[Kinh tế vĩ mô] Tự do thương mại - Phần 1

Tạm gác lại những biến động hỗn loạn của thị trường trong ngắn hạn. Ở đây chúng ta tập trung vào những nguyên lí bất biến của nền kinh tế để giữ cho mình được cái tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, cho bây giờ và cả rất lâu sau này nữa. Bài viết này là bài viết mở đầu cho một chuỗi 50 bài viết về các nguyên lí kinh tế vi mô và vĩ mô, rất mong nhận được sự đồng hành của cả nhà trong chuỗi bài viết này.

Giả định một quốc gia nọ, có tên là Mây. Chính phủ của quốc gia này đang áp đặt chính sách đóng cửa giao thương hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện tại các nhà hoạch định chính sách của đất nước này đang nghiên cứu về việc mở cửa thương mại. Các nhà hoạch định chính sách chọn ngành dệt may để nghiên cứu về vấn đề tự do thương mại. Phương pháp nghiên cứu là thực hiện so sánh giá cả của sản phẩm may mặc trong nước và giá thế giới (giá phổ biến trên thị trường thế giới). Chưa cần biết giá trong nước và thế giới cụ thể là bao nhiêu, tuy nhiên:

  • TH1: Giá sản phẩm may mặc trong nước < Giá thế giới → Mây sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may.

  • TH2: Giá sản phẩm may mặc trong nước > Giá thế giới → Mây sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu dệt may.

Việc mở cửa thương mại chắc chắn sẽ tác động đến nhiều bên, tuy nhiên ở đây chúng ta hãy tập trung vào 2 đối tượng đó là : Người tiêu dùngNhà sản xuất hàng hóa trong nước. Sẽ có người hưởng lợi và sẽ có người chịu thiệt khi mở cửa thương mại. Trước hết bạn thử đoán xem ai là người hưởng lợi và ai là người chịu thiệt trong từng trường hợp và hãy kiểm tra xem câu trả lời ở bên dưới sau nhé.

Sau quá trình dài dẵng nghiên cứu, bằng việc nghiên cứu các mô hình và biểu đồ cung cầu, các nhà kinh tế đã đi đến kết luận sau > đây:

Một nước xuất khẩu:

  • Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước xuất khẩu hàng hóa, nhà sản xuất hàng hóa trong nước đối với hàng hóa đó sẽ có lợi, và người tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa đó sẽ bất lợi.
  • Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng lợi sẽ lớn hơn tổn thất của người bị hại.

Một nước nhập khẩu:

  • Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước xuất khẩu hàng hóa, người tiêu dùng hàng hóa trong nước sẽ có lợi, và nhà sản xuất trong nước đối với hàng hóa đó sẽ bất lợi.
  • Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng lợi sẽ lớn hơn tổn thất của người bị hại.

Tóm lại rằng, đối với cả hai trường hợp xuất hay nhập khẩu, thương mại đều làm cho mọi người tốt hơn. Bất kể trong trường hợp nào thì lợi ích của người hưởng lợi cũng lớn hơn lợi ích của người thiệt hại. Với quan điểm này, thì thương mại có thể làm cho tất cả mọi người đều có lợi.

Cuối cùng nếu thương mại làm cho tất cả mọi người đều có lợi, vậy tại sao lại xuất hiện những công cụ làm hạn chế thương mại như các loại thuế quan hay hạn ngạch v.v… Phần 2 sẽ nói về tại sao lại có thuế, bản chất sau đó là gì? Bài viết này xin dừng ở đây, cảm ơn cả nhà đã đọc.