Gạo cbi ce rồi anh
Anh Linh về vĩ mô và bắt sóng ngành quá đỉnhh
nay có đu NSH được ko anh Linh?
NAY cứ DPR CST TVD ASM mà đu, hàng toàn chân sóng đó
nhôm rẻ lại chê, nay nhìn tím tiếc hả. Than a view trước mắt có nhịp tăng 20-30% xem có đáng đua ko nhé
CAO su rất nhẹ nhàng vượt đỉnh + cản 260 nên DPR cứ gọi là đếm tiền
toàn chém gió biết mie gì đâu
ace nên nhớ than ko có đầu vào nên hưởng trọn 2% VAT khi thuế giảm từ 10 về 8% nên bọn khoáng sản doanh thu lớn được thêm 1 cục vào đầu đấy nhé
ace cầm DPR phải biết mình cầm cái gì nhé
DPR ngoài cao su là đất đếm tiền cái đó bọn khác không có trước đây PHR cũng nhờ chuyển đổi cao su sang KCN mà nhân vài lần, thế nên mới bảo DPR đang rẻ
ace nào rình than thì nó xìu múc được rồi đấy
Khoản d Điều 1 nghị định 15 ghi rõ than khai thác bán ra đc giảm nhé, nếu điều này là sự thật thì
Ai là ông vua EPS trên thị trường chứng khoán Việt trong năm 2021?
24-02-2022 13:00:00+07:00
24/02/2022 13:00 [ 4](javascript:void(0))
Bảng xếp hạng EPS năm 2021 chứng kiến sự rời đi của nhiều cái tên từng chiếm vị trí cao trên bảng xếp hạng trong nhiều năm, như Bến xe Miền Tây (WCS), CTCP Thống Nhất (BAX)… Thay vào đó là những công ty mới được hưởng lợi từ môi trường mà đại dịch Covid-19 tạo ra.
Nguồn: VietstockFinance. Lưu ý: Chỉ lấy các doanh nghiệp trên HOSE và HNX
Năm 2021, đại dịch Covid-19 với biến chủng mới Delta tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên, ở một góc nhìn tích cực hơn, đại dịch lần này cũng tạo ra nhiều cơ hội làm ăn hiếm có cho nhiều công ty trên thị trường chứng khoán.
Bất chấp Covid-19, ông lớn Bóng đèn Phích Nước Rạng Đông tiếp tục làm ăn tấn tới trong năm 2021, với lãi ròng tăng hơn 18% lên gần 400 tỷ đồng và EPS tăng lên 33,359 đồng/cp. Nhờ đó, Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông (RAL) tiếp tục là ông vua EPS trên thị trường chứng khoán Việt trong 2 năm liên tiếp.
Kế đó là CTCP Mía Đường Sơn La (HNX: SLS) với EPS đạt 19,466 đồng/cp vào cuối năm 2021. Nhờ giá đường tăng mạnh, Công ty này ghi nhận lãi ròng hơn 190 tỷ đồng trong năm 2021, tăng trưởng gần 53% so với cùng kỳ.
Ở trường hợp khác, CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) chứng kiến hoạt động kinh doanh tăng vọt cùng nhịp với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Trong năm 2021, lợi nhuận ròng của IPA cao gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 1,600 tỷ đồng. EPS ở mức 17,688 đồng/cp, đứng thứ ba trên bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng EPS năm 2021 cũng chứng kiến sự rời đi của nhiều cái tên từng chiếm vị trí cao trong nhiều năm, như Bến xe Miền Tây (WCS), CTCP Thống Nhất (BAX)… Thay vào đó là những công ty mới được hưởng lợi từ môi trường mà đại dịch Covid-19 tạo ra. Đó là sự bùng nổ của giá thép vì gián đoạn chuỗi cung ứng (NKG, SMC), thêm vào đó đà tăng vọt của giá cước vận tải (SFI, HAH), cùng với nhu cầu thiết bị làm việc và học tập tại nhà (DGW) và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán do thiếu kênh đầu tư thay thế (APS, IPA).
Tuy vậy, nhà đầu tư cũng phải lưu ý rằng con số EPS rất dễ bị tác động bởi các động thái phát hành thêm cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu. Chẳng hạn, sắp tới Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sẽ phát hành riêng lẻ thêm 11 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, theo tỷ lệ 12.075:11. Với mẫu số lớn hơn (số lượng cổ phiếu lưu hành), EPS của hãng bóng đèn phích nước này nhiều khả năng sẽ suy giảm mạnh và theo đó có thể không còn giữ ngôi vị đầu bảng.
DPR xếp hàng thứ 17 EPS cao nhất TT
Triển vọng sáng ngành cao su năm 2022
Thứ Ba 22/02/2022 , 07:25 (GMT+7)
Triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán dự báo sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.
Giá cao su đang giảm nhưng ít có khả năng xuống sâu
Giá cao su giao ngay leo lên mức cao nhất 9 năm
Cuba đánh giá cao sự giúp đỡ của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp
Giá cao su tự nhiên đảo chiều, tăng đột biến
Từ đầu tháng 2/2022 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng trở lại. Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022.
Ngành cao su Việt Nam đang đứng trước cơ hội phục hồi trong năm 2022 và những năm tới. Ảnh: NNVN.
Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. ANRPC dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.
Dự báo này đã được thực hiện trên cơ sở đánh giá xu hướng trồng và khả năng mở rộng diện tích cây cao su trưởng thành ở các quốc gia sản xuất cao su. Ngành cao su tự nhiên đã thoát ra thời kỳ kéo dài nguồn cung dư thừa.
Năm 2021, ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực hoàn thành “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả. Với sản lượng trong năm ước đạt 1,2 triệu tấn, ngành cao su thiên nhiên Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trên thế giới, chiếm thị phần 8,7%; và xuất khẩu đạt 1,9 triệu tấn, chiếm 17,4% thị phần toàn cầu. Năng suất năm 2021 của cao su Việt Nam ước đạt 1.682 kg/ha, tiếp tục đứng đầu Châu Á, vượt các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia…
Năm 2021, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng so với năm 2020. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,39 triệu tấn cao su, trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 25% về trị giá so với năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.636 USD/tấn, tăng 21,8% so với năm 2020…
Cao su các a gáy liên tục
Asm phải k a