Khai xuân, xuống tiền mua cổ phiếu nào?

Quan điểm của tớ cứ rẻ chia sẻ cho các bạn đừng để đầu sóng ko mua đến lúc khắp nơi hô là ăn bô :smiley:

5 Likes

Mùng 3 Tết, Thủ tướng triệu tập cuộc họp đầu tiên của Thường trực Chính phủ, quán triệt tinh thần “vui xuân mới không quên nhiệm vụ”. Liên tiếp những ngày sau đó, ông có mặt tại 9 công trường giao thông trọng điểm trong hành trình “xuyên Tết, xuyên Việt” với hơn 2.000km.

Ngay sau cuộc họp Thường trực Chính phủ, chiều mùng 4 Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt tại Ninh Bình, dự lễ khánh thành dự án Cao Bồ - Mai Sơn, một đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020.

Khẳng định cao tốc Bắc - Nam phía Đông là một trong những đột phá của hạ tầng giao thông cần tập trung đầu tư, Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân giúp dự án đúng tiến độ.

Đó là nhờ tin tưởng giao cho địa phương. Khi phân cấp, “đừng sợ người ta không làm được, không ai có trách nhiệm hơn chính địa phương có dự án chạy qua”.

“Sợ nhất là không dám giao thôi. Đây là mấu chốt của vấn đề. Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực cán bộ.

Nếu lo không biết bơi, đưa ra bể bơi sẽ chết đuối thì không bao giờ làm được”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông lưu ý, trong giải phóng mặt bằng, muốn tư tưởng người dân thông thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Tư tưởng thông rồi thì làm việc gì cũng thuận.

“Tư tưởng không thông thì bình tông cũng nặng”, ông nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tổng kết, đúc rút các kinh nghiệm nhanh chóng điều chỉnh cách làm, tổ chức công việc cho các dự án cao tốc khác. “Chúng ta quyết tâm xây dựng được 5.000 km cao tốc trong những năm tới. Còn rất nhiều việc phải làm, nếu không có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược thì không bao giờ làm được”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Riêng đối với việc lựa chọn nhà thầu thi công dự án, ông lưu ý cần phải lựa chọn kỹ năng lực của nhà thầu, đừng chia nhỏ các gói thầu, đừng có hình thức “quân xanh, quân đỏ”, phải tránh tiêu cực, lợi ích nhóm.

Từ dự án Cao Bồ - Mai Sơn, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban QLDA quản lý các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nhất là người đứng đầu cần bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư.

Ngay trong chiều mùng 4 Tết, Thủ tướng trực tiếp ra công trường, kiểm tra công tác thi công các dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 và cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu qua địa phận các tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An, thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Sau khi kiểm tra thực địa, Thủ tướng yêu cầu họp ngay với lãnh đạo các bộ, ban ngành và lãnh đạo các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế để kiểm điểm tiến độ của dự án này.

Có 2 vấn đề nổi cộm được Thủ tướng nhấn mạnh là mặt bằng và mỏ vật liệu làm cao tốc.

“Không phải cứ vận động, tuyên truyền cho người dân bàn giao mặt bằng là xong, là vỗ tay hoan hô mà phải quan tâm tới đời sống người dân, nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, năm sau phải tốt hơn năm trước”, Thủ tướng chỉ đạo.

Về quản lý mỏ vật liệu (đất, cát, đá…), Thủ tướng chỉ rõ, giao cho tư nhân khai thác là đúng với quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa phù hợp với thực tế triển khai công trình trọng điểm của quốc gia.

Để tháo gỡ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với các bộ, ban, ngành các địa phương rà soát lại, sửa đổi ngay trong năm 2022 những quy định chưa phù hợp.

Ngày mùng 5 Tết, Thủ tướng tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm - Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Dầu Giây.

Tại hiện trường, sau khi chúc Tết công nhân thi công cao tốc, Thủ tướng đã trực tiếp kiểm tra công tác thi công và có nhiều chỉ đạo “nóng” gỡ vướng cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tại công trường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, bên trong hầm Núi Vung, trước đề xuất thưởng, phạt nếu chủ đầu tư, nhà thầu hoàn thành dự án đảm bảo, chất lượng, hoàn thành vượt tiến độ theo hợp đồng, Thủ tướng chỉ đạo: “Làm tốt thì phải thưởng, làm chưa tốt phải phạt”.

Người đứng đầu Chính phủ giao trực tiếp lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế về thưởng, phạt.

Sau khi thị sát công trường thi công, Thủ tướng chủ trì họp kiểm điểm tiến độ các dự án này.

Ông băn khoăn trong 11 dự án thành phần của tuyến cao tốc phía Đông, tới nay mới có đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã hoàn thành.

Từ đó, ông nêu một số bài học kinh nghiệm. Chẳng hạn như trong giao nhiệm vụ “ai làm tốt nhất thì giao"; một nhà thầu thi công 3-4 km mà làm trong 2-3 năm tức là không đủ năng lực.

Thủ tướng trăn trở về quy định hiện hành với dự án hợp tác công tư (PPP). Thực tế cho thấy tại dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, hiện phần vốn nhà nước khoảng 60%, vốn ngoài nhà nước khoảng 40%, trong khi Luật đầu tư PPP (có hiệu lực sau khi dự án được thông qua) đang quy định vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng vốn đầu tư.

Thực hiện theo Luật thì sẽ bỏ lỡ gần 40% vốn của các nhà đầu tư trong dự án.

Một vấn đề khác được ông yêu cầu các bộ ngành cùng xem xét, đó là các dự án PPP (đối tác công tư) có đơn giá bình quân không quá 150 tỷ đồng/km đường, nhưng các dự án đầu tư công thì bình quân trên dưới 200 tỷ đồng/km…

Sau chuyến kiểm tra dự án cao tốc Bắc - Nam, mùng 6 Tết, Thủ tướng trực tiếp thị sát, kiểm tra tiến độ dự án sân bay Long Thành.

Tại buổi kiểm tra, Thủ tướng đã đánh giá cao nỗ lực của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có nhiều nỗ lực để triển khai ngay hạng mục san lấp mặt bằng.

Tuy nhiên Thủ tướng cũng lưu ý thời gian tới các Bộ, ngành liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau vì tiến độ hiện nay chậm.

Làm sao phải đảm bảo hoàn thành đưa vào khai thác sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong năm 2025. “Ai không làm được thì đứng sang một bên để người khác làm”, ông chỉ đạo.

Cùng ngày mùng 6 Tết, Thủ tướng trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2.

Khi nghe báo cáo về tiến độ dự án, đặc biệt là việc vướng mắc trong tìm kiếm nguồn vật liệu cát phục vụ thi công, Thủ tướng tỏ ra khá bức xúc.

Ông cho rằng Nghị quyết 60 và Nghị quyết 113 của Chính phủ đã mở ra nhiều hướng để giải quyết những vướng mắc về nguồn vật liệu cho các dự án cao tốc.

Tuy nhiên các địa phương đã giao mỏ đất, cát cho các tư nhân khai thác, quản lý. Khi nhà nước triển khai thi công cao tốc phải mua lại đất, cát của tư nhân với giá rất cao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trưởng làm việc với các địa phương trong việc cấp phép khai thác nguồn cát.

Thủ tướng chỉ rõ tình trạng nhiều chủ mỏ găm vật liệu trong lúc chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc, khiến cản trở tiến độ, nâng giá, gây cạnh tranh không lành mạnh và nảy sinh nhiều tiêu cực, tạo nguy cơ “mất tiền, mất thời gian, mất cán bộ”…

Đối với dự án cầu Mỹ Thuận 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là công trình có kỹ thuật cao, là cầu dây văng đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công và thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách trong nước.

“Chúng ta đã thi công xuyên Tết và tinh thần là xuyên tiếp. Tổ chức thay ca, thay kíp, 3 ca 4 kíp để đầy nhanh tiến độ. Song song với đẩy nhanh tiến độ là nâng cao chất lượng và kiểm soát an toàn lao động", Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt trong những ngày đầu năm mới.

1 Likes

Lễ khởi công dự án Đập dâng Phú Phong

16/02/2022

Ngày 15/02/2022, tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Đập dâng Phú Phong. Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (HOSE: C47) là nhà thầu thi công chính Gói thầu số 01-XL: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị toàn bộ công trình.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Bình Định thực hiện nghi thức khởi công dự án Đập dâng Phú Phong.

Tham dự buổi lễ về phía Trung ương có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành; Về phía tỉnh Bình Định có ông Hồ Quốc Dũng – Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương (UVBCHTW) Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ông Lê Kim Toàn – Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, các ông, bà nguyên Bí thư tỉnh ủy, Ông Nguyễn Phi Long – Ủy viên dự khuyết BCHTW Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành tỉnh Bình Định; Về phía Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định (Chủ đầu tư) có ông Tô Tấn Thi – Giám đốc; Về phía C47 có Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Ông Dương Minh Quang – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Ông Võ Trọng Hiếu – Thành viên HĐQT kiêmTrưởng Ban Kiểm toán nội bộ, Ông Nguyễn Hữu Hải – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, các ông, bà thành viên Ban Tổng Giám đốc, Trưởng phó các phòng chức năng trực thuộc Công ty; Đại diện đơn vị Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và đông đảo bà con nhân dân trong vùng dự án.

Đại biểu tham dự Lễ khởi công Đập dâng Phú Phong

Dự án Đập dâng Phú Phong có tổng mức đầu tư hơn 754 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 550 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương, dự kiến thi công trong thời gian 28 tháng.

Hạng mục chính của dự án Đập dâng Phú Phong là đập dâng, có kết cấu bằng bê tông cốt thép. Tổng chiều dài đập là 589m bao gồm phần đập có cửa van giữa sông rộng 350m, với 20 khoang có cửa, mỗi khoang rộng 15m, cửa van phẳng bằng thép vận hành bằng tời; phần đập tràn hai bên rộng 239m. Trên đập kết hợp cầu giao thông rộng 10m gồm 29 nhịp, dầm chính bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.

Công trình Đập dâng Phú Phong ngoài nhiệm vụ đảm bảo nguồn nước cấp tưới ổn định cho 450ha đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực, công trình còn kết nối giao thông 2 bờ sông Kôn, từ Quốc lộ 19 đến Quốc lộ 19B, đi sân bay Phù Cát và kết nối trung tâm huyện lỵ Tây Sơn với các xã phía bắc của huyện và các xã phía tây huyện Phù Cát, tạo điều kiện cho việc giao thương được thuận lợi và góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương. Đồng thời, dự án còn đảm nhận thêm nhiệm vụ điều hòa không khí, tạo nguồn cung cấp nước ngầm cho khu vực và góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững.

*/ Một số hình ảnh tại buổi Lễ khởi công Đập dâng Phú Phong

Ông Nguyễn Phi Long – Ủy viên dự khuyết BCHTW Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi lễ.

Ông Dương Minh Quang – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc C47 (nhà thầu thi công chính) phát biểu nhận lệnh thi công tại buổi lễ.

Thiết bị xe máy của C47 sẵn sàng thi công

1 Likes

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng 47 thăm, chúc tết và kiểm tra tiến độ thi công tại công trường HCN Đồng Mít nhân dịp đầu năm Nhầm Dần 2022

10/02/2022

Ngày 08/02/2022, ông Phạm Nam Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); ông Dương Minh Quang, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (HOSE: C47) đến thăm, chúc tết và kiểm tra tiến độ thi công trên Công trường hồ chứa nước Đồng Mít tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Ông Phạm Nam Phong (bên trái), Chủ tịch HĐQT và ông Dương Minh Quang (ở giữa) Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng 47 kiểm tra tiến độ thi công tại đập chính hồ Đồng Mít.

Công trình hồ chứa nước Đồng Mít được Bộ NN-PTNT phê duyệt Dự án đầu tư tại Quyết định số 3899/QĐ-BNN-XD ngày 29/9/2017; phê duyệt thiết kế kỹ thuật tại Quyết định số 3776/QĐ-BNN-XD ngày 27/09/2018. Hồ được xây dựng trên sông An Lão, tại làng Đồng Mít, xã An Trung, huyện An Lão, tỉnh Bình Định, có tổng mức đầu tư hơn 2.140 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 02/2019. Mục tiêu của công trình là tạo hồ chứa có dung tích gần 90 triệu m3 để cung cấp nước vào mùa khô cho 6.742 ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 276.000 người; cấp nước cho công nghiệp 230ha; cấp nước nuôi trồng thủy sản; cắt giảm lũ cho hạ lưu; cấp nước cải thiện môi trường sinh thái và chống xâm nhập mặn cho hạ lưu… góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Hạ lưu Đập chính Công trình hồ chứa nước Đồng Mít

Đến thời điểm hiện tại, C47 (nhà thầu đứng đầu Liên danh) đã thi công hoàn thành hơn 351 nghìn m3 bê tông đầm lăn (vượt 15 ngày so với kế hoạch), hơn 94 nghìn m3 bê tông CVC (bê tông thường), đào hơn 1.300 nghìn m3 đất đá các loại. Đập chính đạt cao trình thiết kế là 105,0m; Tràn xả lũ đã thi công xong trụ tràn đến cao trình 105,0m, mặt tràn đã hoàn thành đến cao trình 86.1m; Cống xả cạn, cống xả sâu cũng đã hoàn thành đến cao trình thiết kế; Bê tông mặt đập và dầm cầu giao thông cũng được hoàn thành trước tết Nhâm Dần.

Tới thăm và chúc Tết Cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại công trình; Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc thay mặt Ban lãnh đạo công ty gửi lời khen ngợi, động viên và cảm ơn những cố gắng của toàn thể người lao động đang làm việc tại đơn vị đã luôn phấn đấu, đồng tâm hiệp lực, không quản ngại thi công ngày, đêm để hoàn thành các hạng mục công trình vượt tiến độ đề ra, đảm bảo an toàn và chất lượng.

Thời gian tới, C47 sẽ tiếp tục triển khai thi công các phần việc còn lại như đắp đất hạ lưu bờ phải và bờ trái, lắp đá bó vỉa, lát đá hành lang đi bộ và lan can mặt đập, đảm bảo tiến độ bàn giao công trình theo đúng kế hoạch.

2 Likes

C47 1 nhà thầu vốn ĐL dưới 300 tỏi mà thi công những công trình trên 1 ngàn tỏi rất bình thường và tiềm năng của nó còn nhiều thứ để kể lắm :joy:

2 Likes

PE ngành xây lắp như FCN HBC CTD ko dưới 3x. AE cứ nhân PE dự phóng 14 ra giá mục tiêu nhé, hiện tại PE của C47 mới có 10 :innocent:

2 Likes

Loạt dự án giao thông kết nối cụm trọng điểm Đông Nam Bộ sắp khởi công, kinh tế 4 tỉnh thành này đã mạnh càng thêm mạnh

08:18 | 15/02/2022[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3 TP HCM, cầu Phước An, mở rộng cao tốc Long Thành - Dầu Giây là những dự án giao thông lớn, kỳ vọng tăng tính kết nối giữa TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

4 tỉnh thành Đông Nam Bộ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của cả nước nhiều năm qua.

Trong khi TP HCM được coi là “đầu tàu” kinh tế, đóng góp GDP nhiều nhất với khoảng 22,3%, thì Bình Dương, Đồng Nai nổi bật với mũi nhọn phát triển công nghiệp. Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu cảng Cái Mép - Thị Vải - dự kiến sẽ trở thành “siêu cảng” ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giai đoạn tới, nhiều dự án giao thông hàng nghìn tỷ đồng đi qua các tỉnh thành này sẽ được triển khai, kỳ vọng thúc đẩy thêm sự phát triển chung của vùng kinh tế quan trọng nhất nhì cả nước.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối các KCN từ Bình Dương qua Đồng Nai đến cụm cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Đây cũng được coi là trục giao thông quan trọng bậc nhất trong kết nối vùng Đông Nam Bộ.

Dự án có điểm đầu tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), điểm cuối tại Km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tổng chiều dài tuyến đường hơn 53 km, trong đó đoạn qua TP Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai dài 34,2 km; đoạn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 19,5 km.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ báo cáo tiền khả thi giai đoạn 1 dự án này. Bộ kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 của cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là 17.837 tỷ đồng, được đề xuất đầu tư công, dự kiến hoàn thành dự án vào năm 2025.

Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đường tô màu đỏ). (Nguồn: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050).

Nhìn trên bản đồ hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đường tô màu đỏ) có thể thấy đoạn này chạy song song Quốc lộ 51. Quốc lộ 51 vốn được coi là con đường huyết mạch nối TPHCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu hiện đã quá tải, thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng. Vì thế cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51.

Cũng giống như Quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi qua sân bay Long Thành (dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025), cắt hai cao tốc lớn là TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Dự án còn chạy qua nhiều khu công nghiệp (KCN) lớn khác của Đồng Nai như KCN Nhơn Trạch, KCN Long Thành, KCN Long Đức, KCN An Phước,… và đặc biệt là các cụm cảng Cái Mép - Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Như vậy có thể thấy khi hoàn thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ giúp nâng cao khả năng kết nối giao thông, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ các khu kinh tế công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

Vành đai 3 TP HCM chạy qua 4 tỉnh thành

Vành đai 3 TP HCM (đường màu đỏ) chạy qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. (Nguồn: Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 của TP HCM).

Một trong những tuyến đường huyết mạch nối TP HCM với các tỉnh quan trọng phải nhắc đến dự án Vành đai 3 dài hơn 90 km (đoạn qua TP HCM là 47,62 km; Bình Dương 25,93 km; Đồng Nai 11,3 km; Long An 6,8 km).

Dự án chia làm 4 đoạn lớn gồm: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - quốc lộ 22 và quốc lộ 22 - Bến Lức. Hiện tuyến đường đã đầu tư được 16,3 km trên địa bàn Bình Dương.

Xét về kinh tế, dự án là trục vành đai mang tính chất liên kết vùng, thu hút đầu tư về TP HCM và các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

Theo thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau cuộc họp hồi tháng 1 đầu năm về dự án Vành đai 3 và 4 TP HCM, Vành đai 3 TP HCM sẽ đầu tư công.

TP HCM có nhiệm vụ hoàn thiện dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Giai đoạn một, Vành đai 3 được nghiên cứu đầu tư dài hơn 76 km, do tạm thời không tính đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn, dài 15 km đi qua Bình Dương đã làm 6 làn xe. Toàn bộ phần còn lại trong giai đoạn một sẽ làm 4 làn cao tốc và đường song hành hai bên. Trong đó bao gồm cả dự án 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, dài khoảng 8 km đang đầu tư sẽ được bổ sung các hạng mục để đảm bảo đồng bộ với toàn tuyến.

Hiện, tổng mức đầu tư giai đoạn một Vành đai 3 ước tính hơn 85.400 tỷ đồng.

Cầu Phước An nối Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 4.800 tỷ

Vị trí xây cầu Phước An nối Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu. (Nguồn: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050).

Cầu Phước An bắc qua sông Thị Vải nối đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải đến đường vào cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) dự kiến được khởi công vào quý III năm nay.

Dự có tổng chiều dài là 4,3km, trong đó phần cầu vượt sông Thị Vải dài 3,5 km; đường dẫn trên tuyến 248 m, đường dẫn kết nối với đường xuống cảng Phước An dài khoảng 605 m và hoàn chỉnh phạm vi nút giao với đường vào cảng Phước An. Phần cầu dẫn có chiều rộng 23,5 m, cầu chính rộng 27 m. Tổng mức đầu tư là 4.879 tỷ đồng.

Dự án kết nối khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải với khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ qua hệ thống đường cao tốc trong khu vực (cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây).

Cây cầu khi hoàn thành sẽ tăng thêm lợi thế của cụm cảng Cái Mép -Thị Vải, thúc đẩy kết nối, vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cụm cảng này và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cả vùng Đông Nam Bộ.

Mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây

Dự án mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài khoảng 23,76 km. Đoạn tuyến được đề xuất đầu tư mở rộng có điểm đầu (Km0+800) tại vị trí sau nút giao An Phú, thuộc phường An Phú, quận Thủ Đức (TP Thủ Đức), TP HCM. Điểm cuối (Km24+558) tại vị trí giao dự kiến với cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu, thuộc thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Hồi tháng 10/2021, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận có tờ trình đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đề xuất mở rộng dự án này sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh cho đoạn tuyến đề xuất mở rộng chưa gồm lãi vay vào khoảng 16.379 tỷ đồng, tương đương 715,9 triệu USD. Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 5 năm sau khi hiệp định vay cho dự án có hiệu lực (từ năm 2021 đến năm 2025).

1 Likes

Phục hồi kinh tế không thể chần chừ!
Chính phủ đang triển khai quyết liệt Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để đưa nền kinh tế phục hồi hiệu quả, phát triển bền vững.

2 Likes

Anh Linh, đầu tư công ngoài KSB thì TCD ổn không anh? Hay nên tập trung vào các DN hưởng lợi từ sân bay long thành, cao tốc bắc nam ạ.

Ngon cả ,tùy size mà chiến thôi TCD cũng sẽ test lại đỉnh mà :slight_smile:

1 Likes

Bình Dương đầu tư gần 50.000 tỷ vào hạ tầng, sắp mở rộng Quốc lộ 13 và làm cao tốc kết nối với TP HCM

21:48 | 14/02/2022[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Trong danh mục các dự án giao thông trọng điểm ưu tiên triển khai giai đoạn đến 2025, có mở rộng Quốc lộ 13, đường vành đai 3 TP HCM đoạn Bình Chuẩn - sông Sài Gòn; vành đai 4 TP HCM; đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Dương bố trí gần 50.000 tỷ đồng cho đầu tư công. Trong giai đoạn này, tỉnh Bình Dương dự kiến bố trí 40 dự án, công trình trọng điểm quan trọng về hạ tầng giao thông với tổng vốn hơn 13.821 tỷ đồng.

Khởi công trong năm nay phải kể đến dự án mở rộng Quốc lộ 13 dài 12,7 km lên 8 làn xe với kinh phí hơn 1.300 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Ngoài ra, trên quốc lộ 13 còn xây dựng cầu vượt qua nút giao thông Hữu Nghị - ngã tư Bình Hòa, với quy mô dài 880m rộng 17m; cầu vượt ngã tư Hòa Lân dài 646m, rộng 17m; xây dựng mở rộng cầu Tân Phú thêm 1 đơn nguyên hướng từ TP HCM đi thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nâng tổng chiều rộng cầu lên 40,5m.

Trên quốc lộ 13 cũng có thêm hai dự án giao thông quan trọng của tỉnh chống ùn tắc giao thông gồm hầm chui ngã 5 Phước Kiến và ngã tư Chợ Đình. Hai dự án này đang được hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để giải phóng mặt bằng tổ chức thi công.

Một dự án giao thông quan trọng vừa được khởi công là đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Phú có tổng mức đầu tư trên 965 tỷ đồng.

Đây là tuyến đường tạo lực kết nối các huyện, thị phía bắc của tỉnh với chiều dài 12,15 km gồm điểm đầu tuyến là cầu Tam Lập - ranh giới giữa huyện Phú Giáo và huyện Bắc Tân Uyên, điểm cuối tuyến là ranh giới giữa huyện Phú Giáo và huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước.

Đường được thiết kế 6 làn xe với vận tốc 80 km/giờ. Sau khi hoàn thành tuyến đường trên góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hóa giữa hai tỉnh Bình Dương - Bình Phước và vùng Đông Nam Bộ.

Trong danh mục các dự án giao thông trọng điểm ưu tiên triển khai giai đoạn đến 2025, còn có đường vành đai 3 TP HCM đoạn Bình Chuẩn - sông Sài Gòn; vành đai 4 TP HCM; đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; tuyến đường trục chính Đông Tây, đoạn từ Quốc lộ 1A (bến xe Miền Đông mới) đến giáp Quốc lộ 1K; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); đường từ Huỳnh Văn Lũy đến đường Đồng Cây Viết (đường Liên khu 1-5); nâng cấp, mở rộng đường phân khu ĐX 144, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một.

2 Likes

Yếu tố quan trọng này giúp Chính phủ “mạnh tay” đầu tư 94.000 tỷ đồng vào Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội

15-02-2022 - 19:31 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

[Chia sẻ7](javascript::wink:

BÁO NÓI - 2:50

Yếu tố quan trọng này giúp Chính phủ “mạnh tay” đầu tư 94.000 tỷ đồng vào Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội

Dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô sau khi hoàn thành sẽ tăng cường khả năng kết nối liên vùng, tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Samsung sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD vào Thái Nguyên

Samsung sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD vào Thái Nguyên

  • Chân dung đại gia Ấn Độ rót vốn chục tỷ đô vào công viên dược ở Việt Nam

Chân dung đại gia Ấn Độ rót vốn chục tỷ đô vào công viên dược ở Việt Nam

  • Xăng dầu tăng giá: Ngư dân, doanh nghiệp vận tải ngắc ngoải

Xăng dầu tăng giá: Ngư dân, doanh nghiệp vận tải ngắc ngoải

Theo báo cáo tóm tắt dự án, đường vành đai 4 có chiều dài 112,8 km, điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, trong đó, Hà Nội là dẫn đầu với 58,2 km đường Vành đai. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021-2028.

Với kế hoạch dự án như vậy, Hà Nội hiện rất quyết tâm hoàn thành dự án này khi chi tới hơn 94.000 tỷ đồng. Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, tuyến đường khi hoàn thành góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường, tăng cường khả năng kết nối liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hơn nữa, dự án sau khi hoàn thành sẽ giúp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng. Theo quy hoạch giao thông vận tải TP. Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, đến năm 2030 cần đạt từ 20-26% tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông; 4,0-6,5 km/km2 mật độ mạng đường.

Tuy nhiên, tính đến hết năm 2020, 2 con số này mới đạt được vỏn vẹn lần lượt 10,07% và 1,7 km/km2; tương đương chưa đến 50% kế hoạch. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng ô tô đạt 10,2%/năm, xe máy đạt 6,7%/năm, trong khi diện tích đất dành cho giao thông chỉ tăng khoảng 0,35% năm.

Vì thế, áp lực về mặt giao thông là rất lớn. Theo UBND TP. Hà Nội, giao thông trên các tuyến chủ yếu hiện nay như đường vành đai 3 ở Hà Nội đã có dấu hiệu tắc nghẽn, vì thế, việc xây dựng vành đai 4 là đòi hỏi rất thúc bách và phù hợp với quy hoạch. Dự án sẽ góp phần kết nối các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm mà hiện nay đường vành đai 3 đang đảm nhiệm và đã quá tải trầm trọng.

Yếu tố quan trọng này giúp Chính phủ “mạnh tay” đầu tư 94.000 tỷ đồng vào Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội - Ảnh 1.

Khi các vấn đề về giao thông được giải tỏa, không gian được mở rộng, các tuyến đường hướng tâm sẽ được kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa, quỹ đất lớn được tận dụng để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho cho người dân trong vùng…

Trong buổi hội thảo “Tham gia ý kiến với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng thủ đô” ngày 14/2/2022, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chia sẻ 60% tuyến đường vành đai là đi trên cao sau khi nhận được sự đồng tình từ các địa phương.

2 Likes

HHV báo lãi sau thuế năm 2021 tăng gấp 6 lần

  • 10/02/2022

(VNF) – Công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) đã công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý IV/2021, ghi nhận doanh thu riêng của công ty mẹ là 417 tỷ đồng, tăng mạnh 123% so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ quy mô doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế riêng của công ty mẹ cũng tăng tương ứng so với cùng kỳ năm 2020.

HHV báo lãi sau thuế năm 2021 tăng gấp 6 lần.

Theo báo cáo tài chính, HHV công bố doanh thu riêng năm 2021 đạt 979 tỷ đồng, tăng đến 79,7% so với năm 2020 nhờ đẩy mạnh hoạt động thi công xây lắp thông qua việc ký kết và thực hiện các gói thầu của các dự án như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Cam Lâm – Vĩnh Hảo,…

Ngoài ra, trong năm 2021 HHV ghi nhận doanh thu tài chính 43,7 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2020. Nhờ doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế riêng năm 2021 cũng tăng mạnh so với năm trước, đạt 228 tỷ đồng (gấp 6 lần lợi nhuận sau thuế năm 2020), tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu đạt 23.3%.

Đáng chú ý, doanh thu hợp nhất kỳ lũy kế cả năm 2021 đạt 1.859 tỷ đồng, tăng 54,6% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất nhờ đó cũng tăng trưởng tướng ứng với 292 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước.

Lợi nhuận sau thuế riêng HHV tăng mạnh gần 460% so với năm 2020

HHV vẫn đang tập trung đầu tư vào các trụ cột chính là hoạt động quản lý vận hành, đầu tư, xây dựng công trình giao thông và đầu tư tài chính. Khi không còn các biện pháp ngăn sông cấm chợ do dịch bệnh Covid-19, lưu lượng xe tại các trạm thu phí trở lại bình thường cho doanh thu ổn định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu liên danh nhà đầu tư, ngày 5/2/2022

Thời gian vừa qua, HHV cùng công ty mẹ là Tập đoàn Đèo Cả đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm trên khắp cả nước như cầu Cửa Lục 1 (cầu Tình Yêu), hầm Bao Biển tại Quảng Ninh, thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận… Một số gói thầu lớn tại các dự án khác như hầm Thung Thi thuộc dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, hầm Trường Vinh thuộc dự án Nghi Sơn – Diễn Châu,… cũng đang được triển khai đúng tiến độ.

Đáng chú ý, liên danh nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu cũng đã trúng thầu dự án PPP cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo. Hiện nay hơn 1.000 cán bộ, công nhân, kỹ sư, và hàng trăm máy móc thiết bị… được tập kết về công trường đồng loạt triển khai các mũi thi công phần đường, hạng mục cầu và hầm. Các hoạt động đầu tư tài chính, thi công HHV đã và đang triển khai được kỳ vọng sẽ sớm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu liên danh nhà đầu tư, ngày 5/2/2022

Theo các chuyên gia dự báo, bước sang năm 2022, các doanh nghiệp ngành xây dựng, đầu tư hạ tầng được nhận định là có nhiều triển vọng tích cực. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng trong đó hướng tới 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam với tổng chiều dài dự kiến là 729km. Nhờ làn sóng đầu tư công của chính phủ, đây là dư địa lớn và cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp hạ tầng uy tín và nhiều kinh nghiệm như HHV.

Theo Tiến sĩ Vũ Bằng – Nguyên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường cao tốc, HHV đã khẳng định vị thế của mình thông qua việc hoàn thành nhiều công trình quan trọng như chuỗi hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân, cao tốc Bắc Giang – Lạng sơn, mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, và sắp tới là hàng loạt cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã và đang chuẩn bị đầu tư…

“Năng lực triển khai dự án của HHV đã được khẳng định trên thị trường, cùng với thế mạnh về quản trị, nhân lực, đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật; đặc biệt vai trò và uy tín của người đứng đầu sẽ là cơ sở tạo dựng niềm tin và tương lai phát triển của HHV trên thị trường chứng khoán”, Tiến sĩ Vũ Bằng nhận định.

2 Likes

thép càng về chiều càng tăng mạnh, vòng này tập trung HSG nhé cả nhà :smiley:

2 Likes
3 Likes

Lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt

16-02-2022 14:28:17+07:00

31 phút trước [ 0](javascript:void(0))

Lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt trong tháng 1/2022 khi giá thực phẩm và năng lượng suy yếu. Điều này mang lại cho Bắc Kinh khoảng trống để kích thích nền kinh tế đang suy yếu.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 9.1% so với cùng kỳ, giảm từ mức 10.3% trong tháng 12/2021, dữ liệu chính thức cho thấy trong ngày 16/02. Đồng thời, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lại ở mức 0.9%. Cả hai chỉ số này đều thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg.

Đà giảm tốc của lạm phát trong những tháng gần đây giúp NHTW Trung Quốc có thêm khoảng trống cắt giảm lãi suất và bơm thanh khoản vào nền kinh tế. Bắc Kinh đã chuyển sang hướng hỗ trợ tăng trưởng vào cuối năm 2021 khi thị trường bất động sản suy yếu và dịch bệnh tái bùng phát. Nhiều chuyên gia dự báo NHTW Trung Quốc có thể giảm lãi suất trong vài tháng tới.

“Dữ liệu lạm phát cho thấy nhu cầu suy yếu và sự gián đoạn về nguồn cung đã cải thiện phần nào”, Xing Zhaopeng, Chiến lược gia về Trung Quốc cấp cao tại Australia & New Zealand Banking Group, cho hay. “PBoC có đủ khoảng trống để nới lỏng tiền tệ”.

Trong ngày 16/02, Thống đốc NHTW PBoC Yi Gang cho biết chính sách tiền tệ sẽ vẫn theo hướng hỗ trợ cho nền kinh tế. Ông kỳ vọng nền kinh tế sẽ trở lại mức tăng trưởng tiềm năng trong năm nay.

Giá thép, than đá và các hàng hóa công nghiệp khác suy giảm trong tháng 1/2022, qua đó kéo giảm chi phí mua các hàng hóa công nghiệp, Dong Lijuan, Chuyên gia thống kê cấp cao tại Cục Thống kê Quốc gia, cho biết.

Sự suy giảm kéo dài của chỉ số PPI làm giảm áp lực đối với các nhà sản xuất và họ có thể không cần phải chuyển phần tăng chi phí cho người tiêu dùng. Đây là một thông tin tốt với triển vọng lạm phát toàn cầu. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều bất ổn, nhất là giá dầu đã có bước tăng vọt vì căng thẳng Nga-Ukraine.

“Chúng tôi kỳ vọng giá sản xuất sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2022, trong khi giá dầu vẫn là yếu tố khó lường nhất”, Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô và chiến lược tại China Renaissance Securities Hong Kong, cho hay.

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp trong tháng 1/2022, dù rằng nhu cầu mua sắm tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán. Điều này chủ yếu do giá thực phẩm giảm 3.8% trong tháng 1/2022, vì đà lao dốc 41.6% của giá thịt heo. Giá rau cũng giảm 4.1% so với cùng kỳ.

Lạm phát lõi – loại trừ giá thực phẩm và năng lượng – tăng 1.2%, tương đương với mức của tháng 11 và 12/2021. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang khá ảm đạm.

1 Likes

TS quan tâm lạm phát TQ vì đơn giản khi lạm phát thấp, TQ sẽ có dư địa nới lỏng tiền tệ và đó là cơ hội cho nhiều của VN như thép, hóa chất …

4 Likes

TP HCM kiến nghị Chính phủ gỡ vướng 13 dự án giao thông hơn 175.000 tỷ đồng

08:14 | 15/02/2022

Like

Chia sẻ

Trong số 13 dự án giao thông được TP HCM kiến nghị có 4 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 9 dự án đang thực hiện. Tổng mức đầu tư của các dự án này là hơn 175.000 tỷ đồng.

Mới đây, Sở GTVT TP HCM đã rà soát, tổng hợp 13 dự án giao thông có vướng mắc, khó khăn trên địa bàn để chuyển hồ sơ cho Sở KH&ĐT TP xem xét tổng hợp, báo UBND TP để kiến nghị Thủ tướng, theo Pháp luật TP HCM.

Theo Sở GTVT TP HCM, trong số 13 dự án còn khó khăn có 4 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 9 dự án đang thực hiện. Tổng mức đầu tư của 13 dự án được kiến nghị này là hơn 175.000 tỷ đồng.

Cụ thể, về các dự án chuẩn bị đầu tư, đứng đầu danh sách là công trình BT cầu đường Bình Tiên (nối quận 8 và huyện Bình Chánh) với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.

Ngày 28/2/2020, UBND TP có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp tổ công tác về đầu tư trên địa bàn TP. Theo đó, các cơ quan chức năng cần làm việc để thống nhất với nhà đầu tư về hình thức đầu tư dự án cầu Bình Tiên.

Từ đó tham mưu, đề xuất UBND TP theo hướng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách TP hoặc theo hình thức BT theo đúng quy định tại Nghị định 63/2018. Tuy nhiên, đến nay mọi việc chưa có tiến triển.

“Đề nghị Sở KH&ĐT rà soát, tổng hợp báo cáo UBND TP xem xét, báo cáo Thủ tướng về tình hình thực hiện và thủ tục tiếp theo”, Sở GTVT cho hay.

Dự án thứ hai là công trình xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD tại phường Long Bình, TP Thủ Đức, tổng vốn đầu tư 6.200 tỷ đồng. Cuối năm 2021, Sở GTVT đã có báo cáo về việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay chưa có động thái mới.

Dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài (gần 16.000 tỷ đồng). Hồi cuối năm 2021, UBND TP đã kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ hơn 5.901 tỷ đồng cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhưng chưa có hồi đáp.

TP HCM kiến nghị Chính phủ gỡ vướng 13 dự án giáo thông hơn 175.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Dự án đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đi qua Bình Dương. (Ảnh: Người lao động).

Đối với dự án đường vành đai 3 TP HCM có tổng mức dự toán 75.777 tỷ đồng. TP cũng đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo bố trí nguồn vốn trung ương với kinh phí gần 40.000 tỷ đồng và các cơ chế chính sách đặc thù để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện. Dự kiến dự án hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến trong năm 2026.

Bên cạnh đó, nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn TP đang thực hiện và gặp một số khó khăn, TP kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ.

Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành- Suối Tiên), TP kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TP HCM sử dụng ngân sách TP để hỗ trợ kinh phí đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ của Công ty TNHH một thành viên đường sắt TP HCM trong giai đoạn chuẩn bị vận hành khai thác thương mại tuyến.

Công trình đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình) là dự án trọng điểm giải tóa ách tắc sân bay Tân Sơn Nhất, vốn đầu tư gần 4.850 tỷ đồng. TP kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện trước việc bàn giao mặt bằng khu đất khoảng 11,8 ha đất quốc phòng với hình thức Bộ Quốc phòng chuyển giao cho địa phương quản lý để thực hiện dự án.

Dự án đường Vành đai 2 đoạn kết nối từ Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 (tổng mức đầu tư hơn 2.760 tỷ đồng theo hình thức BT). Hiện dự án đang tạm dừng thi công từ tháng 3/2020. Nguyên nhân chính là do vướng mặt bằng và quỹ đất thanh toán theo hợp đồng BT.

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn, vốn hơn 4.900 tỷ đồng đang gặp khó về mặt bằng, chồng ranh với một số dự án khác và một số vướng mắc khác. Hiện dự án cơ bản hoàn thành 100% trục đường chính; 93% trục đường song hành bên phải và 74% trục đường song hành bên trái.

Công trình cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 2), vốn hơn 2.380 tỷ đồng, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TP có văn bản cho phép ngưng thực hiện dự án theo hình thức BOT. Sở này cho rằng cơ quan chức năng cần chủ động làm việc, trao đổi nghiệp vụ với Bộ KH&ĐT để được hướng dẫn các thủ tục liên quan về dự án.

Dự án đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến dường vành đai 2 (tổng vốn hơn 869 tỷ đồng), gặp vướng mắc liên quan đến việc giao đất thanh toán hợp đồng BT.

Cầu Thủ Thiêm 2 cũng gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và xác định giá đất để làm cơ sở thanh toán hợp đồng BT. Nếu các vướng mắc được sớm tháo gỡ, dự án sẽ hoàn thành trước ngày 30/4 tới.

Ngoài ra, trong các dự án đang thực hiện và gặp khó khăn, có hai dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (tổng vốn hơn 8.260 tỷ đồng). Dự án khởi công vào tháng 2/2014 nhưng tạm ngưng thi công từ tháng 2/2017 do vướng mặt bằng (hiện đạt khoảng 85% khối lượng). TP kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt giá đất, làm cơ sở thanh toán khối lượng thực hiện theo hợp đồng BT.

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc và hoàn thiện đường trục bắc nam trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (có vốn hơn 2.460 tỷ đồng). Dự án được khởi công vào tháng 6/2015, tạm ngưng thi công từ 10/2018 do vướng mặt bằng (hiện đạt khoảng 75% khối lượng). TP kiến nghị Thủ tướng giải quyết khó khăn liên quan đến hợp đồng BT dự án.

2 Likes

Chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch rồi, C47 hưởng lợi cả đầu tư công lẫn mảng khách sạn khi du lịch phục hồi :slight_smile:

Chính phủ đồng ý mở cửa hoàn toàn du lịch từ 15/3

3 Likes

Mã C4G dc k ad