Khai xuân, xuống tiền mua cổ phiếu nào?

dạ anh :smiley:

Các công trình lớn liên tục định ngày khởi công, Đầu tư công là khẩu quyết :slight_smile:

Tháng 3/2022 sẽ khởi công cầu Rạch Miễu 2

20:18 | 17/02/2022

Dự án cầu Rạch Miễu 2 là công trình quan trọng, giúp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông ở cầu Rạch Miễu hiện hữu.

Chiều 17/2, tại Bến Tre, đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo UBND các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang về tiến độ triển khai thực hiện dự án cầu Rạch Miễu 2, nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre nhằm đảm bảo công trình được khởi công vào cuối tháng 3/2022.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cho rằng, dự án cầu Rạch Miễu 2 là công trình quan trọng, giúp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông ở cầu Rạch Miễu hiện hữu. Hiện dự án đã được bố trí nguồn vốn đầu tư và các thủ tục liên quan đến hồ sơ dự án đã cơ bản hoàn thành. Do vậy, dự án cần được triển khai xây dựng và sớm đưa vào khai thác sử dụng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cũng đề nghị UBND các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương đẩy nhanh các thủ tục để bàn giao mặt bằng, đảm bảo điều kiện khởi công theo kế hoạch. Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận kiểm tra, rà soát điều kiện thực tế hiện trường, phối hợp chặt chẽ với địa phương nhằm đảm bảo điều kiện về mặt bằng đáp ứng điều kiện khởi công và triển khai thực hiện sau khi khởi công công trình.

Mặt khác, UBND các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương rà soát, rút ngắn các thủ tục để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công công trình. Đặc biệt, UBND tỉnh Tiền Giang sớm phê duyệt Tiểu dự án giải phóng mặt bằng, làm cơ sở triển khai thực hiện.

Trước đó, báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định đầu tư đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Dự án đang trong giai đoạn thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán.

Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã chấp thuận phân chia dự án thành 6 gói thầu xây lắp; ký hợp đồng tư vấn thiết kế 3/3 gói thầu; bố trí vốn đợt 1 cho dự án với tổng kinh phí 750 tỷ đồng và đã hoàn thiện thủ tục chuyển kinh phí về kho bạc địa phương.

Về giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho địa phương vào ngày 31/12/2021. Hiện nay, tỉnh Bến Tre đã phê duyệt Tiểu dự án giải phóng mặt bằng và đang tiến hành đo đạc, kiểm đếm. Riêng tỉnh Tiền Giang chưa phê duyệt Tiểu dự án giải phóng mặt bằng và đang tiến hành đo đạc, kiểm đếm.

Ngoài ra, dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng khoảng 62,38 ha; trong đó, địa phận tỉnh Tiền Giang khoảng 26,56 ha và địa phận tỉnh Bến Tre khoảng 35,82 ha. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 1.279,3 tỷ đồng.

Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị đang phối hợp chặt chẽ với các bộ phận tham mưu của Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện các thủ tục liên quan hồ sơ mời thầu, chấm thầu, hợp đồng… để có thể khởi công dự án vào cuối tháng 3/2022.

Ban Quản lý đề nghị các sở, ngành, địa phương có giải pháp đẩy nhanh các công tác liên quan đến việc kiểm điếm, dự thảo phương án, công khai phương án đến người dân; tập trung ưu tiên giải phóng mặt bằng khu vực khởi công và phạm vi gói thầu liên quan để có thể triển khai thi công.

Cụ thể là 4 gói thầu xây lắp gồm: gói thầu XL-01 xây dựng đoạn tuyến từ Km 0+000 –Km 5+080; XL-04 xây dựng cầu vượt sông Mỹ Tho và đường cầu dẫn; XL-05 xây dựng đoạn tuyến từ Km 8+281-km12+900 và XL-06 xây dựng đoạn tuyến từ Km 12+900-Km 17+604,98 sẽ được khởi công trong quý I/2022. Riêng 2 gói thầu XL-02 xây dựng cầu dây văng Rạch Miễu 2 Km 5+913-Km6+423 và đảm bảo an toàn giao thông thủy cầu Rạch Miễu 2; gói thầu XL-3 xây dựng nhịp dẫn và đường cầu Rạch Miễu 2 sẽ được khởi công trong quý III/2022.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án cầu Rạch Miễu 2 có chiều dài khoảng 17,6 km; trong đó, có 1 cầu chính dây văng dài 1.971,2m, cầu đúc hẫng dài 455,7m và 4 cầu trên tuyến; đường dẫn và cầu trên tuyến dài 15,17km (về phía tỉnh Tiền Giang là 5,08km và tỉnh Bến Tre 10,09 km).

Dự án có quy mô đường cấp III đồng bằng, đáp ứng 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp (bố trí trên phần lề gia cố), vận tốc thiết kế 80km/h. Tổng mức đầu tư là 5,175 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công.

2 Likes

Khởi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hơn 27.000 tỷ đồng vào cuối năm

20:16 | 17/02/2022[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Dự án cao tốc đi qua TP Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau dài 109 km, tổng mức đầu tư khoảng 27.254 tỷ đồng, quy mô 4 làn xe hạn chế, dự kiến khởi công năm 2022, hoàn thành năm 2025.

Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã kiểm tra hiện trường các nút giao trọng điểm trên địa bàn Hậu Giang. Các nút giao này thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, dự án cao tốc Cần Thơ- Cà Mau phải đảm bảo tính kết nối để thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương.

Theo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe hạn chế, mặt cắt ngang 17 m. Dự án có điểm đầu kết nối vào tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, vào vị trí cầu Cần Thơ 2, đi song song cùng tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ (theo quy hoạch) đến vị trí ga Cái Răng và giao với tuyến quốc lộ 91 - Nam Sông Hậu.

Sau đó, tuyến tiếp tục đi theo hướng đông nam, giao với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, rồi đi thẳng song song về bên phải Quản Lộ Phụng Hiệp (cách TP Vị Thanh khoảng 10 km) và đi vào địa phận tỉnh Bạc Liêu. Tuyến kết thúc tại điểm giao với đường vành đai 3, TP Cà Mau.

Với hướng tuyến này, dự án sẽ giao với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ -Sóc Trăng, quốc lộ 1, 61, 61B, cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, ĐT978 (Bạc Liêu), DT980B (Kiên Giang), quốc lộ 63 (Cà Mau) với 10 nút giao trọng điểm (từ IC2 đến IC11).

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Từ đó, Ban đã chỉ đạo tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đồng thời tổ chức báo cáo và xin ý kiến các các địa phương về hướng tuyến, quy mô mặt cắt ngang tuyến, giải pháp thiết kế sơ bộ… của dự án. Dự kiến trước ngày 30/4 sẽ thực hiện báo cáo cuối kỳ.

Để triển khai dự án theo tiến độ yêu cầu, khởi công dự án vào cuối năm 2022, ông Thi kiến nghị các địa phương sớm triển khai các thủ tục thu hồi đất, lựa chọn đơn vị đo đạc, đơn vị kiểm kê, lập phương án đền bù… Đồng thời rà soát quỹ đất ở, các khu tái định cư hiện có, làm cơ sở xây dựng phương án tái định cư cho các hộ dân bị di dời đảm bảo phù hợp quy định.

Bên cạnh đó, địa phương này cũng cho biết, hiện nay tỉnh đang triển khai hai dự án ĐT926, 925B kết nối với quốc lộ 61 hiện hữu và các khu tiểu thủ công nghiệp. Địa phương cũng đã và đang đầu tư tuyến ĐT931 từ TP Vị Thanh kết nối với tỉnh Bạc Liêu - là dự án kết nối liên vùng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận rà lại tổng thể hồ sơ dự án đã trình Chính phủ phê duyệt.

Theo Thứ trưởng, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thuộc hệ thống đường cao tốc phía Nam. Đây cũng là tuyến kết nối cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.

Việc đầu tư dự án là để góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, đặc biệt là kết nối các trung tâm kinh tế, khu đô thị mới của địa phương, tạo động lực cho các địa phương nói riêng, vùng phát triển.

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài 109 km, tổng mức đầu tư hơn 27.250 tỷ, quy mô 4 làn xe hạn chế, dự kiến khởi công năm 2022, hoàn thành năm 2025. Dự án đi qua TP Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Trong đó, đoạn Cần Thơ – Hậu Giang có chiều dài hơn 36 km, tổng mức đầu tư khoảng 9.768 tỷ đồng, đoạn Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài 72 km, tổng mức đầu tư khoảng 17.485 tỷ đồng.

2 Likes

TP.HCM phục hồi kinh tế sau dịch: Các dự án giao thông được ưu tiên đầu tư

Yên Trang

Yên Trang

trang.nguyen@baogiaothong.vn

17/02/2022 14:33

Tại TP.HCM nhu cầu dành cho đầu tư rất lớn nhưng nguồn lực chi cho đầu tư khiêm tốn nên cần có sự tháo gỡ cơ chế chính sách.

Tin tức trong ngày hôm nay

Tại tọa đàm “Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP.HCM” do báo Người lao động tổ chức sáng nay, TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng: Một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi, phát triển TP.HCM là cần đẩy nhanh tốc độ kết nối hạ tầng liên vùng, đây là công cụ hữu hiệu để khôi phục kinh tế.

TP.HCM phục hồi kinh tế sau dịch: Các dự án giao thông được ưu tiên đầu tư 1

Các chuyên gia đều cho rằng phục hồi kinh tế TP.HCM phải gắn phát triển hạ tầng vùng

Về giải pháp tổng thể để phục hồi kinh tế, TS Trần Du Lịch cho rằng, vấn đề đầu tiên TP.HCM cần làm lúc này là cần tạo môi trường thể chế tốt nhất để nền kinh tế hấp thụ được vốn. Theo đó, phải cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tháo điểm nghẽn để hấp thụ nguồn vốn đầu tư công và vốn tư nhân.

“Rất mừng là ở phiên họp bất thường của Quốc hội, việc thông qua 1 luật sửa 9 luật đã gỡ được những vấn đề quan trọng”, ông nói.

Tiếp đến, TP.HCM xác định sử dụng công cụ đầu tư công để kích thích tổng cầu, xử lý bất cập hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. TP.HCM có đặc điểm là từ 1 đồng đầu tư của nhà nước có thể thu hút 8-12 đồng đầu tư tư nhân. Vốn nhà nước được xem là “vốn mồi” để kích thích đầu tư tư nhân.

Tiếp theo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ có dòng vốn. Thành phố đã từng làm được chương trình ngân hàng kết nối với doanh nghiệp, chính quyền để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay nợ nuôi nợ để từ đó đòi được nợ. Với cách làm này, giai đoạn 2011-2013, đã cứu sống nhiều doanh nghiệp.

Một điểm rất quan trọng là phải phát huy vai trò hạt nhân của TP.HCM gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính phủ hỗ trợ để tiến hành xây dựng nhanh đường vành đai 3, 4 để phát triển cả vùng đô thị.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cho biết, trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, TP ước lượng số tiền cần khoảng 800.000 tỉ đồng.

Trong đó có 142.000 tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương. TP huy động tối đa cũng chỉ được 260.000 tỉ đồng và thêm nguồn lực bên ngoài có thể lên đến 350.000 tỉ đồng.

“Nhu cầu đầu tư lớn nhưng nguồn lực chi cho đầu tư khiêm tốn nên cần tháo gỡ cơ chế chính sách thích hợp. Các bộ ngành, Trung ương vừa qua có phân cấp cho thành phố một số đặc thù như Nghị quyết 54, tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP từ 18% lên 21% trong 2022… Nhưng tất cả những điều này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của thành phố về đầu tư hạ tầng, y tế cơ sở, chăm lo cho người lao động để phục hồi kinh tế hiệu quả hơn”, ông Tuấn nói.

Về huy động nguồn vốn ưu tiên, ông Tuấn cho hay TP đang sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình, dự án đầu tư. Trong đó, ưu tiên các dự án liên quan lĩnh vực y tế giáo dục, giao thông, môi trường.

Trong lĩnh vực giao thông, thành phố đang đẩy mạnh dự án đường Vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh)… và các dự án liên kết vùng. Đặt thành phố trong tổng thể cùa vùng để ưu tiên bố trí vốn và kêu gọi đầu tư để tạo sức bật cho kinh tế vùng phát triển.

Ngoài ra, thành phố đang triển khai một trong những nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII là đưa TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch UBND thành phố đã ký bản ghi nhớ với tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) để giúp thành phố nghiên cứu cụ thể hoá cơ chế chính sách để phát triển trung tâm tài chính. Mục đích của bản ghi nhớ là sẽ thu hút được những tập đoàn, nhà đầu tư có năng lực thật sự nhằm lôi kéo những nhà đầu tư khác cùng vào.

2 Likes

RẺ bảo cụ không xúc, xanh mạnh tím đua ác thế. Ký tên OCH =))

2 Likes

cổ phiếu EPS cao nhất dòng dệt may MSH, 9x là mục tiêu ace có hàng chưa :smiley:

2 Likes

Thép bay rồi a ơi

rẻ nói mua còn gì, mấy phiên chúng nó dọa VDV đã động viên ae tranh thủ mà múc. Đầu tư công xuất khẩu thép cứ vậy mà chiến đã :smiley:

3 Likes

khi chia sẻ cổ tốt rẻ như HAH VHC PET… ace đều ko thích sau đó kéo thì nhảy vào vẽ bao nhiêu câu chuyện siêu phẩm:))
MSH cần cây nổ vol tăng đâu đó 5-6% cũng sẽ như vậy thôi, bắt đầu vẽ và kể chuyện siêu phẩm =))

3 Likes

công trường cầu Vĩnh Tuy 2 của VCG :))

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 17/02/2022 10:00 AM (GMT+7)

CHIA SẺ

Những ngày đầu năm mới Nhâm Dần, hàng trăm công nhân xây dựng các hạng mục dự án cầu Vĩnh Tuy 2 (Hà Nội) bắc qua sông Hồng có mức đầu tư khoảng 2.538 tỷ đồng vẫn đang hối hả thi công ngày đêm để đảm bảo tiến độ.

Sự kiện: Kinh tế “kháng sốc” COVID-19

Công trình cầu Vĩnh Tuy 2 với tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng đang hối hả thi công phần phức tạp nhất của dự án.

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 1

Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 (cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2) được khởi công từ tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng; tiến độ hoàn thành dự kiến vào năm 2023.

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 2

Cầu có thiết kế giống cầu Vĩnh Tuy 1 với tổng chiều dài và đường dẫn là hơn 3,4km.

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 3

Cầu có mặt cắt ngang là 19,25m ( với 4 làn xe); chiều cao tĩnh không cầu là 11m; điểm đầu tại Km0+840 (giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai), điểm cuối tại Km4 + 312,62 (giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh).

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 4

Trang thiết bị, máy móc hoạt động tấp nập tại công trường những ngày đầu năm mới Nhâm Dần.

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 5

Hiện tại các nhà thầu đang tiến hành việc tạo khung thép, bơm nước, khoan cọc để sau đó tiến hành đổ bê tông các trụ cầu dưới lòng sông Hồng.

Một số nhịp cầu bên phía quận Long Biên đã hoàn thành thi công phần trụ, các nhà thầu đang tiến hành lao dầm, đan sắt, đổ bê tông mặt…

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 7

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 8

Hiện tại trên công trường có 11 đơn vị thi công với 11 mũi, huy động hàng trăm nhân sự, làm việc 3 ca, 4 kíp, 24/24 giờ để đảm bảo tiến độ công trình trong năm tới.

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 9

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 10

Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc danh mục công trình trọng điểm của TP Hà Nội, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2; tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng và đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thủ đô.

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 11

Hàng trăm công nhân hối hả thực hiện tạo khuôn đúc dầm cầu của dự án cầu Vĩnh Tuy 2.

Hàng trăm công nhân hối hả trên đại công trường 2.500 tỷ đồng ở Hà Nội - 12

Cầu Vĩnh Tuy 2 được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chịu được động đất cấp 8. Công trình được kỳ vọng giải quyết áp lực cho khu vực, đặc biệt là giảm tải cho cầu Thanh Trì trên tuyến đường Vành đai 3 đang trong tình trạng thường xuyên quá tải.

2 Likes

Bác còn trên tàu HAH ko đấy hay xuống rồi :smiley:

Doanh nghiệp niêm yết tăng tốc từ đầu năm

Tác giả Hải Minh

17/02/2022 06:59

(ĐTCK) Không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, các doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất – kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2022.

Khởi công dự án mới, tăng tốc sản xuất

Tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng), không khí làm việc những ngày đầu năm mới Nhâm Dần rất sôi nổi, rộn ràng. Giữa tuần qua, ngày thứ ba sau kỳ nghỉ Tết, Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (mã APH) đã tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT. Đây là nhà máy nguyên liệu xanh có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nhà máy có tổng vốn đầu tư 120 triệu USD, nằm trong danh mục dự án công nghệ cao được ưu tiên đầu tư, có công suất 30.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ đáp ứng 100% nhu cầu nguyên liệu sản xuất nội bộ Tập đoàn, đồng thời hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị An Phát Holdings cho biết, nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ giải được bài toán tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất của Tập đoàn, giúp giảm giá thành sản phẩm, đưa sản phẩm nhựa “xanh” đến gần hơn với người tiêu dùng.

Được biết, Nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại, thời gian hoạt động trung bình 8.400 giờ, tương đương 350 ngày/năm. Khi đi vào hoạt động, dự kiến Nhà máy cho doanh thu 1.863 tỷ đồng/năm, đồng thời góp phần giảm 33.000 tấn khí CO2, tương đương khả năng hấp thụ của 165.000 ha rừng, giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa.

An Phát Holdings đã tiếp nhận chuyển giao quy trình và công nghệ thiết kế nhà máy từ Technip Zimmer - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp và thiết kế công nghệ cho các nhà máy công nghiệp quy mô lớn và phức tạp. Việc đầu tư xây dựng nhà máy nhựa dẻo sinh học được kỳ vọng sẽ tạo bước phát triển đột phá cho tập đoàn này.

Bên cạnh việc động thổ dự án nhà máy mới, An Phát Holdings cho biết, Tập đoàn sẽ tăng tốc sản xuất ngay từ đầu năm nhằm đáp ứng nhu cầu bao bì thân thiện với môi trường đang tăng trưởng mạnh ở cả thị trường trong nước và thế giới.

An Phát Holdings hiện là doanh nghiệp số 1 Việt Nam về xuất khẩu bao bì màng mỏng, tiên phong phát triển sản phẩm và nguyên liệu nhựa sinh học phân huỷ hoàn toàn…

Tại Công ty cổ phần May 10, từ sáng sớm ngày đi làm đầu tiên sau Tết, cán bộ, công nhân đã có mặt đông đủ để bắt tay vào công việc cho kịp tiến độ sản xuất những đơn hàng đã ký kết.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 cho biết, nếu như mọi năm, đơn hàng sau Tết thường ít thì năm nay, lượng đơn hàng đã tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Bởi vậy, cán bộ công nhân viên phải khẩn trương quay lại sản xuất sau kỳ nghỉ.

Theo ghi nhận của người viết, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đủ cho quý II/2022, thậm chí có doanh nghiệp đủ đơn hàng cho cả quý III. Riêng May 10, các mặt hàng chủ lực như veston, sơ mi đã được khách hàng đặt hàng sản xuất đến hết quý III/2022. Những con số này báo hiệu một năm tích cực của ngành dệt may.

Đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2022

Không khí ngày “ra quân” đầu năm tại Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) rất hứng khởi, với quyết tâm sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng hơn 10% trong năm 2022.

Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, ngành năng lượng nói chung, ngành dầu khí nói riêng đang bước vào giai đoạn “cân bằng ngắt quãng”, xu thế chuyển dịch năng lượng thế giới, quá trình tái thiết lại trật tự cung cấp năng lượng trên phạm vi toàn cầu… sẽ là những thách thức và rủi ro vô cùng lớn đối ngành. Vì vậy, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, PV GAS phải đặc biệt quan tâm đến quản trị biến động, quản trị rủi ro.

Theo ông Dương Mạnh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị PV GAS, năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, đặc biệt là đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 nhưng doanh nghiệp đã duy trì ổn định hoạt động sản xuất – kinh doanh, giữ vững tốc độ tăng trưởng.

Năm qua, lần đầu tiên, sản xuất và kinh doanh LPG của Tổng công ty đạt trên 2 triệu tấn và có mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay, với trên 80.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 8.380 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước gần 6.000 tỷ đồng.

PV Gas cũng nằm trong Top đầu các đơn vị có chỉ số tài chính khả quan của PVN, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 17%; lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là 11%, cổ tức hàng năm duy trì ở mức cao (hơn 25%/vốn điều lệ).

Trong khi đó, tại Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, công ty con của Tập đoàn Hòa Phát, ngay từ đầu tháng 2/2022, hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên với Italia đã được ký kết. Đơn hàng đầu năm đi châu Âu với khối lượng l35.000 tấn thép mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm thép Hòa Phát.

Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại TNG (mã TNG) cho biết, năm 2022 mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Trong tháng 1, TNG công bố doanh thu đạt 514 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10% so với tháng liền trước đó. Đây là bước khởi đầu tích cực của doanh nghiệp.

Tại Công ty cổ phần Tôn Đông Á, đơn vị có kế hoạch IPO và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE vào quý III/ 2022, các công việc được khởi động từ sớm. Được biết, Công ty đang hợp tác với công ty sản xuất thép hàng đầu thế giới để đầu tư dự án nhà máy Tôn Đông Á thứ 3 và dự kiến đạt 1,2 triệu tấn/năm trong 5 năm sắp tới. Nhà máy này sẽ cung cấp tôn mạ chất lượng cao cho ngành xây dựng, thiết bị gia dụng và xe hơi, thị trường được dự báo sẽ bùng nổ tại Việt Nam.

Đẩy mạnh đầu tư trên các lĩnh vực năng lượng, bất động sản, hạ tầng, xây dựng và công nghệ thông tin - điện tử là định hướng của Trung Nam Group trong năm 2022. Riêng tại khu vực Đà Nẵng, giá trị đầu tư của Tập đoàn dự kiến là hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thảo, Phó tổng giám đốc Trung Nam Group, năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty vẫn đạt doanh thu 67.013 tỷ đồng, tương đương thực hiện 119% kế hoạch. Năm 2022, Công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng nhẹ, với mức 67.592 tỷ đồng.

Khác hẳn với năm ngoái, cộng đồng doanh nghiệp có “kỳ nghỉ Tết dài” do dịch Covid-19 bùng phát và nhiều địa phương biện pháp giãn cách xã hội, năm nay, với tâm thế “sống chung với Covid”, các doanh nghiệp đã sớm bắt tay vào sản xuất - kinh doanh. Tâm thế này đặt trong bối cảnh Chính phủ đang triển khai nhiều gói kích thích kinh tế, kỳ vọng cộng đồng doanh nghiệp sẽ có một năm kinh doanh khởi sắc.

Nâng công suất khách sạn để đón đầu cơ hội

Doanh nghiệp niêm yết tăng tốc từ đầu năm ảnh 1
Ông Trần Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á.

Để đón sóng phục hồi của ngành du lịch, chúng tôi đang thực hiện nâng công suất của khách sạn từ 150 phòng lên 170 phòng.

Trong năm 2022, Công ty sẽ triển khai dự án du lịch nghỉ dưỡng theo mô hình chuẩn 5 sao của Nhật Bản tại khu vực hồ Núi Cốc, mang đến những sản phẩm nghỉ dưỡng khác biệt.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đã khởi công

Doanh nghiệp niêm yết tăng tốc từ đầu năm ảnh 2
Ông Lê Huy Giang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn BV Group, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BV Land (BVL).

Chính phủ đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho người dân và chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Nền kinh tế sẽ đi vào giai đoạn phát triển mới, phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trong đó có thị trường bất động sản.

Trên nền tảng nội lực và kết hợp sức mạnh qua việc M&A Lilama Invest, tốc độ tăng trưởng của BV Land trong năm 2022 và những năm tiếp theo dự kiến bứt phá mạnh. Hội đồng quản trị Công ty vừa thông qua kế hoạch năm 2022, với doanh thu dự kiến đạt 1.866,8 tỷ đồng (tăng 311 %) và lợi nhuận dự kiến đạt 140,5 tỷ đồng (tăng 467% so với kết quả năm 2021).

Năm 2022, chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án đã khởi công, triển khai các thủ tục đầu tư các dự án mới. Theo đó, chúng tôi sẽ hoàn thiện và bàn giao tổ hợp bất động sản cao cấp BV Diamond Hill (Bắc Giang), triển khai thi công khu đô thị Bavella Dĩnh Trì (Bắc Giang). Trong công tác triển khai các thủ tục đầu tư, BV Land đặt mục tiêu có thêm từ 4 – 6 dự án mới. Bên cạnh đó, BV Land có kế hoạch tiếp tục tăng vốn và niêm yết trên sàn HOSE trong thời gian tới.

1 Likes

qua thấy họ khen là nay mình xuống nốt luôn nhường ace khen siêu phẩm :smiley:

2 Likes

Đơn hàng dồn dập, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Thanh Thương - Lan Anh - 07:45 16/02/2022

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp đã tăng tốc sản xuất những lô hàng đầu năm mới phục vụ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, một số đã kín đơn hàng đến hết năm.

Đơn hàng dồn dập, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng dồn dập, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Trở lại làm việc từ ngày 8/2, hơn 1.300 công nhân của Công ty CP May Sài Gòn 3 đang ráo riết chuẩn bị các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Trước Tết Nguyên đán, công ty này đã nhận đơn hàng trị giá 7 triệu USD xuất sang EU, Mỹ và nhiều đơn hàng ở thị trường khác.

Theo ông Phan Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM - nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến giữa năm. Khả năng tăng trưởng dệt may năm 2022 sẽ ở mức trên 10% so với năm 2021, đạt mức từ 42-43 tỷ USD.

Thực tế, bước sang năm 2022, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đã có nhiều khởi sắc. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2022, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 192.300 tỷ đồng; tăng 15,9% về số doanh nghiệp, tăng 22,6% về vốn đăng ký so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, tăng 28,9% về số doanh nghiệp, tăng 24% về vốn đăng ký.

Bên cạnh đó, còn có 19.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 352,8% so với tháng 12/2021 và tăng 194% so với cùng kỳ.

Kín đơn hàng đến hết năm

Từ mùng 5 Tết, hơn 700 công nhân của Công ty Phát triển Kinh tế (Cofidec) đã hoạt động trở lại sớm hơn dự kiến. Ông Đoàn Văn Nam - Phó giám đốc công ty này - cho biết dù số lượng công nhân trở lại làm việc chưa đủ, do đơn hàng xuất khẩu gấp nên doanh nghiệp đã hoạt động sớm.

“Hiện số đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đã ký đủ đến hết năm nay. Năm 2021, dù ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 7.000 tấn sản phẩm đông lạnh gồm chả lụa, giò, các sản phẩm cà tím… qua thị trường Mỹ, Nhật, Australia”, ông nói.

Ông Nam cho biết năm 2022, công ty phấn đấu đưa doanh số tăng trưởng khoảng 10%, trong đó trên 80% xuất khẩu; đồng thời mở rộng quy mô nhà xưởng lẫn ngành hàng nhằm đa dạng sản phẩm.

Tương tự, với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng đón nhận nhiều dấu hiệu tích cực trong đầu năm mới. Chỉ trong ngày mùng 7 Tết khi hoạt động trở lại, Phúc Sinh Group đã đồng loạt xuất khẩu 20 container hàng nông sản như cà phê, tiêu, hạt điều, gia vị đi các thị trường gồm Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Dubai, Ai Cập.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group - ước tính lượng hàng xuất khẩu của các công ty thuộc tập đoàn trong quý I tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021. Với diễn biến này, doanh số cả năm có thể tăng trưởng từ 10-15%.

Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Công ty May 10 - cho biết thông thường chỉ nhận đơn hàng trước 3 tháng, nhưng năm nay đã kín đơn đến hết quý II. Riêng với những sản phẩm chủ lực là veston và sơ mi, doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III, thậm chí một số khách hàng đặt trước cho cả năm.

Ngoài những khách hàng cũ, năm nay May 10 có thêm khách hàng mới từ Mỹ, châu Âu, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc… “Tình hình đơn hàng cho thị trường xuất khẩu đã khôi phục như trước dịch, thậm chí còn tăng hơn”, ông đưa ra nhận định chung.

Với ngành da giày, chỉ trong tháng đầu tiên của năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 390,3 triệu USD với mặt hàng túi xách, ô dù và 1.937 tỷ USD cho mặt hàng giày, dép. Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết đơn hàng xuất khẩu ít nhất đã có đến hết quý II, đặc biệt nhịp độ sản xuất của các doanh nghiệp da giày ở khu vực phía Nam khá tốt.

Hiện, hầu hết doanh nghiệp công nghiệp tại TP.HCM đã khôi phục hoạt động với công suất trên 95%. Trong đó, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động với 99,7% công suất, còn tất cả doanh nghiệp trong khu công nghệ cao đạt công suất 100%.

“Sở Công Thương đã tiếp và làm việc với Hội Cơ khí Điện TP, riêng Công ty Tân Thanh hiện nay đơn hàng đã có đến hết quý I/2022 và đầu quý II/2022 chưa giao kịp, kết quả quay lại sản xuất rất tích cực. Ngành gỗ được đặt hàng đến tháng 6 năm nay. Những ngành khác đều có tín hiệu rất tích cực”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM chia sẻ.

Lo giá nguyên liệu, phí đầu vào tăng mạnh

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết họ còn nhiều nỗi lo khi cước vận chuyển liên tục tăng cao, giá nguyên vật liệu, phí đầu vào leo thang theo giá xăng dầu.

Ông Đoàn Văn Nam cho biết chi phí logistics và nguyên liệu đầu vào tăng cao đang là thách thức lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hiện nay. “Một số nguyên liệu nhập khẩu như bột lòng trắng trứng gà, dầu cọ… tăng rất mạnh làm ảnh hưởng đến chi phí vận hành của doanh nghiệp”, ông dẫn chứng.

Hiện, lãnh đạo Cofidec cho biết công ty cũng đưa ra nhiều giải pháp cân đối như thương lượng mỗi bên chịu một phần chi phí để vượt qua giai đoạn này. “Nếu mức tăng quá mạnh, công ty sẽ buộc phải tăng giá bán”, ông nói thêm.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2022 là 9 tỷ USD.

Với khả năng phục hồi và tăng trưởng của các doanh nghiệp như hiện nay, ông Hòe hi vọng ngành thủy sản sẽ đạt được con số này vào cuối năm.

Theo ông Hòe, các doanh nghiệp phải chuẩn bị tinh thần, nhất là làm sao tổ chức chuỗi liên kết từ khâu nuôi vì hiện nay chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ nuôi trồng. Điều quan trọng trong năm 2022 là ngoài việc làm thị trường, các doanh nghiệp còn củng cố khâu nguyên liệu là rất quan trọng vì khả năng cạnh tranh tốt là giá nguyên liệu từ vùng nuôi.

1 Likes

nay lần 2 phát quà 76.3 ace có ăn được nhiều ko :smiley:

1 Likes
4 Likes

sau OCH,dòng đầu cơ nữa tuần sau ace chiến nhé NSH tồn kho mấy trăm tỏi trong khi giá nhôm đã vượt đỉnh lịch sử. LIiệu 18 có thật ko ?

1 Likes

Bình Thuận sắp khởi công 5 dự án cầu đường 1.700 tỷ đồng

18-02-2022 - 15:59 PM | Bất động sản

Chia sẻ

BÁO NÓI - 3:01

Bình Thuận sắp khởi công 5 dự án cầu đường 1.700 tỷ đồng

ảnh minh họa.

Những năm gần đây, Bình Thuận đã và đang thúc đẩy nhiều công trình giao thông trọng điểm. Trong năm 2022, tỉnh này sẽ triển khai 5 dự án cầu đường với tổng mức đầu tư 1.687 tỷ đồng.

Mới đây, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh này vừa có tờ trình gửi Sở GTVT thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2022. Có 5 dự án đang hoàn tất hồ sơ để đấu thầu và sẽ được khởi công trong năm 2022.

Cụ thể là trục ven biển ĐT.719B đoạn Hòn Lan - Tân Hải dài khoảng 10,5 km với kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Trong đó, tuyến chính dài khoảng 8,7 km, chiều rộng nền đường 20 m, chiều rộng mặt đường 12 m, chiều rộng vỉa hè mỗi bên 4 m và tuyến nhánh N1 dài khoảng 1,8 km.

Ngoài ra, còn làm mới một cầu Sông Phan tại Km7 530 trên tuyến chính, chiều dài toàn cầu 175,3 m, chiều rộng cầu 20 m, tổng mức đầu tư 663,8 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương (516 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh (147,8 tỷ đồng). Thời gian thực hiện 4 năm, trong giai đoạn 2021 - 2025.

Cầu Văn Thánh, TP Phan Thiết gồm 6 nhịp dài 174 m, chiều rộng cầu 19 m, chiều rộng phần xe chạy 15 m. Tuyến đường dẫn hai bên đầu cầu dài khoảng 30 1m, chiều rộng nền đường 27 m, mặt đường 15 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; cải tạo nút giao ngã Chữ Y.

Tổng mức đầu tư dự kiến 225,3 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư Trung ương hỗ trợ. Thời gian thực hiện 4 năm, từ năm 2022 - 2025.

Tỉnh cũng dự kiến xây cầu qua tràn hai nhịp tại Km15 600 tuyến Liên Hương - Phan Dũng. Đường dẫn chiều dài 310 m, chiều rộng nền đường 9 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Tổng mức đầu tư dự kiến 13,9 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện 3 năm, trong giai đoạn 2021 - 2025.

Dự án thứ 4 là nâng cấp, mở rộng đường Bà Tá - Trà Tân dài 15,1 km, chiều rộng nền đường 7,5 m, chiều rộng mặt đường 6,5 m. Trong đó có nâng cấp, mở rộng một cầu bê tông cốt thép. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 102,2 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện 4 năm, kể từ năm 2021 - 2024.

Dự án cuối cùng là tuyến đường Tân Minh - Sơn Mỹ dài 24 km. Điểm đầu giao QL1 ở thị trấn Tân Minh và điểm cuối giao với QL55 ở xã Sơn Mỹ.

Tổng mức đầu tư dự án trên 682,2 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương (348 tỷ đồng), còn lại vốn ngân sách tỉnh. Dự kiến dự án sẽ thi công trong vòng 4 năm, tính từ năm nay.

Theo quy hoạch, tuyến đường từ thị trấn Tân Minh đi Sơn Mỹ là tuyến giao thông trục ngang huyết mạch kết nối đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông - QL 1, QL 55 và tuyến đường ven biển vào các cụm, Khu công nghiệp Tân Đức, Sơn Mỹ 1, 2 và đặc biệt là Cảng Sơn Mỹ.

Hiện tại, những dự án trên đang hoàn tất hồ sơ thủ tục để đấu thầu và sẽ khởi công trong năm 2022.

2 Likes

Đầu tuần chúng nó doạ NĐT VĐV tớ phải trấn an mãi nhể, tháng 2-2022 nó chả khác gì tháng 2-2021 cả đừng để đoạn ngon nhất ko được miếng nào :joy:

3 Likes

Nsh giá này mua vẫn oke a nhie