[KIẾN THỨC] Lạm phát: mặt hàng xuất khẩu độc quyền của Mỹ

Nước Mỹ từ đầu đã khác biệt với phần còn lại. Hai cuộc thế chiến đi qua, thay đổi vĩnh viễn trật tự thế giới, khiến nước Mỹ ngày càng hùng mạnh hơn. Đồng bạc xanh là sự lựa chọn tiền tệ dự trữ và giao dịch quốc tế. Toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế hiện xoay quanh Mỹ và USD.

Khác biệt này khiến FED dễ dàng kiểm soát được lạm phát, trong khi các ngân hàng trung ương khác thì lại không thể. Và đó cũng là lý do thế giới phải dõi theo những cuộc họp của FED.

Họ đã làm điều đó như thế nào?

Người tiêu dùng Mỹ là động lực chính cho kinh tế thế giới với lượng tiêu thụ lớn. Khi Covid-19 diễn ra, nhu cầu ở Mỹ đột ngột tăng cộng với trợ cấp hàng nghìn tỷ USD đã khiến nguồn cung thế giới đứng hình. Nhiều thị trường thiếu cung hàng chỉ vì doanh nghiệp ưu tiên cho Mỹ.

Kinh tế mở cửa sau đại dịch, nhà bán lẻ Mỹ tích trữ lượng lớn hàng hóa, dự phòng nhu cầu mua sắm của người dân vốn đang rủng rỉnh tiền hỗ trợ từ chính phủ.

Việc Mỹ tích trữ và tiêu thụ quá nhiều như vậy trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả tại nhiều nước khác đã phải tăng lên vì thiếu cung.

Chưa dừng lại ở đó

Động thái nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát của Mỹ lại khiến lạm phát ở các nền kinh tế khác trầm trọng hơn. Nâng lãi suất khiến đồng USD tăng giá, Mỹ có thể hưởng lợi nhập khẩu rẻ, qua đó áp chế lạm phát thì các nền kinh tế khác ngược lại.

Tất nhiên, lạm phát phi mã tại nhiều nơi không hoàn toàn do Mỹ. Nhưng ở các nền kinh tế khác, lạm phát còn do chiến tranh Nga – Ukraine làm tăng giá dầu khí, kéo theo rất nhiều chi phí khác.

Nó khiến họ không nâng lãi suất như FED được. Càng nâng lãi suất thì nhu cầu tiêu thụ trong nước càng giảm, nền kinh tế vốn đã suy yếu càng kiệt quệ hơn mà chưa chắc đã dừng được đà tăng giá hàng hóa.

Thêm vào đó, việc các ngân hàng trung ương Châu Á dè dặt nâng lãi suất, chạy đua với FED sẽ nhập khẩu thêm nhiều lạm phát nữa. Hiểu rõ điều đó, Nhật chỉ còn cách giữ lãi suất âm và phải chấp nhận cho đồng Yên rớt giá mạnh.

Sự chênh lệch tỷ giá sẽ đẩy dòng vốn thoát khỏi thị trường, tiếp tục làm hạ giá đồng nội tệ và khiến tình hình lạm phát trầm trọng hơn. (Với cùng một mức lãi suất như nhau, dòng tiền chắc chắn ưu tiên Mỹ hơn, lãi suất thấp hơn Mỹ thì càng bất lợi hơn nữa)

Một cuộc “Chiến tranh tiền tệ đảo ngược” rất có thể sẽ xảy ra và rõ ràng là Mỹ đang thắng thế trong cuộc chạy đua chống lạm phát này.

4 Likes

Dẫn nguồn cho thuật ngữ Chiến tranh tiền tệ đảo ngược: Lạm phát và 'cuộc chiến tiền tệ đảo ngược'

4 Likes

Bài viết rất dài và khó hiểu. Đại ý là có bộ ba bất khả thi: ổn định GDP - giảm lạm phát - cân bằng cán cân thương mai. Chỉ có thể cùng lúc thực hiện 2 trong 3 chính sách đó, nếu cả thế giới đều làm giống nhau thì kết quả sẽ đảo ngược, không ai được gì cả

4 Likes

bài này cũng nên có thêm vài view

4 Likes

viết thêm về cuộc khủng hoảng kinh tế 73 2008 đi

3 Likes

Sau gần 1 năm nhìn lại, thấy mình lúc trước chỉ quan sát thị trường Mỹ mà không quan sát thị trường TQ là một thiếu sót