Khai xuân, xuống tiền mua cổ phiếu nào?

BSR đà này 3x mất rồi :smiley:

1 Likes

HAH phải về đúng giá trị thôi nhỉ trước mắt test đỉnh cũ cái đã :smiley:

2 Likes

bổ sung thêm NKG vào danh sách nhé, giá thép thế giới lấy lại đà tăng mạnh mẽ. Việc đã trích lập dự phòng quý 4 lớn là tiền đề cho quý 1-2022 NKG trở lại mạnh mẽ :smiley:

2 Likes
1 Likes

Vĩnh Hoàn tăng trưởng ấn tượng nhờ xuất khẩu cá tra, thị trường lớn nhất là Mỹ

CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC) gần đây đã công bố Báo cáo tài chính quý 4 năm 2021 với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, phục hồi sau đại dịch.

Vĩnh Hoàn tăng trưởng ấn tượng nhờ xuất khẩu cá tra, thị trường lớn nhất là Mỹ - Ảnh 1.

Trong quý 4 năm 2021, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.693 tỷ đồng tăng 38,5%, khấu trừ giá vốn, công ty lãi gộp 639 tỷ đồng tăng hơn 166% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm đi đáng kể khoảng 38,5%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng mạnh lần lượt là 60,5% và 52,5%. Sau khi trừ chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế quý 4 của VHC tăng 174% so với cùng kỳ lên 461 tỷ đồng.

Sau năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Vĩnh Hoàn đã có sự khôi phục và tăng trưởng ấn tượng. Luỹ kế cả năm 2021, VHC đạt 9.054 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 28,7%, lãi sau thuế tăng 54,4% đạt 1110 tỷ đồng.

Hoạt động xuất khẩu của Vĩnh Hoàn mang về nguồn thu lớn cho doanh nghiệp trong năm 2021, với sản phẩm chủ lực là cá tra, và lợi nhuận chủ yếu đến từ việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu.

Trong năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn, doanh thu VHC thu về từ thị trường Mỹ đạt 3.777 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44%. Đứng thứ hai là Trung Quốc chiếm 15%, xuất khẩu sang châu Âu mang về 14% đứng thứ 3. Còn lại doanh thu thu về từ các thị trường khác chiếm 27%. Theo kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) do Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố, Công ty cổ phần VHC được hưởng mức thuế suất là 0%. Với mức thuế này, doanh nghiệp có lợi thế để mở rộng thị trường Mỹ dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác

Về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, cá tra là sản phẩm chủ lực của VHC, trong năm 2021, xuất khẩu cá tra mang về cho doanh nghiệp 5,960 tỷ đồng tương ứng với 68% doanh thu cả năm. Các sản phẩm phụ mang về 20% doanh thu, sản phẩm chăm sóc sức khỏe mang về 7%, tạp phẩm 3% và phụ phẩm 2%.

2 Likes

Xăng dầu khan hiếm: bán theo giờ, chưa rõ Nghi Sơn khi nào bình thường trở lại



Báo Tuổi Trẻ
16:20
07/02/2022

![]()doc-bao-24h-me

TTO - Trong khi nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn chưa rõ khi nào có thể đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước thì nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang đối mặt với việc đóng cửa, thua lỗ.

Cửa hàng xăng dầu trên đường Thụy Khuê thông báo bán xăng dầu theo giờ - Ảnh: N.AN

Khảo sát của báo Tuổi Trẻ Online tại Hà Nội trong ngày đi làm trở lại, cơ bản nhiều cửa hàng xăng dầu vẫn mở cửa bán hàng, đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và không có hiện tượng cây xăng phải nghỉ bán. Tuy nhiên, rải rác một số cửa hàng treo biển bán theo khung giờ, đặc biệt trong thời điểm Tết Nguyên đán.

Đơn cử, cửa hàng trên đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) đưa ra thông báo giảm thời gian bán hàng vào dịp Tết Nguyên đán, từ ngày mùng 1 và mùng 2 Tết bán từ 8-9h sáng đến 22-23h đêm; từ mùng 3 đến mùng 6 Tết bán hàng từ 4h sáng đến 24h đêm.

Anh Hải (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội) cho hay vừa rồi đổ xăng ở một cây xăng đầu đường Hoàng Quốc Việt, do đi xe máy nên anh thường lựa chọn sử dụng xăng E5RON92. Tuy nhiên, cửa hàng này thông báo hết xăng E5RON92 nên đề nghị khách hàng chuyển sang sử dụng, mua xăng RON95.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một đại diện của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) khẳng định luôn đảm bảo cung ứng xăng dầu theo hợp đồng đã ký kết với các đại ký, nhà phân phối. Tuy vậy, trên thực tế thời gian qua do căng thẳng nguồn cung xăng dầu khi nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm công suất, nhiều đơn vị thay đổi nhu cầu đặt hàng nên Petrolimex chỉ có thể đáp ứng theo hợp đồng đã cung cấp.

Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tại phía Nam cho hay từ sau Tết Nguyên đán, tình hình cung ứng xăng dầu càng căng thẳng hơn khi lượng xăng dầu dự trữ ngày càng giảm, trong khi nguồn cung chưa được cải thiện.

Thông thường, từ ngày 25 đến 28 hàng tháng, các nhà máy lọc dầu sẽ công bố sản lượng bán hàng cho các thương nhân đầu mối, nhưng đến nay chưa có bất cứ thông báo nào về sản lượng có thể cung cấp để các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, nguồn cung dự trữ đang ngày càng cạn dần, khi từ đầu năm 2022, thực hiện theo quy định của Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, yêu cầu dự trữ bắt buộc với thương nhân đầu mối giảm từ 30 ngày xuống còn 20 ngày, nên khi bị giảm nguồn cung đột ngột từ nhà máy lọc dầu, nguồn hàng mà doanh nghiệp dự trữ cũng chỉ đủ cung cấp ra thị trường khoảng chục ngày.

“Giá xăng dầu thế giới biến động mạnh nhưng kỳ điều hành ngày 1-2 vừa qua vào đúng kỳ nghỉ Tết nên dừng điều hành, khiến doanh nghiệp càng bán ra càng lỗ, mỗi lít xăng lỗ tới 1.500 đồng và dầu lỗ 1.000 đồng” - vị này cho hay.

Ông Trần Duy Đông, vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho biết đã nắm được tình hình trên nên thực hiện theo công điện của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Trong trường hợp phát hiện đơn vị nào găm hàng, chờ tăng giá, không thực hiện đúng quy định về kinh doanh, phân phối xăng dầu, sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Đồng thời, để đảm bảo nguồn cung, bộ đã làm việc với các đơn vị đầu mối, đánh giá kỹ lưỡng tổng cung, tổng cầu để có phương án nhập khẩu bù đắp phần thiếu hụt.

Tuy nhiên, khi được hỏi về tình hình nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, ông Đông cho biết hiện nhà máy này vẫn đang duy trì từ 60 - 80% công suất và chưa rõ khi nào có thể ổn định trở lại sản xuất với công suất bình thường.

3 Likes

BSR ngon quá quý 1 này lãi khủng.
BSR còn 10k tỷ tồn kho giá rẻ, nếu hết là phải nhập giá cao quý 2 có thể tăng trưởng chậm lại. Đúng không a Linh

Vậy á :joy:

Những đồ thị bùng nổ lợi nhuận ấn tượng nhất mùa BCTC quý 4: Nhóm phân đạm, logistics, FPT Retail, Licogi 14… tăng trưởng “thần kỳ”

07-02-2022 - 00:02 AM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ33](javascript::wink:

BÁO NÓI - 2:07

![Những đồ thị bùng nổ lợi nhuận ấn tượng nhất mùa BCTC quý 4: Nhóm phân đạm, logistics, FPT Retail, Licogi 14… tăng trưởng “thần kỳ”](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/2/6/photo1644166469396-16441664700501216947470.jpg “Những đồ thị bùng nổ lợi nhuận ấn tượng nhất mùa BCTC quý 4: Nhóm phân đạm, logistics, FPT Retail, Licogi 14… tăng trưởng “thần kỳ””)

Không chỉ là lập kỷ mục mới, đây là những doanh nghiệp chứng kiến lợi nhuận “tăng dựng đứng” so với các quý trước.

MSN: Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan

Giá hiện tại

145.2

Thay đổi

-2.7 (-1.8%)

Cập nhật lúc 09:37 Thứ 3, 08/02/2022

Xem hồ sơ doanh nghiệp

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Tài chính Hoàng Huy (TCH) có 8.000 tỷ đồng đi gửi ngân hàng, lợi nhuận quý 3 giảm 3% về mức 157 tỷ đồng

Tài chính Hoàng Huy (TCH) có 8.000 tỷ đồng đi gửi ngân hàng, lợi nhuận quý 3 giảm 3% về mức 157 tỷ đồng

  • Phú Quốc – “hot trend” du xuân đầu năm Nhâm Dần

Phú Quốc – “hot trend” du xuân đầu năm Nhâm Dần

  • Hoạt động tài chính sôi nổi, dư nợ của Thế giới Di động (MWG) vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2021

Hoạt động tài chính sôi nổi, dư nợ của Thế giới Di động (MWG) vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2021

Hải An (HAH) & Transimex (TMS): Sự bứt phá của ngành logistics và vận tải biển nói riêng

Các công ty logistics, cảng biển, vận tải biển nhìn chung có một năm thăng hoa, đặc biệt là các công ty vận tải biển sở hữu đội tàu container lớn như Hải An.

Cước vận tải bằng tàu container đã tăng phi mã từ đầu dịch covid-29 đến nay. Hải An đã chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng 5 quý liên tiếp và thực sự bứt phá vào quý 4. Trong khi đó, Transimex chỉ mới bứt phá từ quý 3/2021 nhưng kết quả của 2 quý vừa qua cũng rất ấn tượng.

Nhờ cước tàu phục hồi mạnh mẽ, loạt công ty vận tải biển thua lỗ triền miên thuộc Tổng công ty Hàng hải như Vosco, Nosco, Đông Đô… cũng đồng loạt “hồi sinh”.

Những đồ thị bùng nổ lợi nhuận ấn tượng nhất mùa BCTC quý 4: Nhóm phân đạm, logistics, FPT Retail, Licogi 14... tăng trưởng thần kỳ - Ảnh 1.

1 Likes

Thép Nam Kim (NKG) lãi ròng 2.225 tỷ đồng nhờ xuất khẩu

Trần Mạnh - 25/01/2022 09:57

Tăng trưởng chậm lại quý cuối năm song thép Nam Kim (HoSE: NKG) vẫn ghi nhận lãi ròng 2.225 tỷ đồng năm 2021, gấp 7,5 lần năm trước nhờ doanh thu xuất khẩu tăng mạnh.

TIN LIÊN QUAN

Công ty cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu đạt 8.780 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong kỳ, giá vốn tăng thấp hơn doanh thu khiến biên lợi nhuận gộp lên tới 12% (so với 9% cùng kỳ). Lợi nhuận gộp đạt 1057 tỷ đồng, cao gấp 3,4 lần cùng kỳ năm 2020.

Ngoài hoạt động kinh doanh chính, các lĩnh vực khác cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. cụ thể, doanh thu hoạt động tài chính cao gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái, đạt 105 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính tăng chậm hơn. Lợi nhuận từ hoạt động khác cũng tăng gấp 7,5 lần từ 2,4 tỷ lên 18,2 tỷ đồng.

Trong quý IV, chi phí bán hàng của NKG tăng mạnh 6,1 lần lên 516,3 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý giảm 19% xuống 20,4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, công ty ghi nhận lãi sau thuế 452,4 tỷ đồng, gấp gần 3 lần quý IV/2020.

Theo giải trình từ phía công ty doanh thu tăng là do công ty đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Lợi nhuận tăng do sản lượng sản xuất tăng làm chi chi phí sản xuất giảm, biên độ lợi nhuận gộp tăng dẫn đến lợi nhuận tăng.

Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần đạt 28.173 tỷ đồng tăng cao gấp 2,5 lần cùng kỳ, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 19.200 tỷ đồng cao gấp 4 lần năm ngoái.

Lũy kế năm 2021, Nam Kim ghi nhận 28.173 tỷ đồng doanh thu, tăng 144% so với năm 2020. Lãi ròng đạt 2.225 tỷ đồng, cao gấp 7,5 lần năm trước, vượt 76% kế hoạch doanh thu và gấp 3,7 lần mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Báo cáo tài chính của công ty cho thấy, đóng góp 2/3 cho doanh thu công ty năm 2021 là nhờ xuất khẩu (19.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68%); doanh thu nội địa chỉ đạt 9.005 tỷ đồng, tăng 31% và đóng góp 32% tổng doanh thu.

Tính đến cuối năm 2021, Thép Nam Kim có tổng tài sản 15.382 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so vơi năm trước. Trong đó, riêng hàng tồn kho là 8.701 tỷ đồng, gấp 4 lần đầu năm, chủ yếu là tồn kho hàng thành phẩm.

Mặc dù tiêu thụ thép đang chậm lại song Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, việc Quốc hội thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư công, phát triển hạ tầng, sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành thép năm 2022.

Theo báo cáo của VSA, sản xuất thép thô cả năm ước đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2020. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và tiêu thụ thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% so với năm trước. Xuất khẩu sản phẩm thép năm 2021 đạt hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7 tỷ USD.

1 Likes

Mặc cho kệ hàng trống trơn,Mỹ vẫn ko hạ thuế hàng Trung Quốc. Cơ hội cho xuất khẩu nói chung và VHC nói riêng bùng nổ tại Mỹ :smiley:

3 Likes

Kí ức tháng 2-2020 ùa về dòng tiền vào các cổ phiếu tốt, làm thật ăn thật chỉ số EPS cao và PE thấp :smiley:

3 Likes

đã CE,rẻ bảo các cụ mà cứ chê. Sau VHC có thể là MPC đấy :joy:

1 Likes

ace có thép chưa, NKG tớ nghĩ trước mắt 4x rồi đấy :smiley:

1 Likes

Peny thép vui vẻ vài K TNS đẹp nhé, video qua nói rồi đấy :smiley:

2 Likes

cứ như này giá thuê tàu Cont lại thiết lập đỉnh mới tiếp,HAH lại càng thêm ngon :smiley:
https://vietstock.vn/2022/02/nhieu-tau-container-bi-ket-o-bien-do-775-931670.htm

1 Likes
1 Likes

Lái vẫn cố gìm BSR à :slight_smile:

Nhiều cửa hàng xăng dầu ở miền Tây đóng cửa

Kinh doanh xăng dầu bị lỗ vốn nên một số cửa hàng nhiên liệu ở miền Tây đóng cửa. Cơ quan chức năng đã kiểm tra và có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp chấn chỉnh.

Hai ngày qua, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở miền Tây đóng cửa hoặc treo thông báo “hết xăng”. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất tại huyện Phú Tân, Châu Phú , TP Châu Đốc (An Giang), huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)…

Qua khảo sát của Zing, trên đường Trần Hưng Đạo, TP Sóc Trăng có một cửa hàng xăng dầu đóng cửa. Trạm xăng này gần cổng Trường Quân sự Quân khu 9.

Tại huyện Mỹ Xuyên, cửa hàng xăng dầu Minh Đương trên quốc lộ 1 vẫn mở cửa nhưng không kinh doanh. Phía trong có dựng tấm bảng ghi 2 chữ “hết xăng” và nữ nhân viên trực cửa hàng cho biết các trụ bơm đều hết nhiên liệu.

Nữ nhân viên cửa hàng xăng dầu Minh Đương ở Sóc Trăng cho biết đơn vị đã hết xăng bán. Ảnh: Việt Tường.


Nữ nhân viên cửa hàng xăng dầu Minh Đương ở Sóc Trăng cho biết đơn vị đã hết xăng bán. Ảnh: Việt Tường.

Ông Phạm Văn Rư, Giám đốc Công ty TNHH Dư Hoài (Sóc Trăng), cho biết doanh nghiệp là thương nhân phân phối xăng dầu. Từ 26 Tết, các đầu mối xăng dầu ở Cần Thơ tạm ngưng cung cấp hàng cho đến mùng 7 tháng Giêng.

“Các đầu mối ngưng cung cấp hàng nhiều ngày với lý do Tết khiến xăng dầu khan hiếm, không có hàng. Mục đích của các đầu mối là không muốn bán hàng. Họ tính sản lượng 3 tháng liền kề của các đại lý và chia bình quân tháng hoặc ngày để cung ứng xăng, dầu với số lượng tương đương trong tháng 2 này”, ông Rư chia sẻ.

Theo ông Rư, dịp Tết các đại lý bán tăng sản lượng 5-7 lần nên hết xăng dầu cục bộ. Phía đại lý rất muốn mua nhưng đầu mối không bán với lý do xăng dầu về không kịp.

“Xăng dầu thế giới tăng giá liên tục, đầu mối bán ra với giá này mà mua lại với giá cao hơn thì bán sẽ lỗ vốn. Các đại lý mấy hôm nay bán lỗ vì hoa hồng bằng 0 đồng. Một số đại lý nhận hoa hồng 100 đồng/lít xăng, dầu nhưng chi phí vận chuyển từ Cần Thơ về Sóc Trăng tốn 150-200 đồng/lít nên lỗ vốn”, ông Rư khẳng định.

Trao đổi với Zing, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng Võ Văn Chiêu cho biết đơn vị đã có đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng, dầu từ mùng 2 Tết đến nay. Đoàn kiểm tra ghi nhận một số trạm xăng dầu đóng cửa do không có người trông coi, nhân viên xin nghỉ Tết hoặc lỗ vốn do hoa hồng 0 đồng.

Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi các doanh nghiệp để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu sai quy định. Ảnh: Việt Tường.


Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi các doanh nghiệp để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu sai quy định. Ảnh: Việt Tường.

Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xăng, dầu sai quy định, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng Hứa Trường Sơn vừa ký văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu trong toàn tỉnh.

Công văn xác định những ngày vừa qua vẫn còn nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tự ý tạm ngưng bán hàng không đúng quy định. Vì vậy, Sở Công Thương Sóc Trăng đề nghị các thương nhân phân phối xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thực hiện nghiêm quy định tại Điều 26 Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 95 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83.

Cụ thể, thương nhân kinh doanh xăng dầu phải kiểm soát hoạt động của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, ngừng, giảm thời gian bán hàng sai quy định tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu chỉ được ngừng bán hàng khi doanh nghiệp có văn bản thông báo đến Sở Công Thương về thời gian ngừng bán hàng và lý do ngừng bán hàng; được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể duy trì việc bán hàng).

“Thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu lập danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối, trong đó nêu rõ cửa hàng nào đang tạm ngưng hoạt động, thời gian tạm ngưng bán hàng và lý do, báo cáo về Sở Công Thương tổng hợp chậm nhất ngày 10/2”, công văn nêu.

2 Likes

thép nay tăng tiếp 0.9%, kaka chắc sau hôm nay ace mới hô thép khắp nơi nhỉ :smiley:

1 Likes

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

15:37 | 08/02/2022[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) năm 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã trải qua các cung bậc thăng trầm vì dịch COVID-19 để đưa kim ngạch xuất khẩu lên con số 8,9 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2020.

Trong gần 800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản có 100 doanh nghiệp có doanh số từ 20 – 400 triệu USD, chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Đáng chú ý, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) là doanh nghiệp có doanh số lớn nhất với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5%, đứng đầu về xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước.

Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 60%, tôm sú chiếm 40% doanh số của Minh Phú. Sản phẩm tôm Minh Phú có mặt trên 40 thị trường trên thế giới, với những thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, Hà Lan…

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương - Ảnh 1.

(Nguồn: VASEP)

Tiếp đến là CTCP thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) với doanh số 317 triệu USD, chiếm 3,5% với thế mạnh là tôm chân trắng. Năm 2021, sản phẩm của Stapimex được xuất khẩu đi 25 thị trường, với những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Bỉ, Đức, Israel…

Đứng thứ 3 là CTCP Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) có doanh số trên 276 triệu USD, chiếm 3,1%. Năm 2021 sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn có mặt trên 36 thị trường trên thế giới và đạt tăng trưởng đột phá tại nhiều thị trường như Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha…

Hai công ty tiếp theo là Minh Phú – Hậu Giang và CTCP chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (Cases) với doanh số lần lượt là 249 triệu USD và 197 triệu USD.

VASEP nhận định để đạt được kết quả này, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua giai đoạn dịch COVID-19 căng thẳng nhất vào quý III và hồi phục nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp cá tra, cá ngừ. Nhiều doanh nghiệp đạt doanh số cao hơn giai đoạn trước dịch.

Ở phía các các doanh nghiệp tôm lớn cũng đã hồi phục sản xuất, xuất khẩu trong quý IV nhưng đa số chưa quay về mức như trước đỉnh dịch.

1 Likes