính phủ đã ký 2 quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 dự án đường cao tốc là Biên Hòa - Vũng Tàu; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột trên cơ sở các đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Trước đó, vào ngày 10/2, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký các tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tổ chức thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 3 tuyến cao tốc được đánh giá là sẽ tạo động lực phát triển trong ít nhất 5 - 10 năm tới tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
“Tôi chưa bao giờ chứng kiến tốc độ triển khai nhanh và quyết liệt như vậy. Tính từ khi Bộ GTVT trình báo cáo nghiên cứu khả thi 3 dự án cao tốc đến khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước chỉ kéo dài chưa tới 1 tuần”, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết.
Được biết, 3 tuyến cao tốc động lực nói trên được Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực, trong đó trích một phần vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội để kịp hoàn thành chậm nhất là năm 2026.
Thách thức là rất lớn, bởi cả 3 tuyến cao tốc này đều là dự án mới, có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn. Nếu triển khai theo điều kiện thông thường, thì thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật để khởi công 3 dự án cần khoảng 3 năm, thời gian thi công hoàn thành công trình tối thiểu từ 2 - 3 năm.
Trong khi đó, tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/1/2022, Quốc hội yêu cầu phải bảo đảm giải ngân vốn của Chương trình trong 2 năm 2022 và 2023 nhằm góp phần phục hồi, phát triển nhanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng nền kinh tế.
“Nếu không cố gắng cao độ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ thì chắc chắn không thể đáp ứng yêu cầu của Quốc hội và lãnh đạo Chính phủ”, ông Huy cho biết.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đường cao tốc giai đoạn 2021-2025, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã liên tục phải dùng cụm từ “rất gấp” khi giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan.
Cụ thể, đối với các dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình để Thủ tướng thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước trước ngày 16/2/2022. Riêng Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề, Hội đồng Thẩm định nhà nước đã được thành lập theo Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 3/9/2021.
“Hội đồng Thẩm định nhà nước, các bộ, ngành liên quan khẩn trương thẩm định các dự án, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Phân cấp mạnh cho địa phương
Cần phải nói thêm, trong 3 tờ trình đề nghị Thủ tướng xem xét, tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ GTVT đã giải thích rõ lý do phải chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang sử dụng vốn ngân sách trung hạn 2021 - 2025 và một phần vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Dự án PPP cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Bộ GTVT cho biết, kết quả nghiên cứu, tính toán sơ bộ phương án tài chính cho thấy, với kịch bản mức vốn hỗ trợ của Nhà nước tối đa 50% tổng mức đầu tư theo quy định của Luật PPP, thì Dự án không đảm bảo hiệu quả về tài chính theo quy định. Trường hợp để Dự án hiệu quả về tài chính và thời gian thu hồi vốn với các kịch bản 22 năm, 18 năm và 15 năm, thì mức vốn của Nhà nước tham gia phải chiếm từ 82% đến 87% tổng mức đầu tư.
Đối với Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu - công trình đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức PPP vào tháng 9/2021, trong đó mức vốn của nhà nước cần tham gia hỗ trợ khoảng 6.629 tỷ đồng (chiếm khoảng 33,7% tổng mức đầu tư), thời gian thu hồi vốn là 17 năm.
Tuy có tính khả thi khá cao, nhưng thời gian chuẩn bị đầu tư cũng như đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại dự án này mất khoảng 12 tháng, nên tiến độ thực hiện dài. Hơn nữa, việc thực hiện đầu tư theo phương thức PPP trong bối cảnh hiện nay chưa thể khẳng định chắc chắn triển khai thành công do còn phụ thuộc vào thị trường, đặc biệt là khả năng huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trường hợp triển khai không thành công sẽ kéo dài thời gian hơn 9 - 22 tháng, trong khi dự án cần phải hoàn thành sớm để kết nối đồng bộ các công trình giao thông trọng yếu trong khu vực.
Tình hình cũng tương tự với Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề. Dự án này có tổng mức đầu tư rất lớn, đi qua khu vực địa chất phức tạp, lưu lượng xe trong giai đoạn đầu không cao.
“Trên cơ sở sự cần thiết, tính cấp bách, hiệu quả đầu tư, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành 3 tuyến cao tốc, Bộ GTVT kiến nghị triển khai đầu tư công toàn bộ dự án tuyến cao tốc này theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành xây dựng phương án để thu hồi vốn nhà nước. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Để đảm bảo tiến độ, Bộ GTVT đề xuất chia 3 dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề thành các dự án thành phần, tương ứng với địa giới của mỗi tỉnh và giao UBND các tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn. Đối với các dự án thành phần phức tạp về công nghệ hoặc địa chất, nằm giữa ranh giới 2 tỉnh, Bộ GTVT sẽ trực tiếp làm chủ quản đầu tư.
Theo khoản 3, Điều 5, Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù là, trong 2 năm 2022 và 2023, cho phép Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình.
“Cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần sẽ được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng trên cơ sở đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư từng dự án thành phần được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công trên cơ sở quy mô của từng dự án thành phần”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài 53,7 km, trong đó đoạn qua TP. Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km), thị xã Phú Mỹ, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km). Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn I với quy mô 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn I) khoảng 17.837 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, trong đó đoạn qua tỉnh Khánh Hòa 32,7 km và qua tỉnh Đắk Lắk 84,8 km. Tổng mức đầu tư theo quy mô phân kỳ là 21.935 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài 188,2 km, trong đó An Giang 56,74 km, TP. Cần Thơ 37,77 km, Hậu Giang 37,02 km, Sóc Trăng 56,67 km. Trong giai đoạn I, Dự án xây dựng 4 làn xe cao tốc hạn chế, mặt cắt ngang 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h, tương tự quy mô đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Tổng mức đầu tư giai đoạn này là 44.306 tỷ đồng.
MSH vol cần nổ to hơn nữa đi nhé, để hút tiền và mời gọi kéo:))
A ko biết, lái TAR mạnh nhưng DN nó có gì ko thì phải xem xét biết đâu như bữa bảo chú HAH ngon chú chê mấy nay khen ngon ấy
So với tháng 01/2021, trị giá xuất khẩu tăng 2,3 tỷ USD, tương ứng tăng 8,1%. Trong đó: hàng dệt may tăng 914 triệu USD, tương ứng tăng 34,4%; sắt thép các loại tăng 289 triệu USD, tương ứng tăng 47,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 244 triệu USD, tương ứng tăng 7,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 213 triệu USD, tương ứng tăng 5,5%…
Một doanh nghiệp gạo báo lãi cao nhất trong 7 năm
19 phút trước 0
21-02-2022 22:46:59+07:00
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận ròng của CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) đạt hơn 421 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 7 năm trở lại đây của doanh nghiệp gạo này.
Kết thúc năm 2021, LTG đạt hơn 10,224 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 36% so với năm trước chủ yếu do doanh thu từ thuốc bảo vệ thực vật (5,121 tỷ đồng) tăng 13% và doanh thu từ mảng lương thực (4,076 tỷ đồng) tăng mạnh 92%. Còn lại doanh thu từ hạt giống, bao bì, xây dựng và doanh thu khác cũng đều tăng.
Nguồn: VietstockFinance
Nhờ đó, LTG đạt hơn 421 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 14% so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 7 năm qua của doanh nghiệp này.
Năm 2021, LTG đặt mục tiêu lãi sau thuế tăng hơn 9% so với năm trước, đạt 400 tỷ đồng. So với kế hoạch, doanh nghiệp đã vượt 5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp
Là mảng kinh doanh truyền thống, doanh thu ngành vật tư nông nghiệp của LTG đạt hơn 5,100 tỷ đồng, chiếm gần phân nửa tổng doanh thu của Tập đoàn trong năm 2021.
Để phát triển bền vững mảng kinh doanh “xương sống” này, LTG đã có chiến lược hoạch định cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu năm 2022.
Cụ thể, ngày 21/02/2022, LTG đã ký kết cung ứng vật tư nông nghiệp năm 2022 cho các đại lý thuộc hệ sinh thái nông nghiệp với gói tín dụng lên đến 5,000 tỷ đồng từ các ngân hàng…
Lễ ký kết hướng tới thực hiện cam kết “Cùng nông dân phát triển bền vững”, nhằm giảm thiểu một triệu lít hóa chất đổ xuống đồng ruộng Việt Nam hàng năm. Theo đó, LTG đã lựa chọn các đối tác uy tín như Corteva Agriscience (Hoa Kỳ), Bayer CropScience (Đức) chuyên sản xuất vật tư nông nghiệp; Map Pacific (Singapore), DEVI Cropscience (Ấn Độ), UPL (Ấn Độ) để cung cấp các sản phẩm bảo vệ và chăm sóc cây trồng,… giúp cân bằng giữa 3 yếu tố hữu cơ - sinh học - hóa học.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT LTG cho biết: Hiện nay, giá cả vật tư nông nghiệp thế giới đang tăng rất cao và những thị trường khó tính như châu Âu đang ngày càng khắt khe hơn trong việc quản lý chất lượng nông sản. Việc tài trợ vốn của các ngân hàng, đối tác là bước đi chiến lược tiếp theo trong hành trình hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất quy mô lớn nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt trên thương trường quốc tế và tối ưu hóa lợi ích cho bà con nông dân.
index 1490-1500 ace dám múc ko
Kệ index, em chỉ quan tâm cổ phiếu anh Linh phím thôi
MÚC gạo hay NSH cùng a ko
Oke anhh
Video Anh hô là em đặt sẵn mua mấy bao gạo rồi anh ơi
E chọn NSH :d