|MỚI| Bất Động Sản 24/7


Quá hay ]|


Cảm ơn bác "

DIG muốn sáp nhập 2 công ty con cùng ngày thành lập, địa chỉ trụ sở

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) vừa thông qua chủ trương sáp nhập 2 công ty con do DIG sở hữu 98.67% vốn điều lệ mỗi bên.

Theo đó, DIG muốn sáp nhập CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại DIC (DIC Commerce) vào CTCP Đầu tư Phát triển Tầm nhìn DIC (DIC Vision). Thời gian hoàn thành việc sáp nhập dự kiến trước ngày 31/12/2023.

Trong đó, DIC Commerce sẽ chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang DIC Vision, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của bên bị sáp nhập kể từ ngày sáp nhập.

Ngược lại, DIC Vision sẽ kế thừa toàn bộ quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ lao động theo thông tin DIC Commerce cung cấp chính thức và nghĩa vụ khác của đơn vị này kể từ ngày sáp nhập.

Theo BCTC kiểm toán 2022 công ty mẹ DIG, tính tới ngày 31/12/2022, giá trị đầu tư gốc vào DIC Commerce và DIC Vision cùng ghi nhận 29.6 tỷ đồng mỗi bên, tuy nhiên, dự phòng lần lượt hơn 1.6 tỷ đồng và hơn 2.5 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC kiểm toán 2022 công ty mẹ DIG
Đáng chú ý, hai đơn vị trên cùng được thành lập ngày 06/07/2021, và có cùng địa chỉ trụ sở tại số 265 Lê Hồng Phong, Phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hơn hết, còn trùng ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Tuy nhiên, người đại diện pháp luật của DIC Commerce là ông Hoàng Anh Dũng; trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, con gái Chủ tịch HĐQT DIG Nguyễn Thiện Tuấn, là đại diện pháp luật của DIC Vision.

Ở diễn biến đáng chú ý, ngày 11/04, qua rà soát hồ sơ báo cáo/công bố thông tin liên quan đến các đợt phát hành cổ phiếu của DIC Corp giai đoạn từ năm 2021 đến nay, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) nhận thấy DIG đã chậm công bố thông tin thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tại 03 đợt phát hành.

Cụ thể, lần 1, DIG phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của CTCP Du lịch và Thương mại DIC, ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu hoán đổi là 01/07/2020. Lần 2, phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019, ngày kết thúc đợt phát hành là 31/03/2021. Cuối cùng, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, ngày kết thúc phát hành 09/06/2021.

Căn cứ quy định pháp luật, HOSE nhắc nhở và đề nghị DIG tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông.

Từ đầu tháng 4, cổ phiếu DIG có 8 phiên tăng điểm liên tiếp, đưa thị giá từ 14,400 đồng/cp (phiên 03/04) lên 17,500 đồng/cp (phiên 11/04). Theo đó, khối lượng giao dịch cũng lên đến vài chục triệu cổ phiếu mỗi phiên.

Tuy nhiên, cùng chung xu hướng cổ phiếu bất động sản đua nhau “nằm sàn” vào phiên cuối tuần 14/04, DIG cũng giảm hết biên độ 6.9% xuống còn 16,200 đồng/cp, và trắng bên mua.

https://fili.vn/2023/04/dig-muon-sap-nhap-2-cong-ty-con-cung-ngay-thanh-lap-dia-chi-tru-so-764-1060129.htm

Vinhomes kế hoạch lãi sau thuế 30 ngàn tỷ năm 2023

Mục tiêu lợi nhuận 2023 của Vinhomes cao hơn 3% so với thực hiện 2022.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 mới công bố, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) đặt mục tiêu 2023 với doanh thu 100 ngàn tỷ đồng và lãi sau thuế 30 ngàn tỷ đồng, tăng lần lượt 60% và 3% so với thực hiện năm trước.

Chỉ tiêu kế hoạch 2023 của Vinhomes

Nguồn: VHM

Cụ thể, năm 2023, Vinhomes sẽ đẩy mạnh hoạt động bán hàng và bàn giao tại 2 dự án Ocean Park 2 và 3, đồng thời mở bán các Đại đô thị mới. Với doanh số chưa bàn giao kỷ lục 107.6 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022, Vinhomes sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công để nhanh chóng bàn giao sản phẩm đến người mua nhà theo đúng tiến độ và ghi nhận kết quả tài chính cho năm 2023.

image
Phối cảnh Vinhomes Ocean Park 2

Công ty cũng sẽ tiếp tục kiện toàn, nâng cấp, bổ sung các ứng dụng đối với trung tâm điều hành nhà ở thông minh SmartHub.

Bên cạnh đó, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội, với trọng tâm phát triển là Happy Home. Sau khi động thổ hai dự án đầu tiên tại Thanh Hóa và Quảng Trị trong năm 2022, Công ty sẽ tiếp tục mở bán hai dự án này và triển khai các dự án nhà ở xã hội tiếp theo.

Ngoài ra, Vinhomes cho biết đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư để tăng tỷ lệ lấp đầy ở dự án Cát Hải, Hải Phòng. Công ty cũng sẽ đẩy mạnh hoàn thiện pháp lý và xây dựng hạ tầng để sẵn sàng ký kết với các đối tác ngay khi các dự án khu công nghiệp/cụm công nghiệp tiếp theo đi vào hoạt động cũng như bám sát các dòng đầu tư FDI, tập trung nghiên cứu và áp dụng các mô hình bất động sản công nghiệp hiện đại, hiệu quả như khu công nghiệp thông minh/khu công nghiệp sinh thái/khu công nghiệp chuyên ngành quy mô lớn.

Vinhomes cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022. Thời điểm cuối tháng 12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng hơn 36 ngàn tỷ đồng. Công ty sẽ trích 5 tỷ đồng vào quỹ dự trữ theo quy định của Công ty. Toàn bộ phần lợi nhuận còn lại được dùng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về mức thù lao dự kiến chi trả cho năm 2023, Công ty dự tính trình thông qua mức thù lao cho HĐQT không quá 18 tỷ đồng, cho BKS không quá 5 tỷ đồng.

Một vấn đề khác sẽ được Công ty trình đại hội thông qua là việc thay đổi trụ sở chính, cụ thể:

  • Địa chỉ cũ: Tòa nhà văn phòng Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

  • Địa chỉ mới: Tòa nhà văn phòng Techno Park Tower, Khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Về việc bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2023-2028, HĐQT Vinhomes đề xuất số lượng thành viên HĐQT là 9 người, BKS là 3 người.

https://fili.vn/2023/04/vinhomes-ke-hoach-lai-sau-thue-30-ngan-ty-nam-2023-737-1060448.htm

DIG: Còn hơn 216 tỷ chưa giải ngân cho dự án Solar City Vũng Tàu

Theo cập nhật tới ngày 7/4, với gần 1.500 tỷ đồng từ việc chào bán 75 triệu cổ phiếu, DIC Group đã dùng giải ngân hơn 1.283 tỷ đồng để thanh toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù GPMB cho dự án DIC Solar City Vũng Tàu, số tiền còn lại chưa giải ngân là 216,4 tỷ đồng.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group, mã chứng khoán: DIG) vừa báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán 75 triệu cổ phiếu cổ phiếu riêng lẻ huy động thành công 1.500 tỷ đồng trong năm 2021.

Trong đó, trừ đi chi phí phát hành là 143 triệu đồng, tổng số tiền huy động được còn lại là 1.499,9 tỷ đồng.

DIC Group cho biết, công ty sẽ dùng toàn bộ số tiền thu được để đầu tư vào Dự án Khu đô thị mới bắc Vũng Tàu, phường 12, Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo cập nhật của DIC Group, tính đến ngày 7/4, công ty đã giải ngân hơn 1.283 tỷ đồng để thanh toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án trên.

Số tiền còn lại chưa giải ngân đến thời điểm báo cáo là 216,4 tỷ đồng.

Khu đô thị Bắc Vũng Tàu nằm tại phường 12, TP Vũng Tàu (DIC Solar City Vũng Tàu). Dự án có quy mô hơn 90,5 ha với tổng mức đầu tư hơn 10.971 tỷ đồng. Trong đó, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là 4.680 tỷ đồng, tiền sử dụng đất 3.240 tỷ đồng và chi phí xây dựng 668 tỷ đồng.

Dự kiến, DIC Corp sẽ bố trí vốn vay 3.417 tỷ đồng để thực hiện dự án. Còn lại 7.063 tỷ đồng là vốn tự có và vốn huy động khác.

Dự án đã được khởi công vào quý I/2015, thời gian hoàn thành dự kiến là vào quý IV/2026.

Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 diễn ra vào cuối tháng 4/2022, DIC Group cho biết, công ty sẽ hoàn thành công tác đền bù, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu C, đồng thời thi công hạ tầng kỹ thuật khu C và ép cọc thử cụm Chung cư CC1 và HH3.

Nói thêm về tình hình hoạt động của DIC Group, mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sáp nhập CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại DIC (DIC Commerce) và CTCP Đầu tư Phát triển tầm nhìn DIC (DIC Vision).

DIC Group cho biết, việc sáp nhập sẽ hoàn thành việc sáp nhập trước ngày 31/12. Sau sáp nhập DIC Vision sẽ kế thừa toàn bộ quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ tài sản của DIC Commerce.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Kinh Bắc (KBC) lên kế hoạch mua lại một nửa lô trái phiếu mệnh giá 1.500 tỷ đồng

## Sau khi liên tục mua lại trái phiếu trong quý I/2022, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã KBC – sàn HoSE) tiếp tục mua lại dư nợ lô trái phiếu cuối cùng trong tháng 4/2023.

Cụ thể, ngày 4/5/2023, Kinh Bắc sẽ chốt danh sách trái chủ mua lại 50% giá trị lô trái phiếu mã KBC121020 với mệnh giá 1.500 tỷ đồng (trái chủ sở hữu 2 trái phiếu được quyền bán lại 1 trái phiếu).

Như vậy, nếu đợt mua thành công, lô trái phiếu sẽ giảm dư nợ từ 1.500 tỷ đồng về 750 tỷ đồng, thời gian thực hiện mua là ngày 24/5.

Được biết, lô trái phiếu mã KBC121020 được phát hành ngày 24/6/2021, đáo hạn ngày 24/6/2023.

Tính tới 31/12/2022, Kinh Bắc có thuyết minh đang có dư nợ 1 lô trái phiếu mệnh giá 1.500 tỷ đồng, lãi suất 10,8%/năm, đáo hạn ngày 24/6/2023 và trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Như vậy, nhiều khả năng, lô trái phiếu này là lô trái phiếu Kinh Bắc dự kiến mua lại trước hạn.

Kinh Bắc đã chuẩn bị sẵn nguồn tiền mua lại, trả đúng hạn lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng

Ở một diễn biến đáng chú ý khác, trong quý I/2023, Kinh Bắc cho biết đã tiến hành các thủ tục trả nợ đúng hạn và mua lại trái phiếu trước hạn các trái phiếu riêng lẻ, tổng giá trị 2.400 tỷ đồng.

Được biết, tại thời điểm 1/1/2023, Công ty có tổng dư nợ trái phiếu là 3.900 tỷ đồng, trong đó 2.400 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ và 1.500 tỷ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng.

Như vậy, tổng dư nợ của Công ty còn lại là 1.500 tỷ đồng, toàn bộ là trái phiếu phát hành ra công chúng với mã KBC121020, đáo hạn ngày 24/6/2023.

Kinh Bắc cho biết thêm Công ty đã và đang chuẩn bị sẵn nguồn vốn để thực hiện thanh toán đúng hạn hoặc mua lại trước hạn với lô trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng.

Kinh Bắc rút hồ sơ mua lại 50 triệu cổ phiếu để hoàn thiện hồ sơ

Ngày 18/4, Kinh Bắc cho biết về việc xin rút hồ sơ báo cáo mua lại cổ phiếu ngày 10/4/2023 để hoàn thiện hồ sơ.

Công ty cho rằng, ngày 10/4 đã nộp lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ báo cáo mua lại cổ phiếu. Tuy nhiên, sau khi rà soát lại, Công ty nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ.

Được biết, mới đây, Kinh Bắc điều chỉnh nguồn tiền sử dụng mua cổ phiếu quỹ là thặng dự vốn cổ phần tại thời điểm 30/9/2022 sang thời điểm 31/12/2022, số tiền ước tính vẫn là 2.743 tỷ đồng và đặc biệt, thời gian mua dự kiến từ trong quý I, II/2023 sang quý II, III/2023.

Như vậy, sau điều chỉnh, Công ty vẫn dự kiến mua lại 50 triệu cổ phiếu KBC, giá không cao hơn 34.000 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, tại Đại hội cổ đông bất thường vừa tổ chức cuối năm 2022, Công ty thông qua kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, giá mua tối đa 34.000 đồng/cổ phiếu, ước tính Công ty sẽ bỏ ra tối đa 3.400 tỷ đồng để mua vào 100 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, Công ty mới đưa ra kế hoạch chi tiết mua lại 50 triệu cổ phiếu đầu tiên.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/4, cổ phiếu KBC giảm 1.000 đồng về 24.300 đồng/cổ phiếu.

Nhà Đà Nẵng (NDN) báo lãi ‘khủng’, tăng 352% trong quý I

## Công ty CP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2023, với doanh thu và lợi nhuận đều tăng ‘khủng’.

Theo báo cáo tài chính của NDN, quý I/2023 doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 224,988 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022, tương ứng tăng đến 860,1%.

Mặc dù chi phí bán hàng ghi nhận ở mức 98,14 tỷ đồng, tăng 1.806,2% so với quý I/2022 tuy nhiên do doanh thu tăng vọt nên lợi nhuận của NDN vẫn cao chót vót. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 126,8 tỷ đông, tăng 334,6%; lợi nhuận sau thuế đạt 106,1 tỷ đồng, tăng đến 352,6% so với cùng kỳ.

Lý giải về mức tăng chóng mặt về doanh thu và lợi nhuận như trên, NDN cho biết 3 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B ở Đà Nẵng. Dự án này từng được xem là ‘con gà đẻ trứng vàng’ của NDN trong những năm trước.

Trên thực tế, doanh thu và lợi nhuận của NDN tăng vọt như trên do các chỉ số này ở cùng kỳ năm ngoái của NDN rất thấp. Bên cạnh do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, thì một nguyên nhân quan trọng do hệ lụy từ việc bắt dàn lãnh đạo sai phạm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.

Đến cuối quý I/2023, quy mô tài sản của Nhà Đà Nẵng ở mức hơn 1.398 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả ở mức 411,2 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã đưa cổ phiếu NDN của Nhà Đà Nẵng vào diện kiểm soát, do tại báo cáo tài chính soát xét 2022 tổ chức kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ.

Cụ thể, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đưa ra ý kiến ngoại trừ do tổng số tiền nhận trước về bán căn hộ của dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy B đến ngày 31/12/2022 là 454,2 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán căn hộ thì Nhà Đà Nẵng phải trả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng nếu chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng.

Đến hết năm 2022, việc bàn giao căn hộ của Nhà Đà Nẵng đã chậm trễ so với thỏa thuận. Báo cáo tài chính chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này, ước tính số lãi lũy kế phải trả đến 31/12/2022 là 88,2 tỷ đồng (năm 2021 lãi dự trả chậm 44,7 tỷ đồng và năm 2022 là 43,5 tỷ đồng).

Theo đó, nếu hạch toán đầy đủ khoản lãi phát sinh do chậm bàn giao căn hộ nêu trên thì chi phí tài chính tăng thêm 43,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm tương ứng 43,5 tỷ đồng. Thêm nữa, chỉ tiêu chi phí phải trả sẽ tăng thêm 88,2 tỷ đồng, chỉ tiêu “thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” sẽ giảm 8,9 tỷ đồng, chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ giảm 79,29 tỷ đồng.

Bên cạnh ý kiến ngoại trừ, Kiểm toán còn đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh. Trong đó, ngày 21/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP. Đà Nẵng có quyết định khởi tố, thực hiện bắt tạm giam ông Bùi Lê Duy (Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Nhà Đà Nẵng) đề điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến các vấn đề trước năm 2008 (trước cổ phần hóa).

Trước đó, ngày 7/12/2021, ông Nguyễn Quang Trung (cựu Tổng giám đốc Nhà Đà Nẵng) cũng bị khởi tố, tạm giam để điều tra với hành vi tương tự.

Hàng tồn kho của Nam Long vượt ngưỡng 15.000 tỷ đồng

image

Tính tới cuối quý 1/2023, Nam Long ghi nhận 8.628 tỷ đồng hàng tồn kho tới từ Dự án Izumi City Đồng Nai (tổng diện tích 170 ha nằm ngay cửa ngõ phía Đông của TP HCM).

Tính tới ngày 31/3/2023, hàng tồn kho của CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đạt 15.612 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với đầu năm và chiếm hơn nửa cơ cấu tài sản của công ty.

CTCP Đầu tư Nam Long vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023, ghi nhận doanh thu 235 tỷ đồng, giảm 60% so với thực hiện của quý 1/2022. Bóc tách cơ cấu doanh thu, doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự vẫn đóng vai trò chủ đạo với 175 tỷ đồng, theo sau đó là doanh thu cung cấp dịch vụ 47 tỷ đồng.

Với việc giá vốn giảm 77%, lãi gộp của Nam Long chỉ giảm 36% về 160 tỷ đồng.

Trong kỳ, phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh từ 6,4 triệu đồng lên hơn 78 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính tăng 95% lên 46 tỷ đồng.

Tuy nhiên chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên 76,5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,1% lên 141,3 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, Nam Long báo lãi sau thuế 16,2 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với thực hiện của quý 1/2022.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của công ty tăng nhẹ so với đầu năm lên 27.264 tỷ đồng. Bao gồm 3.425 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương với tiền, 3.277 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, 2.205 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn.

Một điểm đáng chú ý trong bức tranh tài chính của Nam Long là hàng tồn kho tăng 5,3% lên 15.612 tỷ đồng, chiếm 66% cơ cấu tài sản ngắn hạn và 57% tổng tài sản của công ty. Trong đó, 8.628 tỷ đồng tới từ Dự án Izumi City Đồng Nai (tổng diện tích 170ha nằm ngay cửa ngõ phía Đông của TP HCM), 3.663 tỷ đồng từ Dự án Southgate, 1.483 tỷ đồng từ Dự án Vàm Cỏ Đông Waterpoint (diện tích 165 ha tại Bến Lức, Long An)…

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Nam Long tăng nhẹ so với cuối năm ngoái lên 14.209 tỷ đồng. Trong đó, 3.617 tỷ đồng là người mua trả tiền trước ngắn hạn, 1.008 tỷ đồng chi phí phải trả ngắn hạn, 1.470 tỷ đồng phải trả ngắn hạn khác (bao gồm đặt cọc, cổ tức phải trả cổ đông không kiểm soát…).

Tính tới cuối quý 1/2023, tổng vay nợ tài chính của Nam Long tăng hơn 8% so với đầu kỳ lên 5.605 tỷ đồng, trong đó 3.024 tỷ đồng là nợ vay trái phiếu. Các trái chủ đáng chú ý của Nam Long có thể kể đến Tập đoàn Tài chính Quốc tế IFC (1.000 tỷ đồng), CTCP Chứng khoán Kỹ thương - TCBS (950 tỷ đồng), Công ty TNHH Manulife (780 tỷ đồng).

ĐHCĐ Nam Long (NLG): Sẽ tham gia cung ứng 20.000 căn nhà ở xã hội, kế hoạch lợi nhuận 586 tỷ đồng

NLG sắp tới sẽ ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm sẵn sàng phù hơp với túi tiền, xây dựng chính sách hỗ trợ người mua nhà, ưu tiên mở rộng quỹ đất…

Sáng ngày 22/4/2023, CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023, thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất 9.430 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 586 tỷ đồng, tăng lần lượt 11% và 5% so với thực hiện 2022.

Doanh thu năm 2023 chủ yếu đến từ ghi nhận bàn giao doanh thu các dự án trọng điểm gồm: Southgate (Waterpoint GĐ 1), Izumi City, EHome Southgate, Akari; doanh thu từ cung cấp dịch vụ quản lý dự án và bán hàng cho các công ty liên doanh, liên kết; từ bán các tài sản thương mại tại các dự án VCD, Nam Phan, Ehome.

Với chỉ tiêu trên, cổ tức năm 2023 dự kiến đạt tỷ lệ 5% bằng tiền mặt và sẽ được chi sau ĐHĐCĐ 2024.

Theo ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty - đây là mức tăng nhẹ nhàng cho thời kỳ còn khó khăn và là các con số nỗ lực cho năm 2023. Theo ông Quang, dự báo năm nay Công ty tiếp tục đối mặt với ba rủi ro lớn. Bao gồm:

Thứ nhất, rủi ro về thị trường và sản phẩm (kinh tế khó khăn, đơn hàng gia công giảm, lương giảm, nhân sự giảm, GDP dự báo giảm), lệch pha cung cầu các phân khúc bất động sản, khủng hoảng niềm tin khiến sức mua giảm.

Thứ hai, rủi ro tài chính, doanh nghiệp mất thanh khoản, kênh huy động vốn bị thắt chặt, người mua nhà đối mặt lãi suất cao.

Thứ ba, rủi ro về pháp lý dự án, khi gặp sự chồng chéo, chưa hoàn thiện hệ thống pháp lý, công tác tính tiền sử dụng đất.

Năm qua, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam gặp những vấn đề rủi ro liên quan căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine, lạm phát, tăng lãi suất toàn cầu, suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán giảm, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường, nhu cầu mua BĐS giảm mạnh.

Trong khi, Việt Nam là nước đang phát triển, dân số trẻ, quá trình đô thị hóa nhanh, do đó nhu cầu ở thực là rất cao. Mới đây, thị trường đón nhận nhiều tín hiệu mới như đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) đến năm 2030, các chính sách “cởi trói” dòng tiền như NĐ 08….

“Có thể thấy, rất nhiều cuộc họp từ Chính phủ đến Thành phố để gỡ vướng mắc cho các dự án lớn. Chính phủ quyết tâm, các bộ quyết tâm, các ngành quyết tâm, đây là thông điệp lớn đối với thị trường BĐS”, ông Quang chia sẻ.

Theo đó, NLG sắp tới sẽ ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm sẵn sàng phù hơp với túi tiền, xây dựng chính sách hỗ trợ người mua nhà, ưu tiên mở rộng quỹ đất cho sản phẩm nhà ở vừa túi tiền. Chiến lược lâu dài, Công ty tiếp tục phát triển khu đô thị tích hợp và tiện ích khu đô thị; hoàn tất xây cấu trúc và lộ trình chuyển đổi số…

Kết thúc quý 1/2023, NLG đạt hơn 235 tỷ đồng doanh thu và 7 tỷ đồng lãi ròng. Kết quả lợi nhuận này gấp 11 lần cùng kỳ năm trước, nhờ vào doanh thu hoạt động tài chính gấp đôi cùng kỳ.

Đáng chú ý, tại Đại hội, ông Trần Thanh Phong - Phó Chủ tịch HĐQT thường trực - đề xuất việc mua bảo hiểm trách nhiệm cho các Thành viên HĐQT trong năm 2023, ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mua bảo hiểm. Cụ thể, Công ty bảo hiểm là Công ty TNHH Bảo hiểm AIG Việt Nam, thời gian bảo hiểm từ 31/7/2023 đến 30/7/2024. Hạn mức bảo hiểm 10 triệu USD, tương đương năm trước; mức phí 20.900 USD, tăng 10%.

Thảo luận tại Đại hội

  1. Công ty có dự định tham gia thị trường NOXH không?

Tổng Giám đốc Trần Xuân Ngọc: Công ty có dự định tham gia thị trường NOXH với cam kết đóng góp 20.000 căn trong những dự án Công ty làm. Ngoài ra, Công ty cũng trao đổi với chính quyền địa phương các dự án triển khai từ Bắc vào Nam, Công ty nhận thấy chính quyền địa phương cần tìm kiếm các nhà phát triển BĐS vừa túi tiền với người dân, trong đó NLG có dòng sản phảm Ehome phù hợp với định hướng này.

  1. Kế hoạch của Công ty trong 3 năm tới?

Thành viên HĐQT Nguyễn Đức Thuấn: Năm qua, kế hoạch bán hàng không đạt như kỳ vọng, điều này sẽ ảnh hưởng một phần trong việc phát triển dài hạn sắp tới. Nên năm nay, Công ty ưu tiên tập trung công tác chuẩn bị để khi thị trường phục hồi, Công ty có thể đẩy nhanh bán hàng, bắt kịp tăng trưởng trong 3 năm tới.

  1. Năm 2023 có dự án nào mở bán?

Trong năm 2023, mở bán một số dự án gồm: Dòng Ehome là dòng chủ lực, có dự án ở Ehome S Nguyên Sơn, Ehome Water Point, Ehome Cần Thơ và Ehome ở Hải Phòng (có thể mở bán vào cuối năm).

Dòng Panorama mở bán phân khu the Pearl của Water Point có 256 sản phẩm dự kiến mở bán vào quý 4 năm nay.

  1. Doanh số thận trọng nhất trong năm 2023 của Công ty là bao nhiêu?

Trong tình huống thận trọng nhất, Công ty hướng tới doanh số bán hàng 9.400 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến tình hình kinh tế không đi xuống mức xấu hơn. Ban Giám đốc và bộ phận Marketing nhắm tới con số cao hơn khoảng 20% đối với kế hoạch lạc quan hơn.

  1. Kế hoạch phát triển quỹ đất của NLG?

Hiện, quỹ đất sạch Công ty đang có là 685 ha, đối với quỹ đất hiện tại, Công ty có thể phát triển sản phẩm trong vòng 5 năm tới. Tình hình BĐS vừa qua là cơ hội để NLG tìm kiếm những quỹ đất mới, định hình lại sản phẩm. Trong năm qua, Công ty nhận được hạn mức khá lớn để có thể mua quỹ đất sạch trong năm 2023, con số chính xác HĐQT xin phép không tiết lộ.

  1. Khó khăn hiện nay Công ty có cắt giảm nhân sự không?

Tình hình phát triển dự án không phải phát triển trong 1 năm mà nhiều năm nên NLG không cắt giảm nhân sự như các công ty khác trên thị trường. Đây là cơ hội để NLG đánh giá lại nguồn lực của Công ty, để đối diện với thách thức, khó khăn của thị trường, Công ty phải có lực lượng lao động đủ năng lực, không trùng lắp. Công ty cân nhắc thay đổi và sàn lọc, đồng thời đón nhận những nguồn nhân sự đủ năng lực từ bên ngoài đến Công ty trong thời gian tới.

  1. Vì sao ban lãnh đạo đặt mục tiêu thấp như vậy?

Để đưa ra được các con số này, Công ty phải nghiên cứu thị trường, sản phẩm, khả thi nhất, trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn, nên con số sẽ khả quan và có khả năng thực hiện được để không thất hứa với cổ đông nếu đặt con số quá cao.

  1. Tiến độ dự án Nam Long Hải Phòng?

NLG đang lên kế hoạch và làm việc với địa phương về giấy tờ để có thể mở bán trong quý 1-2/2024.

  1. Dự án Akari City năm 2022 và 2023 đóng góp bao nhiêu cho chỉ số NLG?

Năm 2022, Akari đóng góp 1.000 tỷ đồng trong tổng doanh thu, năm 2023 dự kiến không đóng góp nhiều.

https://markettimes.vn/dhcd-nam-long-nlg-se-tham-gia-cung-ung-20-000-can-nha-o-xa-hoi-ke-hoach-loi-nhuan-586-ty-dong-24775.html

Quý I, Vinhomes lãi bình quân 400 tỷ đồng mỗi ngày, cao gấp đôi cùng kỳ

## Trong quý I/2023, không chỉ hoạt động kinh doanh cốt lõi bùng nổ, Vinhomes cũng thu về khoản doanh thu đột phá từ hoạt động tài chính, đạt gần 11.300 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ.


Đến cuối quý I, tổng tài sản của Vinhomes đạt hơn 377.000 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu ghi nhận hơn 160.000 tỷ đồng, với lợi nhuận chưa phân phối ở mức gần 112.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 vừa công bố, Công ty CP Vinhomes (HOSE: VHM) ghi nhận doanh thu đạt 29.300 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận gộp trong quý đạt 6.640 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần; tương ứng biên lợi nhuận gộp ở mức 22,7%.

Không chỉ hoạt động kinh doanh cốt lõi bùng nổ, Vinhomes cũng thu về khoản doanh thu đột phá từ hoạt động tài chính, đạt gần 11.300 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ.

Theo thuyết minh, chủ yếu trong đó là khoản thu nhập chuyển nhượng các khoản đầu tư vào các công ty con đang sở hữu một phần các dự án bất động sản, được biết đến như là hoạt động bán buôn, ghi nhận 8.550 tỷ đồng.

Sát thời điểm lập báo cáo, hồi cuối tháng 3, Vinhomes công bố chuyển nhượng 2 công ty con là Công ty CP Bất động sản Phát Đạt và Công ty C Bất động sản Trường Lộc, đều liên quan đến các dự án Ocean Park 2 và 3.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp biến động trái chiều, giúp tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp này không thay đổi quá lớn.

Kết quả này giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý I/2023 của Vinhomes đạt hơn 15.500 tỷ đồng. Khấu trừ thuế, lợi nhuận ròng đạt 12.000 tỷ đồng, hơn gấp đôi giai đoạn quý I/2022, và hoàn thành 40% kế hoạch năm.

Đến cuối quý I, tổng tài sản của Vinhomes đạt hơn 377.000 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu ghi nhận hơn 160.000 tỷ đồng, với lợi nhuận chưa phân phối ở mức gần 112.000 tỷ đồng.

Trong quý I, Vinhomes chính thức cho ra mắt sản phẩm mới – Tổ hợp Mega Complex đầu tiên tại Đại đô thị Vinhomes Ocean Park 2, được thiết kế theo mô hình những con phố mua sắm phức hợp sang trọng nổi tiếng thế giới.

Mega Complex hứa hẹn sẽ góp phần nhanh chóng tạo nên sự sôi động, sầm uất cho Vinhomes Ocean Park 2 cũng như siêu quần thể đô thị biển 1.200 ha Vinhomes Ocean Park.

TIP: Doanh thu sụt giảm nhưng lãi quý 1 gấp 2 lần

Lợi nhuận sau thuế của CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) vẫn tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước dù doanh thu suy giảm.

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2023, doanh thu thuần của TIP đạt 32 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm của doanh thu khiến lợi nhuận gộp cũng giảm 20%, đạt 18 tỷ đồng.
Nguyên nhân do TIP không còn doanh thu chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tín Khải (công ty con) và sụt giảm doanh thu phí nước thải cũng như dịch vụ khác.
Doanh thu tài chính đạt 4 tỷ đồng gấp đôi so cùng kỳ, chủ yếu do tăng tiền lãi cho vay. Công ty cũng có thêm 2,3 tỷ đồng tiền lãi trong công ty liên doanh, liên kết.

TIP báo lãi quý 1 gấp đôi so cùng kỳ.

Sau cùng, lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 15,6 tỷ đồng, tăng 62%, lợi nhuận sau thuế ở mức 12,8 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ.
Tại ngày 31/3, tổng tài sản của TIP là 1.940 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng lưu ý tiền và tương đương tiền sụt hơn một nửa, còn 48 tỷ đồng.
Đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 6 tháng) giảm 27%, còn 81 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 6% lên 1.187 tỷ đồng. Hàng tồn kho gần như đi ngang, đạt 149 tỷ đồng.
Nợ phải trả đạt 269 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn trong quý đã tăng thêm 8 tỷ đồng, lên 22 tỷ đồng và khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn tăng gấp 7 lần lên 38 tỷ đồng.

TP.HCM: Vẫn còn gần 20.000 căn hộ trong các dự án của Nam Long, Him Lam, BĐS Sơn Kim… chưa được cấp sổ hồng

Hiện, TP.HCM vẫn còn 39 dự án với 19.968 căn hộ vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận.

TP.HCM: Vẫn còn gần 20.000 căn hộ trong các dự án của Nam Long, Him Lam, BĐS Sơn Kim... chưa được cấp sổ hồng - Ảnh 1.

Dự án chung cư Ehome 3 Tây Sài Gòn là một trong những dự án còn vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM công bố các danh sách cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức và cá nhân tại dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh danh sách 355 dự án nhà ở đã thẩm định đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho người mua nhà ở trên địa bàn TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng công bố danh sách 39 dự án với 19.968 căn hộ vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận.

Cụ thể, những cái tên tiêu biểu có trong danh sách chưa đủ điều kiện cấp sổ hồng bao gồm: Dự án chung cư Ehome 3 Tây Sài Gòn của CTCP Đầu tư Nam Long; Chung cư Moonlight Boulavard, Cao ốc 10 Phổ Quang của CTCP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh; chung cư cao tầng tại phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức (Lavita Garden), chung cư số 16 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú (Melody Residences) của CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh; Chung cư tại số 32 đường Thủy Lợi, phường Phước Long A, TP.Thủ Đức của CTCP Kinh doanh địa ốc Him Lam; Cao ốc Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ tại phường Thảo Điền (khối A, B) của Công ty CP BĐS Sơn Kim…

Lý do các dự án này vướng mắc không được công bố. Bên cạnh đó cơ quan cũng liệt kệ thêm 6 dự án khác cùng các lý do cụ thể dẫn đến vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận.

Cụ thể, chung cư Hoa Phượng, tại Quốc lộ 1A, phường Thới An, quận 12 của Công ty TNHH Sợi Hạ Long có 550 căn chưa được cấp giấy chứng nhận do xác định lại diện tích đất sử dụng chung cư; đồng thời do Kiểm toán đề nghị Sở Xây dựng kiểm tra lại các đối tượng mua nhà ở xã hội của dự án.

Dự án Khu nhà ở Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12 của Công ty CP BĐS Tiên Phước có 550 căn chưa được cấp giấy chứng nhận do phải chờ ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố về nghĩa vụ tài chính dự án và cam kết hỗ trợ kinh phí.

Dự án Chung cư Ruby Celadon City, 36 Bờ Bao Tân Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú của Công ty CP Gamuda Land có 927 căn chưa được cấp sổ hồng. Nguyên do, chủ đầu tư chưa thực hiện đóng 514 tỷ đồng truy thu theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Dự án chung cư 8A Đầm Sen, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú của Công ty TNHH Xây dựng TMDVSX Đại Thành có 594 căn chưa được cấp Giấy chứng nhận do dự án mới được nghiệm thu từ tầng 3 đến tầng 17.

Chung cư Sunny plaza, số 110A Phạm Văn Đồng, phường 3, quận Gò Vấp của CTCP BĐS Sài Gòn Đông Dương còn 202 căn chưa được cấp Giấy do phải trình văn bản gửi UBND TP. rà soát quản lý sử dụng vốn nhà nước.

Dự án Khu nhà ở cán bộ Công nhân viên giống Gia cầm Miền Nam, TP.Thủ Đức do CTCP Giống gia cầm Miền Nam là chủ đầu tư còn 12 căn chưa được cấp Giấy chứng nhận do người mua nhà không phải là đối tượng cán bộ công nhân viên, Văn phòng Đăng ký đất đai TP. có Công văn trao đổi với Phòng quản lý đất đai về nội dung này.

https://markettimes.vn/tp-hcm-van-con-gan-20-000-can-ho-trong-cac-du-an-cua-nam-long-him-lam-bds-son-kim-chua-duoc-cap-so-hong-26127.html

Bất động sản Phát Đạt: “Sẽ tập trung vào những dự án mang lại dòng tiền nhanh”

## “Trong bối cảnh vô cùng chật vật như đã và đang có, Phát Đạt hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều không thể có lựa chọn toàn diện. Chắc chắn sẽ phải có những đánh đổi, trì hoãn, thậm chí là mất mát”, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt.

“Biến động là một phần tất yếu của môi trường kinh doanh”

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2022.

Trong báo cáo, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, ông Nguyễn Văn Đạt chia sẻ, “Trước quý 4/2022, hoạt động kinh doanh của Phát Đạt diễn ra rất suôn sẻ với nhiều triển vọng và mục tiêu vượt trội. Tất cả mục tiêu kinh doanh và kỳ vọng tăng trưởng đều dựa trên cơ sở thực tế, từ nguồn lực nội tại của công ty đến tiềm năng và nhu cầu của thị trường.

Bất động sản Phát Đạt: "Sẽ tập trung vào những dự án mang lại dòng tiền nhanh" ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt.

Do đó, Ban Lãnh đạo của Phát Đạt tin rằng những lựa chọn và chiến lược phát triển trong thời điểm đó là phù hợp với thị trường và công ty. Qua đó, sẽ giúp tối ưu cơ hội cho cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và các bên có liên quan khác.

Khi thị trường thay đổi nhanh chóng, nhiều thách thức khách quan xảy đến đột ngột, Phát Đạt bị đặt trước một khúc quanh đầy khó khăn trên hành trình tăng tốc. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp đã trải nghiệm nhiều bài học thương trường trước đó, chúng tôi hiểu rằng biến động là một phần tất yếu của môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp, dù có chuẩn bị kỹ càng và dày dạn kinh nghiệm đến đâu, cũng phải luôn đối diện với nhiều biến số ngoài phạm vi kiểm soát và quản lý.

Vì vậy, thời gian qua, công ty đã lựa chọn một tâm thế mới. Đó là tinh thần linh hoạt thích ứng, chấp nhận thay đổi tốc độ và lộ trình khi cần thiết, đảm bảo nhiệm vụ cao nhất là giữ vững doanh nghiệp trước giông bão dữ dội của thị trường”.

Ông Đạt cho biết thêm: “Trong bối cảnh thị trường vô cùng chật vật như đã và đang có, Phát Đạt hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều không thể có lựa chọn toàn diện. Chắc chắn sẽ phải có những đánh đổi, trì hoãn, thậm chí là mất mát.

Tuy nhiên, công ty cũng nỗ lực cao nhất, cân nhắc thấu đáo nhất để đảm bảo nhiệm vụ ưu tên là vượt qua thách thức lớn trước mắt. Đó cũng là cách tối ưu để bảo vệ cơ hội hướng tới tương lai mới cho công ty và tất cả các bên có liên quan”.

Bất động sản Phát Đạt: "Sẽ tập trung vào những dự án mang lại dòng tiền nhanh" ảnh 2
Ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Phát Đạt.

Cũng tại báo cáo thường niên 2022, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Phát Đạt cho biết, giai đoạn cuối năm 2022 đầu 2023, công ty vẫn đảm bảo thanh khoản cần thiết. Công ty đã chi gần 900 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn và tất toán các khoản nợ vay đến hạn.

Song song đó, công ty cũng tái cơ cấu danh mục đầu tư, xác định các dự án trọng điểm và thứ tự ưu tiên.

“Năm 2022, Phát Đạt đạt lợi nhuận sau thuế 1.161 tỷ đồng. Tuy không thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch nhưng đây là kết quả tốt nhất trong bức tranh kinh tế đầy ảm đạm như đã và đang có.

Trong định hướng tái cơ cấu danh mục đầu tư và sản phẩm, Phát Đạt cũng xác định lại dự án ưu tên, tránh sự dàn trải. Theo đó, công ty sẽ tập trung vào những dự án có triển vọng thị trường cao nhất, mang lại dòng tiền nhanh và hiệu quả nhất bên cạnh khả năng tác động tích cực đến thị trường. Những sản phẩm đang có đầu ra tốt, nhu cầu thị trường cao, đầy đủ điều kiện triển khai… vẫn đang được tích cực thúc đẩy”, ông Vũ cho biết.

Về kế hoạch dài hạn, lộ trình đến năm 2027 đã được xác định với các tiêu điểm như tối ưu lợi thế quỹ đất lớn, địa thế đẹp và tính pháp lý cao, đồng thời với nhiệm vụ tiếp tục mở rộng quỹ đất mới theo các tiêu chí nhất quán với tầm nhìn và hệ giá trị của công ty.

Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm với các loại hình đất nền, khu căn hộ, biệt thự, sản phẩm bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng… sát thực với nhu cầu phát triển của địa phương, triển khai hoạt động của các công ty thành viên theo lộ trình phù hợp, thúc đẩy cơ hội đa dạng hóa nguồn thu.

Tài sản 3000 tỷ đồng phần lớn là tiền mặt, bất động sản Long Hậu (Mã CK: LHG) đang làm ăn thế nào?

Theo báo cáo tài chính của Long Hậu có thể thấy, dường như quý 1/2023 của công ty không có biến động gì nhiều so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu bán hàng đạt 115,6 tỷ đồng, tăng 1,3 tỷ đồng so với quý 1/2022. Doanh thu hoạt động động tài chính tăng 33,3% so với cùng kỳ, đạt 16 tỷ đồng. Đi kèm với đó là chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bị tăng 20%, lên 12 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 50 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 là 48 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2023, tổng tài sản của Long Hậu đang là 3.007 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nợ phải trả là 1.421 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 1.585 tỷ đồng.

Đáng chú ý, riêng khoản đầu tư tài chính ngắn của Long Hậu đạt tới 1.118 tỷ đồng, tương đương 37% tổng tài sản, mà theo báo cáo tài chính của công ty, đây là số tiền Long Hậu gửi ngân hàng có kỳ hạn. Có thể nói, đây là con số “đáng mơ ước” đối với doanh nghiệp bất động sản trong thời kỳ hiện tài - vì “nhà không có gì ngoài tiền”.

Dù rất “giàu có”, nhưng không rõ vì lý do gì, Long Hậu vẫn chậm nộp báo cáo bán niên năm 2022 quá 30 ngày và bị HOSE ra quyết định chuyển cổ phiếu LHG của Long Hậu từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 6/10/202

Được biết, kể từ khi niêm yết năm 2010 tới nay, chưa năm nào Công ty cổ phần Long Hậu đạt lợi nhuận vượt con số 328,7 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận lớn nhất là 296 tỷ đồng vào năm 2021.

Ngoài ra, theo tình hình hiện nay, Long Hậu chỉ còn đất công nghiệp thương phẩm tại Khu công nghiệp Long Hậu 3 (khai thác từ năm 2019) và kinh doanh dự kiến đến năm 2025 với quỹ đất còn lại khá hạn chế. Các dự án khu công nghiệp mới gồm Long Hậu mở rộng (giai đoạn II) và Khu công nghiệp An Định kế hoạch đến năm 2024 mới có đất thương phẩm đưa vào kinh doanh.

Long Hậu dự kiến bắt đầu cho thuê Khu công nghiệp Long Hậu 3.2 (quy mô 90 ha tại Long An) và An Định (quy mô 200 ha tại Vĩnh Long) từ năm 2024. Tuy nhiên, 2 khu công nghiệp này đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trước khi bắt đầu triển khai.

Có thể thấy, một doanh nghiệp cơ bản, hoạt động kinh doanh ổn định và sở hữu cơ cấu tài sản tốt, nhưng việc thiếu dự án gối đầu tạo quỹ đất sẵn sàng cho thuê đang là một điểm trừ đối với Long Hậu dù hoạt động trong lĩnh vực đang tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam.

Chưa kể, dù rất “giàu có”, nhưng không rõ vì lý do gì, Long Hậu vẫn chậm nộp báo cáo bán niên năm 2022 quá 30 ngày và bị HOSE ra quyết định chuyển cổ phiếu LHG của Long Hậu từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 6/10/2022. Và trước đó, vào ngày 8/9/2022, LHG cũng đã bị cắt margin do nộp chậm công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 quá 5 ngày.

Mãi đến ngày 20/4/2023, Long Hậu mới khắc phục được tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch.

Công ty cổ phần Long Hậu chính thức được thành lập vào năm 2006. Lĩnh vực hoạt động chính chủ yếu là xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; kinh doanh bất động sản; đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và khu dân cư,…

Long Hậu có một công ty con là Công ty cổ phần dịch vụ Khu công nghiệp Long Hậu (chiếm 88% tỷ lệ sở hữu) và hai công ty liên kết là Công ty cổ phần Công nghệ Igreen (chiếm 40% tỷ lệ sở hữu) và Công ty cổ phần chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chính Minh (chiếm 34% tỷ lệ sở hữu).

Trên sàn chứng khoán, tính đến 11h30’ ngày 28/4, cổ phiếu LHG đang tăng 4,58% lên 25.100 đồng/cổ phiếu.

Doanh thu không đạt kỳ vọng, HQC báo lãi quý đầu năm chỉ hơn 1 tỷ đồng

Trong bối cảnh doanh thu không đạt như kỳ vọng, lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) giảm đến 80% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của HQC. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Cụ thể, doanh thu thuần 3 tháng đầu năm của HQCchỉ hơn 39 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ. Không những thế, mức giảm của doanh thu lại lớn hơn giá vốn khiến lãi gộp giảm đến 58%, còn hơn 7 tỷ đồng.

Hoạt động tài chính của HQC cũng không khả quan hơn so với hoạt động kinh doanh chính khi lãi tiền gửi và lãi bán hàng trả chậm đều thấp hơn cùng kỳ, tổng cộng chỉ hơn 700 triệu đồng, giảm 86%.

Điểm sáng trong giai đoạn đầu năm là các chi phí đều được tiết giảm mạnh. Cụ thể, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý lần lượt giảm 93%, 60% và 38%.

Dù vậy, HQC chỉ lãi sau thuế hơn 1 tỷ đồng sau 3 tháng đầu năm, giảm 80% so với cùng kỳ. So với kế hoạch đầy tham vọng 140 tỷ đồng lãi sau thuế đặt ra cho năm 2023, kết quả quý 1 của Công ty khá đáng thất vọng.

Chủ tịch HĐQT HQC Trương Anh Tuấn có thể đã dự đoán trước được điều này. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông cho biết nếu lập kế hoạch theo tiêu chuẩn thông thường thì HQC có thể lỗ trong năm nay. Tuy nhiên, ông đánh giá cao tiềm năng của thương vụ hợp tác giữa HQC và CTCP Đầu tư Thành phố Vàng tại dự án HQC Tây Ninh, ước tính dự án có thể mang về doanh thu 1,000 tỷ đồng, nhờ đó Công ty có thể hoàn thành mục tiêu đề ra.

* Chủ tịch HQC Trương Anh Tuấn: Cố gắng giải quyết 3 vấn đề khó chậm nhất năm 2024

Trên bảng cân đối kế toán, giá trị các khoản mục của HQC tại thời điểm 31/03/2023 gần như đi ngang so với đầu năm. Tổng tài sản và nợ phải trả vẫn duy trì ở mức 7.2 ngàn tỷ đồng và gần 2.9 ngàn tỷ đồng.

https://fili.vn/2023/05/doanh-thu-khong-dat-ky-vong-hqc-bao-lai-quy-dau-nam-chi-hon-1-ty-dong-737-1067314.htm

CII chỉ lãi ròng hơn 7 tỷ đồng trong quý 1, lao dốc 99%

Do giảm các khoản lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng đầu tư tài chính, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) báo lãi ròng quý 1/2023 giảm tới 99% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 7 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2023 của CII

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Kết thúc 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của CII đạt hơn 748 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Lãi gộp theo đó tăng 6%, thu về gần 276 tỷ đồng.

Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính của CII lao dốc 76%, xuống 217 tỷ đồng, biến động chủ yếu do khoản lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính giảm mạnh từ gần 776 tỷ đồng xuống còn gần 1 tỷ đồng.

Kết quả, lãi ròng quý 1 của CII chỉ đạt hơn 7 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ.

Năm 2023, CII đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 5,155 tỷ đồng và lãi ròng 469 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 50% so với kết quả 2022. Kết thúc quý 1, Công ty mới thực hiện được gần 15% kế hoạch doanh thu và gần 2% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của CII tăng nhẹ gần 2% so với đầu năm, lên gần 29,006 tỷ đồng. Chiếm phần lớn là khoản phải thu ngắn hạn hơn 5,390 tỷ đồng, trong đó trích lập dự phòng 170 tỷ đồng nợ xấu. Hàng tồn kho đạt gần 1,338 tỷ đồng, giảm hơn 17%.

CII cũng đang nắm giữ gần 616 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh. Đây là giá gốc của hơn 24 triệu cp CTCP Đầu tư Sài Gòn RiverFront được mua nhằm bán kiếm lời.

Nợ phải trả của CII tại cuối quý 1 tăng nhẹ lên gần 20,667 tỷ đồng, gấp gần 2.5 lần vốn chủ sở hữu. Riêng vay nợ tài chính chiếm gần 74% tổng nợ phải trả với hơn 15,232 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, khoản vay trái phiếu có giá trị hơn 3 ngàn tỷ đồng.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, ĐHCĐ thường niên 2023 của CII bất thành ở lần tổ chức đầu tiên vào sáng 26/04 khi tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ đạt 45.76% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Đáng nói, trước thềm Đại hội, CII đã áp chương trình khuyến khích cổ đông tham dự thông qua phần quà tri ân bằng tiền (tùy thuộc số cổ phần nắm giữ).

Sau đó, CII thông báo ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 24/05/2023. Địa điểm cũng như nội dung trình tại Đại hội sẽ được thông báo trong thư mời gửi đến cổ đông Công ty.

*Ông Lê Quốc Bình: Với thị trường hiện nay thì mua bao nhiêu cũng không cứu được cổ phiếu CII

*CII chốt ngày tổ chức ĐHĐCĐ thường niên lần 2

Kết phiên cuối cùng của tháng 4, thị giá CII dừng ở mức 14,450 đồng/cp, giảm 75% so với đỉnh 57,900 đồng/cp phiên 07/01/2022.

https://fili.vn/2023/05/cii-chi-lai-rong-hon-7-ty-dong-trong-quy-1-lao-doc-99-737-1067410.htm

Chỉ chi gần 9 triệu, một cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty xây dựng có doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm, mọi “hành tung” đều phải báo cáo

Ông Đỗ Phú Đạt đã mua vào 500 cổ phiếu XDC vào ngày 25/4/2023, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 6,1%, qua đó trở thành cổ đông lớn của công ty.

Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng (mã: XDC) vừa công bố thông tin về báo cáo sở hữu của cổ đông lớn Đỗ Phú Đạt. Cụ thể, ông Đạt đã mua vào 500 cổ phiếu XDC vào ngày 25/4/2023, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 6,1%, qua đó trở thành cổ đông lớn của công ty. Trước giao dịch, ông Đạt không sở hữu cổ phiếu XDC nào.

Cổ phiếu XDC có giá 18.000 đồng/cp, tạm tính theo mức giá này, ông Đỗ Phú Đạt chỉ cần chi 9 triệu đồng cho 500 cổ phiếu XDC.

Thực tế, trong 2 phiên giao dịch ngày 24/4 và 25/4, cổ phiếu XDC đã tăng hết biên độ với mức tăng 15% mỗi phiên mới giúp giá cổ phiếu bứt phá lên 18.000 đồng/cp như hiện nay, với khối lượng giao dịch mỗi phiên chỉ 100 cổ phiếu. Vậy nên, số tiền thực tế ông Đạt bỏ ra để mua 500 cổ phiếu XDC có lẽ không đến 9 triệu đồng.

Cổ phiếu XDC bắt đầu giao dịch trên sàn UpCOM từ ngày 1/12/2022 với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là 8.200 cổ phiếu. Thông thường, cổ phiếu XDC hay ở trong tình trạng không có giao dịch hoặc giao dịch chỉ vài trăm cổ phiếu.

Tuy chỉ có 8.200 cổ phiếu đang lưu hành nhưng vốn điều lệ của công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng là 90 tỷ đồng, tương ứng với 9 triệu cổ phần.

Được biết, trước khi cổ phần hóa, công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng là doanh nghiệp do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sở hữu 100% vốn điều lệ. Để thực hiện cổ phần hóa, ngày 21/10/2022, gần 3,28 triệu cổ phiếu của Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng đã được chào bán đấu giá công khai lần đầu ra công chúng (tỷ lệ khoảng 36% cổ phần), với giá khởi điểm 15.322 đồng/cp, tương ứng giá trị huy động dự kiến hơn 50 tỷ đồng.

Tuy nhiên chỉ có 3 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá và mua thành công 8.200 cổ phần, với giá bình quân 15.502 đồng/cp. Tổng số tiền Công ty thu được hơn 127 triệu đồng.

Ngày 23/11/2022, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ban hành quyết định chấp thuận cho công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng được đăng ký giao dịch tại HNX đối với số cổ phần trúng đấu giá và đã được thanh toán (8.200 cổ phần).

Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng tiền thân là đơn vị Công binh Hải quân. Để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ Quốc phòng - Kinh tế, ngày 18/04/1996 theo đề nghị của Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Công ty Xây lắp Hải công, sát nhập lực lượng từ Trung đoàn Công binh 83 và Trung đoàn công binh 131 thuộc Quân chủng Hải quân.

Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình - Tân Cảng đã thi công nhiều công trình trong và ngoài quân đội, trên đất liền cũng như hải đảo. Đặc biệt đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công các công trình thuỷ, giao thông, công trình công nghiệp, dân dụng.

Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa công trình thủy; nạo vét cảng sông, cảng biển và cho thuê máy móc cẩu bờ tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hoà, Vũng Tàu, TP. HCM, …

Theo báo cáo thường niên năm 2022, doanh thu thuần của công ty năm vừa rồi đạt 279,4 tỷ đồng, giảm 15,22% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 9,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 7,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 16,8% và 18,9% so với năm 2021.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của XDC đạt gần 229 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Hệ số nợ/tổng tài sản là 0,61 lần, tương đương với tổng nợ của công ty tại thời điểm cuối năm khoảng 140 tỷ đồng.

Công ty cho biết, năm 2022, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh mới chỉ khởi sắc trở lại từ quý 2, còn trong quý 1 dịch Covid vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, công nhân về quê nghỉ Tết phải mất thời gian để hoàn thành lại thủ tục hồ sơ ra đảo. Vì vậy, các công trường thi công cũng mới chính thức hoạt động bình thường trở lại từ Quý 2.

Bên cạnh đó, các bất ổn về cả về kinh tế và chính trị trên toàn thế giới đẩy giá nguyên, nhiên, vật liệu và lạm phát thế giới tăng cao, giá xăng dầu lập kỷ lục trong mấy thập kỷ gần đây. Đầu tư xây dựng giảm mạnh, khai thác doanh thu từ đấu thầu cạnh tranh rất khó khăn. Các dự án thi công công trình thủy khan hiếm, công việc gối đầu năm sau chưa nhiều.

Ngoài ra, công tác thu hồi công nợ tồn đọng vẫn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp xây dựng nói chung, đối với đơn vị do quá trình quyết toán công trình phải qua nhiều cấp có thẩm quyền phê duyệt nên việc thu hồi công nợ còn chậm so với yêu cầu.

Lợi nhuận chỉ đạt 1% kế hoạch năm, liệu Bamboo Capital (BCG) của chủ tịch Hồ Nam có cho cổ đông ăn ‘bánh vẽ’?

(CLO) Không rõ BCG toan tính gì với kế hoạch kinh doanh 2023 có phần phi thực tế khi hầu hết các mảng kinh doanh chính tập đoàn đều đánh giá còn nhiều thách thức. Năm ngoái, tập đoàn này cũng đặt mục tiêu cao ngất ngưởng nhưng sau đó đã vỡ kế hoạch.

Lợi nhuận quý 1 “bốc hơi” 98%

CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (mã BCG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 với doanh thu thuần đạt 701 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng xây dựng hạ tầng đem về 314 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ và chiếm 45%. Doanh thu mảng bất động sản giảm đến hơn 98% so với cùng kỳ. Ngược lại, mảng năng lượng tái tạo đóng góp gần 245 tỷ đồng và mảng tài chính – bảo hiểm đóng góp 79 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 68% so với cùng kỳ.

Năm ngoái, tập đoàn BCG cũng đặt mục tiêu cao ngất ngưởng nhưng sau đó đã vỡ kế hoạch. Nguồn ảnh: TL

Theo giải trình từ phía công ty, doanh thu giảm chủ yếu do mảng xây dựng không có nhiều hoạt động trong thời điểm thị trường không thuận lợi. Thị trường bất động sản đóng băng và tình hình lãi suất tăng cao khiến cho hoạt động trong lĩnh vực M&A của tập đoàn gặp khó khăn. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, hoạt động M&A ghi nhận lợi nhuận cao nhờ đóng góp lớn từ thương vụ chuyển nhượng dự án khách sạn Pegas Nha Trang. Riêng với mảng bất động sản, trong quý 1/2023, dự án King Crown Infinity (Thủ Đức) đã được công nhận đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán.

Trong quý 1, doanh thu hoạt động tài chính của BCG đạt 484 tỷ đồng, phần lớn đến từ lãi phải thu theo hợp đồng hợp tác đầu tư (367 tỷ), giảm 33% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng 18% so với cùng kỳ, lên 546 tỷ đồng do lãi suất duy trì mức cao. Sau khi trừ chi phí, BCG lãi ròng 8,7 tỷ đồng, giảm đến 98% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối quý 1, tổng tài sản của BCG đạt 46.258 tỷ đồng, tăng tăng 5% so với đầu năm. Mức tăng chủ yếu đến từ hàng tồn kho với 4.275 tỷ đồng, hầu như là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 13.797 tỷ đồng, chiếm 30% tổng tài sản. Ngoài ra, BCG còn nắm 1.136 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng bên cạnh trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu ngân hàng.

Thời điểm 31/3, tổng nợ phải trả của BCG lên đến gần 31.900 tỷ đồng, gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu. Số dư nợ vay tài chính cuối kỳ lên đến gần 15.000 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng nợ phải trả. Tính đến cuối quý 1, BCG còn 7.319 tỷ đồng dư nợ trái phiếu, trái phiếu đến hạn trả là 67 tỷ đồng. Riêng trong quý đầu năm, BCG đã chi 395 tỷ đồng cho chi phí lãi vay, lãi trái phiếu.

Kế hoạch kinh doanh chỉ mang tính minh hoạ?

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, BCG lại bất ngờ lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu đạt gần 6.925 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 650 tỷ đồng, lần lượt tăng 53% và 20% so với năm trước. Cổ tức dự kiến 5%. Như vậy, tập đoàn mới thực hiện vỏn vẹn hơn 1% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Với mảng năng lượng tái tạo (BCG Energy), lãnh đạo tập đoàn nhận định năm nay, thị trường sẽ tiếp tục có nhiều biến động và chưa có nhiều tín hiệu rõ ràng từ các khung pháp lý trọng điểm.

Đối với mảng bất động sản (BCG Land), BCG cũng đánh giá lĩnh vực này chưa có nhiều khởi sắc do những rủi ro về chính sách và bất ổn kinh tế còn ở mức cao.

Với mảng xây dựng và đầu tư hạ tầng (Tracodi), tập đoàn cho biết sẽ tìm kiếm những dự án quy mô nhỏ, thời gian hoàn thành ngắn, tạo ra doanh thu nhanh để giảm thiểu rủi ro biến động vĩ mô.

Với lĩnh vực sản xuất và thương mại (nhóm Nguyễn Hoàng), BCG nhận định biến động của kinh tế thế giới khiến các công ty sản xuất cho xuất khẩu gặp nhiều trở ngại.

Ở mảng dịch vụ tài chính (BCG Financial), sau khi tái cấu trúc hoạt động kinh doanh bảo hiểm của CTCP Bảo hiểm AAA, BCG đặt mục tiêu đưa doanh thu phí bảo hiểm gốc lên mức 500 đồng, tăng 82% so với năm 2022 và mục tiêu nâng con số này lên gần 2.000 tỷ đồng vào năm 2027.

Với lĩnh vực dược phẩm (Tipharco), giai đoạn 2023-2027, tập đoàn dự kiến doanh thu sẽ tăng trưởng bình quân 19%/năm và tổng luỹ kế 5 năm đạt 2.520 tỷ đồng. Lợi nhuận mục tiêu tăng trưởng 40%/năm, luỹ kế 5 năm là 315 tỷ đồng.

Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, không rõ BCG toan tính gì với kế hoạch kinh doanh 2023 có phần phi thực tế, bởi khi hầu hết các mảng kinh doanh chính tập đoàn đều đánh giá còn nhiều thách thức. Năm 2022 trước đó, tập đoàn này cũng đặt mục tiêu cao ngất ngưởng với doanh thu 7.251 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.200 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ thực hiện 62% và 25% kế hoạch đề ra. Vì thế, sẽ không bất ngờ nếu BCG của Chủ tịch Hồ Nam tiếp tục vỡ kế hoạch trong năm nay.

https://www.congluan.vn/loi-nhuan-chi-dat-1-ke-hoach-nam-lieu-bamboo-capital-bcg-cua-chu-tich-ho-nam-co-cho-co-dong-an-banh-ve-post247033.html

Giá tăng mạnh, anh trai Chủ tịch DXG bán thành công 5,2 triệu cổ phiếu

## Ông Lương Trí Thảo - Phó Tổng Giám đốc, anh trai của ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh đã bán xong 5,2 triệu cổ phiếu DXG trong thời gian từ ngày 26/4 đến ngày 11/5.

Biểu đồ giá cổ phiếu DXG từ ngày 26/4 đến ngày 11/5 vừa qua trên HOSE.

Ông Lương Trí Thảo báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của NNB Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG-HOSE).

Theo đó, ông Lương Trí Thảo - Phó Tổng Giám đốc, anh trai của ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh thông báo bán thành công 5,2 triệu cổ phiếu DXG trong thời gian từ ngày 26/4 đến ngày 11/5.

Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Thảo giảm tỷ lệ sở hữu về còn gần 960.000 cổ phần, tương đương 0,15% vốn điều lệ công ty.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DXG tăng mạnh trong một tuần gần đây từ mức 13.200 đồng/cp lên 14.650 đồng/cp (tăng 10%). Tạm tính theo thị giá này, ước tính anh trai Thìn đã thu về 76 tỷ đồng.

Tương tự, bà Đỗ Thị Thái, Phó Tổng Giám đốc cũng đăng ký bán ra 173.280 cổ phiếu DXG, từ ngày 15/5 đến ngày 13/6. Qua đó, giảm sở hữu xuống còn 400.000 cổ phần, tương đương 0,03% vốn điều lệ.

Mới đây, DXG đã công bố KQKD quý 1/2023 với doanh thu thuần đạt 378 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ và đạt 4% so với dự báo năm 2023 của VCSC và ghi nhận mức lỗ 95 tỷ đồng so với lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS quý 1/2022 đạt 270 tỷ đồng và dự báo năm 2023 của VCSC là 656 tỷ đồng. Doanh thu bán bất động sản giảm so với cùng kỳ của DXG chủ yếu là do bàn giao không đáng kể tại Gem Sky World (GSW).

Ngoài ra, DXG cũng cho biết không có sản phẩm nào được bán tại GSW vào quý 1/2023. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng phần lớn doanh thu bán bất động sản trong quý 1/2023 tới từ công ty con DXS. Đối với mảng môi giới, doanh thu trong quý 1/2023 giảm 88% YoY do giao dịch giảm mạnh.

Mặt khác, VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS năm 2023 do doanh thu và lượng bàn giao tại GSW thấp hơn dự kiến, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng doanh thu bất động sản có thể tăng trong nửa cuối năm 2023 nhờ việc bàn giao Opal Skyline và tình trạng pháp lý được cải thiện của GSW.

Được biết, công ty sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 theo hình thức trực tuyến vào ngày 19/5 tới. Theo đó, DXG đề xuất kế hoạch năm 2023 với doanh thu là 5,5 nghìn tỷ đồng (-1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 158 tỷ đồng (-26% YoY), tương đương lần lượt 63% và 24% dự báo cả năm của Công ty Cổ phần Chứng khoán VietCap (VCSC) và không đề xuất kế hoạch cổ tức năm 2022; Cổ tức năm 2023: Công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20% mệnh giá – tiền mặt và/hoặc cổ phiếu.

Đáng chú ý, VCSC cho rằng sự khác biệt giữa kế hoạch của ban lãnh đạo và dự báo của chúng tôi là do DXG kỳ vọng bàn giao thấp tại dự án Gem Sky World (GSW), suy giảm cả về doanh thu và lợi nhuận của mảng môi giới và hiệu quả hoạt động yếu của công ty con là CTCP Dịch vụ BĐS Đất Xanh (DXS).

Theo DXG, công ty dự kiến chỉ bàn giao 50-100 căn tại GSW so với kỳ vọng 500 căn sẽ được giao trong năm 2023 của chúng tôi. Đối với mảng môi giới, DXG dự kiến các giao dịch bất động sản sẽ tiếp tục trầm lắng trong thời gian còn lại của nửa đầu năm 2023, dẫn đến đóng góp doanh thu và LNST từ mảng này thấp hơn so với dự báo của chúng tôi.

Công ty con DXS cũng đặt mục tiêu LNST sau lợi ích CĐTS thận trọng cho năm 2023 là 126 tỷ đồng (5 triệu USD; - 63 YoY); tương đương 46% dự báo cả năm của chúng tôi.