Phiên thứ 6 cổ khu cn rất khoẻ em ạ.
Về BĐS nên quan tâm đến khu CN là được hưởng bền vững và lâu dài ạ.
Chị cám ơn em!
Đa số nhà đầu tư F0 đang chật vật cắt lỗ
Thứ 7, 21/08/2021, 08:15
Sốt đất đi qua, dịch bệnh ập tới đã làm xoay chuyển cục diện thị trường. Những người thắng cuộc là các nhóm tạo ra cơn sốt đất và may mắn lướt nhanh, còn lại đa số nhà đầu tư F0 phải chôn vốn tiến thoái lưỡng nan thậm chí cắt lỗ 10 - 20% cũng không có người mua.
Nhà đầu tư bắt đầu cắt lỗ
Sau hơn 3 tháng không thể chống chịu được với khoản lãi gốc 12 triệu đồng/tháng, chị Trần Thị V. đã quyết định rao bán cắt lỗ lô đất mua tại Vĩnh Phúc. “Dù biết dịch bệnh đang căng thẳng, khó bán nhưng tôi quyết định đăng tin rao bán dần. Hy vọng sẽ sớm có khách trả hàng”, chị V. nói.
Đây là lô đất đầu tiên mà chị V. mua kể từ khi bắt đầu rẽ trái bằng nghề kinh doanh bất động sản. Có trong tay 600 triệu đồng gửi tiết kiệm, đã không ít lần chị V. phân vân có nên bỏ tiền vào bất động sản. 8 tháng trước, một người bạn rủ chị V. góp vốn chung đầu tư lô đất ở Bắc Giang. Thế nhưng, vì sợ mà chị từ chối. Chỉ hơn 2 tháng sau, người bạn của chị V. đã chốt bán lãi hơn 200 triệu đồng. Thấy bạn đầu tư kinh doanh lãi, chị V. có thêm động lực để quyết định một mình xuống tiền vào lô đất dự án ở Vĩnh Phúc với mức giá 1,5 tỷ. Số tiền mà chị vay lên tới 900 triệu đồng. Ban đầu, chị nghĩ sẽ lướt sóng khoảng 1 tháng nhưng do tình hình dịch bệnh, đến nay, mảnh đất đó trong tình trạng đóng băng.
“Tôi ở nhà hơn 1 tháng nay. Toàn bộ khoản tiền thu nhập ngoài vì dịch bệnh nên bị cắt giảm. Tiền lương thu nhập chính chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt gia đình. Mỗi tháng lại phải trả tới 12 triệu tiền gốc lãi khiến tôi thấy oải và mệt. Tôi sợ dịch bệnh còn kéo dài thêm 1-2 năm nữa, nên tôi nghĩ đẩy hàng sớm”, chị V. kể.
Chị V. còn cho biết, không chỉ có bản thân chị mà người bạn từng mời góp vốn chung lô đất ở Bắc Giang cũng đang phải rao bán cắt lỗ lô đất ở Phú Thọ.
Covid-19 khiến nhiều nhà đầu tư phải thay đổi kế hoạch kinh doanh.
Covid-19 đã trở thành biến cố khó lường đối với thị trường địa ốc. Theo nhận định của DKRA Việt Nam mới đây, thị trường đã xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy tài chính, chịu áp lực về lãi vay, họ chấp nhận cắt lỗ, giảm giá bán hoặc giảm một phần lợi nhuận để thu hồi dòng vốn. Nguyên nhân là bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định về tình hình thị trường hiện tại.
“Cắt lỗ thì có nhiều, đó là nhà đầu tư tay ngang nhảy vào ôm đất với giá không tưởng, sau khi mua xong tìm cách bán để rút tiền. Do giá cao, ít người mua đành phải hạ giá để thu tiền về. Nhiều nhà đầu tư tay ngang còn mua những sản phẩm không phù hợp với quy định pháp luật”, ông Đính cho hay.
Những người chôn vốn, cắt lỗ đa số là F0
Đánh giá về sự thiệt hại của thị trường, ông Phan Việt Hoàng - Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa thẳng thắn cho rằng, những người thua lỗ trên thị trường chủ yếu là những nhà đầu tư F0. Họ là những nhà đầu tư mới bén duyên với lĩnh vực này trong thời gian ngắn, hoặc bắt trend dịch chuyển dòng tiền từ các kênh khác nhau về bất động sản, trong đó chứng khoán và ngoại tệ chiếm số lượng lớn. Vì nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam bị thu hẹp hoạt động vì Covid-19 nên họ chuyển vốn vào thị trường bất động sản để tìm kiếm cơ hội tốt hơn, bản chất chính là muốn đầu tư ngắn hạn, sinh lợi cao và nhanh khi hết dịch Covid-19 sẽ quay về thị trường cũ.
Vị lãnh đạo Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hoà cho rằng, giai đoạn khoảng tháng 3/2021, cơn sốt đất ở nhiều địa phương đồng loạt diễn ra. Dữ liệu từ một số đơn vị cho thấy, chỉ số mức độ quan tâm bất động sản tăng cao nhất trong lịch sử hơn 10 năm qua. Số lượng nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường bất động sản gia tăng đáng kể. Ông Hoàng nhận định, giai đoạn vừa qua, thị trường là sân chơi của nhóm nhà đầu tư F0.
Cũng theo ông Hoàng, những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường họ thường có ít kiến thức và thông tin về ngành nghề bất động sản. Cùng với đó, hành trang vào nghề gồm có ít vốn và xuống tiền đầu tư theo kiểu niềm tin, dễ bị tác động giữa đám đông và hay mắc lỗi tính thời điểm không phù hợp. Khi nhận ra nguy hiểm thì nhà đầu tư F0 thường tìm cách cắt lỗ, tháo chạy.
“Và tất nhiên người thắng cuộc là những nhóm tạo ra các cơn sốt đất và số ít người may mắn lướt nhanh, còn lại đa số nhà đầu tư F0 phải chôn vốn tiến thoái lưỡng nan thậm chí cắt lỗ 10 - 20% cũng không có người mua”, ông Hoàng nói.
Vị lãnh đạo Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hoà cũng nhận định: “Các đối tượng đứng đằng sau cơn sốt đất không phải bỏ ra quá nhiều tiền mà vẫn có thể tạo sóng thị trường để trục lợi. Còn tâm lý và hành vi của đa số nhà đầu tư F0 trong cơn sốt đất là chạy theo đám đông, chốt mua bằng niềm tin để rồi mắc cạn không biết nguyên nhân”.
Hải Nam
Vỡ mộng thực sự, muốn bán gấp
Thứ 7, 21/08/2021, 10:30
Mất điện, không có wifi, chi phí bảo dưỡng duy trì tốn kém… là nguyên nhân khiến không ít người buộc phải rao bán lại farmstay sau khoảng thời gian trải nghiệm “bỏ phố về rừng”.
Năm 2019, chị N.T.T theo trào lưu "bỏ phố về rừng"như những người bạn đồng nghiệp khác. Tự nhận mình là người đam mê “xê dịch”, thích cân bằng cuộc sống bằng tháng ngày sống hòa mình vào thiên nhiên, chị T. đã quyết mua mảnh đất hơn 1500m2 ở Ba Vì (Hà Nội). Ban đầu, chị đơn thuần nghĩ, có farmstay đẹp mông mơ, hướng ra nhìn cảnh mây bay, núi đồi trùng điệp, đối với chị thế là đủ. Như vậy, cuối tuần nào chị cũng có thể trải nghiệm nghỉ dưỡng ở nơi phong cảnh trữ tình mà chẳng cần phải lách cách xách vali ra sân bay.
Hơn 2 năm qua, chị rót vào farmstay đến gần 2 tỷ đồng. Chị chăm chút từng góc vườn trồng hoa hồng, sắp xếp từng bậc gạch như thế nào để biến farmstay thực sự là một resort thu nhỏ. Nhưng chỉ thời gian ban đầu, vợ chồng chị và 2 đứa con còn háo hức. Khoảng thời gian sau, nhất là năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát, trải nghiệm trong farmstay tới cả tháng, gia đình chị mới cảm thấy bất tiện.
“Những đứa trẻ đòi về thành phố ở vì ở farmstay tẻ nhạt. Sáng đi tắm bể bơi, chiều ra ngắm hoa nhưng ti vi chập chờn không có mạng. Ở lâu trong farmstay, có hôm lại mất điện, hoặc điện yếu khiến điều hòa không bật được. Mà khổ nhất khoảng thời gian làm việc tại nhà, mạng chập chờn. Muốn bật 4G lên nhưng lại mất sóng điện thoại. Mọi nhịp sống sinh hoạt bị đảo lộn liên tục”, chị T.kể. Cũng vì bất tiện mà gia đình chị T. buộc phải rao bán farmstay vào hồi đầu năm 2021.
Tương tự như chị T., vợ chồng anh Đoàn Ngọc M. cũng rao bán farmstay sau hơn 1 năm trải nghiệm. Lý do mà anh M. đưa ra do chi phí tu sửa, bảo dưỡng quá lớn, vượt ra ngoài dự tính ban đầu của cả hai vợ chồng.
“Chúng tôi tính chỉ chi khoảng 600 triệu đồng cho farmstay. Nhưng 1 năm, tính tổng chi phí đã tới hơn 700 triệu đồng. Vì gia đình tôi ít ở, không thường xuyên lau chùi, chăm sóc nên đồ vật nhanh hỏng, nhất là đồ điện tử. Thời tiết mùa đông mưa phùn kéo dài, lại ít khi sử dụng nên màu đông năm ngoái, gia đình tôi hỏng cả ti vi. Đồ điện tử khác cũng thi thoảng ẩm ương” – anh M. nói.
Anh M. cũng chia sẻ thêm, mảnh đất anh mua nằm ở khu vực vùng sát núi của Hòa Bình. Khi đó, anh từng cho rằng, càng đi xa, càng sát vào khu vực núi đồi thì mảnh đất lại càng đẹp. Nhưng thực tế, vì khoảng cách vị trí nên điện chủ yếu phải sử dụng máy phát, còn nước sinh hoạt phải sử dụng nguồn nước từ giếng khoan.
“Sinh hoạt bất tiện rất nhiều vì không có điện, không có mạng. Mỗi lần về từ Hà Nội, chăn ga gối lại phải sấy khô lại một lần cho đỡ mùi ẩm. Đó là rất nhiều lý do khiến gia đình tôi chấp nhận bán farmstay”, anh M. chia sẻ thêm.
Theo các chuyên gia, bỏ phố về rừng chỉ là trào lưu nhất thời của rất nhiều người trẻ. Khi thấy người khác về rừng mua đất làm farmstay, họ cũng suy nghĩ đơn giản nghĩ tới cuộc sống an nhàn. Nhưng để đầu tư nơi xứng với nghỉ dưỡng thực sự, chi phí không hề đơn giản nhất là những khu vực xa trung tâm.
Thêm nữa, cuộc sống ở khu vực vùng núi thường thiếu thốn như không có điện hay sóng điện thoại, điều này khiến cuộc sống nghỉ dưỡng hóa thành trải nghiệm tồi tệ. Chủ nhân của farmstay háo hức ban đầu nhưng sau đó rơi vào cảm giác chán nản, muốn bán để nhẹ nợ.
GS.TSKH. Đặng Hùng Võ cho rằng, tư duy phát triển của nhiều người Việt là tư duy đám đông, thấy thị trường bùng lên thì cũng nhảy vào cho nó bùng tiếp. Nhưng sau đó, khi thị trường bùng quá sức thì buộc phải giảm. Và khi thị trường suy giảm, mọi người lại thi nhau nhảy ra hết.
Hải Nam
Mua đất bây giờ đợi 8- 10 năm nữa mới lại có sóng không biết bao giờ bán được. Nếu là vay vốn ngân hàng nữa thì quá mệt mỏi ạ…
Bình Thuận yêu cầu dừng mua bán, giao dịch tại 3 dự án lớn để phục vụ điều tra
Thứ 7, 21/08/2021, 19:42
Sở Tư pháp Bình Thuận ban hành văn bản số 1279/STP-NV2 ngày 19/8/2021 gửi đến các tổ chức hành nghề công chứng về việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2854/UBND – ĐTQH.
Theo đó, Sở này đề nghị tạm dừng giao dịch, mua bán, chuyển nhượng nhà đối với 4 công ty và ba dự án. Cụ thể, 4 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Rạng Đông, Công ty TNHH khu du lịch biển Phan Thiết, Công ty cổ phần Tân Việt Phát, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Trường Phúc Hải.
3 dự án được yêu cầu tạm dừng biến động gồm Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết; Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2; Dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long.
Đối với các hồ sơ giao dịch nhà, đất tại ba dự án nói trên mà đứng tên chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân thì vẫn thực hiện theo đúng quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận đề nghị các tổ chức hành nghề công chúng phải tra cứu Hệ thống Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực, xem xét kỹ nội dung cập nhật trên Hệ thống, chú ý đến đối tượng bị tạm dừng giao dịch tài sản cụ thể là đối tượng nào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến nhà, đất tại ba dự án nêu trên.
Hạ Vy
Chưa đủ pháp lý đã thu tiền em nhỉ?
Thôi có tiền chơi ck một phần. Còn lại gửi NH hoặc mua $ cho ăn toàn. Đất với trả đai mệt quá xá ạ.
Nhất là cái kiểu bđs nghỉ dưỡng em ạ, đúng là dở hơi, mà khổ nhất là mấy bác già, ăn quả lừa to.
Có tiền thì mỗi năm đi du lịch một nơi có phải khoẻ mạnh vui vẻ. Chứ mua nhà nghỉ dưỡng được mấy hồi lại chán ngắt. Xong lại canh cánh lo lắng, thuê người giữ nhà, chăm sóc cây cối…
Đêm đến tối mịt mùng, run rế kêu nhức tai. Còn sợ ma hãi hùng lắm, ban ngày con zĩn nó đốt sưng tấy chân tay. Mặc váy ngắn càng bị đốt nhiều chị ạ.
Họ hót hay lắm em, dễ dính lắm. A Vin chắc còn gồng được chứ mấy anh còm thì nghỉ trả lãi lâu rồi em.
Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua triển khai vaccine “cây nhà lá vườn” của châu Á?
Thứ 7, 21/08/2021, 21:48
Để giảm sự phụ thuộc vào vaccine nhập khẩu và tăng cường nguồn cung cấp vaccine cho quốc gia, các nhà khoa học ở nhiều quốc gia châu Á đang nỗ lực triển khai các loại vaccine nội địa. Việt Nam, Thái Lan, Singapore hay Hàn Quốc, Nhật Bản… đều không đứng ngoài cuộc đua này.
![Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua triển khai vaccine cây nhà lá vườn của châu Á? - Ảnh 1.]
Việt Nam
Đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 mới, với biến thể Delta rất dễ lây lan, Việt Nam đã kêu gọi sự đóng góp của toàn dân để đẩy nhanh quá trình tiêm chủng. Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi được hơn 8,6 nghìn tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng Covid-19. Không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức trong nước mà các doanh nghiệp đa quốc gia như Samsung và Toyota cũng đóng góp vào quỹ này, với hy vọng việc sản xuất không bị gián đoạn.
Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sử dụng 8,8 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Vaccine phòng Covid-19 để hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vaccine Covivac do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế sản xuất.
Ứng cử viên vaccine Made in Vietnam nhà hàng đầu khác của Việt Nam là Nanocovax, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen phối hợp với Học viện Quân y Việt Nam phát triển.
Các thử nghiệm trên người đã bắt đầu đối với các ứng viên vaccine này. Cùng lúc, nhiều công ty khác cũng đang trong quá trình nghiên cứu để sản xuất vaccine được chuyển giao công nghệ từ Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Vabiotech sẽ sản xuất vaccine Sputnik V do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya sản xuất cũng như vaccine protein DNA tái tổ hợp của công ty dược phẩm Shionogi của Nhật Bản. Trong khi đó, Tập đoàn Vingroup dự kiến sẽ sản xuất vaccine công nghệ mRNA do Arcturus Therapeutics phát triển.
Thái Lan
Kể từ tháng 4, Thái Lan đã bị cuốn vào một làn sóng Covid-19, cũng với biến thể Delta và đang có nguy cơ áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia này.
Khi các nhà máy ghi nhận khoảng 20.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, Thái Lan đã phải cố gắng đảm bảo nhiều vaccine Covid-19 hơn. Hoạt động tiêm chủng của Thái Lan hiện vẫn đang phụ thuộc vào vaccine của các nhà phát triển vaccine nước ngoài - Sinovac, AstraZeneca, Sinopharm và Pfizer.
Để giảm sự phụ thuộc vào vaccine nhập khẩu và tăng cường nguồn cung cấp vaccine cho quốc gia, các nhà khoa học địa phương đã nghiên cứu một số loại vaccine nội địa. 3 trong số 6 ứng cử viên vaccine đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm nay.
Cho đến nay, có 2 loại trong số các loại vaccine đã được thử nghiệm lâm sàng cho thấy kết quả khả quan là ChulaCov-19 dựa trên công nghệ mRNA và NDV-HXP-S sử dụng công nghệ virus bất hoạt.
Đài Loan (Trung Quốc)
Vaccine Covid-19 đầu tiên của Đài Loan sẽ có mặt vào tuần tới.
Sau hơn một năm thử nghiệm, vaccine Covid-19 đầu tiên được phát triển bởi Đài Loan cuối cùng sẽ ra mắt công chúng vào ngày 23/8 sắp tới.
Khoảng 600.000 liều vaccine của Medigen Vaccine Biologics Corp sẽ sẵn sàng được đưa vào sử dụng, Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Trung ương (CECC) của họ cho biết.
Nhà sản xuất đã nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm vào tháng trước, một bước nhảy khiến nhiều người Đài Loan lo ngại, vì Medigen chưa được đưa ra thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba.
Hàn Quốc
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết cung cấp tất cả các hỗ trợ hiện có để phát triển vaccine Covid-19 nội địa, thậm chí còn đầu tư gói đầu tư 2,2 nghìn tỷ won để hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương.
Tổng thống Moon nói mới đây: “Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện một bước nhảy vọt để trở thành một trong năm nhà sản xuất vaccine hàng đầu thế giới vào năm 2025”, đồng thời, ông cho biết thêm, vaccine cũng sẽ trở thành một trong ba công nghệ chiến lược quốc gia của Hàn Quốc, cùng với chất bán dẫn và pin.
Các chuyên gia cho biết, Hàn Quốc, quốc gia có khả năng sản xuất dược phẩm sinh học lớn nhất thế giới và đã xuất khẩu 5,1 tỷ đô la Mỹ dược phẩm vào năm ngoái, có đủ khả năng để trở thành một thế lực lớn trong ngành công nghiệp vaccine toàn cầu.
Nhật Bản
Có 4 nhà sản xuất đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên người đối với vaccine Covid-19 ở Nhật Bản. Song, việc phê duyệt vẫn còn phải mất nhiều tháng nữa.
Mặc dù nổi tiếng khắp toàn cầu với tư cách là nước đi đầu trong lĩnh vực dược phẩm, Nhật Bản lại tụt hậu trong việc phát triển vaccine.
Một Quyết định năm 1992 đã quy định, Chính phủ Nhật Bản phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những người phải chịu các tác dụng phụ bất lợi của vaccine. Quyết định này khiến Nhật Bản phải thắt chặt quy định phê duyệt vaccine hơn nhiều so với các nền kinh tế khác.
Ấn Độ
Khi Thủ tướng Narendra Modi tiêm vaccine Covid-19 nội địa đầu tiên của Ấn Độ vào ngày 1/3, ông nói: “Đáng chú ý là cách các bác sĩ và nhà khoa học của chúng tôi đã làm việc trong thời gian ngắn để nỗ lực tham gia cuộc chiến chống lại Covid-19 trên toàn cầu.”
3 tháng trước đó, Covaxin, do Bharat Biotech International phát triển, đã nhận được sự chấp thuận khẩn cấp từ cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ ngay cả trước khi bước vào giai đoạn thứ ba, giai đoạn quan trọng của thử nghiệm lâm sàng.
Singapore
3 loại vaccine mRNA - sử dụng RNA thông tin, một phân tử, để tạo ra các protein, đang được phát triển bởi Singapore. Được phát triển bởi công ty Arcturus Therapeutics của Hoa Kỳ, 3 ứng cử viên vaccine có thể được tiêm với liều lượng thấp hơn nhiều so với các vaccine mRNA hiện có - chẳng hạn như của Pfizer và Moderna - vì công nghệ mRNA “tự khuếch đại” mà chúng sử dụng.
Mỗi liều vaccine Arcturus chứa 5 microgam vaccine, so với 30 mcg trong vaccine Pfizer và 100 mcg trong vaccine Moderna.
Thái Quỳnh
Thêm VIC k em?
Em ít chơi VIC nên em không quan tâm chị ạ.
Ý em khi post bài trên là gì?
Chị đang hỏi về bài thuốc?
Ừ em
Một công ty con của VIC đang sx vắc xin em.