Khai xuân, xuống tiền mua cổ phiếu nào?

Cổ nào mới quan trọng, kệ thị trường thôi :rofl:

2 Likes

Những quyết tâm về chính sách chưa từng có tiền lệ :slight_smile:

Chính phủ quyết định chỉ định thầu 12 dự án cao tốc Bắc Nam, sẽ thi công đồng loạt trước tháng 3/2023

Theo Nghị quyết mới ban hành của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần theo quy định pháp luật về đầu tư công.

Bộ trưởng GTVT và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn liên quan đến dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Thủ tướng quyết định chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với gói thầu xây lắp các dự án thành phần, kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng) và các gói thầu quan trọng khác nếu thấy cần thiết về tư vấn liên quan đến dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên cơ sở đề xuất của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Chính phủ cho phép triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Chính phủ giao GTVT bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương theo từng giai đoạn, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/6/2022 để địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng.

Bộ GTVT phê duyệt 12 dự án thành phần, hoàn thành trước 30/6; đảm bảo khởi công trước 31/12; triển khai thi công đồng loạt trước 31/3/2023. Bộ GTVT có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các dự án thành phần, đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành dự án năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

UBND các tỉnh, thành phố đảm bảo bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II năm 2023.

12 dự án thành phần dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. (Đồ họa: Alex Chu).

Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án, Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù như: nâng công suất khai thác không quá 50% với các mỏ cát, sỏi lòng sông đang hoạt động, còn thời hạn khai thác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ cho dự án; phải xác định đơn vị sử dụng khoáng sản là nhà thầu thi công dự án.

Nghiêm cấm việc nâng giá, ép giá, nếu có vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án nhưng chưa cấp giấy phép khai thác, trước khi khai thác nhà thầu thi công phải lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản.

Sau khi đã khai thác đủ khối lượng cung cấp cho dự án, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường, bàn giao mỏ khoáng sản và đất đai để địa phương quản lý.

1 Likes

Chuẩn bị trình Quốc hội 5 dự án đường cao tốc

  • Hoài Thu
  • Thứ sáu, 11/2/2022 20:56 (GMT+7)

Cả nước đang chuẩn bị đầu tư nhiều dự án đường bộ cao tốc, trong đó có 5 dự án quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư tại kỳ họp vào tháng 5 tới.

Chủ trì cuộc họp chiều 11/2 về các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trong chương trình phục hồi kinh tế, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh phát triển đường cao tốc sẽ tạo ra động lực mới phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương mà tuyến cao tốc đi qua.

“Đường cao tốc được làm sớm sẽ giảm chi phí rất lớn”, Thủ tướng nói và nhắc một số tuyến cao tốc đã được quy hoạch cách đây nhiều năm nhưng vẫn chưa triển khai.

Trình Quốc hội 5 dự án trọng điểm quốc gia

Theo báo cáo, 5 dự án quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư trong thời gian tới, gồm: Các đoạn tuyến vành đai 3 TP.HCM; vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Ngoài ra, Chính phủ đốc thúc đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị đầu tư các đoạn trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025 (dài 729 km) đã được Quốc hội chấp thuận đầu tư trước đó.

Sơ đồ các đoạn vành đai 3 cần khép kín.


Sơ đồ các đoạn vành đai 3 cần khép kín.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến dài 53,7 km với tổng vốn hơn 17.800 tỷ đồng. Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 45.000 tỷ đồng.

Cả 2 dự án đã hoàn thiện lại hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo phương thức đầu tư công và trình Thủ tướng ngày 11/2.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km với tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng. Đây là tuyến giao thông nhằm kết nối Tây Nguyên với miền Trung, tạo động lực liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên với Nam Trung bộ nói chung.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết Bộ đã đề ra các mốc tiến độ cụ thể.

Theo đó, hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng trước 13/2; hoàn thiện thủ tục để Thủ tướng có Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước trước 16/2; Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, có kết quả thẩm định trước ngày 4/3. Mốc hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội chủ trương đầu tư là trước 20/3.

Về dự án vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội, Phó chủ tịch Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết địa phương đã thành lập Tổ công tác do Chủ tịch UBND thành phố làm tổ trưởng để đôn đốc triển khai. Ngày 25/2 tới, UBND thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên sẽ trình hồ sơ dự án.

Với Dự án vành đai 3 TP.HCM, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho biết địa phương đã hoàn thành hồ sơ gửi về Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước Tết Nguyên đán.

Cả Hà Nội và TP.HCM đều khẳng định quyết tâm trình dự án vào kỳ họp Quốc hội vào tháng 5.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn khẳng định Dự án vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội và Dự án vành đai 3 TP.HCM là 2 dự án quan trọng để tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng gặp khó khăn về nguồn vốn và mặt bằng. Vì thế, đây là cơ hội để triển khai nhanh, càng chậm càng khó thực hiện.

Chạy đua với thời gian

Phó thủ tướng cho biết Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã có chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để phát triển đường cao tốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Quốc hội đã có nghị quyết dành nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng giao thông trong Chương trình phục hồi kinh tế xã hội.

Theo ông, đây thời cơ cho nền kinh tế cũng như các địa phương để hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Song Phó thủ tướng cũng nêu khó khăn lớn trong quá trình phát triển cao tốc liên quan khâu giải phóng mặt bằng, nguyên vật liệu xây dựng… Đặc biệt, trong thời gian 2 năm phải giải ngân hết số vốn mà Chương trình phục hồi kinh tế đã bố trí.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp về các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trong chương trình phục hồi kinh tế. Ảnh: VGP.


Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp về các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trong chương trình phục hồi kinh tế. Ảnh: VGP.

Với mục tiêu chỉ từ nay đến 2025 phải hoàn thành thêm 2.000 km đường cao tốc, Phó thủ tướng nhấn mạnh khối lượng công việc dành cho Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương là rất lớn. Trong khi đó, thời gian triển khai ngắn nên đòi hỏi cách làm quyết liệt, đổi mới để “chạy đua với thời gian", đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5, khởi công đồng loạt trong năm 2022, hoàn thành trong năm 2024-2025.

“Nếu không đảm bảo các mốc tiến độ này, sẽ không thể giải ngân hết số vốn đã bố trí, bỏ lỡ cơ hội để phát triển”, Phó thủ tướng nói.

Với dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội, ông yêu cầu từ nay đến 25/2 có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước.

Về phía các địa phương, Phó thủ tướng lưu ý chỉ được cấp phép khai thác vật liệu xây dựng trực tiếp cho các nhà thầu thi công cao tốc, không qua trung gian. Cùng với đó, triển khai song song các bước để rút ngắn tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

3 Likes

Cận cảnh đào hầm 2,2km xuyên núi Vung trên cao tốc Bắc - Nam
Những ngày đầu năm Tết Nhâm Dần 2022, trên công trường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo luôn giòn giã tiếng động cơ, xe máy. Tại hầm núi Vung (Ninh Thuận) công nhân cùng với Robot đang ngày đêm thi công đào khoét núi đá xuyên núi tại 2 mũi phía Bắc và phía Nam hầm để sớm khớp nối.

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, chiều dài 78,5km đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là một trong 3 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông được đầu tư theo hình thức PPP.

Dự án do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư xây dựng Đèo Cả - Tổng công ty Đầu tư xây dựng 194 là nhà đầu tư.

Play Video

Phát

Thời gian hiện tại 0:18

/

Duration 0:34

Đã tải: 100.00%

Toàn màn hình

Bật âm thanh

Video: Nhộn nhịp khoan đá, đào hầm xuyên núi Vung trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Tháng 7/2021, Bộ GTVT cùng liên danh nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã tổ chức ký kết hợp đồng BOT. Tháng 12/2021, Nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã hoàn thành thu xếp vốn khi ký được hợp đồng tín dụng cùng ngân hàng với khoản vốn cam kết giải ngân cho dự án là 1.700 tỷ đồng, đáp ứng đủ mọi điều kiện để thi công xây dựng dự án.

>>> Một số hình ảnh PV ghi nhận trên công trường đào hầm núi Vung, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo:

Hầm núi Vung thuộc dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 2,2km, quy mô 3 làn xe, bề rộng hầm 14m.

Những ngày đầu năm Nhâm Dần không khí thi công trên công trường nhộn nhịp, hàng trăm công nhân, kỹ sư chia ca, kíp ngày đêm khoét núi, đào hầm xuyên núi Vung.

Công nhân hối hả thi công tại cửa hầm phía Bắc núi Vung (Ninh Thuận).

Trên công trường Liên danh nhà thầu bố trí 1.100 cán bộ, công nhân, 400 thiết bị thi công đồng loạt thi công các hạng mục nổ mìn phá đá, đường, tập kết thiết bị máy móc khoan cọc thi công cầu.

Xe máy ủi, máy xúc thi công rầm rộ phần miệng hầm, mái ta luy.

Ông Nguyễn Tấn Đông - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết: " Những ngày qua, các nhà thầu trong liên danh thi công 3 ca liên tục với tinh thần “thi công xuyên Tết, xuyên dịch, xuyên đêm”. Nhà thầu đang nỗ lực thi công đưa dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo về đích vượt tiến độ 3 tháng".

Việc khoan hầm, phá đá được nhà thầu huy động thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại chia làm 2 mũi thi công phía Bắc và phía Nam hầm Núi Vung.

Hầm núi Vung sau khi hoàn thành, đây sẽ là hầm đường bộ lớn thứ 4 cả nước sau hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông.

5 Likes

Lợi gì từ chỉ định thầu cao tốc Bắc-Nam?

Nhiều cơ chế đặc thù, trong đó có chỉ định thầu được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết triển khai đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2.

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam

Việc này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, đưa dự án cán đích đúng tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội.

Việc chỉ định thầu tư vấn và xây lắp có thể rút ngắn từ 6 - 8 tháng từ khâu thiết kế đến thi công (Trong ảnh: Dự án Cao Bồ - Mai Sơn, một đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam vừa khánh thành ngày 4/2). Ảnh: Ngọc Hải

Rút ngắn 6 - 8 tháng

Đầu tháng 2/2022, chưa đầy một tháng Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở dự thảo Bộ GTVT trình, Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Đáng chú ý, Nghị quyết cho phép Bộ GTVT và các địa phương được chỉ định thầu trong hai năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư; chỉ định thầu xây lắp các dự án thành phần kèm theo yêu cầu tiết kiệm 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).

Ủng hộ chủ trương này, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho rằng, việc chỉ định thầu tư vấn và xây lắp các gói thầu thuộc các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 có thể rút ngắn từ 6 - 8 tháng từ khâu thiết kế đến thi công.

Nhớ lại quá trình một số trường hợp đặc biệt trong đấu thầu ngay tại dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết, Ban QLDA Thăng Long được giao phụ trách quản lý hai dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam với với 9 gói thầu thì hai gói tại cao tốc đoạn Mai Sơn - QL45 (gói 14 và 12) và hai gói thầu thuộc dự án đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (gói số 2 và số 3) bị “vỡ thầu”, không lựa chọn được nhà thầu phù hợp.

“Công tác đấu thầu phải tiếp tục triển khai lần hai với quy trình tương tự lần một. Thời gian phát sinh thêm khoảng 35 ngày. Nghĩa là, tổng thời gian từ thời điểm bắt đầu mở thầu đến khi lựa chọn được nhà thầu mất hơn hai tháng”, ông Roãn nói và cho biết, dù không lượng hóa cụ thể được khối lượng công việc không thể làm trong thời gian phát sinh, song nếu thời gian đấu thầu không kéo dài, các gói thầu có thể được triển khai sớm hơn, công tác tiếp cận hiện trường, chuẩn bị thi công cũng sẽ kỹ càng hơn.

Trong khi đó, tại dự án nâng cấp, mở rộng QL1 từ năm 2013 nhờ áp dụng cơ chế chỉ định thầu nên dự án không chỉ đạt được kỳ tích về tiến độ, cán đích vào cuối năm 2015, vượt tiến độ một năm so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ mà với tiêu chí mỗi nhà thầu tham gia giảm giá ít nhất 5% so với dự toán ước tính, cộng với việc tư vấn đánh giá sát với dự báo, trượt giá vật tư phục vụ dự án không nhiều, dự án dư vốn đến 14.000 tỷ đồng.

Loại bỏ “quân xanh, quân đỏ”

Khi chỉ định thầu, chủ đầu tư đánh giá kỹ để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm mà còn giúp chi phí xây lắp dự án giảm đi nhiều. (Trong ảnh: Đoạn cuối tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn trong tương lai sẽ có đường nối thông với tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45)

Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam chỉ còn 4 năm để triển khai nên rất khó hoàn thành nếu không có những cơ chế đột phá.

“Thực tiễn triển khai nhiều dự án cao tốc thời gian qua cho thấy, công tác đấu thầu mất rất nhiều thời gian, có thể tiêu tốn 2 - 3 năm. Đấu thầu hay chỉ định thầu cũng chỉ là phương thức lựa chọn một nhà thầu có năng lực về kinh nghiệm, tài chính đáp ứng tiến độ, chất lượng và giá”, ông Chủng nói.

Ông Nguyễn Hữu Tới, Phó tổng giám đốc Vinaconex cho rằng, chỉ định thầu còn là giải pháp loại bỏ hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”, giúp cơ hội trúng thầu của các nhà đầu tư lớn rộng mở hơn.

“Nhà nước muốn chỉ định thầu và kèm theo yêu cầu tiết kiệm 5% giá trị dự toán gói thầu (đối với gói thầu xây lắp) không khác gì đấu thầu nhưng lại lựa chọn được nhà thầu tốt.

Trong đấu thầu, nếu chủ đầu tư và nhà thầu “móc ngoặc”, nhà thầu năng lực tốt chưa chắc có thể “nhúng chân”. Trong khi một số nhà thầu yếu hơn lại liên danh, liên kết nhiều bên để thắng thầu.

Nếu chỉ định thầu, hồ sơ năng lực của các bên sẽ sòng phẳng trên bàn cơ quan quản lý. Nhà thầu nào có thực lực sẽ được lựa chọn”, ông Tới chia sẻ.

Bảo đảm không phát sinh tình huống đấu thầu

Tiết lộ với PV, một lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT, Bộ GTVT) chia sẻ, thực tế kết quả đấu thầu tại nhiều dự án giao thông lớn và ngay cả các dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, giá trúng thầu chỉ giảm so với dự toán khoảng 1 - 2%, gần như sát giá dự toán.

Do đó, ưu điểm lớn nhất chỉ định thầu là không phát sinh tình huống đấu thầu và đảm bảo 100% thành công trong việc lựa chọn nhà thầu.

Khi chỉ định thầu, chủ đầu tư đánh giá kỹ để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm mà còn giúp chi phí xây lắp dự án giảm đi nhiều (với yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu, không bao gồm chi phí dự phòng kèm theo).

Về việc chỉ định thầu tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, GPMB và tái định cư, lãnh đạo Cục QLXD&CLCTGT cho biết thêm: Trường hợp đấu thầu rộng rãi thông thường, các gói thầu di dời công trình hạ tầng được áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Nếu thuận lợi cần ít nhất 2 tháng mới lựa chọn xong nhà thầu. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài từ 3 - 4 tháng hoặc dài hơn, thậm chí phải hủy thầu để đấu thầu lại, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án. Trong khi đó, chỉ định thầu theo quy trình thông thường cần khoảng 20 ngày; quy trình rút gọn chỉ 7 ngày.

Chuyên gia kinh tế, TS. Trương Văn Phước:
Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ

Theo tôi, các dự án phải triển khai trong thời gian gấp rút như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 thì chỉ định thầu là cơ chế cần thiết.

Với đầu tư dự án, thời gian cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả. Nếu triển khai đấu thầu, các bước thủ tục phải triển khai theo quy định của luật hiện hành. Điều đó sẽ mất rất nhiều thời gian và có nhiều rủi ro nếu không lựa chọn được nhà thầu hoặc lựa chọn phải nhà thầu kém năng lực, kéo dài thời gian.

Trong khi đó, với cơ chế chỉ định thầu, trên cơ sở hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, nhà thầu đăng ký, cơ quan chức năng sẽ rút ngắn được một số thủ tục, lựa chọn được nhà thầu phù hợp với tính chất, yêu cầu phức tạp của dự án hoặc từng hạng mục, công trình, việc quyết định sẽ được nhanh hơn.

Tuy nhiên, để chỉ định thầu được hiệu quả, đáp ứng được tiến độ, chất lượng, Bộ GTVT và các Bộ liên quan phải phối hợp nghiên cứu đưa ra tiêu chí lựa chọn chính xác. Từ tiêu chí được xây dựng, phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn.

Làm được như vậy, cộng với điều kiện nhà thầu phải tiết kiệm được 5% so với dự toán ước tính (đối với gói thầu xây lắp), cơ chế chỉ định thầu sẽ vừa thúc đẩy được tiến độ dự án, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trong kỳ trung hạn, vừa giúp ngân sách Nhà nước tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư khi triển khai các dự án trọng điểm.

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh:
Đấu thầu ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả như mong muốn

Về lý thuyết, cơ chế đấu thầu có nhiều điểm tốt như: Đảm bảo điều kiện của thị trường, tính cạnh tranh trong triển khai các dự án.

Song, với điều kiện thực tế của Việt Nam thời gian vừa qua, công tác đấu thầu chưa đạt được hiệu quả mong muốn khi số lượng doanh nghiệp tham gia đấu thầu ít, việc đấu thầu chủ yếu thực hiện trong nước, tỷ lệ tiết giảm cũng không đáng kể.

Do đó, chỉ định thầu sẽ hiệu quả hơn, vừa đảm bảo khả năng thực thi gói thầu một cách tốt nhất, vừa đảm bảo tính kế thừa kinh nghiệm trong quá trình xây lắp các gói thầu phù hợp yêu cầu về mặt thời gian thực thi các dự án theo kế hoạch.

Ở đây cần nói rõ, đơn vị giới thiệu nhà thầu rất quan trọng, là người quản lý nắm được doanh nghiệp có năng lực tài chính, doanh nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ. Cần có khung chung cho các gói thầu, khi giới thiệu sẽ đảm bảo được tính bình đẳng, công khai, minh bạch.

Các nhà thầu được giới thiệu lựa chọn hoặc đã được lựa chọn cần được công khai trên mạng để toàn dân giám sát năng lực, hiệu quả của việc chỉ định thầu, giảm thiểu tối đa móc ngoặc việc xin - cho.

Thêm nhiều cơ chế đặc thù rút ngắn tiến độ

Cùng với cơ chế chỉ định thầu, nhiều cơ chế đặc thù đối với mỏ vật liệu phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam cũng được thông qua. Đáng chú ý nhất là cơ chế giao mỏ vật liệu cho nhà thầu thi công.

Bộ GTVT cũng được giao thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt 12 dự án tương tự như đối với dự án nhóm A.

Theo đại diện Cục QLXD&CLCTGT, thời gian thẩm định dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia thường mất thời gian hơn 100 ngày. Quỹ thời gian này có thể tiết kiệm được 1 - 1,5 tháng nếu thực hiện theo quy trình thẩm định dự án nhóm A.

Bộ GTVT cũng được giao tổ chức lập, phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB, tổ chức cắm cọc GPMB và bàn giao cho các địa phương theo từng đoạn tuyến trong quá trình lập dự án đầu tư tùy thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn.

“Nếu làm theo quy trình thông thường, cao tốc Bắc - Nam phải mất đến 6 - 7 tháng mới có thể bàn giao cọc GPMB. Áp dụng cơ chế trên, thời gian có thể rút đến hơn một nửa, thậm chí hơn”, một lãnh đạo Ban QLDA 2 cho hay.

4 Likes

C47: Lợi nhuận quý 4/2021 đạt 290% so cùng kỳ, lãi cả năm vượt 40% kế hoạch

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của CTCP Xây dựng 47 (HOSE: C47), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong quý 4/2021 đạt hơn 20 tỷ đồng, tương đương 290% so với cùng kỳ năm trước.

Quý 4/2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của C47 đạt gần 184 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh gần 27 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ hơn 20 tỷ đồng - đạt 290% so cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu của C47 ghi nhận hơn 883 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 80% so với kế hoạch, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 43.6 tỷ đồng - gần 200% mức lợi nhuận đạt được năm 2020 và vượt 40% so với kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua (31 tỷ đồng). Hội đồng quản trị công ty sẽ nhóm họp vào ngày 26/01/2022 để chốt kế hoạch 2022, dự kiến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng cao do hồi phục sau đại dịch và Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công.

Trong năm 2021, C47 đã hoàn thành bàn giao nhiều công trình lớn như Cụm công trình cửa xả - Giai đoạn 1 dự án Thủy điện tích năng Bác Ái (Ninh Thuận), Thủy điện Đa Nhim mở rộng (Lâm Đồng), Thủy lợi Tân Mỹ (Ninh Thuận)… Những ngày cận Tết Nhâm Dần 2022, C47 đang gấp rút thi công những phần việc cuối cùng để hoàn thiện hồ chứa nước Đồng Mít (Thủy lợi Đồng Mít, Bình Định) để nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong quý 1/2022. Bên cạnh đó, C47 cũng đang triển khai thi công các dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (Hòa Bình), Thủy điện Đồng Mít (Bình Định), sửa chữa nâng cao an toàn đập WB8 tỉnh Lâm Đồng (Lâm Đồng), Đập dâng Phú Phong (Bình Định), Xây dựng tuyến ống thu gom nước thải lưu vực sông Cổ Cò Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)… Cuối tháng 12/2021, C47 và liên danh vừa ký gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị Dự án Xây dựng Hồ chứa nước Ta Hoét (Lâm Đồng), tổng giá trị hợp đồng hơn 319 tỷ đồng. Hiện, C47 đang xúc tiến đấu thầu và đàm phán hợp đồng các dự án mới trong năm 2022 với tổng giá trị khoảng 5,000 tỷ đồng.

Toàn cảnh hồ chứa nước Đồng Mít đang hoàn thành, quý 1/2022.

Riêng kết quả hoạt động 2 khách sạn Hải Âu và Hải Âu Biên Cương, năm 2021, mặc dù ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng công suất sử dụng phòng vẫn đạt xấp xỉ 30% với doanh thu 27.6 tỷ đồng. Những ngày đầu năm 2022, công suất sử dụng phòng xấp xỉ 45% và doanh thu đang tăng 150% so với cuối năm 2021. Dự kiến năm 2022, mảng khách sạn nhà hàng sẽ thuận lợi trở lại nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine của Việt Nam cao và Bình Định được cho phép đón khách quốc tế từ đầu năm. Kế hoạch kinh doanh năm 2022, cả 2 khách sạn dự kiến đạt 80 tỷ doanh thu, tăng gần 300% so với 2021, công suất phòng dự kiến cả năm khoảng 60%. Công ty Lữ hành Hải Âu dự kiến 10 tỷ doanh thu. Ebitda khối dịch vụ dự kiến đạt 27 tỷ đồng. Thời điểm trước đại dịch, công suất phòng của Hải Âu bình quân đạt trên 85% và doanh thu khối dịch vụ đạt hơn 140 tỷ đồng.

Khách sạn Hải Âu Quy Nhơn - biểu tượng du lịch bên bờ biển Quy Nhơn.

Đặc biệt, bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện cùng các lĩnh vực mà C47 có rất nhiều kinh nghiệm và là thế mạnh của công ty trong nhiều năm như nhà hàng, khách sạn; sửa chữa, bảo dưỡng, cho thuê thiết bị; sản xuất, phục hồi phụ kiện cơ khí; sản xuất các sản phẩm cơ khí công trình… đầu tháng 01/2022, C47 đã chốt danh sách lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để bổ sung 13 ngành nghề kinh doanh nhằm đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận, mở rộng quy mô và thị phần cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Các ngành nghề kinh doanh mà C47 sẽ bổ sung gồm: Sản xuất bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn; Sản xuất điện; Truyền tải và phân phối điện; Xây dựng công trình điện; Khai thác, xử lý và cung cấp nước; Lắp đặt hệ thống xây dựng khác; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng…

Trước đó, ông Phạm Nam Phong - Chủ tịch HĐQT C47 khi đưa ra thông điệp về tầm nhìn, chiến lược giai đoạn mới 2021-2025 đã đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân của C47 đạt 25%/năm từ 2022 về cả doanh thu và lợi nhuận, hướng đến doanh số trên 3,000 tỷ đồng vào năm 2025.

Theo kế hoạch chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng năm 2021 đã được điều chỉnh của C47, tỷ lệ chia trả cổ tức tối thiểu là 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, tỷ lệ cổ phiếu thưởng là 10% từ nguồn Quỹ Đầu tư phát triển.

2 Likes

##Bộ GTVT phấn đấu giải ngân hơn 50.000 tỷ đồng trong năm 2022

Bộ GTVT đưa ra nhiều giải pháp trong chương trình hành động để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 01/2022 của Chính phủ.

Tin tức trong ngày hôm nay

Bộ GTVT vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Điểm đáng chú ý trong chương trình hành động là Bộ GTVT đã đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu ở 3 lĩnh vực: Vận tải, kế hoạch đầu tư phát triển và ATGT.

Trong đó, về kế hoạch đầu tư phát triển, Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2022 với số vốn dự kiến giải ngân là hơn 50.327 tỷ đồng.

Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện, tăng cường phối hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong chương trình hành động - Ảnh minh họa

Về vận tải, chỉ tiêu được đưa ra là khối lượng luân chuyển hành khách phấn đấu tăng trưởng khoảng 6,52% (khoảng 100,9 tỉ lượt khách.km), luân chuyển hàng hóa tăng khoảng 7,52% (khoảng 358,5 tỉ tấn.km), hàng hóa thông qua cảng biển phấn đấu tăng khoảng 3% so với năm 2021 (khoảng 725 triệu tấn).

Đối với ATGT, Bộ GTVT phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2021. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

Bộ GTVT sẽ nâng cao hiệu quả trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi pháp luật. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật mới kịp thời, chất lượng.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ GTVT sẽ tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020; dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; sớm đưa vào hoạt động một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM.

Đối với quản lý vận tải, Bộ GTVT tiếp tục tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt; phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Về giải pháp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo ATGT theo Kết luận số 45/2019 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trật tự ATGT và khắc phục ùn tắc giao thông.

Triển khai thực hiện Quyết định số 2060/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” theo hướng ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các nhiệm vụ đảm bảo ATGT đường bộ; triển khai thực hiện Năm ATGT 2022 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Trong điều hành dự toán ngân sách nhà nước, Bộ GTVT tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách. Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán giao, nhất là công tác quản lý, điều hành chi nguồn vốn sự nghiệp kinh tế trên các lĩnh đảm bảo hiệu quả, phát huy tối đa công năng kết cấu tài sản hạ tầng trong khai thác sử dụng. Đồng thời, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đầu tư công, tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.

2 Likes

Nga ngố chắc bán được cơ số oil rồi =))
DJ DAX không sợ chiến tranh nữa à :joy:

1 Likes

Gấp rút đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư 865 km cao tốc trọng điểm

Anh Tú -

5 dự án quan trọng quốc gia cùng 4 dự án nhóm A với tổng chiều dài cao tốc lên đến 865 km đang được gấp rút đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, để kịp giải ngân trong chương trình phục hồi…

Phấn đấu đến năm 2025, có 3.000km đường bộ cao tốc.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 42 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025.

Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương rất nỗ lực, tích cực trong công tác chuẩn bị hồ sơ, triển khai các thủ tục thẩm định các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025.

Với tổng chiều dài các dự án khoảng 865 km và 729 km của dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 khi hoàn thành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn tới, đồng thời, sẽ đạt được mục tiêu có 3.000km đường bộ cao tốc đến năm 2025 và 5.000 km đến năm 2030 được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng thông qua.

“Đây là các dự án có quy mô dự án rất lớn, trong đó có 5 dự án quan trọng quốc gia và 4 dự án nhóm A. Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có các tuyến đường bộ cao tốc này”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Cụ thể, đối với các dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh và dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, Hội đồng thẩm định nhà nước, các địa phương, cơ quan liên quan thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, đặc biệt lưu ý phải hoàn thành đầy đủ thủ tục để báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội trước ngày 20/3/2022.

Do thời gian rất gấp, “các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước khẩn trương có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư để Hội đồng thẩm định nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/2/2022 đối với đường Vành Đai 4 Vùng Thủ đô và trong tháng 2/2022 đối với đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Đối với 02 dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình để Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trước ngày 16/2/2022.

Riêng dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề, Hội đồng thẩm định nhà nước được thành lập theo Quyết định số 1456 ngày 03/9/2021, cần tiếp tục thẩm định dự án theo hình thức đầu tư công nhằm đẩy nhanh tiến độ. Hội đồng thẩm định nhà nước, các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thẩm định các dự án bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Đối với dự án có quy mô nhóm A, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương làm việc, tính toán kỹ lưỡng để thống nhất cụ thể các nội dung về hình thức đầu tư, quy mô đầu tư, phân tách dự án thành phần, nguồn vốn đầu tư, trách nhiệm triển khai…, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tháng 3/2022.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư khẩn trương, kịp thời xây dựng, bố trí vốn cho từng dự án, chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân cấp cho UBND cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án thực hiện các đoạn tuyến cao tốc qua địa bàn.

Các địa phương chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng tiến độ yêu cầu; quản lý chặt chẽ các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng đủ nhu cầu các dự án.

Các dự án đường bộ cao tốc đang chuẩn bị đầu tư đều nằm trong danh mục dự án dự kiến bố trí từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải bảo đảm giải ngân vốn của Chương trình trong 2 năm 2022 và 2023 nhằm góp phần phục hồi, phát triển nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng nền kinh tế. Các tuyến đường bộ cao tốc này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế: Vùng Thủ đô, Vùng Đông Nam Bộ, đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và Tây Bắc.

2 Likes

GIl ổn đấy bác Linhcdb ạ. Mục tiêu 100

1 Likes

GIL năm ngoái ai theo tớ từ 4x lên 8x cả. Cổ đấy chỉ T+ thôi do lãnh đạo mất dạy tham quá ko đầu tư được :slight_smile:

2 Likes

Long Thành chậm tiến độ: Sẽ đến lúc “hỏi thăm” cái ghế của ai đó


Khu tái định cư đã có, 23.000 tỉ đã được bố trí, nhưng công tác GPMB dự án Long Thành tới giờ vẫn chưa xong. Ảnh: Hà Anh Chiến

Khu tái định cư đã có, 23.000 tỉ đã được bố trí, nhưng công tác GPMB dự án Long Thành tới giờ vẫn chưa xong. Ảnh: Hà Anh Chiến

Đặt giả thiết 100.000 tỉ đồng giai đoạn 1 Long Thành- mà là tiền đi vay thì cứ mỗi ngày chậm tiến độ, Dự án siêu sân bay này phải trả lãi 13,7 tỉ (chưa kể gốc), mỗi năm ngót 5.000 tỉ, gấp 2,5 lần ngót nửa triệu dân Lai Châu làm lụng trong cả năm 2021.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự “không hài lòng” và công khai phê bình cách làm việc của một số cơ quan đơn vị tại công trường sân bay Long Thành.

Đúng là không thể không sốt ruột được. Theo nghị quyết của Quốc hội, đại dự án này sẽ phải đưa vào sử dụng trong năm 2025. Nhưng giờ, đã là tháng 2.2022 mà giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn còn… chưa xong.

Cần phải nói thêm, 23.000 tỉ cho công tác GPMB đã được bố trí.

“Tiền tươi” thật đấy, nhưng GPMB thì cứ miên man ì ạch vướng trên mắc dưới suốt từ năm này qua năm khác.

Chúng ta đã có những bài học tiến độ rất đau, rất đắt, rất xót ruột.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông chẳng hạn. Chỉ vì chậm tiến độ cả thập kỷ, tổng vốn đầu tư từ 552 triệu USD đã đội vốn lên đến 891,92 triệu USD. Tính tổng các khoản vay mỗi năm chúng ta phải trả hơn 650 tỉ đồng. Tính ra, mỗi ngày mất đứt 2,4 tỉ.

Đặt giả thiết nếu 100.000 tỉ đồng cho giai đoạn 1 Dự án Long Thành mà là tiền đi vay thì cứ mỗi ngày chậm tiến độ, Dự án siêu sân bay này phải trả lãi 13,7 tỉ, mỗi năm ngót 5.000 tỉ, gấp 2,5 lần ngót nửa triệu dân Lai Châu làm lụng trong cả năm 2021.

Mà đó là chưa kể gốc. Mà chỉ là phép tính trên lãi suất ưu đãi nhất hiện nay.

Thủ tướng không thể hài lòng khi yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị phải làm rõ việc, rõ trách nhiệm, chậm ở khâu nào, ai chịu trách nhiệm.

Và ông nói thế này: Ai không làm được thì đứng ra một bên cho người khác làm.

Còn nhớ vào tháng 7.2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau khi thị sát dự án Long Thành cũng đã từng nói “Số vốn 23.000 tỉ cho GPMB là rất lớn, cần có biện pháp quyết liệt cho công tác này. Ai không làm thì đứng qua một bên, để những người khác làm”.

2 nhiệm kỳ thủ tướng đều đã có những chuyến thị sát công trường, đều đã có những chỉ đạo sâu sát và không ít quyết liệt.

Nhưng 2 năm đã qua rồi và giờ GPMB vẫn chưa xong.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này đã không ngẫu nhiên nhắc tới cái tên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khi ACV hiện đang nhận nhiều dự án cảng hàng không trong khi nguồn lực, thời gian có hạn và kinh nghiệm không nhiều.

Có lẽ, rồi sẽ đến lúc Thủ tướng “hỏi thăm” cái ghế của ai đó. Chứ kiên nhẫn nào cũng chỉ có giới hạn. Khi mà đồng nghĩa với sự chậm trễ tiến độ là tiền bạc, là lãng phí rất nhiều tiền bạc.

2 Likes

Rất nhanh và quyết liệt :slight_smile:

Trình Thủ tướng việc lập Ban chỉ đạo quốc gia dự án sân bay Long Thành trước 18/2

Hoàng Sơn - 23:45 14/02/2022

(VNF) - Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện dự thảo quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành để trình Thủ tướng trước ngày 18/2/2022.

Thành lập Ban Chỉ đạo dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ngày 14/2, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 41/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về thành lập Ban chỉ đạo quốc gia dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành và tình hình thực hiện chuẩn bị đầu tư, thẩm định, thiết kế, đấu thầu của dự án.

Trong đó, về thành lập Ban Chỉ đạo dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành (Ban chỉ đạo), Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, trên cơ sở bám sát quy định của pháp luật, đúng chức năng, thẩm quyền, bảo đảm mục tiêu nhiệm vụ của Ban chỉ đạo kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2025 theo đúng nghị quyết của Quốc hội để trình Thủ tướng trước ngày 18/2.

Cũng theo thông báo, về áp dụng mô hình Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý), dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn, áp dụng công nghệ mới. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được giao thẩm quyền là người quyết định đầu tư đối với dự án thành phần 3, là dự án thành phần quan trọng nhất của dự án.

Do đó, ACV cần có Ban Quản lý dự án có đủ năng lực (về nhân sự; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị) và tư cách pháp nhân (có con dấu và tài khoản riêng); hoàn thành trước ngày 18/2.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng yêu cầu ACV khẩn trương thành lập để Ban Quản lý hoạt động trong thời gian sớm nhất. Trong đó, Ban Quản lý có quyền quyết định theo thẩm quyền việc thuê tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra và chuyên gia để thực hiện các công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Trụ sở Ban Quản lý dự án phải đáp ứng đủ quy mô, điều kiện làm việc (phòng, ban chuyên môn; hội trường; khu lưu trữ hồ sơ, bản vẽ…). Đồng thời, văn phòng làm việc của các nhà thầu tư vấn phải được bố trí tại vị trí thuận lợi với Ban Quản lý dự án để đáp ứng yêu cầu tiến độ công việc.

Về tiến độ thiết kế, thẩm định, Phó Thủ tướng yêu cầu ACV phối hợp và nộp báo cáo giữa kỳ thiết kế nhà ga hành khách cho Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 18/2 để các đơn vị đóng góp ý kiến.

2 Likes

Hoàn thiện hồ sơ cắm mốc giới tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trước 30/6

Anh Hùng - 19:07 15/02/2022

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ bàn giao hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương theo từng giai đoạn, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/6/2022.

Hoàn thiện hồ sơ cắm mốc giới tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trước 30/6

Hoàn thiện hồ sơ cắm mốc giới tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trước 30/6.

Vừa qua, cử tri tỉnh Bình Định đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm xác định vị trí, quy hoạch, cắm mốc giới tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Bình Định, để địa phương chủ động trong việc quy hoạch, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai xây dựng tuyến đường này trong giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch.

Về kiến nghị trên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có đoạn cao tốc Bắc - Nam phía đông đi qua tỉnh Bình Định.

Ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ xem xét thông qua nghị quyết của Chính phủ triển khai nghị quyết của Quốc hội tại Tờ trình số 607/TTr-BGTVT ngày 20/01/2022; đồng thời đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án khẩn trương triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các địa phương.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết theo kế hoạch, sẽ bàn giao hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương theo từng giai đoạn, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/6 để địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chủ động trong việc quy hoạch, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án sẽ được triển khai thi công đồng bộ để cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026 theo đúng tiến độ yêu cầu.

Được biết, vừa qua, Chính phủ đã ban hành nghị quyết triển khai nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.

Theo nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong hai năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn; phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt 12 dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 30/6/2022 và thực hiện các công việc tiếp theo đảm bảo khởi công trước ngày 31/12/2022; triển khai thi công đồng loạt trước ngày 31/3/2023.

Theo nghị quyết của Quốc hội, cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021-2025 sẽ gồm các đoạn từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau.

Về phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư, nghị quyết quyết nghị đầu tư khoảng 729km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công.

Về nhu cầu sử dụng đất và phương án giải phóng mặt bằng, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 5.481ha, trong đó đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên khoảng 1.532ha, đất rừng phòng hộ khoảng 110ha, đất rừng sản xuất khoảng 1.436ha.

Công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần sẽ thực hiện theo quy mô 6 làn xe; riêng đối với các dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 146.990 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện là chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

2 Likes

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng

16-02-2022 - 08:01 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

[Chia sẻ](javascript::wink:

BÁO NÓI - 2:03

Xe máy ủi đang được tập kết về khu vực xây dựng Sân bay Long Thành, một số vị trí đang được xây dựng, san ủi cho hạng mục san lấp mặt bằng sân bay.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ( Sân bay Long Thành) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Giai đoạn 1 của dự án được khởi công từ tháng 1/2021 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024 đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 1.

Một phần mặt bằng xây dựng sân bay Long Thành

Ngay từ ngày mùng 5 Tết (5/2/2022), Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp kiểm tra hiện trường và có những chỉ đạo “nóng” trong việc thi công dự án để đảm bảo Sân bay Long Thành phải đưavào khai thác giai đoạn 1 ngay trong năm 2025. Giai đoạn 1, Sân bay Long Thành sẽ có một nhà ga, một đường cất hạ cánh với công suất 25 triệu khách/năm.

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hiện trường xây dựng sân bay Long Thành

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 3.

Giai đoạn 1, Sân bay Long Thành sẽ có một nhà ga, một đường cất hạ cánh với công suất 25 triệu khách/năm.

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 4.

Cũng trong ngày 5/2, ACV đã ra quân thi công hạng mục san nền, thoát nước khu vực nhà ga, dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới, khu bay hoàn thành đầu năm tới.

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 5.

Với tiến độ san nền theo hình thức cuốn chiếu, tháng 3 tới ACV sẽ khởi công phần móng cọc và đến tháng 10 năm nay sẽ khởi công phần thân nhà ga, dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 3/2025.

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 6.

Về giải phóng mặt bằng hiện nay, ACV đã nhận được 1.285 ha/1.810 ha đất phục vụ thi công giai đoạn 1 của dự án; cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai thi công của ACV trong năm 2022.

Đối với 722ha cần giải phóng để làm nơi dự trữ đất cho giai đoạn 2, hiện ACV đã nhận được 165ha và đang thực hiện công tác rà phá bom mìn.

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 7.

Tỉnh Đồng Nai cũng cam kết bàn giao toàn bộ diện tích xây dựng sân bay giai đoạn 1 trong quý 1/2022 và bàn giao toàn bộ 5.000 ha của dự án trong quý 2/2022.

Cận cảnh công trình xây dựng sân bay Long Thành sau chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng - Ảnh 8.

3 Likes

C47 cổ phiếu hưởng lợi lớn từ đầu tư công và sự hồi phục mạnh mẽ DU LỊCH sau đại dịch :slight_smile:

Thể thao và Du lịch cùng các bộ Y tế, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc phòng thống nhất phương án mở cửa hoàn toàn du lịch bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển từ ngày 15-3

2 Likes

Thép TQ sau 2 phiên chỉnh cũng bắt đầu tăng trở lại :slight_smile:

Thép trong nước thì bắt đầu tăng giá bán đồng loạt :))

Giá thép trong nước đồng loạt tăng

3 Likes

ace có cổ ĐTC cả rồi chứ :smiley:

6 Likes

Đầu tư công + XUất khẩu và vài e BĐS sẽ rực rỡ sóng này. Các cụ có hàng cả chưa :smiley:

3 Likes

E mới lên tàu Hát Hát Vê ạ :slight_smile: