Kịch bản khi VNINDEX điều chỉnh 15-20đ

, , , ,

VNINDEX kết thúc phiên giao dịch cuối tuần bằng việc tăng nhẹ 5,3đ lên mốc 1175,67đ với thanh khoản thấp hơn trung bình 10 phiên giao dịch gần nhất. Điểm nhấn là dòng tiền của khối ngoại đổ vào ồ ạt ở 5 phút cuối phiên hấp thụ lực cung ở một vài cố phiếu thuộc nhóm ngành Thép, BĐS.

Giai đoạn này dòng Bank đang có những động thái tích lũy sideway thì dòng tiền xoay tua ở các nhóm ngành và chỉ tập trung vào một số cổ phiếu mạnh nhất của các nhóm ngành như:
Chứng khoán: HCM BSI SSI…
BĐS: PDR NLG…
Thép: NKG HSG HPG…
Hóa chất: CSV LAS…

Vì vậy mang đến trạng thái mua các cổ phiếu cùng nhóm ngành nhưng không mua đúng cổ phiếu mà dòng tiền lựa chọn thì cũng không kiếm được lợi nhuận. Mặt khác thị trường đang có khả năng test lại đường trend line giảm nối từ đỉnh 1530đ (ngày 04/4/2022) - 1255đ (ngày 07/9/2023) - 1181đ (ngày 19/01/2024).

Hỗ trợ hiện tại của thị trường là vùng 1160-1165đ±. Trường hợp test lại không thành công sẽ hình thành mâu hình 2 đỉnh trong chart 1H thì lúc đó tại điểm test lại khoảng 1180đ± thì VNINDEX có thể điều chỉnh từ 15-20 về mốc 1160-1165đ±. Đó là kịch bản xấu NĐT nên lường trước để quản trị rủi ro cho tài khoản của mình trong những phiên giao dịch của tuần sau.

Chi tiết anh chị NĐT xem tại video dưới đây :point_down: :point_down: :point_down:
Chứng khoán hôm nay | Nhận định thị trường: CẢNH BÁO về nhịp rũ bỏ sắp tới, Hãy chọn cổ phiếu LEADER
:point_up_2: :point_up_2: :point_up_2: :point_up_2: :point_up_2:

Sau khi hoàn thành tái cấu trúc tài chính, đưa dư nợ trái phiếu về 0, Phát Đạt xác định sẽ tập trung bán hàng để có dòng tiền nhanh, không đầu tư dàn trải. Từ cuối quý III, công ty đã gần như hết khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và không tăng thêm trong quý IV.

Tập trung bán hàng để có dòng tiền nhanh

Theo BCTC hợp nhất quý IV/2023, Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) đã tất toán xong các khoản nợ trái phiếu, dự nợ vay giảm từ 4.440 tỷ đồng xuống 3.105 tỷ đồng.

Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành bất động sản, tín dụng siết chặt từ nửa cuối 2022, công ty đối diện với áp lực lớn khi hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong năm. Do vậy, công ty phải dồn toàn lực cho việc tái cấu trúc tài chính, mua lại trái phiếu trước hạn, huy động vốn từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ trả nợ để đưa dư nợ trái phiếu từ hơn 2.800 tỷ đồng cuối quý III/2022 về 0.

Ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc chia sẻ Phát Đạt vừa trải qua “cơn bạo bệnh”, đã nỗ lực “trị bệnh” đúng cách, đúng hướng và bắt đầu phục hồi.

Trong năm 2024, doanh nghiệp sẽ tiếp tục củng cố nền tảng, lựa chọn và xây dựng chiến lược mới phù hợp. Trong đó, yêu cầu trọng tâm là tập trung bán hàng để có dòng tiền nhanh và tuyệt đối không dàn trải. Phát Đạt có ít nhất 6 dự án hội đủ điều kiện tốt nhất để tung ra thị trường với tổng doanh thu dự kiến 40.000 tỷ đồng. Sản phẩm trọng tâm là căn hộ và đất nền, ngoài ra còn có bất động sản du lịch.

Lãnh đạo Phát Đạt cũng nhìn nhận chưa thể kỳ vọng thị trường ngay lập tức sôi động trở lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn quyết tâm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và thiết lập mục tiêu kỳ vọng khả quan dựa trên yếu tố vĩ mô bắt đầu mở rộng hơn cho bất động sản từ chính sách thúc đẩy phục hồi kinh tế đến việc hạ lãi suất cho vay.

Đồng thời, công ty tập trung phát triển dự án ở khu vực tiềm năng như Bình Dương, Bình Định, Đà Nẵng, Vũng Tàu…; nhắm đến phân khúc vừa túi tiền của khách hàng có nhu cầu thật; chuẩn bị tính pháp lý dự án và đồng hành với ngân hàng, đối tác tài chính trong chính sách bán hàng.

Tại thời điểm cuối năm 2023, công ty gần như hết khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn, chỉ còn 3,6 tỷ đồng. Đây là khoản tiền người mua hàng trả trước để nhận nhà trong tương lai, được xem là “của để dành” của các công ty bất động sản. Thời điểm đầu năm, Phát Đạt còn 1.239 tỷ đồng người mua trả tiền trước, chủ yếu từ Công ty TNHH Bất động sản Vega (938 tỷ đồng) và dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội (298 tỷ). Song, khoản này đã giảm về 196 tỷ vào cuối quý II và 3,6 tỷ vào cuối quý III.

Có lãi quý IV nhờ bán công ty con

Về hoạt động kinh doanh, quý IV/2023, công ty ghi nhận doanh thu 68 tỷ đồng, gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Công ty không ghi nhận doanh thu chuyển nhượng bất động sản trong kỳ, nguồn thu đến từ hoạt động dịch vụ và cho thuê bất động sản đầu tư.

Doanh thu tài chính gấp 25,7 lần lên 421 tỷ đồng, riêng lãi chuyển nhượng cổ phần công ty con là 415 tỷ đồng. Nhờ đó, công ty có lãi ròng 282 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 267 tỷ cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, Phát Đạt đã chuyển nhượng toàn bộ 99,8% vốn Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Phát Đạt. Theo công bố trước đó, giá chuyển nhượng không thấp hơn 130% mệnh giá. Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Phát Đạt Holdings – công ty do ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT PDR, làm Chủ tịch HĐQT.

Tại thời điểm cuối năm, Phát Đạt ghi nhận số dư liên quan nghiệp vụ chuyển nhượng cổ phần với Công ty TNHH Phát Đạt Holdings là 1.413 tỷ đồng, thu tiền chuyển nhượng 441,2 tỷ đồng.

Ngược lại, công ty rót 1.602 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Bất động sản đầu tư và phát triển cao ốc Bình Dương (Cao ốc Bình Dương) để duy trì tỷ lệ sở hữu 99,5% khi công ty con này tăng vốn từ 1.010 tỷ đồng lên 2.620 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm, công ty địa ốc báo cáo doanh thu giảm 59% xuống 618 tỷ đồng; lợi nhuận ròng 684 tỷ đồng, giảm 40% so với 2022.

Tại thời điểm 31/12/2023, Phát Đạt có 21.070 tỷ đồng tổng tài sản, giảm gần 1.800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 5.650 tỷ xuống 4.117 tỷ đồng, khoản đầu tư vào công ty liên kết giảm từ 1.773 tỷ đồng xuống 1.199 tỷ đồng do thoái 27,86% vốn Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn – KL (giá trị góp vốn 643 tỷ đồng). Ngược lại, tiền và tương đương tiền cuối năm tăng từ 262 tỷ lên 505 tỷ đồng.

ABS Research dự báo dòng tiền trên thị trường chứng khoán năm 2024 sẽ ổn định hơn năm 2023, trong đó, dòng tiền nội sẽ là dòng tiền chính tham gia thị trường nhờ yếu tố lãi suất thấp.

Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán An Bình (ABS Research) dự báo dòng tiền của thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024 sẽ ổn định hơn năm 2023 và có xu hướng gia tăng thanh khoản giao dịch. Trong đó, dòng tiền nội sẽ là dòng tiền chính tham gia thị trường nhờ yếu tố lãi suất thấp.

Theo nhóm phân tích này, mức lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm hiện tại phổ biến trong khoảng 4,2-5,7%/năm, tương đương P/E 17,5-23,8x, cao hơn mức định giá của VN-Index. Ngoài ra, xu hướng lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp trong ít nhất nửa đầu năm 2024 do nhu cầu tín dụng chưa hồi phục ngay và thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn dồi dào. Với việc tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp dự kiến cải thiện trong 2024, kênh gửi tiền tiết kiệm sẽ càng sinh lời kém hơn so với đầu tư cổ phiếu.

Với triển vọng kinh tế dần hồi phục tích cực trong năm 2024, lãi suất duy trì ở mức thấp kỷ lục, xuất nhập khẩu phục hồi tốt hơn 2023, ABS dự báo VN-Index năm 2024 sẽ tăng vượt đỉnh năm 2023 và hướng tới mục tiêu 1.320– 1.358 điểm.

Trong kịch bản tích cực, ABS cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi nối tiếp từ năm 2023, đạt mức tăng trưởng 15-20% so với đầu năm. Dự báo thị trường tiếp tục hướng tới chinh phục vùng đỉnh trung hạn của năm 2023 tại 1.256 điểm thời điểm giữa quý II/2024, và tiếp tục hướng tới vùng giá 1.320-1.358 (và có thể lên tới 1.390 điểm) trong thời gian nửa cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nên giải ngân tại các vùng hỗ trợ trung hạn của VN-Index tại 1.130 và 1.080 điểm trong những nhịp điều chỉnh của thị trường và hạ tỷ trọng ở các ngưỡng kháng cự mạnh ở 1.255 và 1.320-1.340-1.358 điểm.

Ở kịch bản tiêu cực, xảy ra trong bối cảnh toàn cầu bùng nổ các cuộc xung đột lan rộng ra nhiều khu vực trọng điểm; thiên tai diễn ra trầm trọng trên phạm vi lớn, Fed trì hoãn việc hạ lãi suất cơ bản đến hết năm 2024 và/hoặc tiếp tục nâng lãi suất cơ bản, thì TTCK Việt Nam có thể sẽ kiểm định lại vùng giá 870-800 một lần nữa.

Hai cổ phiếu trụ lớn nhất nhóm ngân hàng và lớn nhất thị trường là VCB và BID chiều nay tiếp tục leo cao hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng duy trì độ cao của VN-Index. Đây đều là các mã lập đỉnh giá lịch sử hồi đầu tuần trước khi điều chỉnh nhẹ. Nhóm này cũng khởi sắc hơn buổi sáng với 6 mã tăng trên 1% bất chấp thanh khoản tổng thể của nhóm vẫn tiếp tục suy yếu…

Hai cổ phiếu trụ lớn nhất nhóm ngân hàng và lớn nhất thị trường là VCB và BID chiều nay tiếp tục leo cao hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng duy trì độ cao của VN-Index. Đây đều là các mã lập đỉnh giá lịch sử hồi đầu tuần trước khi điều chỉnh nhẹ. Nhóm này cũng khởi sắc hơn buổi sáng với 6 mã tăng trên 1% bất chấp thanh khoản tổng thể của nhóm vẫn tiếp tục suy yếu.

VN-Index đóng cửa tăng 5,3 điểm (+0,45%), tương đương với mức tăng đầu phiên sáng. Chiều nay chỉ số vẫn có một nhịp lùi nhẹ nhưng không tạo đáy sâu mới trong ngày và cuối phiên lên sát mức cao nhất. Như vậy tổng biên độ dao động trong phiên của chỉ số chỉ hơn 3 điểm, là mức biến động rất hẹp bất chấp các cổ phiếu trụ nhóm ngân hàng gắng sức kéo lên.

VCB đóng cửa tăng 1,1% so với tham chiếu, tức là riêng chiều nay nhích thêm được 0,44% nữa so với giá chốt buổi sáng. BID cũng tăng thêm 0,2%, đóng cửa trên tham chiếu 1,14%. Chỉ riêng 2 cổ phiếu này đã đóng góp gần 2,2 điểm trong tổng mức tăng 5,3 điểm của VN-Index. Các mã ngân hàng khác là ACB tăng 1,94%, TCB tăng 1,14%, HDB tăng 1,19%, VPB tăng 0,51% cộng thêm 1,2 điểm nữa.

Trên bình diện chung, nhóm cổ phiếu ngân hàng chiều nay mạnh hơn phiên sáng. Có 14/27 mã đóng cửa trên tham chiếu (phiên sáng 13 mã) đồng thời 6 mã tăng trên 1% (phiên sáng 3 mã). Số giảm co lại còn 4 mã là EIB, KLB, SGB và STB.

Trong số các cổ phiếu ngân hàng, VCB và BID là hai mã đáng chú ý nhất ở nhịp tăng vừa qua khi đều đạt được đỉnh cao lịch sử mới. Tuy nhiên sau phiên đầu tuần, các phiên còn lại giá đều tụt giảm, tạo cảm giác tạo đỉnh. Việc giá phục hồi khá mạnh trong ngày cuối tuần đã níu giữ hi vọng đà tăng chưa kết thúc. Nếu hai cổ phiếu này tiếp tục đi lên, ảnh hưởng sẽ tích cực đến VN-Index vì có trọng số vốn hóa lớn nhất. Dĩ nhiên điều ngược lại nếu hai mã này đã đạt đỉnh và rơi vào nhịp điều chỉnh, chỉ số cũng sẽ chịu sức ép lớn.

Tổng thể thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HoSE hôm nay giảm khoảng 8% so với hôm qua, đạt 2.351,2 tỷ đồng. Trung bình tuần này nhóm ngân hàng khớp 3.132,5 tỷ/phiên, giảm 12% so với trung bình tuần trước và là mức thấp nhất trong vòng 4 tuần trở lại đây.

Điểm tích cực trong sự sụt giảm thanh khoản của nhóm ngân hàng là hôm nay giá trị khớp lệnh sàn HoSE lại tăng hơn 9% với giá trị tăng tuyệt đối khoảng 938 tỷ đồng. Giao dịch đã tăng ở một số cổ phiếu nhóm chứng khoán, bất động sản, thép. PDR có phiên thanh khoản kỷ lục trong vòng 2,5 tháng với 24,48 triệu cổ khớp lệnh và 695,6 tỷ đồng giá trị giao dịch. Giá PDR cũng tăng 2,89% lúc đóng cửa, áp sát đỉnh cao tháng 11 và 12 vừa qua, đồng thời cũng là vùng đỉnh cao nhất 14 tháng. SSI cũng tăng thanh khoản khoảng 30% so với hôm qua với 14,29 triệu cổ và 488,2 tỷ đồng, giá tăng nhẹ 0,44%. HSG tăng thanh khoản 17% với 14,84 triệu cổ và 347,2 tỷ đồng, giá tăng 1,95%. DIG tăng thanh khoản gần 33% với 12,54 triệu cổ và 340,6 tỷ đồng, giá tăng 0,37%…

Trong top 10 cổ phiếu giao dịch sôi động nhất thị trường hôm nay, nhóm ngân hàng chỉ sót lại SHB và STB, còn lại là các mã nhóm chứng khoán, bất động sản, thép.

Diễn biến độ rộng của VN-Index cho thấy chiều nay thị trường không mạnh hơn so với phiên sáng khi cũng chỉ duy trì 253 mã tăng/193 mã giảm (chốt phiên sáng là 254 mã tăng/172 mã giảm). Thanh khoản hai sàn niêm yết cũng chỉ đạt 6.243 tỷ đồng, tăng 11% so với phiên sáng. Thực tế này cũng phù hợp với diễn biến đi ngang của thị trường chung trong bối cảnh dòng tiền đã hạn chế vận động đáng kể. Hai ngày cuối tuần, HoSE và HNX chỉ còn khớp lệnh quanh 10-11 ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các cổ phiếu đều lình xình yếu. Dòng tiền vẫn đang hoạt động khá tốt ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. PDR, HSG, HCM, NLG, PC1, SZC, EVF là các cổ phiếu không có truyền thống thanh khoản cao, hôm nay đều khớp trên trăm tỷ đồng và giá tăng hơn 1%, nhiều mã tăng trên 2%. Một mã thanh khoản ít hơn thậm chí còn tăng khá nóng như DRC, HCD, CSV, D2D, SIP, PAN tăng trên 3%.

Chiều nay khối ngoại cũng bất ngờ giải ngân mạnh tay, mua tới 1.058 tỷ đồng trong khi chỉ bán ra 802,4 tỷ, tương đương mua ròng 255,6 tỷ. Phiên sáng khối này bán ròng 21,5 tỷ. Phiên hôm qua khối này chấm dứt chuỗi mua ròng 10 phiên liên tục với cổ phiếu sàn HoSE khi bán ròng 152 tỷ đồng. Hôm nay mức mua ròng trở lại còn lớn hơn. Tính chung cả tuần khối này mua ròng khoảng 860 tỷ đồng và là tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp. Các mã được mua đáng chú ý hôm nay là HPG +91,7 tỷ, HSG +82,1 tỷ, VCG +76 tỷ, EIB +69,2 tỷ, NLG +68,8 tỷ, HCM +53,2 tỷ, VPB +38,4 tỷ, DXG +38,1 tỷ, CTG +26,1 tỷ, PDR +22,7 tỷ. Phía bán có VHM -108,3 tỷ, SAB -84,8 tỷ, MSN -57,3 tỷ, VNM -38,6 tỷ, VIC -27,5 tỷ.

ACB: Hoàn thành tất cả mục tiêu kinh doanh 2023, tăng trưởng cao hơn bình quân ngành

Năm 2023, vượt qua những khó khăn của thị trường, ACB hoàn thành tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đăng ký ở Đại hội đồng cổ đông, với mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động tăng 16,6%, lợi nhuận vượt 20 nghìn tỷ, tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất ngành.

Kết quả này chứng minh năng lực thích ứng và sự linh hoạt với những chuyển biến liên tục của thị trường cũng như tuân thủ nghiêm túc các định hướng điều hành của NHNN và Chính phủ.

Hoàn thành 100% kế hoạch, tăng trưởng ấn tượng

Năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB đạt hơn 20 nghìn tỷ, hoàn thành 100% kế hoạch năm, tăng trưởng 17,3% so với năm 2022. Tăng trưởng lợi nhuận của ACB chủ yếu đến từ thu nhập ngoài lãi tăng 48% so với cùng kỳ. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi vào doanh thu là 24%, nhờ vậy, áp lực lên mảng thu nhập từ lãi giảm. Trong đó, dịch vụ mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập của ACB. Tỷ lệ ROE ở mức gần 25%, tiếp tục là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả đầu ngành.

Tính đến cuối năm 2023, quy mô tín dụng của ACB đạt gần 488 nghìn tỷ, tăng 17,9% so với đầu năm, cao hơn mức 13,7% bình quân ngành. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây nhờ chính sách cho vay linh hoạt với tình hình thị trường, bên cạnh nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, trong đó có gói tín dụng 50.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm đến 3%/năm để cùng khách hàng vượt qua khó khăn. ACB cũng triển khai hỗ trợ kịp thời theo chỉ đạo của NHNN thông qua Gói hỗ trợ lãi suất 2% với tổng doanh số giải ngân gần 1,9 nghìn tỷ; hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 với tổng dư nợ 2,2 nghìn tỷ.

Quy mô huy động năm 2023 của ACB đạt gần 483 nghìn tỷ, tăng 16,6% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành. Trong đó, tỷ lệ CASA tăng trưởng mạnh mẽ và về đích với mức 22%, đứng TOP 5 về tỷ lệ CASA toàn ngành.

HSG: Hoa Sen lãi sau thuế 103 tỷ trong quý I NĐTC 2023 - 2024

“Sớm nhất thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9 năm nay, hỗ trợ VN-Index vượt 1.400 điểm”

Theo Chứng khoán Maybank, trong trường hợp thuận lợi nhất, Việt Nam sẽ được chính thức nâng hạng sớm nhất trong kỳ đánh giá tháng 9/2024 hoặc muộn hơn là tháng 3/2025.

Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán Maybank đánh giá thị trường chứng khoán đã chạm đáy kể từ khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu cắt giảm chính sách lãi suất vào tháng 3/2023 và môi trường lãi suất thấp sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường trong suốt năm 2024.

Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận sẽ trở thành động lực chính của thị trường nhờ tốc độ phục hồi vững chắc hơn từ nửa cuối năm 2024. Đồng thời, thanh khoản được thúc đẩy bởi khả năng thị trường Việt Nam nâng hạng lên thị trường mới nổi bởi FTSE sẽ là cú hích lớn cho thị trường vượt ngoài triển vọng tăng trưởng lợi nhuận.

Chứng khoán Maybank đưa ra hai kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024, với việc nâng hạng thị trường là yếu tố then chốt.

Trong kịch bản cơ sở, chỉ số VN-Index có thể lên ngưỡng 1.250 điểm, chủ yếu được thúc đẩy bởi triển vọng lợi nhuận phục hồi. Tại kịch bản tích cực hơn, chỉ số có thể đạt 1.420 điểm, được thúc đẩy bởi thanh khoản mạnh hơn từ khả năng nâng hạng thị trường.

Hiệu suất thị trường sẽ tiếp tục ở mức vừa phải và có những rung lắc đáng kể trong nửa đầu năm 2024. Trong nửa sau năm 2024, nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam sẽ tăng tốc, do đó thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng tốt hơn.

Nâng hạng thị trường sớm nhất vào tháng 9 năm nay, hỗ trợ thanh khoản lên 22.000 tỷ đồng/phiên

Riêng về triển vọng nâng hạng thị trường, thị trường Việt Nam đã được FTSE đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp từ năm 2018. Việt Nam đáp ứng đủ cả 2 tiêu chí định lượng nhưng vẫn chưa đạt 1 trong 9 tiêu chí định tính. Bằng việc yêu cầu ký quỹ trước giao dịch 100%, nhằm ngăn chặn người mua và người bán vỡ nợ, Việt Nam có thể đảm bảo rằng tất cả các giao dịch được thực hiện và cổ phiếu được đổi mới. Tuy nhiên, điều này cũng hạn chế khả năng xoay dòng vốn của nhà đầu tư.

Maybank cho rằng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang trong giai đoạn cuối của việc loại bỏ yêu cầu “ký quỹ trước giao dịch” (pre-funding) đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Đây chính là rào cản chính ngăn cản Việt Nam được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thời gian qua.

Theo Chứng khoán Maybank, thông tư 120/2020/TT-BTC cần được sửa đổi, chỉ yêu cầu các công ty môi giới, ngân hàng lưu ký và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đảm bảo nhà đầu tư có 100% tiền mặt từ T+1 thay vì T+0 (trước khi đặt lệnh trên sàn giao dịch) như quy định hiện hành. Đây là giải pháp tạm thời cho yêu cầu ký quỹ trước giao dịch trong khi chờ triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (central counterparty - CCP) như một giải pháp dài hạn.

Việc loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch sẽ tăng tính linh hoạt cho nhà đầu tư nhưng cũng có khả năng dẫn đến những giao dịch không thành công. Đây là một yếu tố mà FTSE sẽ xem xét để đánh giá độ tin cậy của hệ thống giao dịch chứng khoán Việt Nam trước khi quyết định nâng hạng thị trường.

Maybank dự báo yêu cầu ký quỹ trước giao dịch của Việt Nam sẽ được loại bỏ trong quý 1/2024 và FTSE sẽ mất 6 tháng đến 1 năm để thu thập dữ liệu về các giao dịch không thành công. Trong trường hợp thuận lợi nhất, Việt Nam sẽ được chính thức nâng hạng sớm nhất trong kỳ đánh giá tháng 9/2024 hoặc muộn hơn là tháng 3/2025.

Sau đó, quá trình triển khai sẽ mất từ 6 tháng đến 2 năm để tích hợp đầy đủ các cổ phiếu đạt điều kiện của Việt Nam vào các chỉ số liên quan đến thị trường mới nổi của FTSE. Dựa trên dữ liệu tính đến ngày 22/11/2023, Chứng khoán Maybank dự báo có sáu cổ phiếu HPG, VNM, VCB, VHM, VIC và MSN sẽ được đưa vào các chỉ số này.

Bên cạnh đó, việc nâng hạng thị trường của FTSE có khả năng sẽ thu hút thêm dòng vốn nước ngoài và đẩy thanh khoản hàng ngày lên khoản 22 nghìn tỷ đồng/900 triệu USD từ mức 17 nghìn tỷ đồng/700 triệu USD hiện tại, hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng lên 1.420 điểm như trong kịch bản tích cực.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu KLF của CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS. Lý do là công ty vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Theo đó, hơn 165 triệu cổ phiếu KLF sẽ giao dịch ngày cuối cùng tại HNX vào 30/1 và hủy niêm yết vào 31/1. Tổng giá trị hủy niêm yết tính trên mệnh giá là 1.653,6 tỷ đồng. Kể từ sau khi ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, bị bắt để điều tra về hành vi thao túng chứng khoán vào đầu năm 2022, không chỉ FLC, hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp trong hệ sinh thái cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Trước KLF, các mã cùng “họ FLC” gồm HAI, FLC, ROS, GAB và AMD đều đã bị hủy niêm yết. Bản thân KLF cũng đã bị đình chỉ giao dịch nhiều tháng liền (từ tháng 3/2023). Tương tự với ART đã bị đình chỉ giao dịch là từ cuối 2022. HNX cũng đã thông báo quyết định hủy niêm yết đối với hai cổ phiếu MIM của CTCP Khoáng sản và Cơ khí và DZM của CTCP Cơ điện Dzĩ An vào 31/1. Nguyên do giống với KLF là vi phạm nghiêm trong nghĩa vụ công bố thông tin. Thêm vào đó, tại trường hợp MIM, tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất. Ở diễn biến khác, HNX vừa bổ sung TMX của CTCP VICEM Thương mại Xi măng vào danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ kể từ 25/1. Nguyên do là công ty nhận kết luận của cơ quan thuế về việc vi phạm phạt luật thuế. Ngược lại VFS của Chứng khoán Nhất Việt rời khỏi danh sách kể từ 31/1, vì thời gian niêm yết đã đủ 6 tháng.

Tết đang gần kề cũng là lúc các sàn môi giới, phân phối bất động sản “phát cuồng” đòi nợ hoa hồng để nhân viên về kịp chuẩn bị đón Tết…

Trong bối cảnh chung nhiều khó khăn, các chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản đang chật vật trong hoạt động kinh doanh và với tình hình Tết Nguyên đán 2024 đang cận kề thì liệu các công ty bất động sản có trả được hoa hồng cho các sàn môi giới, đại lý phân phối và sales không?

Thực tế cũng cho thấy, trong thời gian qua, sales bất động sản đang gặp tình cảnh khó khăn trăm bề, vô cùng vất vả, tơi tả khi không có nguồn hàng tốt để bán, bán không được hàng ở xa hoặc phải bán những sản phẩm thiếu pháp lý. Thậm chí, khó khăn hơn nữa khi sales và các sàn môi giới đã bán được hàng nhưng lại không được thanh toán hoa hồng. Giờ đây, khi Tết sắp đến thì cũng là họ lúc trông mong nhất về các khoản hoa hồng và hiện có bao nhiêu doanh nghiệp bất động sản chi trả đủ các khoản hoa hồng cho sales, sàn môi giới?

Theo khảo sát của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm 2023, lượng giao dịch mới chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước và bằng khoảng 20% so với giai đoạn “đỉnh cao” của bất động sản. Mỗi tháng, có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản dừng hoạt động, 20% sàn đối diện nguy cơ giải thể và 40% sàn đang phải nỗ lực duy trì, cố gắng cầm cự. Các doanh nghiệp bất động sản còn hoạt động phải thu hẹp quy mô, tinh giản tối đa bộ máy, cắt giảm nhân sự, cắt giảm lương…

Một điểm sáng nhỏ trên thị trường lúc này là chủ đầu tư dự án Metro Star , khi là doanh nghiệp gửi Hiệp hội bản chữ ký của các đơn vị phân phối, đại lý xác nhận đã nhận được 100% hoa hồng đầy đủ và gửi lời cảm ơn đến chủ đầu tư Metro Star.

Đại diện công ty Metro Star cho biết, công ty cũng rất khó khăn vì tình hình thị trường chung đứt gãy dòng tiền, nhưng công ty đã cố gắng xử lý từ rất sớm ngay khi bán hàng nên cũng chủ động kiểm soát được kế hoạch.

Bên cạnh tiếng tốt không nợ hoa hồng trên thị trường, công ty Metro Star sẽ đào tạo kiến thức về sản phẩm, các kỹ năng bán hàng, marketing một cách bài bản, chuyên nghiệp, cung cấp những công cụ bán hàng hiện đại và hỗ trợ marketing như Chat AI, trợ lý ảo Copilot, thiết bị bán hàng như AR, VR… trong mùa bán hàng sắp tới.

Công ty Metro Star của CT Group còn được biết đến với mô hình kinh doanh có “một không hai” là phát triển chuỗi dự án Green TOD nằm cạnh các ga lớn, dọc 6 tuyến metro tại TP.HCM. Mô hình Green TOD của công ty Metro Star có nhiều điểm tương đồng với mô hình Green TOD đã triển khai thành công ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hong Kong, Singapore… khi mà giá bất động sản được đo lường bằng khoảng cách đi đến ga metro, tàu điện. Càng ít phút di chuyển đến ga metro thì giá trị bất động sản càng cao và ngược lại. Công ty Metro Star cũng đang chuẩn bị ráo riết cho một hành trình thành công tới tương lai cùng các sàn phân phối uy tín trong năm mới 2024.

Nữ chủ tịch công ty BĐS Trung Quốc cam kết giải cứu công ty dù phải ‘đập nồi sắt, bán phế liệu’, cầu xin chính phủ cho trợ cấp

Lời khẩn khoản cho thấy sự khắc nghiệt mà các tập đoàn bất động sản đại lục phải đối mặt.

Zeng Baobao, founder công ty phát triển bất động sản Trung Quốc Fantasia Holdings, đã bày tỏ mong muốn của mình trong năm 2023: May mắn nằm trong danh sách các nhà phát triển được nhận trợ cấp từ chính phủ.

Lời khẩn khoản phần nào cho thấy sự khắc nghiệt mà các tập đoàn bất động sản đại lục phải đối mặt. Các công ty như Fantasia hy vọng rằng một ngày nào đó, cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng sẽ sớm qua đi, dưới sự hỗ trợ từ giới chức địa phương.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, ngay cả khi các nhà phát triển may mắn nằm trong danh sách, triển vọng những năm tới vẫn vô cùng khốc liệt. Khủng hoảng thanh khoản cùng đà sụt giảm doanh số kéo dài đã khiến bối cảnh kinh doanh nhà đất tại Trung Quốc thay đổi mãi mãi.

Ba năm qua, việc các nhà phát triển Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính đã gây ra tình trạng vỡ nợ hơn 100 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng bắt đầu sau khi các biện pháp “ba lằn ranh đỏ” của Trung Quốc cắt giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Thị trường trái phiếu cùng đại dịch bất ổn cũng là một trong những nguyên do.

“Các nhà phát triển, đặc biệt là các công ty tư nhân, vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong 5 đến 10 năm tới. Mối quan tâm bây giờ là làm thế nào để tồn tại chứ không phải phát triển nữa”, Raymond Cheng, giám đốc điều hành của CGS-CIMB Securities, cho biết.

Theo dữ liệu do Fitch tổng hợp, các nhà phát triển sẽ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề trả nợ trái phiếu vào năm 2024. Ít nhất 10 doanh nghiệp đã không thể thanh toán vào năm ngoái, trong đó có Country Garden Holdings và Sino-Ocean Group.

Country Garden, từng là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc nếu xét trên doanh thu, đã phải cắt giảm thu nhập hàng năm của 4 giám đốc điều hành hàng đầu xuống còn 120.000 nhân dân tệ như một cách vượt qua khủng hoảng thanh khoản. Yang Huiyan, chủ tịch công ty kiêm con gái founder Yang Guoqiang, đã cam kết giải cứu công ty ngay cả khi phải “đập nồi sắt, bán phế liệu”.

Dẫu vậy, thách thức trước mắt của Country Garden và các công ty cùng ngành rất nghiêm trọng. Chủ tịch Country Garden Mo Bin cho biết tại cuộc họp: “Thị trường dự kiến sẽ dao động ở mức thấp vào năm 2024. Hiệu suất bán hàng cũng như triển vọng giữa các công ty nhà nước và tư nhân sẽ ngày càng khác nhau”.

Trước đó, cả Goldman Sachs và UBS đều ước tính rằng doanh số bán nhà trên toàn quốc trong năm 2024 sẽ giảm 5% so với năm ngoái. Các cơ quan xếp hạng quốc tế như S&P và Fitch cũng có dự báo tương tự.

“Vẫn có rủi ro đáng kể rằng điều đó sẽ tác động đến niềm tin của người dân và gây tổn hại đến sự ổn định của nền kinh tế”, Wang Tao, nhà kinh tế trưởng tại UBS, cho biết. “Đây là nguy cơ suy thoái kinh tế lớn nhất trong năm nay”.

“Hầu hết các nhà phát triển phải chấp nhận thực tế rằng thời kỳ hoàng kim của đòn bẩy tăng trưởng đã qua”, Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Natixis, cho biết.

Theo Ricky Tsang, nhà phân tích của S&P, trước đây, các công ty có thể huy động vốn rất dễ dàng thông qua thị trường trái phiếu nước ngoài, thường ở mức lãi suất 2 con số.

“Các công ty sẽ lấy số tiền đó để mua đất, bán trước nhà. Tất cả chỉ dựa trên niềm tin rằng giá đất và nhà ở sẽ tăng lên”, Ricky Tsang nói. “Còn bây giờ, khi mô hình này mất dần, sự thống trị trước đây của các công ty tư nhân trồi sụt”.

Zhang Shunchen, nhà phân tích của Fitch Ratings có trụ sở tại Thượng Hải, dự báo một làn sóng vỡ nợ tương tự năm 2022 khó có thể xảy ra trong năm 2024 vì các công ty gặp vấn đề lớn nhất về thanh khoản đều đã vỡ nợ. Các công ty không có sự hỗ trợ của nhà nước sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu vốn.

“Tài chính là một thách thức lớn đối với các nhà phát triển tư nhân. Dòng vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính có tính chọn lọc cao”, Zhang nói.

Điều đó khiến các nhà phát triển Trung Quốc phải vật lộn để đảm bảo hỗ trợ tín dụng từ chính phủ.

Ngoài ra, dữ liệu quốc gia cho thấy đầu tư vào lĩnh vực phát triển bất động sản đã giảm kể từ tháng 4/2022. Mức giảm ngày càng tăng vào năm ngoái khi mất tới 9,6% so với cùng kỳ một năm trước đó.

“Các nhà phát triển nhà nước sẽ thống trị thị trường. Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước và một số nhà phát triển tư nhân chất lượng mới có thể tồn tại. Những người khác có thể sẽ biến mất”, Zhang nói.

Bất động sản hiện là mối bận tâm lớn nhất của Trung Quốc do có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế và ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ các nhà sản xuất thép, nhà sản xuất thiết bị gia dụng cho đến hàng triệu người dân mua nhà. Tình cảnh này trái ngược hoàn toàn với hồi năm 1990 - thời điểm thị trường nhà ở Trung Quốc bắt đầu bùng nổ tại các thành phố lớn, sau đó lan dần sang các khu vực đô thị nhỏ hơn.

“Tốc độ tăng trưởng cao có thể che giấu nhiều vấn đề, song khi tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Chỉ khi nước hồ rút xuống, chúng ta mới có thể nhìn thấy những thứ chưa từng thấy”, ông Jon Danielsson, Giám đốc trung tâm rủi ro hệ thống tại Trường Kinh tế London, nói.

Theo ông Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế trưởng của Capital Economics, hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy thị trường liên ngân hàng tại Trung Quốc đang chịu căng thẳng, song trong trường hợp xấu nhất, sự sụp đổ của hệ thống các “ngân hàng vô hình” nhiều khả năng sẽ thắt chặt điều kiện tín dụng với những người đi vay.

Đến lượt các livestreamer run rẩy vì AI: TP. HCM có siêu thị online do AI livestream bán hàng thuộc hệ sinh thái Nova Consumer

Đại siêu thị số Nova AI Mall là hệ sinh thái livestream bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng trên diện tích hơn 2.000 m2, hướng đến hỗ trợ các tiểu thương và nhãn hàng đang kinh doanh theo phương pháp truyền thống gia nhập nền kinh tế số.

Đại siêu thị số Nova AI Mall vừa ra mắt hôm 25/1 nằm trong dự án Trung tâm Livestream TP. HCM, được triển khai xây dựng tại tòa nhà Lucky Palace ở quận 6 để thực hiện chuỗi hoạt động Tết Online Festival do Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM tổ chức, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Trung tâm livestream TP. HCM rộng hơn 2.000 m2, được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái khép kín đa chức năng với nhiều khu vực như: TikTok Creator House, khu vực phòng livestream vật lý, khu vực AI livestream với các phòng live ảo, khu vực đào tạo kỹ thuật và công nghệ livestream, các khu trưng bày hàng hóa, kho hàng, cùng khu dịch vụ toàn diện dành cho người livestream như phòng thay đồ, phòng trang điểm, quán cà phê…

Dự kiến chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2024, Trung tâm này được kỳ vọng là nơi kết nối các nhà đầu tư, hệ thống ngân hàng, những chuyên gia công nghệ AI, AI Livestream, giới trẻ khởi nghiệp, nhà đào tạo livestream, các sàn thương mại điện tử, các startup công nghệ… để tạo nên một mô hình kinh doanh khép kín, mang lại lợi ích chung cho ngành bán lẻ hiện đại.

Đại siêu thị Nova AI Mall là hệ sinh thái livestream bằng AI đầu tiên tại Việt Nam, hướng đến hỗ trợ các tiểu thương và nhãn hàng dễ dàng tiếp cận, thích ứng với công nghệ AI livestream hiện đại. Được biết, CTCP Nova AI Mall do CTCP Tập đoàn Nova Consumer thành lập hồi cuối tháng 12/2023, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng.

Nhìn sang Trung Quốc – đất nước có ngành công nghiệp livestream cực kỳ phát triển với hơn 10 triệu người đang làm livestreamer bán hàng, AI cũng dần được đưa vào, khiến các livestreamer đang kiếm bộn tiền có nguy cơ mất việc.

“Gã khổng lồ công nghệ” Tencent đã ra mắt một nền tảng cho phép tạo nhân vật ảo bằng AI với khả năng dẫn các phiên livestream. Nhiều công ty nhỏ hơn cũng cung cấp dịch vụ tương tự. Chỉ cần nhập kịch bản bằng chữ hoặc bản ghi âm, AI sẽ dẫn chương trình cả ngày và có thể nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, điều mà ít người làm được.

Theo một số chuyên gia, công nghệ livestream bằng AI có thể giúp các công ty tiết kiệm chi phí thuê livestreamer. AI còn có thể làm việc 24/7, không cần ăn uống, chỉ cần có người thay phiên vận hành.

Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác chỉ ra rằng trong các buổi livestream kéo dài vài tiếng, người dẫn cần có kỹ năng, sự duyên dáng, linh hoạt để tạo ra cảm xúc cho người xem, thu hút và giữ chân họ. Trong khi đó, AI chưa thể làm được điều này, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Đại gia Đường “bia” rao bán khách sạn dát vàng 2 lần vẫn không được: Giá bán quá cao, kinh doanh thua lỗ?

Ông Nguyễn Hữu Đường cho biết “Nếu bán được khách sạn thì tôi cũng đã bán rồi, nhưng hai khách sạn không bán được vì đang kinh doanh lỗ, nhiều phòng trống”.

Ngày 2/3/2023, ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch của công ty TNHH Hoà Bình, người thường được gọi với cái tên Đường “bia” bất ngờ thông báo muốn bán khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake (nằm tại Giảng Võ, Hà Nội). Theo đó, ông Nguyễn Hữu Đường cho biết sẽ chào bán cạnh tranh khách sạn này với giá khởi điểm 250 triệu USD và có “các tỷ phú Trung Quốc, Ấn Độ và UAE đang xếp hàng chờ mua”.

Nguyên nhân phải rao bán khách sạn này, được ông Đường tiết lộ là do “công ty hết tiền, không có tiền trả lương cho nhân viên”. Ông cho biết, ba năm Covid-19, mỗi một năm công ty mất khoảng 1.000 tỷ doanh thu và 500 tỷ tiền lợi nhuận. Đặc biệt, năm 2022 còn lỗ hơn bởi đây là năm Hoà Bình khi đưa vào hoạt động cả 3 hệ thống khách sạn (gồm 3 khách sạn Somerset Hoa Binh, Dolce Hanoi Golden Lake và Danang Golden Bay). Kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh, nhiều tháng liền nhân viên không có lương.

Tuy nhiên, thương vụ này không thành công vì chỉ 6 tháng sau đó, vào tháng 9/2023, ông Đường lại bất ngờ tuyên bố sẽ không bán khách sạn dát vàng với bất cứ giá nào, dù có đối tác trả giá cao ông cũng không bán. Nói về nguyên nhân hủy quyết định bán khách sạn, ông Đường cho biết: “Sắp tới Hòa Bình sẽ triển khai 2 dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp có doanh thu, có tiền rồi… không cần bán khách sạn nữa”.

Không chỉ khách sạn dát vàng tại Hà Nội, trong 1 cuộc họp với khách hàng diễn ra vào tháng 12/2022, ông Đường tiết lộ Công ty TNHH Hòa Bình đang đàm phán để bán lại dự án Da Nang Golden Bay (Hòa Bình Green, nằm tại Đà Nẵng) cho một doanh nghiệp Singapore. Nếu doanh nghiệp bên kia đồng ý, Công ty Hòa Bình sẽ bán 80% cổ phần của dự án Da Nang Golden Bay.

Mới đây, theo VietnamFinance đưa tin, trong cuộc gặp mặt các khách hàng mua căn hộ Da Nang Golden Bay (Hòa Bình Green) sáng 24/1 để giải quyết vấn đề về quyền lợi liên quan, ông Nguyễn Hữu Đường cho biết ông muốn bán hai khách sạn dát vàng nhưng đều không bán được vì đang kinh doanh lỗ.

Cụ thể, ông Đường cho biết “Nếu bán được khách sạn thì tôi cũng đã bán rồi, nhưng hai khách sạn không bán được vì đang kinh doanh lỗ, nhiều phòng trống”.

Giá bán khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake quá cao?

Khi ông Đường tuyên bố muốn bán khách sạn dát vàng tại Hà Nội với giá 250 triệu USD, mức giá trên gây ít nhiều bất ngờ. Bản thân nó cũng cao hơn rất nhiều so với con số vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD được công bố trước đây.

Thời gian gần đây, tại khu vực Hà Nội cũng như trên cả nước không có nhiều thương vụ M&A khách sạn giá trị lớn để làm cơ sở tham chiếu đánh giá về độ đắt/rẻ của mức giá khởi điểm đưa ra.

Theo thông tin của người viết, có ít nhất 2 thương vụ M&A khách sạn với định giá trên 200 triệu USD đã được thực hiện nhưng đều đã từ 7-8 năm trước.

Năm 2016 khi tập đoàn khách sạn Lodgis đã mua lại 50% cổ phần của Metropole Hanoi từ VinaCapital với mức giá vào khoảng 100 triệu USD, tương ứng định giá khách sạn này ở mức 200 triệu USD (khoảng 4.500 tỷ đồng theo tỷ giá lúc đó).

Với danh danh tiếng và vị trí đắc địa, Metropole cũng là khách sạn có kết quả kinh doanh vào loại cao nhất ở Hà Nội. Những năm trước covid, lợi nhuận sau thuế của khách sạn này rơi vào 250-300 tỷ đồng/năm.

Tuy vậy, mức định giá cao nhất đối với một khách sạn thuộc về tổ hợp khách sạn – văn phòng Daewoo Hanoi do CTCP Daeha làm chủ đầu tư. Năm 2015, CTCP Bông Sen – một doanh nghiệp có nhiều mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát – đã chi 3.649 tỷ đồng để mua lại 51% lợi ích của Daeha, tương ứng định giá tổ hợp này lên đến gần 7.200 tỷ đồng (320 triệu USD).

Thương vụ M&A lớn gần nhất đối với một khách sạn ở khu vực trung tâm Hà Nội diễn ra vào đầu năm 2019 khi BRG Group đã chi hơn 1.200 tỷ đồng mua lại 75% cổ phần khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake từ Berjaya Land của Malaysia.

Hai thương vụ lớn trên, với Metropole nằm bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm và Daewoo tọa lạc trên 1 khu đất rộng lớn ở ngã tư Kim Mã – Liễu Giai đều là những khách sạn có vị trí vào loại đẹp nhất Hà Nội, hơn hẳn so với Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake nằm trên một con phố yên tĩnh bên cạnh hồ Giảng Võ. Bù lại, Dolce Hanoi Golden Lake được biết đến về độ sang trọng và xa xỉ.

Tuy nhiên, dù sao những mức giá giao dịch của Metropole hay Daewoo cũng là những mức giá của 7-8 năm trước. Trong quãng thời gian đó thị mặt bằng giá cả bất động sản khu vực trung tâm cũng có nhiều thay đổi cũng như những biến động của kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng covid đều có tác động lớn đến việc định giá tài sản.