Masan High-Tech Materials (MSR) - Kỳ vọng lợi nhuận đột biến

,

Masan High-Tech Materials (MSR) - Kỳ vọng lợi nhuận đột biến

Đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh:

**

→ Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của MSR kể từ khi doanh nghiệp quyết định đầu tư vào HCS năm 2020 vẫn đang còn rất kém, chủ yếu do khoản chi phí lãi vay khổng lồ và mảng kinh doanh vonfram kém hiệu quả.

**

Câu chuyện kỳ vọng:

Masan High-Tech Materials (MSR) hôm nay công bố đã hoàn tất thành công việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding cho Mitsubishi Materials Corporation Group. Trong thông báo về thương vụ hồi tháng 5/2024, Masan dự kiến ​sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng) từ giao dịch chuyển nhượng này và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn.

→ Sau khi deal này hoàn tất, MSR sẽ được nhận một khoản tiền lớn và ghi nhận vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, làm tăng lợi nhuận sau thuế. Hơn nữa với kết quả kinh doanh 2023 và 9T/2024 của MSR lỗ thì deal này sẽ giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến so với cùng kỳ và các quý trước.

Khoản tiền này sẽ được MSR dùng để thanh toán các khoản nợ vay, làm giảm đòn bẫy tài chính cũng như là giảm chi phí lãi vay đi đáng kể. Tuy nhiên về mặt dài hạn để mà doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững hay không thì phải xét qua hiệu quả của mảng kinh doanh vonfram và cách mà doanh nghiệp tiết giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Còn hiện tại thì câu chuyện về thương vụ chuyển nhượng HCS này chỉ là tốt cho doanh nghiệp về mặt báo cáo tài chính, còn để doanh nghiệp tốt lên thật sự thì mảnh kinh doanh cốt lõi phải thật sự cải thiện, thế nên case này là một case đầu cơ chứ không phải đầu tư…

2 Likes

Cả năm nay chỉ số VNIndex chỉ vận động trong biên độ sideway, nên việc tìm và chọn lọc cổ phiếu/doanh nghiệp có yếu tố tăng trưởng là vô cùng quan trọng để có được hiệu suất sinh lời tốt. Ngoài các trường phái đầu tư tăng trưởng, tìm điểm đảo chiều của doanh nghiệp,… thì đầu cơ vào những case kỳ vọng doanh nghiệp ghi nhận thu nhập đột biến cũng sẽ cho ra hiệu suất sinh lời cao trong ngắn hạn. Nhịp này team cược vào MSR (đã giải ngân giá 11.5), với việc kỳ vọng sau deal chuyển nhượng HCS doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản thu nhập lớn, hơn nữa với KQKD 2023 và 9T/2024 của MSR lỗ thì deal này sẽ giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến so với cùng kỳ và các quý trước.

1 Likes

Nói về những case đầu cơ cổ phiếu/doanh nghiệp với kỳ vọng ghi nhận lợi nhuận đột biến, năm nay team đã đầu cơ thành công được 2 case:

1 Likes

Về yếu tố kỳ vọng, TQ ngăm nghe cấm xuất khẩu Vonfram cho Mỹ, do Vonfram là kim loại quý hiếm, độ cứng cao như kim cương, dc sử dụng trong thiết bị bán dẫn, sx linh kiện ô tô, sx vũ khí, đạn dược… việc TQ cấm đã dc cảnh báo ít ngày nay. Việc TQ chính thức cấm, sẽ làm thay đổi hoàn toàn bức tranh về MSR, từ con quạ thành con công, từ con chép thành con rồng, như trường hợp cổ phiếu HGM gắn với việc TQ cấm xuất khẩu antimon khiến HGM dựng đứng.

Và view dài hạn 1 chút, thì tình hình MSR là sáng sủa với bối cảnh ngành khoáng sản có dự báo sẽ rất có giá trong điều kiện TRUMP-TRUNG.

Mỏ Vonfram Núi Pháo của MSR có trữ lượng LỚN NHẤT THẾ GIỚI, nên là kho báu. Chúng ta đang dc cân nhắc mua với giá vốn hoá 12 nghìn tỷ VND, quá hời khi nói về giá trị khoáng sản.

Đây là nhận định của chuyên gia thế giới về hành động tiếp theo của TQ với Vonfram (còn gọi với tên Tungsten).

1 Likes


1 Likes

Cơ cấu cổ đông của MSR, nếu chỉ nhìn vol 1 tỷ cổ phiếu thì ae hay sợ nhiều, nhưng thực tế là 95% đã bị MASAN khoá vĩnh cửu.

Nhìn cách thanh khoản trung bình 300-400k cổ / phiên, và phiên nổ vol cũng chỉ tầm 2tr cổ, thì tôi tin chắc rằng khoang 4% (tương ứng khoảng 40tr cổ) nằm trong tay các quỹ, tự doanh ck, các cá mập. Các cá nhỡ, cá nhỏ, cá liu riu trên sàn…. đang có khoảng 10tr cổ giao dịch qua lại với nhau, thậm chí ít hơn.

Nếu giá cổ lên cao, người hưởng lợi sẽ là Masan và tỷ phú usd anh Nguyễn Đăng Quang! Chẳng có lý do gì để anh Quang dìm giá cổ, tự cắt chi.m mình. Hơn ai hết, tỷ phú Quang là người muốn MSR xứng đáng với giá trị mỏ Núi Pháo mà anh vất vả dày tâm mới thâu tóm dc từ DC vào năm 2010!

Em này có khả năng gia nhập clb 100k bác nhỉ :blush:

1 Likes

Các ứng dụng cụ thể của vonfram trong các lớp rào cản bán dẫn là gì?

Vonfram thường được sử dụng làm lớp rào cản trong công nghệ bán dẫn do các đặc tính vốn có của nó. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của vonfram trong các lớp rào cản bán dẫn:

1, Rào cản khuếch tán đồng:

Vonfram hoạt động như một lớp rào cản đáng tin cậy giữa đồng (Cu) và các vật liệu khác trong thiết bị bán dẫn. Đồng là chất dẫn điện tuyệt vời nhưng có xu hướng khuếch tán sang các vật liệu lân cận, dẫn đến các vấn đề về hiệu suất và độ tin cậy. Khả năng chống khuếch tán của vonfram ngăn chặn sự di chuyển của các nguyên tử đồng, đảm bảo tính toàn vẹn và chức năng của thiết bị.

2, Rào cản oxy và độ ẩm:

Vonfram được sử dụng làm lớp rào cản để bảo vệ các thành phần bán dẫn nhạy cảm khỏi tác hại của oxy và độ ẩm. Bằng cách lắng đọng một lớp vonfram mỏng, các thiết bị bán dẫn được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các chất gây ô nhiễm này, nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ tổng thể của chúng.

3, Lớp dừng khắc:

Vonfram cũng được sử dụng làm lớp dừng ăn mòn trong quá trình chế tạo chất bán dẫn. Nó được lắng đọng giữa các lớp khác nhau của thiết bị và hoạt động như một ranh giới ngăn chặn quá trình ăn mòn tại một điểm cụ thể. Việc kiểm soát chính xác quá trình khắc này cho phép tạo ra các cấu trúc thiết bị phức tạp với độ chính xác cao.

4, Lớp bám dính:

Vonfram đóng vai trò là lớp bám dính giữa các vật liệu khác nhau, thúc đẩy liên kết mạnh mẽ và giảm thiểu các vấn đề phân tách. Nó tăng cường độ bám dính của các lớp tiếp theo với chất nền bên dưới, đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc của thiết bị.

Vonfram được sử dụng trong vũ khí vì độ cứng đặc biệt và mật độ cao. Những đặc tính này làm cho nó phù hợp để sử dụng trong các loại đạn xuyên giáp, chẳng hạn như đạn xuyên giáp và đạn pháo xe tăng. Độ cứng của vonfram cho phép nó xuyên qua các mục tiêu bọc thép, trong khi mật độ cao góp phần vào khả năng duy trì động năng và động lượng cao khi va chạm. Sự kết hợp giữa độ cứng và mật độ này làm cho vonfram trở thành vật liệu quan trọng cho các ứng dụng quân sự. => Trung Quốc đang đánh vào xuất khẩu Vonfram để hạn chế nguồn sx vũ phí, và thiết bị bán dẫn của Mỹ. TQ muốn cạnh tranh sòng phẳng với Mỹ.

Đây là 1 loại đạn lõi Vonfram:

Vonfram là khoáng sản có rất nhiều ứng trong công nghiệp vũ khí, hàng không, oto, linh kiện điện tử, thiết bị bán dẫn.




YEG bữa giờ trần liên tục thích ha

tháng 3 năm sau còn có thêm 1 concert nữa

không biết lợi nhuận như nào

Bây giờ là lúc chọn hàng cho năm 2025.

Khi nào cụ múc msr lập pic mình sẽ vào thêm hàng với cụ.

1 Likes

Theo dõi xát MSR nhịp này dc rồi. đoạn khổ đau nhất của DN đã qua rồi. Mình thích theo dõi những DN đi lên từ vùng trũng nhất của nó.

1 Likes

Msr game MSN thoái vốn, các bác cứ phân tích đâu đâu ấy

Thông tin này hấp dẫn,

1 Likes

vụ thương chiến Mỹ Trung này tạo cơ hội rõ ràng cho MSR vì hiện nay Trung Quốc nắm 80% lượng cung xuất khẩu Tungsten cho thế giới

Tungsten Export Restriction News

On 16 November 2024 Nikkei Asia (“Nikkei”), a Japan headquartered news company which is the sister company of the Financial Times, reported that, ‘China plans to tighten export controls on key “dual-use” technologies and items in two weeks, including raw materials and metals such as tungsten, graphite, magnesium and aluminium alloys used commonly in tech supply chains.’ Nikkei was also the news source to first publish the news regarding the antimony export restrictions in August 2024.

The original news source can be viewed at the link below:

Selected extracts of the publication titled “China to tighten export curbs on critical metals ahead of Trump’s return - Tungsten, magnesium and aluminium alloys face more restrictions” (Lauly Li and Cheng Ting-Fang, Nikkei Asia tech correspondents published on 16 November 2024 at 01:01 JST) are found below:

“China’s Commerce Ministry unveiled detailed specifications of dual-use technologies and items – used for both civilian and military purposes – that will fall under the country’s export controls. The rules take effect on Dec. 1.”

"China controls more than 80% of the extraction and processing of global tungsten supply, along with around 90% of global magnesium production, according to a European Union estimate on global critical materials supplies.

“All of these critical metals not only are used widely in the electronics supply chain, but also are indispensable to build defense equipment, weapons, aviation and spacecraft.”

“China has been tightening export controls on critical materials such as gallium, germanium, rare earths and antimony as countermoves to battle sweeping U.S. export controls on advanced semiconductor and artificial intelligence technologies.”

2 Likes