|MỚI| Dầu khí 24/7 - Cập nhật tin hot hàng ngày cho Chứng sỹ

Sò tím ah chủ tịch quỹ?

1 Likes

Giá dầu tnag sao bsr lại đỏ au vậy bạn

Giá dầu thế giới tăng rất mạnh trước động thái của OPEC+

## Phiên giao dịch ngày 7/10, giá dầu Brent giao dịch tại London đã tăng 3,50 USD, tương đương 3,7%, lên mức 97,92 USD/thùng, và tính trong cả tuần qua, giá dầu Brent đã tăng tới 11%.

Gia dau the gioi tang rat manh truoc dong thai cua OPEC+ hinh anh 1
Cơ sở khai thác dầu tại Almetyevsk, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thế giới đã tăng mạnh với tốc độ hai con số, trong đó giá dầu Brent Biển Bắc đạt mức gần 100 USD/thùng, sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) công bố quyết định cắt giảm sản lượng dầu để phản ứng trước việc thị trường năng lượng đã chứng kiến 4 tháng suy giảm liên tiếp.

Phiên giao dịch ngày 7/10, giá dầu Brent giao dịch tại London đã tăng 3,50 USD, tương đương 3,7%, lên mức 97,92 USD/thùng. Như vậy trong tuần qua, giá dầu Brent đã tăng 11%, sau khi giảm 11% hồi tháng Chín và giảm 22% trong quý 3/2022.

Trong khi đó, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) đã tăng 4,19 USD, tương đương 4,7%, lên mức 92,84 USD/thùng, đánh dấu mức tăng 17% trong tuần. Trước đó, giá dầu thô tiêu chuẩn của Mỹ đã giảm 12,5% trong tháng Chín và 24% trong quý thứ ba.

Ed Moya, chuyên gia phân tích tại sàn giao dịch trực tuyến OANDA, cho biết: “OPEC+ đã làm tất cả những gì họ có thể và hiện đang chờ đợi phản ứng từ các nhà lãnh đạo thế giới”.

Từ phía nước Mỹ, phản ứng của chính phủ nhiều khả năng sẽ là hạn chế lượng nhiên liệu có thể được xuất khẩu ra khỏi nước Mỹ - trong một nỗ lực nhằm ngăn giá xăng tăng về mức cao kỷ lục được ghi nhận hồi giữa tháng 6 là 5 USD/gallon (tương đương 3,78 lít).

Tính đến ngày 7/10, giá xăng tại các máy bơm ở Mỹ trung bình vào khoảng 3,80 USD/gallon.

OPEC+, nhóm gồm 13 nước thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia đứng đầu với 10 nhà xuất khẩu dầu khác trong đó có Nga, hôm 5/8 đã công bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% sản lượng hàng ngày của toàn cầu, cho đến ngày 23/12/2023 và đây là đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất của OPEC kể từ tháng 4/2020 đến nay.

Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức thiếu hụt 3,5 triệu thùng/ngày từ mức mục tiêu mà OPEC+ đã công bố trước đó.

Ngoài ra, tất cả các nước thành viên OPEC+ cũng nhất trí gia hạn hiệp định hợp tác vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2022 tới hết năm 2023.

Họ cũng nhất trí rằng ủy ban giám sát của nhóm sẽ họp định kỳ hai tháng một lần còn các nước thành viên OPEC+ sẽ họp 6 tháng một lần.

Tuy nhiên, OPEC+ lại không đưa ra bất kỳ sự định hướng nào liên quan đến việc sự cắt giảm sẽ đến từ đâu, tức là những quốc gia nào sẽ thực hiện cắt giảm và họ sẽ làm thế nào.

Phil Flynn, một nhà phân tích năng lượng tại hãng cung cấp các dịch vụ tài chính Chicago’s Price Futures Group cho biết bên cạnh quyết định của OPEC, vẫn còn những lý do khác tác động đến sự phục hồi của giá dầu.

Theo chuyên gia này, “nguồn cung dầu thô hiện thấp hơn 3% so với mức trung bình 5 năm.” Ngoài ra, thị trường cũng chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng do Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 7/10.

Các nhà tuyển dụng Mỹ đã bổ sung thêm 263.000 việc làm trong tháng Chín, cao hơn một chút so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm xuống 3,5% từ mức 3,7% của tháng 8 giữa bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang làm mọi cách để thúc đẩy cuộc chiến chống lạm phát.

Trong khi đó, đồng USD tiếp tục kéo dài chuỗi tăng giá trong ngày thứ ba liên tiếp hôm 7/10, khi thị trường kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ một lần nữa tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp vào tháng 11 tới dựa trên số liệu báo cáo việc làm hàng tháng mới nhất của Bộ Lao động Mỹ.

Đồng bạc xanh mạnh là chỉ báo tiêu cực đối với các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD, bao gồm cả dầu thô, vì sự mạnh lên của đồng tiền này sẽ làm tăng chi phí đối với các nhà giao dịch sử dụng đồng euro và các loại tiền tệ khác.

Với quyết tâm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ, Fed đã tăng lãi suất thêm 300 điểm cơ bản trong năm nay từ mức chỉ 25 điểm cơ bản, đẩy giá trị đồng USD lên mức cao nhất của 20 năm./.

Đỏ hay xanh theo e là do cung cầu thị trường và ý chí của tạo lập, tuy nhiên trong ngắn hạn với giá dầu lên cao thì nhóm dầu khí khả năng cao thu hút dc dòng tiền

1 Likes

Các bác đừng trêu e e ngại lắm :joy:

Bác xem pt BSR ở đây e thấy ok Alo Bác Sĩ.....Cấp cứu cổ phiếu - #420 bởi Bacsi_ChungKhoan

1 Likes

Đằng sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, hóa ra Nga mới là người hưởng lợi nhiều nhất

Quyết định cắt giảm sản lượng mới đây nhất của OPEC đã gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với mức cắt giảm này đang cho thấy Nga là người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Cắt giảm 2 triệu thùng/ngày

Mới đây OPEC+ đã bất ngờ cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu 2 triệu thùng/ngày, mức cắt giảm sâu nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Điều này đã khiến cho Nga trở thành người hưởng lợi nhiều nhất.

Trong thị trường dầu vốn đã eo hẹp về nguồn cung, phương Tây là nơi đang phải chịu mức giá năng lượng cao kỉ lục sẽ đối mặt với sự không chắc chắn về nguồn cung hơn nữa trong tương lai.

Lãnh đạo OPEC, Saudi Arabia cho biết họ chỉ đơn thuần phản ứng với việc lãi suất tăng vọt ở phương Tây, nơi các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang “chậm trễ” giảm thanh khoản, kích hoạt đồng USD tăng và khiến giá dầu rẻ hơn.

Washington cáo buộc OPEC đứng về phía Nga và gọi quyết định này là thiển cận khi nói rằng thế giới đã phải chịu chi phí năng lượng cao do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

OPEC+ bao gồm 13 thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và 11 đồng minh do Nga dẫn đầu.

Hôm thứ Năm, các nhà theo dõi thị trường dầu mỏ cho biết dựa trên các phép toán thuần túy và dữ liệu sản xuất mới nhất của OPEC +, Nga thực sự được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​quyết định này.

Đằng sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, hóa ra Nga mới là người hưởng lợi nhiều nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nga vẫn là người hưởng lợi

Moscow thực chất sẽ không phải cắt giảm vì nước này đang sản xuất thấp hơn mục tiêu đã thỏa thuận trong khi sẽ được hưởng lợi từ giá dầu sẽ cao hơn nữa thông qua quyết định cắt giảm.

"Người chiến thắng là Nga trong khi người thua cuộc là người tiêu dùng toàn cầu”, ông Ole Hansen từ ngân hàng Saxo cho biết.

Điện Kremlin hôm thứ Năm cho biết việc cắt giảm là nhằm mục đích ổn định thị trường và xác nhận vai trò của OPEC+ với tư cách là một tổ chức chịu trách nhiệm về sự ổn định thị trường.

Việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày chiếm hơn 4% tổng sản lượng mục tiêu 43,8 triệu thùng của OPEC+. Tuy nhiên, tổ chức này đã phải vật lộn để sản xuất đạt các mục tiêu trước khi cắt giảm, bơm 3,6 triệu thùng mỗi ngày so với mục tiêu sản lượng vào hồi tháng Tám.

Những nước bị tụt hậu trong vài năm qua phải kể đến Angola và Nigeria do đầu tư kém. Và trong những năm gần đây tổ chức có thêm sự tham gia của Nga, quốc gia đang hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Nga đã bơm 9,9 triệu thùng/ngày vào tháng 9, giảm so với mục tiêu 11 triệu thùng/ngày.

Theo thỏa thuận vào hôm thứ Tư, Nga được cho là sẽ giảm sản lượng của mình xuống 10,5 triệu thùng/ngày - cắt giảm 600.000 thùng so với mức cao kết, tuy nhiên thực tế sản lượng của Nga đang thấp hơn so với mức này. Bởi vậy Nga sẽ chỉ càng hưởng lợi vì giá dầu sẽ bật tăng.

Công ty môi giới BCS Express có trụ sở tại Nga cho biết: “Nga sẽ không phải cắt giảm bất cứ thứ gì. Đây là một tin tích cực cho các công ty dầu mỏ của Nga, họ sẽ được hưởng lợi từ giá cao hơn trong khi giữ sản lượng ổn định”.

Ai là người phải cắt giảm sản lượng?

Ngược lại, lãnh đạo OPEC là Saudi Arabia, nước đang bơm dầu phù hợp với mục tiêu sẽ phải cắt giảm khoảng 500.000 thùng mỗi ngày (trị giá 46 triệu USD/ngày hay 1,4 tỷ USD/tháng.

Phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy, ông Jorge Leon, cho biết ông ước tính mức cắt giảm sản lượng hiệu quả 1,2 triệu thùng/ngày sẽ chủ yếu do Arab Saudi ( giảm 520.000 thùng/ngày), Iraq (giảm 220.000 thùng/ngày), UAE ( giảm 150.000 thùng/ngày) và Kuwait ( giảm 135.000 thùng/ngày).

Ông nói: “Giá dầu cao hơn chắc chắn sẽ làm tăng thêm cơn “đau đầu” lạm phát mà các Ngân hàng trung ương toàn cầu đang phải đối mặt và giá dầu cao hơn sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán tăng thêm lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng cho biết việc cắt giảm này sẽ thắt chặt thị trường dầu mỏ đáng kể, đặc biệt là khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế của Nga có hiệu lực trong năm nay và năm sau.

Ông Hansen cho biết ông dự kiến ​​Fed sẽ thắt chặt lãi suất hơn nữa, dẫn đến việc đồng USD sẽ mạnh hơn, lợi suất trái phiếu cao hơn và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể mất nhiều thời gian hơn để đảo ngược.

Ông Norbert Rücker từ Julius Baer cho biết căng thẳng giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất dầu có thể sẽ gia tăng trong tương lai gần.

Ông nói thêm: “Phương Tây hiện có nhiều động lực để nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia như Venezuela hoặc Iran."

Theo Bloomberg, Reuters

Chuyên gia: Áp giá trần dầu Nga sẽ làm “thay đổi cán cân quyền lực” giữa OPEC và phương Tây

“Các nước phương Tây càng có nhiều công cụ để can thiệp thị trường dầu khí thì OPEC càng khó duy trì giá dầu và đòn bẩy chính trị của mình”…

Đại diện của các nước thành viên OPEC tham dự họp báo sau cuộc họp của ủy ban giám sát cấp bộ trưởng và Hội nghị Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC tại Vienna, Áo ngày 5/10 - Ảnh: AFP

Theo ông Karim Fawaz, giám đốc bộ phận cố vấn năng lượng tại S&P Global, việc áp giá trần lên dầu Nga có thể gây ra tác động lớn đối với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Ông cho rằng OPEC tỏ ra quan ngại về giá trần và xem đây như một bài kiểm tra đối với các nỗ lực gây ảnh hưởng tới thị trường trong tương lai của mình.

Bình luận của nhà phân tích năng lượng này được đưa ra sau cuộc họp của OPEC+ (liên minh giữa OPEC và một số thành viên ngoài khối gồm Nga) hôm thứ Tư tuần trước tại Vienna, Áo. Tại cuộc họp này, OPEC+ đã thống nhất giảm hạn ngạch sản lượng dầu mỏ 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11. Đây là mức giảm sản lượng lớn nhất của liên minh này kể từ tháng 4/2020.

Giá dầu thô đã tăng vọt và giữ trên 100 USD/thùng trong nhiều tháng do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4 tháng trở lại đây, giá dầu đã giảm hơn 30% do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu dầu.

Theo các nhà phân tích, động thái của OPEC+ cho thấy tổ chức này có ý định giữ giá dầu ở mức cao, nhằm phản ứng với kết hoạch áp giá trần đối với dầu Nga của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU).

G7 và EU đang đẩy nhanh kế hoạch giá trần, dự kiến áp dụng từ tháng 12 tới, nhằm ngăn chặn một cú sốc về nguồn cung, đồng thời hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga.

Tuy nhiên, theo ông Fawaz, các chi tiết về giá trần dù hiện chưa được quyết định cụ thể nhưng đang khiến OPEC phải lo lắng.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman tại cuộc họp báo sau Hội nghị Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC lần thứ 33 tại Vienna vào ngày 5/10 - Ảnh: AFP

“Một mức trần giá hiệu quả sẽ mang lại cho các khách hàng lớn của dầu Nga (cụ thể là phương Tây) một công cụ đối ngoại hữu dụng và đã qua kiểm nghiệm. Công cụ này có thể thay đổi cán cân quyền lực đã được định hình trên thị trường dầu khí nhiều thập kỷ qua”, vị chuyên gia giải thích.

Ông Fawaz cũng nhận định giá trần là một giải pháp hấp dẫn hơn so với áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp hoặc nhắm trực tiếp vào dòng chảy dầu. Biện pháp này sẽ nối tiếp động thái xả kho xăng dầu dự trữ chiến lược của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm ngăn chặn giá dầu tăng.

“Các nước phương Tây càng có nhiều công cụ để can thiệp thị trường dầu khí thì OPEC càng khó giữ giá dầu và đòn bẩy chính trị của mình”, ông phân tích. “Các biện pháp trừng phạt và trần giá đối với một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới có thể giúp duy trì dòng chảy dầu, nhưng mức giá do Washington cùng G7 đặt ra sẽ làm thay đổi lằn ranh đỏ bất thành văn”.

EU tuần trước đã thông qua việc áp dụng cơ chế trần giá lên dầu Nga như một phần trong gói trừng phạt mới nhằm vào Moscow, nhưng một số khách hàng lớn của Nga như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đứng ngoài, làm dấy lên hoài nghi về hiệu quả của cơ chế này.

“Dù có thể không hiệu quả, cơ chế này cho thấy nỗ lực sáng tạo của các nước phương Tây trong việc phát triển các công cụ ngoại giao mới và điều này thực sự khiến OPEC phải lo lắng”, ông Fawaz nhận định. “Nhìn rộng hơn, thị trường dầu khí đang được tái cấu trúc, các mối quan hệ thương mại và chính trị đang được định hình lại và luật chơi đang thay đổi. OPEC rõ ràng không thích hướng đi này nhưng việc họ tìm cách lội ngược dòng có thể chỉ càng khiến mọi thứ được đẩy nhanh hơn”.

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/10: Giá xăng dầu tăng cao đẩy giá kim loại bứt phá mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/10: Chỉ số MXV- Index tăng vọt đến 5,67% lên mức 2.559 điểm nhờ đà tăng rất mạnh trên nhóm năng lượng.

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đến thị trường có sự sụt giảm nhẹ trước tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong nước, giá trị giao dịch toàn Sở trung bình toàn đạt 4.100 tỷ đồng mỗi phiên. Đà tăng đến từ lực mua rất mạnh của nhiều mặt hàng quan trọng, mà đặc biệt là các hợp đồng xăng dầu. Đóng cửa tuần, nhiều mặt hàng ghi nhận các mức tăng vọt lớn nhất trong vòng nhiều tháng. Có thể kể đến, nhận hỗ trợ từ xu hướng của giá dầu, giá các mặt hàng dầu thực vật cũng ghi nhận những mức tăng rất mạnh. Dầu cọ Malaysia tăng vọt 12% sau 1 tuần, dầu đậu tương bật tăng hơn 8%.

Thị trường kim loại diễn biến trái chiều, theo sát xu hướng chỉ số Dollar Index

Kết thúc tuần giao dịch 03/10 – 09/10, nhóm kim loại chia thành hai nửa xanh đỏ. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc đóng cửa với mức giá cao nhất trong vòng 7 tuần, lấy lại mốc 20,25 USD/ounce sau khi tăng 6,39%. Bạch kim đóng cửa tuần tăng 3,84% lên mức 917,9 USD/ounce.

Dữ liệu sản xuất tại Mỹ bất ngờ tiêu cực trong tháng 9, thể hiện qua chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất của Viện Quản lý cung ứng Mỹ (ISM) giảm mạnh từ mức 52,8 trong tháng 8 xuống 50,9 và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 52,2 theo ước tính của các chuyên gia kinh tế. Điều này đã khiến đồng Dollar Mỹ suy yếu 2 phiên đầu tuần khi thị trường cho rằng tăng trưởng chậm lại có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhẹ tay hơn trong tiến trình tăng lãi suất, nhất là khi Ngân hàng Trung ương Úc có hành động bất ngờ chỉ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản khiêm tốn. Chỉ trong 2 phiên, giá bạc và bạch kim vốn chịu sức ép bán mạnh trong giai đoạn trước đó đã bật tăng gần 10%.

Tuy nhiên, các dữ liệu về việc làm của Mỹ tiếp tục cho thấy bức tranh về một thị trường lao động tích cực. Theo Bộ Lao động Mỹ, số người có việc ngoài ngành nông nghiệp tăng thêm 263.000 người trong tháng 9. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm từ 3,7% hồi tháng 8 xuống còn 3,5% bất chấp môi trường lãi suất tăng mạnh. Đồng Dollar Mỹ phục hồi trong 3 phiên cuối tuần khiến lực bán quay trở lại với nhóm kim loại quý. Mặc dù vậy, sức mua mạnh mẽ hồi đầu tuần đã giúp bạc và bạch kim kết thúc tuần trong sắc xanh.

Nhóm kim loại cơ bản cũng theo sát các yếu tố vĩ mô trong bối cảnh thị trường tiêu thụ lớn nhất, Trung Quốc trải qua tuần nghỉ lễ Quốc khánh. Lo ngại về nguồn cung khi Sở giao dịch kim loại London (LME) thảo luận về khả năng cấm một số mặt hàng kim loại của Nga trước ngày 28/10 đã khiến giá nhôm và nickel tăng hơn 6%. Trong khi đó, sức ép vĩ mô lấn át vẫn khiến mặt hàng đồng, thước đo sức khỏe của nền kinh tế kết thúc tuần giao dịch trong sắc đỏ. Giá đồng COMEX giảm 0,76% xuống 3,38 USD/pound trong khi đồng LME cũng suy yếu với mức giảm 1,36%.

Giá dầu có thể duy trì ở vùng giá cao và dẫn dắt xu hướng toàn thị trường hàng hoá

Theo MXV, sức ép từ việc thiếu hụt nguồn cung đang lớn dần lên sau khi OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 2% nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới. Nếu kế hoạch này được duy trì cho đến đầu năm sau, thị trường gần như chắc chắn sẽ trở lại tình trạng mất cân bằng cung – cầu.

Đầu tuần này, giá dầu có thể gặp áp lực điều chỉnh khi mà thị trường đã hấp thụ hết các thông tin tiêu cực về nguồn cung thể hiện ở liên tiếp các phiên tăng rất mạnh trong suốt tuần qua. Tuy nhiên, khả năng sản xuất để bù đắp vào thiếu hụt nguồn cung từ Nga và OPEC+ vẫn rất mong manh sẽ khiến giá dầu khó có thể giảm sâu và sẽ tiếp tục duy trì ở vùng giá cao. Giá dầu vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt và là tín hiệu chỉ báo chung cho toàn thị trường hàng hoá.

Tuần này, lần lượt các cơ quan, tổ chức năng lượng lớn trên thế giới là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA sẽ phát hành báo cáo tháng 10. Trong giai đoạn thị trường dầu đang nhiều bất ổn, các báo cáo tháng sẽ là tâm điểm của các nhà đầu tư và giới phân tích nói chung.

DPM tím lun gòi

1 Likes

Trần Văn Mạnh luôn

2 Likes

NN cũng vào mạnh =)) mong tuần này lên nhiều tí cho ae vui

1 Likes

hi vọng đủ target cá nhân 6x

Các tổ chức quốc tế nâng mức dự báo giá dầu

## Ngân hàng Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu Brent cho năm 2022 từ 99 USD lên 104 USD/thùng. Sự gia tăng này được giải thích là do OPEC+ quyết định giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày.

Các tổ chức quốc tế nâng mức dự báo giá dầu

Mặc dù con số 2 triệu thùng này là danh nghĩa, mức giảm sản lượng thực tế có thể thấp hơn, nhưng Goldman Sachs tin rằng điều đó đủ chặt chẽ để biện minh cho việc điều chỉnh giá dầu dự báo tăng.

Trên cơ sở hàng quý, Goldman Sachs dự kiến Brent hay dầu thô Biển Bắc sẽ giao dịch ở mức 110 USD/thùng trong quý này và đạt 115 USD/thùng vào quý đầu tiên của năm 2023.

Trong kịch bản lạc quan nhất, ngân hàng này cho biết có thể có một đợt tăng 25 USD với giá dầu Brent nếu OPEC+ duy trì việc cắt giảm sản lượng cho đến năm 2023. Morgan Stanley cũng đã nâng dự báo giá dầu Brent vào hôm 9/10 lên mức 100 USD/thùng cho quý đầu tiên của năm 2023. Theo dự báo mới nhất của Goldman Sachs, giá dầu Brent trung bình trong năm tới có thể là 110 USD/thùng do việc cắt giảm.

Các nhà phân tích của ngân hàng này nhận xét rằng việc cắt giảm lớn như vậy sẽ khiến Hoa Kỳ phản ứng, và sự phản ứng đó rất có thể sẽ là việc Mỹ xả thêm kho dầu thô dự trữ chiến lược.

Theo Goldman Sachs, ngay cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng có thể tham gia giải phóng kho dự trữ để giữ giá dầu ở mức có thể chấp nhận được.

Một số nhà bình luận trên các phương tiện truyền thông đã chỉ trích việc giảm nguồn cung dầu của OPEC+ vào thời điểm hầu hết người tiêu dùng đang phải vật lộn với lạm phát và nguồn cung năng lượng vốn đã không đủ. Chuyên gia Javier Blas của Bloomberg cho rằng đó là một sai lầm. Tổ chức OPEC+ giải thích động thái của mình do hoàn cảnh thị trường. Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út Abdulaziz bin Salman nói rằng triển vọng suy thoái nền kinh tế khiến giá dầu giảm khoảng 1/4 trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 vừa qua.

Mặc dù giá dầu đã hạ nhiệt nhẹ vào sáng thứ Sáu tuần trước (7/10), nhưng vẫn sẵn sàng cho mức tăng lớn trong thời gian tới.

Nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc tăng đột biến

Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại với tổng giá trị gần 6,9 tỷ USD. Đáng chú ý, trong số các thị trường, xăng dầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến, với lượng nhập gấp 2,3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, cả nước nhập khẩu hơn 627.000 tấn xăng dầu các loại với giá trị hơn 616 triệu USD (tăng gần 35% về lượng và tăng khoảng 28% về kim ngạch so với tháng 8).

Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu, với giá trị gần 6,9 tỷ USD, tăng 23% về lượng và tăng 132 % về kim ngạch so với cùng kỳ 2021.

Trong 9 tháng, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu.

Về thị trường nhập khẩu, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt với hơn 2,5 triệu tấn (tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái); thị trường Malaysia khoảng 950.000 tấn (giảm 44%); Singapore 960.000 tấn; tương đương năm ngoái, Thái Lan 878.000 tấn (tăng 12%).

Đáng chú ý, năm nay Trung Quốc nổi lên là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn hàng đầu của Việt Nam với hơn 627.000 tấn (gấp 2,3 về lượng), và kim ngạch đạt 676 triệu USD (gấp 4,4 lần so với năm ngoái).

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 26 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên. Hiện, xăng E5 RON 92 có giá bán lẻ là 20.730 đồng/lít, xăng RON95 khoảng 21.440 đồng/lít, mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây và tương đương thời điểm tháng 9/2021.

Giá xăng dầu giảm về mức thấp nhất từ đầu năm, PV OIL ước tính doanh thu quý 3 vẫn tăng 81% so với cùng kỳ

Lũy kế 9 tháng đầu năm. doanh thu hợp nhất PV OIL đạt 76.497 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và vượt 70% kế hoạch cả năm 2022.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV OIL, mã CK: OIL) cho biết sản lượng kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn của đạt 3.022 nghìn m3/tấn, vượt 21% kế hoạch 9 tháng và đạt 91% kế hoạch cả năm 2022. Sản lượng bán hàng qua các kênh bán buôn, khách hàng công nghiệp, bán lẻ đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Theo đó, doanh thu hợp nhất 9 tháng PV OIL ước đạt 76.497 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và vượt 70% kế hoạch cả năm 2022. Riêng quý 3, PV OIL ước đạt 22.835 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 81% so với cùng kỳ.

Tính đến hết quý 3/2022, tổng số của hàng xăng dầu của PVOIL nâng lên 648 cửa hàng trong toàn hệ thống. Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng bán hàng qua kênh PVOIL Easy đạt 71,5 nghìn m3, hoàn thành 84% kế hoạch năm, bình quân đạt 262 m3/ngày, tăng 27% so với sản lượng bình quân ngày năm 2021.

Giá xăng ở mức thấp nhất kể từ đầu năm

Trước đó, PV OIL đã lập kỷ lục về doanh thu trong quý 2 khi ghi nhận 30.400 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ. Doanh thu của PV OIL không còn giữ được mức tăng trưởng như quý 2, một trong những nguyên nhân trực tiếp phải kể tới là giá xăng đã liên tục điều chỉnh.

Sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 6, giá xăng dầu trong nước đã liên tục sụt giảm mạnh qua các kỳ điều chỉnh. Theo thống kê, giá xăng trong nước đã có 9 kỳ giảm trong vòng 4 tháng trở lại đây. Từ sau đợt điều chỉnh gần nhất (ngày 21/9), mỗi lít xăng RON 95-III đã giảm về 22.584 đồng và E5 RON 92 còn 21.781 đồng. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, theo chiều hướng giảm giá xăng, cổ phiếu của nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước PV OIL dần “trôi” về vùng đáy. Bất chấp những nhịp hồi phục của thị trường chung, OIL vẫn đang giao dịch tại mức giá 10.300 đồng/cp, giảm 52% kể từ đỉnh lập hồi đầu tháng 3, vốn hóa giảm còn hơn 13.000 tỷ đồng.

Vì sao có tình trạng hết xăng những ngày qua?

Những ngày gần đây xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố như TPHCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… Theo đó, có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.

PV OIL đã đưa ra phản hồi về tình trạng này, một trong những nguyên nhân tới từ việc giá xăng dầu thế giới đã tăng cao trở lại, nhu cầu mua hàng của khách hàng cũng vì vậy mà tăng mạnh.

Trong khi đó, các chuyến tàu nhận hàng tại cả 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn trong giai đoạn cuối tháng 9, đầu tháng 10/2022 đều bị trễ so với kế hoạch do ảnh hưởng thời tiết của cơn bão Noru…

Cùng lúc, nguồn hàng nhập khẩu về rất hạn chế, không dồi dào như trước đây do phụ phí mua cao hơn nhiều so với công thức giá cơ sở nên ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường như vậy, PVOIL vẫn nỗ lực đảm bảo tối đa nguồn hàng cho toàn hệ thống. Cụ thể, trong 09 ngày đầu tháng 10/2022, sản lượng xăng dầu PVOIL cung cấp cho các đơn vị trong hệ thống toàn quốc vượt 7% so với kế hoạch, riêng mặt hàng xăng vượt 16%.

PVOIL cũng đã chỉ đạo các đơn vị thành viên bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của mình là Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn (PVOIL Sài Gòn) và Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (TIMEXCO) tăng cường tối đa bán hàng thông qua hệ thống 21 cây xăng để phục vụ nhu cầu gia tăng đột biến của khách hàng trong giai đoạn nhất thời hiện nay.

Trong những ngày tiếp theo, PVOIL vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực khắc phục các khó khăn chung của thị trường nhằm đảm bảo nguồn hàng và duy trì hoạt động ổn định của các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng như toàn hệ thống.

Pic nhiều thông tin thú vị quá


Quả này xếp hàng hơi lâu =))

Bộ Công Thương sẽ không can thiệp vào giá chiết khấu bán lẻ xăng dầu

Tại buổi họp báo thường kỳ quý 3/2022, Bộ Công Thương đã giải đáp một số vấn đề nổi bật liên quan đến lĩnh vực xăng dầu trong thời gian vừa qua, trong đó có thời hạn điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu cũng như đề xuất về mức chiết khấu tối thiểu cho các đại lý.

Trong buổi họp, có đại biểu đề cập đến việc Nhà nước cần có quy định về mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu, trước tình trạng nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ với mức chiết khấu 0 đồng.

Bộ Công Thương cho biết mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng dầu cho đơn vị mua xăng dầu so với giá bán lẻ xăng dầu. Nhà nước chỉ quản lý và điều hành giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu (để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và điều hành kinh tế vĩ mô), không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì cuộc họp báo

Điều này là phù hợp với thực tế do giá bán lẻ xăng dầu đã được Nhà nước điều hành và quy định mức giá trần nên mức chiết khấu là yếu tố quan trọng để phản ánh tính thị trường, đồng thời, là yếu tố được điều chỉnh linh hoạt giúp các doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với biến động cung cầu, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới và trong nước. Bên cạnh đó, thị trường xăng dầu trong nước hiện đã tương đối cạnh tranh với sự tham gia của ngày càng nhiều chủ thể kinh doanh xăng dầu, Nhà nước không nên can thiệp vào những thỏa thuận dân sự, phù hợp với quy định của pháp luật giữa các doanh nghiệp, giúp lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phát triển theo định hướng kinh tế thị trường.

Về việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu

Nhiều ý kiến đang đề xuất xem xét lại thời gian điều hành giá bán lẻ xăng dầu, có thể xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh xuống 5 ngày thay vì 10 ngày và tiến tới mục tiêu giá về thị trường thay đổi theo hàng ngày.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, thời gian điều hành giá xăng dầu giữa 02 kỳ điều hành đã được điều chỉnh giảm từ 15 ngày xuống 10 ngày (cụ thể vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng). Việc rút ngắn thời gian điều hành nêu trên đã được điều chỉnh trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội kinh doanh xăng dầu (những đơn vị trực tiếp liên quan và có kinh nghiệm nhiều trong việc mua bán xăng dầu trên thị trường).

Khoảng thời gian 10 ngày được các doanh nghiệp nhận định là phù hợp với phương thức tính giá mua bán và nhập hàng của các doanh nghiệp, phù hợp với chu kỳ lấy giá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, giữ mức ổn định tương đối để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mục tiêu bình ổn thị trường.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan, rà soát, đánh giá và nếu cần thiết sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi quy định về thời gian điều hành giá cũng như một số quy định khác trong Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trả lời cho việc có thời điểm, giá bán buôn xăng dầu cao hơn giá bán lẻ xăng dầu, Bộ nhận xét theo quy định tại Khoản 27, Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

Nhà nước chỉ điều hành và quy định đối với giá bán lẻ xăng dầu (để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và điều hành kinh tế vĩ mô), doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp phân phối có quyền quyết định giá bán buôn xăng dầu. Như vậy, giá bán buôn xăng dầu được xác định hoàn toàn theo các quy luật thị trường (quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật giá trị…) do đó giá bán buôn sẽ biến động liên tục lúc cao, lúc thấp và do các yếu tố trên thị trường quyết định. Trong khi đó, giá bán lẻ xăng dầu được điều hành theo chu kỳ cố định khoảng 10 ngày/lần, trong khoảng 10 ngày đó, nếu giá bán lẻ được giữ ổn định sẽ có những lúc có thể thấp hơn giá bán buôn.

Ngoài ra, các chi phí cấu thành giá bán lẻ được rà soát, công bố định kỳ (6 tháng/lần) nên có những giai đoạn (nhất là trong thời gian vừa qua thị trường chịu ảnh hưởng của các yếu tố dịch bệnh, địa chính trị) chi phí tăng cao nhưng chưa kịp phản ánh vào giá bán lẻ do nhà nước công bố, trong khi giá bán buôn luôn được cấu thành từ các chi phí thực tế phát sinh nên sẽ có thể chênh lệch cao hơn giá bán lẻ.

Kể cả trong trường hợp giá bán lẻ không phải do nhà nước điều hành, cũng như các hàng hóa khác trên thị trường, hiện tượng giá bán buôn cao hơn giá bán lẻ vẫn có thể xảy ra do khi mua vào giá cao nhưng sau đó cầu giảm hoặc cung tăng, để cạnh tranh hoặc giảm chi phí lưu kho, các doanh nghiệp vẫn buộc phải bán lẻ với giá thấp hơn giá bán buôn.

Hồng Đức

FILI

1 Likes

Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng

![Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng]
image

“Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng”)

Nhìn lại chặng đường hơn 4 năm, nhà đầu tư gắn bó với BSR từ ngày đầu lên sàn vừa mới “về bờ” đã lại mất đi hơn 40% giá trị. Vốn hoá theo đó cũng “bốc hơi” tới 42.000 tỷ đồng (~1,8 tỷ USD).

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng như hiện nay, dầu thô luôn là một trong những loại hàng hóa được quan tâm nhất bởi đây là mặt hàng thiết yếu cho hầu hết các hoạt động của nền kinh tế. Nhóm dầu khí nói chung có tính chất đầu cơ rất cao theo biến động giá dầu và CTCP Lọc Hoá dầu Bình Sơn (Mã CK: BSR) cũng không ngoại lệ.

Giá dầu có xu hướng tăng trưởng mạnh giai đoạn hậu Covid khi nền kinh tế hồi phục trở lại và đạt đỉnh vào tháng 6 năm 2022. Có độ nhạy với giá dầu, cổ phiếu BSR cũng tranh thủ bứt phá mạnh nửa đầu năm, để đạt mốc đỉnh vào giữa tháng 6/2022, tương ứng thị giá ở mức 33.500 đồng/cp. Đáng nói, vùng giá đỉnh hồi tháng 6 của BSR là vùng giá thương vụ “bom tấn” lên sàn đầu tháng 3 năm 2018.

Ngược thời gian về đầu năm 2018, “bom tấn” BSR chính thức chào sàn UpCOM với mức giá tham chiếu 22.400 đồng/cổ phiếu. Ngay lập tức, trong phiên giao dịch đầu tiên BSR gây bất ngờ với hơn 14 triệu cổ phiếu khớp lệnh và đóng cửa ở mức giá trần (+40%) 31.300 đồng/cổ phiếu.

Tưởng chừng khởi đầu như mơ sẽ mở ra một giai đoạn rực rỡ cho cổ đông BSR nhưng thực tế sau đó lại trái ngược với những kỳ vọng ban đầu. Với đặc thù ngành nghề có vị thế độc quyền khá cao, được bao tiêu đầu ra theo chính sách, duy trì chạy hết công suất, việc tư nhân hóa được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều tiềm năng tăng trưởng và cải thiện kết quả kinh doanh trong tương lai.

Thế nhưng, cổ phiếu này lại liên tục gây thất vọng khi quay đầu lao dốc mạnh và có thời điểm tưởng như đã bị nhấn chìm khi rơi xuống dưới 5.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 3/2020. Suốt 2 năm miệt mài dò đáy, BSR thi thoảng lại reo chút hy vọng với một vài nhịp hồi ngắn ngủi nhưng sau đó cũng nhanh chóng bị dập tắt.

Khi những nhà đầu tư kiên nhẫn nhất cũng khó có thể chịu đựng thêm, BSR lại âm thầm quay đầu đi lên từ vùng đáy. Không quá khi cho rằng chính Covid-19 đã tạo ra bước ngoặt đối với cổ phiếu này. Cùng với sự phục hồi nhanh chóng của giá dầu sau khi hợp đồng tương lai hàng hóa này rơi xuống mức âm, các cổ phiếu dầu khí Việt Nam cũng hồi phục mạnh mẽ và BSR cũng không ngoại lệ.

Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông đu đỉnh IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng - Ảnh 1.

Trở lại năm 2022, với độ nhạy cao với giá dầu thế giới, cổ phiếu BSR chịu chung tình cảnh lao dốc từ đỉnh giữa tháng 6 trước sự sụt giảm nhanh chóng của giá dầu trong nước. Từ mức giá đỉnh 33.500 đồng/cp, BSR lùi về còn 19.900 đồng/cp kết phiên 12/10.

Sau chặng đường hơn 4 năm dài đằng đẵng, nhà đầu tư gắn bó với BSR từ ngày đầu lên sàn vừa mới “về bờ” hồi tháng 6 đã lại mất đi hơn 40% giá trị. Vốn hoá theo đó cũng “bốc hơi” tới 42.000 tỷ đồng (~1,8 tỷ USD) kể từ đỉnh.

Trái với những diễn biến không mấy khả quan trên thị trường chứng khoán, kết quả kinh doanh của BSR lại ghi nhận những con số bất ngờ. Theo ước tính, tổng doanh thu sau 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 125.000 tỷ đồng; con số này vượt 36% chỉ tiêu doanh thu cả năm. Như vậy, tính riêng quý 3, BSR ước tính thu về khoảng 38.000 tỷ đồng, tăng 114% so với kết quả cùng kỳ năm trước.

Liên quan đến NMLD Dung Quất, công ty cho biết nhà máy đạt công suất vận hành trung bình 105%, sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, đạt 106% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm 2022.

Hưởng lợi từ mặt bằng crack spread cao hơn do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine và nhu cầu tiêu thụ phục hồi

Tuy trong ngắn hạn cổ phiếu BSR có thể gặp nhiều biến động trước bối cảnh thị trường chung và giá xăng dầu không thuận lợi, song Chứng khoán VNDirect (VND) cho rằng đây lại là cơ hội khá hấp dẫn để tích luỹ cổ phiếu BSR.

Theo nhóm phân tích VNDirect, khả năng phục hồi của crack spread xăng sau đợt sụt giảm mạnh trong quý 3/2022 sẽ là động lực tăng giá tiềm năng trong ngắn hạn cho BSR, do giá cổ phiếu BSR thường rất nhạy cảm với diễn biến của crack spread xăng dầu thành phẩm (khoảng chênh lệch giữa giá xăng dầu thành phẩm và giá dầu thô).

Đội ngũ phân tích VNDirect đánh giá mặt bằng crack spread các sản phẩm lọc dầu dự kiến sẽ duy trì ở mức cao, là tín hiệu tốt cho các nhà máy lọc dầu trong một vài năm tới.

Động lực tăng trưởng trong dài hạn từ việc nâng cấp và mở rộng NMLD

Hiện tại, nhu cầu xăng dầu trong nước khoảng 18 triệu m3 hàng năm, và nguồn cung trong nước đến từ BSR và NMLD Nghi Sơn (NSR) đáp ứng ~75% tổng nhu cầu. Tỷ trọng nguồn nhập khẩu liên tục giảm kể từ năm 2017, trước khi đảo ngược xu hướng này trong 6 tháng đầu năm 2022 do NMLD Nghi Sơn hoạt động dưới công suất do các vấn đề khó khăn tài chính. Do đó, nhờ chính sách ưu tiên các nguồn trong nước, VNDirect cho rằng không có rủi ro cạnh tranh đáng kể đối với việc tiêu thụ sản phẩm của BSR trong vài năm tới do nguồn cung trong nước hiện vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu xăng dầu nội địa.

Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông đu đỉnh IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng - Ảnh 2.

Mặt khác, VNDirect Research cũng đánh giá dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy lọc dầu của BSR sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong dài hạn. Trong năm 2022, BSR đã trình đề xuất cuối cùng cho dự án mở rộng NMLD Dung Quất lên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và chờ sự phê duyệt của Chính phủ.

VNDirect Research cho rằng đây sẽ là cơ hội cho BSR tiếp cận nhiều loại dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn và giá cả cạnh tranh hơn với nguồn cung dồi dào trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh sản lượng dầu trong nước đã giảm trong nhiều năm.

Do đó, VNDirect dự phóng tăng trưởng lợi nhuận ròng sẽ đạt đỉnh trong năm 2022 nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2023-24 nhờ mặt bằng crack spread sản phẩm lọc dầu cao hơn do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.Trong năm 2023-2024, lợi nhuận ròng dự báo sẽ giảm 40,1% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của đợt bảo dưỡng định kỳ trong năm 2023, trước khi quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 12,2% so với cùng kỳ.

Dương Ngọc
Nhịp sống thị trường

1 Likes