Dù tuần qua VN-Index chỉ giảm vài phần trăm nhưng nỗi đau với nhiều nhà đầu tư đang rất sâu khi hàng loạt cổ phiếu BĐS lao dốc và nằm sàn la liệt kéo dài cho đến phiên hôm nay ngày 17.01.2022, đồng thời gây ảnh hưởng lên hàng loạt các nhóm cổ phiếu khác. Liệu trận “động đất” này có phát đi tín hiệu xấu, và Vn-Index sẽ đi đâu, về đâu?
Vn-Index tiếp tục rơi khỏi mốc 1.500 điểm
Vụ hủy cọc đấu giá ở Thủ Thiêm kèm theo sự cố của ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu không kịp khai báo đã tạo ra một cơn “động đất” kéo dài 4 ngày qua trên thị trường chứng khoán và cho đến lúc này rất nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn còn nằm sàn la liệt và chưa thể đứng dậy được, và Vn-Index đã một lần nữa rơi khỏi mốc 1.500 điểm trong chưa đầy 1 tuần.
Nếu so sánh chỉ số chính giống như một người vừa mắc bệnh thì nhìn ngoài da các vết thương không thấm tháp gì, VN-Index tuần qua chỉ giảm có hơn 2%. Nhưng khi chụp X-quang phải nói là tổn thương bên trong đang trải rất rộng và điều đó nó được thể hiện rõ nét trong phiên giao dịch ngày đầu tuần, khi trên Vn-Index tiếp tục giảm đến hơn 43 điểm(tương đương mức 2.89%).
Tuần qua có mỗi khu vực ngân hàng là “khỏe mạnh” khi tăng 3,44%, còn toàn bộ các khu vực khác nhuộm đỏ, nặng nhất là dịch vụ tài chính, ô tô, vật liệu xây dựng với hơn 6 - 8%. Tuy nhiên, vùng tổn thương chính là nhóm BĐS đã lây lan sang các nhóm khác và trong phiên giao dịch đầu tuần nhóm ngân hàng cũng không còn trụ vững trước áp lực bán dữ dội của nhà đâu tư, khiến chỉ số lao dốc mạnh và chỉ dừng lại ở mốc 1.450 điểm.
Điểm qua 4 ngày vừa qua có những cổ phiếu đã giảm sàn cả 4 phiên như NBB, CII đây là các mã có khá nhiều quỹ đất liên quan đến khu vực Thủ Thiêm. Hay có những mã đầu cơ khá nóng theo câu chuyện giá đất tăng là DIG, CEO cũng có 3 phiên sàn, kế đến là nhóm cổ phiếu họ “F”. Với 4 hôm sàn như vậy với những mã ở HOSE là mất khoảng 30%, còn HNX là 40%.
Nhưng câu chuyện đằng sau không đơn giản như vậy vì nhà đầu tư chứng khoán có thể vay ký quỹ (vay margin) thêm. Với tỷ lệ 1:1, tức có 500 triệu đồng được vay thành 1 tỷ đồng mua cổ phiếu, giảm 25% tức là nhà đầu tư mất thành 50%. Và chỉ cần 4 ngày “đỏ lửa” vừa qua cũng là 4 ngày “đẫm nước mắt” với các nhà đầu tư ôm cổ BĐS.
Đồ thị nhóm BĐS thương mại
NHÀ ĐẦU TƯ BĐS CÓ NHỮNG KỲ VỌNG TRÁI CHIỀU
Thực tế nhóm này đã có quãng thời gian thăng hoa với con sóng khá mạnh, kéo dài từ tháng 07/2021 đến đầu tháng 01/2022 nhiều mã tăng trần bất chấp nghi ngại của giới đầu tư, các chuyên gia phân tích, nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm… Tuy nhiên, diễn biến đã đảo ngược 180 độ chỉ sau vài thông tin không mấy tích cực trên thị trường, sự xáo trộn trong tâm lý nhà đầu tư vì thế cũng dâng rất cao. Điều này khiến nhà đầu tư lao vào bán bằng mọi để giữ thành quả còn lại, khiến nhiều cổ phiếu gần như mất thanh khoản và luôn trong trạng thái sàn từ sáng đến chiều.
Trái ngược với sự hoang mang tột độ của các F0, một bộ phận nắm giữ cổ phiếu bất động sản cơ bản tốt ở vị thế tốt vẫn khá “ung dung” và tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào nhóm này trong dài hạn.
“Bản thân tôi cũng có cổ phiếu bất động sản và cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên tôi vẫn khá lạc quan về cổ phiếu bất động sản, tài chính, ngân hàng trong năm 2022 nên quan điểm của tôi là tiếp tục đầu tư và nắm giữ các cổ phiếu này trong thời gian tới”, một nhà đâu tư tại Hà Nội cho hay.
Một nhà đâu tư khác thì nói: “Những cái tin xấu như đấu giá Thủ Thiêm chỉ là những biến động ngắn hạn. Mình đang có kế hoạch giải ngân mạnh khi thị trường có những tín hiệu tốt trở lại”.
“Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ cũng có tỷ trong tương đối là bất động sản. Thời gian vừa qua tôi vẫn tiếp tục theo dõi, một số cổ phiếu bất động sản tôi đánh giá là tốt ở quỹ đất lớn và kết qủa kinh doanh khả quan trong thời gian tới thì tôi sẽ xem xét giải ngân thêm”, một nhà đầu tư đang hôm full cổ đất cho biết.
Đồ thị nhóm BĐS KCN
VN-INDEX SẼ CÁN MỐC 1.700-1.800 ĐIỂM HAY SẼ ĐI ĐÂU VÀ VỀ ĐÂU?
Mỗi nhà đầu tư sẽ có phong cách đầu tư riêng nhưng nếu có khuyến nghị gì với nhà đầu tư đang kẹt ở những cổ phiếu đang rơi tự do, làm ăn bết bát mà vẫn phi lên thời gian qua thì các chuyên gia vẫn hay có câu “chốt lãi không bao giờ sai” và “cắt lỗ thì nên có nguyên tắc”. 8 - 10% lỗ được coi là mức khá dễ chịu vì lo càng lâu thì càng khó ra quyết định chính xác, lỗ 20% phải tăng lại 25% mới hòa vốn, còn nếu để lỗ tới 50% phải tăng lại đến 100% mới hòa vốn.
Nhưng liệu sóng tăng của cổ phiếu bất động sản đã thực sự kết thúc, con sóng này đã kéo dài hơn 5 tháng vừa qua và do đó không ít thì nhiều nhà đầu tư nào cũng đã hoặc vẫn đang sở hữu cổ phiếu đất.
Trong một tuần mà nhiều nhà đầu tư xúc đất đổ đi, nhà đầu tư nước ngoài lại rất tranh thủ gom hàng. Theo thống kê, tuần qua 5 mã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất đều là bất động sản bao gồm: VHM, DXG, KDH… tất nhiên những cổ phiếu đất bị đẩy lên thái quá như CII, NBB, CEO họ cũng bán thẳng tay.
Đồ thị các nhóm cổ phiếu
Có lí do để các nhà đầu tư tổ chức vẫn đang đi gom đất, nhưng câu chuyện đang thể hiện sự phân hóa ở chính nội tại nhóm này và dòng tiền cũng đang hướng tới các cơ hội khác.
Một chuyên gia trong thị trường chứng khoán cho biết: “Riêng cổ phiếu bất động sản tôi vẫn nghĩ có những cổ phiếu mua được thời điểm này. Trong ngành bất động sản bỏ qua việc đếm cua thì phải xem đất của công ty có phải đất sạch hay không, khả năng triển khai dự án thời gian tới và khả năng bán hàng của công ty. Không thể có một mảnh đất mà hiện tại còn phải đền bù rất nhiều và chưa biết có đền bù được hay không, năng lực triển khai của công ty không có, từ xưa đến nay không triển khai dự án gì và năng lực bán hàng cũng không biết. Nếu mua những cổ phiếu đấy rất rủi ro”.
Nhiều nhà đâu tư và cả những nhà môi giới cho rằng: đây chưa phải là đỉnh của thị trường, thị trường vẫn còn nhiều nhóm ngành chưa tăng trưởng hoặc đang tăng trưởng nhưng chưa đạt đến giá trị thực hoặc bảo hòa, như nhóm ngân hàng chẳng hạn cũng đã bắt đầu trở lại. Đỉnh của thị trường là khi tất cả các ngành phải cùng tăng thì đó mới là đỉnh của dài hạn. Còn hiện tại vẫn chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn hạn, thị trường sẽ sớm qua trở lại, và cổ phiếu BĐS cũng vậy.
Khi nhìn nhận về thị trường cho năm 2022, hầu hết công ty chứng khoán lớn đều nhìn nhận VN-Index sẽ còn cán mốc 1.700 - 1.800 điểm, tức thị trường sẽ tăng khoảng 25-30% trong năm nay. Trong một sóng tăng mạnh như vậy mà cổ phiếu đang chiếm tới 22% vốn hóa thị trường (chỉ sau nhóm ngân hàng) như bất động sản lại không hòa nhịp được, thì có lẽ không hợp lý. Bởi khi BĐS tăng nó sẽ kéo theo gần 40 nhóm ngành khác cùng tăng, đây cũng chính là điểm nhấn nhà đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi và đi lên mạnh mẽ của nhóm BĐS trong năm 2022, bên cạnh đó là các yếu tố kinh tế vĩ mô đang ủng hộ nhóm này.
Ngược lại, khi cả dòng bất động sản không cùng lên, dòng tiền khổng lồ có chảy bớt sang các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt đã bị bỏ quên bấy lâu nay trong con sóng đầu cơ trên thị trường trong thời gian qua, và khi đó Vn-Index có đạt được mốc tăng trưởng như mong đợi?
Ý kiến của Anh Chị thế nào, hãy để lại comment bên dưới bài viết này nhé!
Phạm SSI-Hỗ trợ tư vấn-PTKT miễn phí: 0362 762 967