|MỚI| Dầu khí 24/7 - Cập nhật tin hot hàng ngày cho Chứng sỹ

Khối ngoại có tuần mua ròng thứ 7 liên tiếp, tập trung gom mạnh cổ phiếu điện VPD

Tuần qua, khối ngoại mua ròng 1.455 tỷ đồng, ghi nhận tuần thứ 7 rót ròng liên tục vào thị trường chứng khoán Việt…

VN-Index ghi nhận sự rung lắc điều chỉnh trong tuần vừa qua với áp lực bán liên tục gia tăng mạnh vàp những ngày đầu tuần khiến chỉ số chung liên tục mất điểm, đánh mất mốc hỗ trợ 1.030. Thanh khoản cũng liên tục sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng, giằng co đang hiện diện rõ ràng hơn trong ngắn hạn. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 32,14 điểm (3,05%) xuống mức 1.020,34 điểm; trong khi đó HNX-Index giảm gần 7,7 điểm xuống mức 205,3 điểm. T

Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, thanh khoản cũng liên tục sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng, giằng co đang hiện diện rõ ràng hơn trong ngắn hạn. Giá trị giao dịch bình quân trên HOSE trong tuần qua chưa tới 14.000 tỷ đồng/phiên, thậm chí trong phiên cuối tuần thị giá trị giao dịch khớp lệnh trên HoSE xuống dưới ngưỡng 7.000 tỷ đồng, thấp nhất trong hơn 2 tháng.

Trái ngược với sự thận trọng của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại vẫn cho thấy sự lạc quan với việc tiếp tục mua ròng 1.457 tỷ đồng trong tuần qua. Song con số này tiếp tục giảm so với tốc độ mua ròng những tuần trước đó, thậm chí họ đã quay đầu bán ròng thoả thuận. Xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng 2.399 tỷ đồng, nhưng họ bán ròng 943 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó thu hẹp đáng kể đà gom ròng trong cả tuần.

Khối ngoại có tuần mua ròng thứ 7 liên tiếp, tập trung gom mạnh cổ phiếu điện VPD

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu ngành điện VPD với giá trị gần 785 tỷ đồng, hầu hết là giao dịch thoả thuận. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom mạnh cổ phiếu HPG, FUEVFVND, SHB, STB, DGC, giá trị đều trên 140 tỷ đồng tại mỗi mã.

Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng tuần qua bị khối ngoạ i bán ròng mạnh nhất, giá trị đạt hơn 1.600 tỷ đồng. Đồng thời, các mã khác như ACV, SAB. VRE, VGC, GAS,… cũng bị bán ròng trong tuần qua.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục đà mua ròng, giá trị tuần này đạt 1.375 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng 2.261 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, nhưng bán ròng 886 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tại chiều mua, khối ngoại tuần này tỏ ra ưa thích cổ phiếu ngành điện VPD, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng lên tới 785 tỷ đồng, toàn bộ đều là mua ròng thoả thuận. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại mã HPG với giá trị hơn 306 tỷ đồng và chứng chỉ quỹ FUEVFVND với hơn 165 tỷ đồng mua ròng.

Danh sách TOP 10 cổ phiếu được mua ròng trăm tỷ trong tuần qua tại sàn HoSE còn có SHB (160 tỷ đồng), STB (144 tỷ đồng), DGC (141 tỷ đồng),…

Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại mã EIB, giá trị bán ròng thoả thuận lên tới 1.635 tỷ đồn, tập trung trong những phiên cuối tuần. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại SAB và VRE với giá trị lần lượt là 48 tỷ đồng và 40 tỷ đồng. Các mã khác như VGC, GAS, VIC, VHC… cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng 120 tỷ đồng trong cả tuần, toàn bộ giao dịch diễn ra kênh khớp lệnh.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu IDC với giá trị 69 tỷ đồng. Ngoài ra, PVS và CEO cũng lần lượt được mua ròng khoảng 35 tỷ đồng và 8 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có SHS, PVI, HUT, BVS…

Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại VCS, giá trị khoảng 2 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có PGS, THD, PLC, SCG…, giá trị bán ròng tại mỗi mã khoảng vài trăm triệu đồng.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này bán ròng 37 tỷ đồng, trong đó họ trở lại mua ròng 19 tỷ kênh khớp lệnh, nhưng bán ròng 56 tỷ đồng thoả thuận.

Cổ phiếu ACV dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 52 tỷ đồng, phần lớn trên kênh thoả thuận. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VTP, QNS, CMT,… với giá trị lần lượt là 13 tỷ đồng, 6 tỷ đồng và 1 tỷ đồng.

Tại chiều mua vài, cổ phiếu MCH và MPC tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với khoảng 9-10 tỷ đồng tại mỗi mã. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến VEA, MCM, BSR, CLX,…

PV Power (POW) báo lãi quý 4 cao gấp 39 lần cùng kỳ, lợi nhuận cả năm 2022 bỏ xa kế hoạch

Lợi nhuận ròng quý 4 của POW cũng chuyển từ lỗ 43 tỷ sang lãi 684 tỷ đồng.

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã chứng khoán POW) đã công bố Báo cáo tài chính quý 4/2022. Trong kỳ, doanh thu thuần đạt 7.669 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp chuyển từ lỗ 329 tỷ trong quý 4/2021 sang lãi 1.108 tỷ đồng, biên lãi cải thiện lên mức 14%.

Doanh thu tài chính tăng gấp đôi lên 211 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm 36% xuống 95 tỷ đồng. Kết quả, POW báo lãi sau thuế quý 4/2022 đạt 732 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lãi vỏn vẹn 19 tỷ đồng, tương ứng gấp gần 39 lần. Lợi nhuận ròng cũng chuyển từ lỗ 43 tỷ sang lãi 684 tỷ đồng.

Lũy kế trong năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 28.235 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.323 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 13% so với thực hiện trong năm 2021. Lãi ròng đạt 1.894 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, chiếm phần lớn là doanh thu bán điện với 27.979 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và tương ứng tỷ trọng lên tới 99%; còn lại là thu từ cung cấp dịch vụ và hoạt động khác.

Trong năm 2022, PV Power đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 24.242 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 743 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, công ty hoàn thành 313% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của POW đạt 56.642 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 29.155 tỷ đồng, chiếm 51% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 9.900 tỷ đồng trong khi các khoản phải thu ngắn hạn đạt 12.284 tỷ đồng.

Ngoài ra, tính tới cuối quý 4, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của PV Power tăng gần 7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 560 tỷ đồng lên hơn 9.000 tỷ đồng và chiếm 16% tổng nguồn vốn. Công ty có thuyết minh, đơn vị này tính tới 31/12/2022 có dư nợ 2.354 tỷ đồng bằng đồng Đô la Mỹ, tăng gần 500 tỷ so với đầu năm.

https://markettimes.vn/pv-power-pow-bao-lai-quy-4-cao-gap-39-lan-cung-ky-loi-nhuan-ca-nam-2022-bo-xa-ke-hoach-15230.html

Đại gia xăng dầu miền tây lỗ nặng, gần nửa tài sản là hàng tồn kho

Là doanh nghiệp xăng dầu đầu mối có hơn 550 đại lý ở Tây Nam Bộ, Dầu khí Nam Sông Hậu vừa báo lỗ lần đầu tiên từ khi lên sàn chứng khoán.
Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro - HoSE: PSH) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp giảm 18%, xuống còn 182 tỷ đồng.

Về hoạt động tài chính, doanh thu trong kỳ giảm mạnh còn 2,7 tỷ đồng, chỉ tương đương hơn 1/5 cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính tăng 23%. Khấu trừ các chi phí, Nam Sông Hậu lãi sau thuế chỉ hơn 42 tỷ đồng, giảm mạnh 40% so với cùng kỳ.

Giải trình kết quả này, doanh nghiệp cho biết nguyên nhân chủ yếu đến từ giá xăng dầu trong nước và quốc tế biến động tăng làm ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào, dẫn đến tổng chi phí hoạt động quý IV/2022 tăng cao hơn cùng kỳ.

Luỹ kế cả năm, doanh thu Dầu khí Nam Sông Hậu tăng 28% lên hơn 7.300 tỷ đồng, so với chỉ tiêu đề ra đầu năm chỉ thực hiện được 50% kế hoạch.

Thế mà PSH nó lại cứ lên kk

2 Likes

Chứng khoán Mỹ lao dốc vì nỗi lo lợi nhuận, giá dầu tăng phiên thứ ba liên tiếp

Phiên giảm này của chứng khoán Mỹ là sự đảo ngược của phiên tăng vào ngày thứ Ba…

Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (8/2), khi nhà đầu tư hướng sự chú ý tới loạt báo cáo tài chính mới nhất của các công ty niêm yết và tiếp tục cân nhắc về triển vọng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Giá dầu thô có phiên tăng thứ ba liên tiếp khi mối lo lãi suất tạm thời giảm bớt.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 207,68 điểm, tương đương giảm 0,65%, còn 33.949,01 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,11%, còn 33.949,01 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 1,68%, còn 11.910,52 điểm.

Một số doanh nghiệp niêm yết chứng kiến giá cổ phiếu niêm yết giảm mạnh phiên này sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 không đạt kỳ vọng của thị trường. Chipotle giảm 5% trong khi Lumen Technologies “bốc hơi” gần 21% vì khoản lỗ quý 3,1 tỷ USD và dự báo cả năm xấu hơn những gì Phố Wall kỳ vọng.

Cũng có một số cổ phiếu tăng giá mạnh như CVS và Uber, với mức tăng tương ứng 3% và 5% nhờ kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo.

Theo dữ liệu từ Refinitiv, đến thời điểm hiện tại, đã có 42 công ty thành viên S&P 500 đưa ra dự báo lợi nhuận suy giảm cho quý 1/2023; 8 công ty đưa ra dự báo lợi nhuận tăng; trong khi nhiều công ty khác không thay đổi dự báo hay đưa ra bất kỳ dự báo nào. Tỷ lệ doanh nghiệp đưa ra dự báo lợi nhuận giảm như vậy là cao hơn so với bình quân lịch sử - theo Refinitiv.

Trong số 279 thành viên S&P 500 đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 tính đến thời điểm này, khoảng 69% đưa ra kết quả tốt hơn dự báo của giới phân tích. Dù vậy, nhiều nhà phân tích đã hạ thấp kỳ vọng của họ về quý 4 do mối lo ngày càng lớn về sức khoẻ của nền kinh tế. Chỉ có 27% trong số các công ty đã báo cáo đưa ra kết quả không đạt kỳ vọng.

“Mùa báo cáo tài chính này nhìn chung kém hơn bình thường. Phải mất thời gian để những đợt tăng lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Giờ là lúc chúng ta bắt đầu chứng kiến điều đó”, Giám đốc đầu tư Eric Sterner của Apollon Wealth Management nhận định với hãng tin CNBC.

Nhà đầu tư đang chờ những báo cáo tài chính tiếp theo từ những công ty gồm Walt Disney và Mattel để đánh giá xem có bất kỳ tín hiệu nào về sự giảm tốc của tiêu dùng hay một nền kinh tế suy yếu.

Trong một diễn biến không liên quan đến tình hình lợi nhuận, cổ phiếu Alphabet – công ty mẹ của Google - giảm hơn 7% vì nhà đầu tư lo ngại công ty này phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Phiên giảm này của chứng khoán Mỹ là sự đảo ngược của phiên tăng vào ngày thứ Ba – phiên “xanh” lấy động lực từ phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng lạm phát đã bắt đầu giảm. Nhận định này của ông Powell không khác so với những gì ông đã nói trong cuộc họp báo vào tuần trước, từ đó củng cố thêm kỳ vọng của nhà đầu tư rằng Fed sẽ sớm dừng việc tăng lãi suất hoặc thậm chí bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Tuy nhiên, ông Powell cũng cảnh báo rằng việc chống lạm phát còn một chặng đường dài phải đi và Fed sẽ tiếp tục phải tăng lãi suất. Ngoài ra, kỳ vọng của nhà đầu tư về chính sách của Fed còn tiếp tục bị chi phối bởi các số liệu kinh tế Mỹ.

“Thị trường sẽ còn tiếp tục giằng co vì nhà đầu tư còn băn khoăn về việc Fed sẽ làm gì. Chúng ta nên lường trước sự biến động”, Giám đốc đầu tư Sal Bruno của IndexIQ phát biểu.

Giới chức Fed ngày thứ Tư tiếp tục có những phát biểu trái chiều, khiến giới đầu tư băng khoăn. Thống đốc Christopher Waller nói việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% “có thể sẽ là một cuộc chiến kéo dài”, trong khi thống đốc Lisa Cook nói tăng trưởng việc làm khả quan của tháng 1 đặt ra hy vọng nền kinh tế “hạ cánh mềm”.

“Thị trường đang băng khoăn, nhà đầu tư đang băng khoăn. Một số nhà đầu tư vẫn thận trọng, trong khi một số khác rõ ràng đã trở nên mạnh mẽ hơn”, chiến lược gia trưởng về đầu tư Tim Ghriskey của Inverness Counsel nhận định với hãng tin Reuters.

Chứng khoán thế giới giảm điểm trong phiên ngày thứ Tư, với chỉ số MSCI toàn cầu giảm 0,55%. Tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 của thị trường khu vực mất 0,28% điểm số, dù trong phiên có lúc đạt đỉnh 9 tháng.

Thị trường lãi suất tương lai của Mỹ đang phản ánh khả năng lãi suất Fed đạt đỉnh ở mức 5,132% vào tháng 7 năm nay, cao hơn 0,25 điểm phần trăm so với dự báo vào tuần trước. Thị trường cũng dự báo đến tháng 12, lãi suất Fed giảm còn 4,813%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cách đây 1 tuần.

Trên thị trường dầu lửa, nỗi lo lãi suất có vẻ dịu hơn, và đồng USD giảm giá cũng góp phần đẩy giá dầu tăng. Cùng với đó, giá năng lượng vẫn được hỗ trợ bởi triển vọng khởi sắc của nhu cầu ở Trung Quốc.

Lúc đóng cửa, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 1,4 USD/thùng, tương đương tăng 1,7%, đạt 85,09 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,33 USD/thùng, tương đương tăng 1,7%, đạt 78,47 USD/thùng.

Giá dầu đã tăng liền 3 phiên từ đầu tuần tới nay, sau khi giảm mạnh trong tuần trước.

“Khả năng nhu cầu dầu tăng lên, cộng thêm triển vọng ảm đạm về tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu, sẽ dẫn tới sự thắt chặt nguồn cung trong những tháng tới”, nhà giao dịch Stephen Brennock của PVM Oil nhận định với Reuters.

Trên thị trường tiền ảo, giá BTC giảm nhẹ xuống dưới mốc 23.000 USD. Lúc gần 7h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá BTC theo dữ liệu từ trang Coinmarketcap.com đứng ở 22.946 USD, giảm 1,4% so với cách đó 24 tiếng và giảm hơn 3,2% trong vòng 1 tuần.

Petrovietnam nỗ lực ổn định nhịp độ sản xuất kinh doanh trong tháng đầu năm

(TBTCO) - Tại cuộc họp giao ban trực tuyến điều hành công tác sản xuất kinh doanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, trên nền rất cao của kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2022, việc đặt kế hoạch năm 2023 tăng trưởng so với năm 2022 là một thách thức, áp lực rất lớn, Petrovietnam nỗ lực quản trị rủi ro ngay từ đầu năm để hoàn thành các mục tiêu quản trị, kế hoạch đặt ra.
Ngày 8/2/2023, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp giao ban điều hành thường kỳ tháng 2 năm 2023 trực tuyến, với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về kết quả SXKD tháng 1 kế hoạch tháng 2 năm 2023 và thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp cho kỳ tiếp theo và năm 2023.

Năm 2023, được dự báo cũng sẽ có nhiều bất lợi như giá dầu giảm, nhu cầu thị trường thấp, suy thoái kinh tế toàn cầu… Đặc biệt, tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU…, lãi suất, lạm phát vẫn ở mức cao; cuộc chiến Nga - Ukraine chưa kết thúc… dẫn đến xu hướng thu hẹp sản xuất trên thế giới, xuất khẩu suy giảm, giảm nhu cầu tiêu thụ điện, khí…

Đây là những rủi ro mà Petrovietnam phải tiếp tục quản trị biến động, xây dựng kế hoạch dự phòng, tận dụng cơ hội để hoàn thành cao nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Trong nước, tình hình tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm từ quý IV/2022 cho đến tháng 1 năm nay, đặc biệt ảnh hưởng của 2 kỳ nghỉ tết trong tháng 1, tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội do nhu cầu tiêu thụ giảm, trong đó nhu cầu năng lượng, điện, khí cho sản xuất giảm; nhu cầu tiêu thụ phân bón giảm, xuất khẩu khó khăn.


Các điểm cầu tham dự buổi giao ban.

Trong khó khăn chung, nhận thức mục tiêu hết sức thách thức của năm 2023, đặc biệt là tất cả các chỉ tiêu sản lượng bằng hoặc cao hơn so với thực hiện 2022 là áp lực rất lớn, Petrovietnam tập trung quản trị biến động, rủi ro, ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm.

Cùng với việc đưa ra kế hoạch quản trị, giao mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2023 trong toàn tập đoàn, Petrovietnam đã căn cứ mục tiêu, kế hoạch từng khối, từng lĩnh vực, từng đơn vị có giải pháp quản trị, phân bổ nguồn lực trên cơ sở thực tiễn thị trường, kinh tế vĩ mô, để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Trong tháng 1, các hoạt động SXKD của tập đoàn diễn ra an toàn, ổn định, là cơ sở hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể, sản lượng khai thác dầu thô đạt 0,88 triệu tấn, vượt 11,2% kế hoạch; sản xuất điện đạt 1,65 tỷ kWh, vượt 1,8% kế hoạch; sản xuất đạm đạt 159,3 nghìn tấn, vượt 8,9% kế hoạch; sản xuất xăng dầu đạt 586,1 nghìn tấn, vượt 12,6% kế hoạch.

Các chỉ tiêu tài chính của tập đoàn cũng đạt kết quả khả quan: Tổng doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 69,4 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước (NSNN) toàn tập đoàn (không bao gồm NSRP) ước đạt 12,1 nghìn tỷ đồng, vượt 42% kế hoạch.

Đặc biệt, vào 8 giờ 2 phút ngày 8/2/2023, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) đã chính thức đạt mốc sản lượng khai thác 1 tỷ thùng dầu, đánh dấu mốc son mới trong hành trình truyền thống 35 năm của tổng công ty. Đạt được kết quả này là nỗ lực rất lớn của PVEP vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức; đây cũng là kết quả rất đáng ghi nhận so với nhiều công ty thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực và thế giới.

Sau khi nghe báo cáo về tình hình hoạt động SXKD của các đơn vị, các phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực hoạt động, Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng đã trao đổi, chỉ đạo: các giải pháp cho mục tiêu sản lượng rất thách thức của năm 2023; các vấn đề đẩy mạnh các thủ tục, thúc đẩy đầu tư, triển khai các dự án mới để gia tăng sản lượng; tiếp tục thúc đẩy công tác tái cấu trúc, phân công các nguồn lực trong toàn tập đoàn để tránh chồng chéo, kết nối, tận dụng hiệu quả các nguồn lực; tăng cường phát triển hệ thống, mở rộng thị phần; ổn định nguồn cung xăng dầu; xây dựng hệ sinh thái để phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi; hình thành dịch vụ kinh doanh hạ tầng; nâng cao giá trị các sản phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu; tăng cường quản lý dự án, dòng tiền và công nợ;.…

Thay mặt lãnh đạo tập đoàn, Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng biểu dương những cố gắng nỗ lực của đội ngũ gần 60 ngàn người lao động trong toàn tập đoàn, để Petrovietnam hoàn thành năm 2022 đạt hiệu quả cao, xác lập nhiều kỷ lục mới, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao.

Tổng giám đốc tập đoàn cũng đánh giá cao các đơn vị đã nhanh chóng bắt nhịp công việc, duy trì hoạt động SXKD của tập đoàn an toàn ổn định ngay từ đầu năm 2023, tạo đà cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Với các dự báo năm 2023 đã được xem xét, đánh giá, thảo luận trong nhiều cuộc họp, cùng đặc thù của tình hình kinh tế - chính trị thế giới với nhiều ẩn số, biến động, tốc độ nhanh, khó dự báo, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đề nghị tiếp tục tập trung, tăng cường công tác quản trị trước các thách thức, biến động của thị trường nhằm đảm bảo các mục tiêu lớn.

Tổng giám đốc đặc biệt nhấn mạnh các mục tiêu quan trọng trong năm 2023 là thúc đẩy xử lý các vướng mắc, khó khăn, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện các hành lang pháp lý, chính sách pháp luật, thể chế nhằm tạo điều kiện triển khai hoạt động của tập đoàn hiệu quả, an toàn.


Người lao động Dầu khí hăng say làm việc liên tục trên các giàn khoan.

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về SXKD đã được tập đoàn giao, các đơn vị so sánh, đánh giá với mục tiêu của đơn vị, cập nhật diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, đánh giá dư địa, động lực tăng trưởng để tập trung cho các mục tiêu đề ra, phát huy tối đa lợi thế sản xuất, mở rộng quy mô, quản trị tài chính, kinh doanh, xây dựng phương hướng kinh doanh, mở rộng thị trường.

Tập trung quản trị công tác đầu tư và chuỗi liên kết; chú trọng các dự án trọng điểm, đặc biệt là mục tiêu tiến độ và phát huy nội lực trong ngành; thúc đẩy công tác liên quan đến dịch chuyển năng lượng và xây dựng hệ sinh thái cho tái tạo kinh doanh ở vùng dịch chuyển;

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp, kết nối các đơn vị thông qua các nền tảng; thực hiện tái cấu trúc, hoàn chỉnh công tác liên quan đến tài chính; tích cực duy trì cuộc họp giao ban khối, xử lý hiệu quả, tập trung các vấn đề tồn đọng ở từng lĩnh vực;…


Trung tâm xử lý khí Cà Mau vận hành liên tục.

Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị, ngay từ buổi họp giao ban lãnh đạo đầu tiên của năm, lãnh đạo các đơn vị phải thể hiện quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đột phá để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch quản trị, hoạt động SXKD của đơn vị nói riêng và của tập đoàn nói chung, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023.

PVS: VinaCapital dồn dập gom cổ phiếu PVS

image
Hiện, cổ phiếu PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC được giao dịch quanh mức 26.800 đồng/cp, tăng 15% chỉ trong 2 tuần.

CTCP Quản lý quỹ VinaCapital đăng ký mua 350.000 cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC từ ngày 21/02 đến ngày 22/03 nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

Hai quỹ gồm Delta Global Financial Holdings Private Limited và Kiwoom Vietnam Tomorrow Securities Master Fund lần lượt đăng ký mua 150.000 và 200.000 cổ phiếu PVS.

Trước đó, vào ngày 13/2, VinaCapital và quỹ thành viên là Quỹ đầu tư Cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam (VESAF) cũng lần lượt đăng ký mua 500.000 và 1.000.000 cổ phiếu PVS từ ngày 15/2 đến ngày 16/3.

Về mối liên hệ, ông Hoàng Xuân Quốc, Ủy viên HĐQT độc lập tại PVS đồng thời đang đảm nhiệm chức vụ giám đốc tại các quỹ thuộc VinaCapital. Ngoại trừ VESAF sở hữu 1.400.000 cổ phiếu PVS trước khi đăng ký giao dịch, các quỹ khác và ông Quốc đều chưa sở hữu bất cứ cổ phiếu nào của PVS.

Gần đây, PVS được nhiều công ty chứng khoán cho vào danh mục ưa thích với kỳ vọng lợi nhuận của PVS đã bước qua vùng trũng và có nhiều tín hiệu hỗ trợ trong năm 2023. Chứng khoán Mirae Asset (MAS) dự phóng giá mục tiêu của PVS là 28.300 đồng/cp. Chứng khoán Bản Việt (VCSC), công ty chứng khoán này mới đây đã nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 30.600 đồng/cp.

Hiện, PVS được giao dịch quanh mức 26.800 đồng/cp, hồi phục 15% kể từ vùng đáy 7/2 (23.200 đồng/cp).

Tạp chí kinh tế chứng khoán VN

Doanh nghiệp dầu khí làm ăn ra sao năm 2022?

Nguồn cung thiếu hụt vì cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến giá dầu trong năm 2022 biến động mạnh, thậm chí có lúc chạm đến mức giá kỷ lục. Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp lớn bội thu doanh số. Nhưng đổi lại, mức lãi không phải lúc nào cũng như kỳ vọng.

4 ông lớn mang về 670 ngàn tỷ đồng, nhưng…

Những biến động từ thị trường xăng dầu thế giới đã góp phần giúp nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí có nguồn thu tăng kỷ lục. Trong đó, 4 ông lớn ngành dầu khí là Petrolimex (HOSE: PLX), PV OIL (UPCoM: OIL), PV GAS (UPCoM: GAS) và Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) có tổng doanh thu lên đến hơn 670 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên nếu xét về lợi nhuận, không phải ông lớn nào cũng đạt được những gì mình mong đợi.

4 ông lớn mang về hơn 670 ngàn tỷ đồng doanh thu cho ngành xăng dầu 2022

Petrolimex vừa trải qua quý 4 cực kỳ thuận lợi với doanh thu hơn 78.3 ngàn tỷ đồng, hơn cùng kỳ 59%; lãi ròng tăng mạnh 96%, lên hơn 1.1 ngàn tỷ đồng. Kết quả này nhờ vào việc giá cơ sở trong quý 4 đã được liên Bộ Công thương - Tài chính điều chỉnh kịp thời để phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và chi phí khâu tạo nguồn, lưu thông thực tế. Bên cạnh đó, hoạt động từ các công ty con đã ổn định sau đại dịch, trong khi nguồn lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng tăng mạnh.

Cũng nhờ quý 4 thuận lợi, bức tranh kinh doanh của Petrolimex năm qua sáng sủa hơn rất nhiều. Tập đoàn kết năm ở mức doanh thu cao nhất lịch sử - hơn 304 ngàn tỷ đồng, tăng 80% so với năm trước. Tuy vậy, lãi ròng chỉ bằng phân nửa năm trước, đạt khoảng 1.48 ngàn tỷ đồng, chủ yếu do khoản lỗ ròng gần 200 tỷ đồng trong quý 2 (cùng kỳ lãi gần 1.5 ngàn tỷ đồng) vì chi phí bán hàng cùng giá vốn tăng mạnh, và lãi giảm hơn 63% trong quý 1 vì nhu cầu xăng dầu tăng đột biến làm biên lãi gộp lao dốc.

Lãi ròng của Petrolimex sụt giảm mạnh, bất chấp doanh thu lập kỷ lục

So với kế hoạch năm, Tập đoàn đã vượt 26% kế hoạch doanh thu và hơn 650% mục tiêu lợi nhuận trước thuế. Nhưng cần nhớ rằng vào ngày 06/12/2022, ĐHĐCĐ bất thường lần 2 của PLX đã thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, trong đó có việc giảm mục tiêu lợi nhuận từ hơn 3 ngàn tỷ xuống còn 300 tỷ đồng (giảm 90%). Như vậy nếu so với mục tiêu trước đó, Tập đoàn mới thực hiện được gần 74% kế hoạch lãi trước thuế.

Tương tự, PV OIL cũng lập kỷ lục về doanh thu năm qua với con số hơn 104 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng hơn 80%, nhưng lãi ròng chỉ đạt gần 548 tỷ đồng, thấp hơn năm trước 9%. Quý 4 của OIL, trái lại, tương đối ổn với doanh thu và lãi ròng đều tăng trưởng, đạt hơn 24 ngàn tỷ đồng và gần 162 tỷ đồng. Theo giải trình, OIL cho biết lãi trước thuế thực tế đã sụt giảm, nhưng chi phí thuế thu nhập lại thấp hơn cùng kỳ, qua đó làm tăng lãi sau thuế.

So với mục tiêu đặt ra, OIL vẫn vượt 30% doanh thu và 182% mục tiêu lãi sau thuế của cả năm. Dẫu vậy, lỗ lũy kế của Doanh nghiệp tính tới thời điểm ngày 31/12/2022 vẫn còn hơn 436 tỷ đồng.

Dù lãi vượt kế hoạch, OIL vẫn chưa hết tổng lỗ lũy kế

Trong khi đó, câu chuyện của PV GAS và BSR lại có màu sắc tươi tắn hơn. Với GAS, doanh nghiệp “chốt” năm cũ bằng mức doanh thu kỷ lục: hơn 100 ngàn tỷ đồng, vượt gần 26% kế hoạch năm. Lãi sau thuế hơn 15 ngàn tỷ đồng, tăng so với năm trước 71% và vượt 113% mục tiêu đặt ra. Trung bình, mỗi tháng GAS lãi hơn 1.25 ngàn tỷ đồng trong năm vừa qua.

BSR cũng thu hơn 167 ngàn tỷ đồng năm 2022, tăng hơn 65%; lãi ròng gấp hơn 2.1 lần cùng kỳ, đạt hơn 14.4 ngàn tỷ đồng. So với kế hoạch năm, ông lớn lọc dầu vượt hơn 82% mục tiêu doanh thu và vượt hơn 10 lần kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

BSR lãi khủng, vượt hơn 10 lần kế hoạch lãi sau thuế

Tuy vậy trong quý 4, BSR ghi nhận giảm lãi tới 44%, còn gần 1.5 ngàn tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, giá dầu thô biến động trong quý 4 theo chiều hướng giảm (trong khi năm 2021 tăng mạnh). Bên cạnh đó, chênh lệch giá dầu thô và giá sản phẩm dầu (dầu DO, Jet A1) trong quý 4/2022 cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ, trong khi chênh lệch giữa giá dầu thô và xăng lại thấp hơn, qua đó gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của BSR.

Nhiều doanh nghiệp khác trong ngành cũng ghi nhận kết quả tăng trưởng như PPT, PPY hay PVS. Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp dầu khí năm qua đều đạt doanh thu tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, doanh thu tăng không có nghĩa lợi nhuận cũng tăng.

SFC, POV, CCI, TDG… đều nằm trong số những doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm. Trong đó, giảm mạnh nhất là COM (Vật tư Xăng Dầu COMECO) và PEG (Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư), với mức giảm lần lượt gần 79% và tới gần 97%, bất chấp doanh thu hàng ngàn tỷ đồng trong năm qua.

Một số doanh nghiệp còn ghi nhận thua lỗ. Như PVD (PV Drilling, hay Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí) thu hơn 5.4 ngàn tỷ đồng (tăng 36%) nhưng lỗ ròng gần 100 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 20 tỷ đồng). Dù có quý 4 tương đối khả quan nhờ hiệu suất cho thuê giàn khoan có thêm đóng góp từ giàn khoan PV Drilling V, nhưng các khoản lỗ nặng trong 3 quý đầu năm đã khiến PVD phải chịu kết quả thua lỗ lũy kế.

Bức tranh trái chiều của doanh nghiệp dầu khí năm 2022

https://fili.vn/2023/02/doanh-nghiep-dau-khi-lam-an-ra-sao-nam-2022-737-1040588.htm

Theo sóng F0, Petrosetco (PET) lỗ đậm vì chứng khoán

(ĐTCK) Nếu như không thực hiện nghề “tay trái” đầu tư chứng khoán thì kết quả kinh doanh năm 2022, cũng như sức khỏe tài chính của Petrosetco sẽ tốt hơn rất nhiều.

Lỗ đậm vì đầu tư chứng khoán

Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã chứng khoán PET) kết thúc năm 2022 với lợi nhuận trước thuế 213 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 167,84 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với năm 2021, trong khi doanh thu vẫn tăng nhẹ, đạt 17.665,3 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh này đã cách xa so với kế hoạch lợi nhuận 420 tỷ đồng được Công ty đặt ra đầu năm. PET đã duy trì được truyền thống luôn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và phấn đấu vượt khoảng 10% trong nhiều năm qua. Ngay cả năm 2021, nếu không tính lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán thì PET vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận đặt ra.

PET cho biết, nguyên nhân không đạt kế hoạch vì nhu cầu thị trường đã giảm đáng kể sau năm dịch bùng phát, lợi nhuận trước thuế chịu ảnh hưởng một phần từ doanh thu chưa đạt mức kỳ vọng. Tuy nhiên, rõ ràng đây không phải lý do trọng yếu.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lợi nhuận năm 2022 của PET sụt giảm mạnh là khoản trích lập khoản lớn dự phòng đầu tư chứng khoán và cuối cùng là cắt lỗ.

Từ quý I/2021, PET đã đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu trên sàn. Năm 2021, Petrosetco ghi nhận lãi đến từ động kinh doanh chứng khoán đạt 34,7 tỷ đồng, chiếm 8% trong cơ cấu lợi nhuận năm.

Sang năm 2022, PET đã gia tăng giá trị đầu tư chứng khoán lên 582,2 tỷ đồng vào cuối quý II so với mức 231,6 tỷ đồng hồi đầu năm. Báo cáo quý II/2022 cũng cho thấy PET phải trích lập dự phòng chứng khoán kinh doanh đến 171,8 tỷ đồng.

Theo thuyết minh báo cáo bán niên 2022, PET nắm giữ cổ phiếu VIX trị giá 95,03 tỷ đồng, cổ phiếu VGS trị giá 57,92 tỷ đồng, cổ phiếu GEX trị giá 50,93 tỷ đồng, cổ phiếu SAM trị giá 41,9 tỷ đồng và các cổ phiếu khác.

Đến cuối quý III/2022, PET tiếp tục trích lập dự phòng 166,3 tỷ đồng và giá trị khoản đầu tư giảm xuống còn giá trị 347,2 tỷ đồng. Đến cuối năm 2022, PET gần như đã bán hết danh mục đầu tư và chỉ còn giữ lại 24,5 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, trích lập dự phòng 858 triệu đồng.

Ban lãnh đạo PET khẳng định, về chiến lược đầu tư chứng khoán, Công ty đã cơ cấu lại danh mục đầu tư giảm tỷ lệ xuống mức thấp, có nghĩa giá trị doanh nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện tại không còn đáng kể. PET từ quý III đến quý IV/2022 đã thực hiện cắt lỗ, do đó, trích lập dự phòng cũng ở mức thấp.

Suốt nhiều năm qua, phân phối và dịch vụ ngành dầu khí luôn là mảng kinh doanh chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của PET, năm 2022 đạt khoảng 15.800 tỷ đồng và chiếm khoảng 89% cơ cấu doanh thu. Với đặc thù của ngành phân phối, nhu cầu vốn lưu động của Petrosetco là rất lớn.

Tuy nhiên, cuộc dạo chơi chứng khoán trong năm qua đã cho thấy quyết định sai lầm của ban lãnh đạo khi cho rằng có thể tận dụng cơ hội kiếm lời trên thị trường. Khoản lỗ đầu tư chứng khoán cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của PET trong bối cảnh thắt tiền tệ như hiện nay.

Áp lực tài chính

Nhìn lại số liệu, năm 2022, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm tới 569,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 233,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tài chính dương 516,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ phục vụ nhu cầu vốn lưu động, bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh. Đến cuối năm, PET còn khoản vay tài chính ngắn hạn 4.112,6 tỷ đồng tại 9 ngân hàng trong nước, tăng tới 15,5% so với đầu năm. Trong đó, PET còn nợ vay 992 tỷ đồng từ Vietcombank, 859,9 tỷ đồng từ BIDV, 641,8 tỷ đồng từ VPBank và các khoản vay khác.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đánh giá, áp lực nợ vay của PET đang ngày càng cao với tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở (D/E) tăng cao, từ đó sẽ gia tăng rủi ro thanh toán ngắn hạn nếu doanh nghiệp không đảm bảo tốc độ bán hàng và lãi suất tăng bào mòn lợi nhuận.

Trước đó, kế hoạch tăng vốn thông qua việc chào bán 44,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 nhằm thu về 673,78 tỷ đồng năm 2022 của PET đã phải dừng lại do điều kiện thị trường không thuận lợi. Dù vậy, ban lãnh đạo khẳng định việc không tăng được vốn trong năm 2022 cũng không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Công ty, hoặc ảnh hưởng rất nhỏ do công ty có thể sử dụng vốn vay ngân hàng với hạn mức khoảng 11.000 tỷ đồng.

Mới đây, Ban lãnh đạo PET cho biết, với tình hình hiện lãi suất hiện nay, trong ngắn hạn sẽ tập trung vào việc bảo vệ và duy trì dòng tiền liên tục, không chạy theo doanh thu để tránh nợ xấu phát sinh.

Câu chuyện của PET cho thấy bài học không mới nhưng chưa bao giờ cũ khi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh chứng khoán tay trái, nhất là với các doanh nghiệp không chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính như PET, rủi ro là rất lớn.

BSR muốn niêm yết toàn bộ cổ phiếu lên HOSE

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 mới công bố, HĐQT CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) dự kiến trình thông qua việc đưa toàn bộ cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE).

Cụ thể, HĐQT BSR dự kiến trình thông qua niêm yết toàn bộ cổ phiếu BSR lên HOSE. Hiện tại, cổ phiếu BSR đang được giao dịch trên UPCoM, với tỷ lệ cổ phần đăng ký giao dịch trên tổng cổ phần phát hành là 7.87%, tương đương 243.8 triệu cp. Toàn bộ cổ phần đã phát hành của BSR hơn 3.1 tỷ cp, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 92.12%, tương đương hơn 2.85 tỷ cp.

Công ty cho biết giai đoạn 2020-2021, Công ty chưa thể niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do chưa đủ điều kiện. Nhưng đến tháng 12/2022, sau khi rà soát, BSR đánh giá cổ phiếu cơ bản đã đáp ứng điều kiện để đăng ký niêm yết trên HOSE. Chỉ hạng mục “Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế trên BCTC kiểm toán năm gần nhất hoặc BCTC soát xét bán niên trong trường hợp đăng ký sau ngày kết thúc kỳ lập BCTC bán niên”, Công ty đang phối hợp với các cấp có thẩm quyền để đánh giá, làm rõ khả năng đáp ứng.

Cụ thể hơn, BSR cho biết BCTC hợp nhất kiểm toán 2021 và 2022 có nhấn mạnh vấn đề Tòa án nhân dân Quảng Ngãi đang làm thủ tục cần thiết để chuẩn bị xét xử vụ việc một số ngân hàng khởi kiện CTCP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung (công ty con của BSR) liên quan đến các khoản vay quá hạn thanh toán. Nhưng theo quy định về “nợ quá hạn trên 1 năm”, chưa có hướng dẫn cụ thể việc xem xét nợ phải trả quá hạn trên BCTC Công ty mẹ hay BCTC hợp nhất. BSR đang làm việc với cơ quan niêm yết để làm rõ điều kiện niêm yết này.

Cũng theo tài liệu, BSR vẫn giữ nguyên kế hoạch kinh doanh 2023 như kế hoạch tạm thời đã công bố, với mục tiêu doanh thu năm nay đạt 95.6 ngàn tỷ đồng, giảm gần 43% so với thực hiện năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận thậm chí còn giảm “sốc” hơn, mục tiêu lãi trước và sau thuế lần lượt là 1.8 ngàn tỷ đồng và 1.63 ngàn tỷ đồng, thấp hơn thực hiện 2022 gần 89% cho mỗi chỉ tiêu.

HĐQT BSR cũng dự kiến trình đại hội thông qua đề xuất giữ nguyên số lượng thành viên HĐQT là 6, với 1 thành viên kiêm Tổng Giám đốc; BKS gồm 3 thành viên. Nhiệm kỳ của các thành viên là 5 năm.

https://fili.vn/2023/03/bsr-muon-niem-yet-toan-bo-co-phieu-len-hose-741-1051764.htm

Thua đau chứng khoán 2022, Petrosetco (PET) tham vọng lợi nhuận khủng năm 2023

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (Mã PET) công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2023 trong đó có tham vọng lợi nhuận sau thuế.

Tại Đại hội, Petrosetco sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với tổng doanh thu 18.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng - tăng 3% và 43% so với thực hiện trong năm 2022. Nếu hoàn thành chỉ tiêu này, đây sẽ là mức lãi cao thứ 2 kể từ năm 2012 trở lại đây của PET.

Đáng nói, những chỉ tiêu này gây bất ngờ trong bối cảnh Petrosetco nhận định năm 2023 dự báo sẽ là một năm khó khăn và ảm đạm với thị trường điện thoại thông minh khi xu hướng kinh tế vĩ mô vẫn cho thấy rủi ro suy thoái toàn cầu ngày càng tăng.

Thực tế, Petrosetco đã kết thúc năm 2022 với doanh thu tăng nhẹ lên mức 17.665 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm một nửa so với cùng kỳ còn 168 tỷ đồng; biên lãi ròng giảm mạnh so với năm trước còn dưới 1%. Kết quả kinh doanh này đã cách xa so với kế hoạch lợi nhuận 336 tỷ đồng đã đặt ra.

Sự lao dốc của lợi nhuận không đến từ việc kinh doanh mảng chính mà đến từ cuộc dạo chơi chứng khoán đầy may rủi và bất trắc.

Trong khi đó, tại báo cáo hợp nhất năm, khoản lỗ chứng khoán thậm chí ghi nhận mức 247,4 tỷ đồng trong khi năm 2021 chỉ lỗ gần 5,1 tỷ.

Và… với việc “nướng tiền” vào danh mục chứng khoán và phải ngậm ngùi cắt lỗ, lợi nhuận tài chính của Petrosetco chuyển âm trở lại tới 270 tỷ đồng trong năm 2022 trong khi năm trước đó lãi hơn 9,1 tỷ. Cần nhấn mạnh rằng, các khoản lỗ những năm về trước của PET chủ yếu đến từ áp lực trả lãi vay.

Trở lại câu chuyện kinh doanh hiện tại, sau 2 tháng đầu năm 2023, Petrosetco ghi nhận doanh thu 2.774 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 37 tỷ, lần lượt giảm 3,6% và 50% so với cùng kỳ năm trước.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, với những gì đạt được trong năm 2022 khi chỉ hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận, Petrosetco dự trình cổ đông thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2022 là 8% (bằng cổ phiếu) và tỷ lệ tối đa cho năm 2023 là 10%.

Công ty này lợi nhuận gần 1 tỷ USD cơ à! Cao nhất ngành dầu khí phải không?

Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) muốn chào bán 76 triệu cổ phiếu riêng lẻ, giá 14.000 đồng/cp

## Cổ phiếu PSH hiện đang giao dịch ở mức cao nhất 1 năm và trở thành một trong những cổ phiếu tăng ấn tượng nhất nhóm dầu khí.

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã PSH - HOSE) công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2023 dự kiến họp ngày 27/6 tới.

Tài liệu có kế hoạch phát hành thêm 75,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tỷ lệ 60%); đối tượng phát hành là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; giá phát hành dự kiến 14.000 đồng/cp. Sau phát hành, vốn điều lệ của PSH sẽ tăng từ 1.262 tỷ đồng lên mức 2.019 tỷ.

Thông tin phát hành ngay lập tức kéo cổ phiếu Dầu khí Nam Sông Hậu lên mức giá trần 13.600 đồng phiên 7/6; dư mua giá trần tại thời điểm 14h05 ở mức 1,7 triệu đơn vị.

Cổ phiếu PSH hiện đang giao dịch ở mức cao nhất 1 năm cùng thanh khoản tăng mạnh trở lại kể từ nửa cuối tháng 4. Mã hiện đang hướng lên vùng kháng cự 15.000 đồng (giá cũ cuối tháng 5/2022).

Quan sát kể từ nửa tháng 4 tới nay, sự xuất hiện của dòng tiền lớn đã đẩy giá cổ phiếu PSH tăng 114% từ mức 6.3x đồng/cp.

Tại tài liệu, công ty chưa công bố chi tiết chỉ tiêu kinh doanh năm 2023. Trước đó năm 2022, Dầu khí Nam Sông Hậu đạt doanh thu 7.392 tỷ đồng (bằng phân nửa kế hoạch năm), lỗ sau thuế 236,6 tỷ và không hoàn thành mục tiêu lãi 348 tỷ.

Ngành dầu khí con này ngon nhất:

1 Likes

Công ty vận tải dầu thô duy nhất tại Việt Nam chuyên cung cấp cho BSR, Nghi Sơn báo lãi gấp 3,3 lần trong quý 2/2023

Lũy kế 6 tháng đầu năm, PVP ghi nhận doanh thu thuần 665 tỷ đồng và lãi ròng 102 tỷ đồng, tương ứng tăng 4% và 230% so với cùng kỳ.

CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PV Trans Pacific, PVP) vừa công bố BCTC quý 2/2023 với lợi nhuận cao gấp 3,3 lần cùng kỳ.

Chi tiết, trong quý 2/2023 PVP ghi nhận doanh thu thuần 360 tỷ đồng – tăng 8% so với quý 2/2022. Đặc biệt, doanh thu tài chính tăng mạnh gấp 3,5 lần. Khấu trừ, PVP đạt lãi ròng 55 tỷ đồng, tăng 236% so với cùng kỳ.

Phía PVP cho biết, lợi nhuận tăng tốt do đội tàu của Pacific tiếp tục khai thác trên thị trường quốc tế với giá cước tốt. Ngoài ra, Công ty còn có đầu tư thêm tàu Pacific Era, góp phần làm tăng doanh thu.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, PVP ghi nhận doanh thu thuần 665 tỷ đồng và lãi ròng 102 tỷ đồng, tương ứng tăng 4% và 230% so với cùng kỳ.

Được biết, PVP là đơn vị vận tải dầu khí trực thuộc Tổng Công ty Vận tải Dầu khí - PVTrans. Công ty được thành lập ngày 28/1/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 1,200 tỷ đồng. Tháng 10/2016 đánh dấu mốc thời gian quan trọng đối với Công ty khi cùng với Tổng Công ty PVTrans đã thực hiện vận chuyển thành công 600 chuyến dầu thô an toàn hiệu quả cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Website của công ty giới thiệu công ty là đơn vị vận chuyển dầu thô duy nhất tại Việt Nam.

Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản PVP vào mức 2.785 tỷ; vốn chủ sở hữu của PVP gần 1.646 tỷ đồng.

https://markettimes.vn/cong-ty-van-tai-dau-tho-duy-nhat-tai-viet-nam-chuyen-cung-cap-cho-bsr-nghi-son-bao-lai-gap-3-3-lan-trong-quy-2-2023-34494.html

Một cổ phiếu thuộc họ Petrolimex bất ngờ tăng kịch trần 11 phiên liên tiếp

image

Trái ngược với đà tăng “bốc đầu” của cổ phiếu trên sàn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này lại ghi nhận kết quả không mấy khởi sắc.

Đóng cửa phiên 17/8, cổ phiếu PIT của CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex (PITCO) tăng hết biên độ, ghi nhận chuỗi tăng kịch trần 11 phiên liên tiếp lên mức 11.050 đồng/cp. Đây cũng là mốc cao nhất trong vòng 16 tháng (kể từ tháng 4/2022).

Sau khoảng thời gian “lình xình” đi ngang và không mấy biến động từ đầu năm, cổ phiếu này bỗng tăng nhanh đến “chóng mặt”. Chỉ trong vỏn vẹn 2 tuần đầu tháng 8, PIT đã nhanh chóng tăng gấp đôi lên mức giá như hiện tại từ vùng giá 5.000 đồng/cp.

Trong quá trình leo dốc, PIT giao dịch với thanh khoản tăng đột biến so với giai đoạn trước. Phiên kịch trần 10/8 ghi nhận lượng cổ phiếu sang tay gần 166 nghìn đơn vị, mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây.

Cập nhật văn bản giải trình về đà tăng “nóng” 10 phiên liên tiếp từ 3/8 đến 16/8, doanh nghiệp cho biết giá cổ phiếu tăng là do cung cầu của thị trường, quyết định mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư nằm ngoài kiểm soát công ty và công ty không có sự tác động đến giá giao dịch.

Trái ngược với diễn biến khởi sắc của cổ phiếu trên sàn chứng khoán, tình hình kinh doanh của PITCO có phần ảm đạm. Doanh thu liên tục sụt giảm qua các năm cùng những khoản lỗ từ vài tỷ tới vài chục tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong quý 2 vừa qua, doanh thu ghi nhận gần 171 tỷ đồng, giảm mạnh 40% so với cùng kỳ. Khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế ghi nhận vỏn vẹn 115 triệu đồng, giảm sâu 86% so với thực hiện quý 2/2022.

Lũy kế 6 tháng đầu 2023, PITCO ghi nhận doanh thu thuần hơn 305 tỷ đồng và lãi trước thuế 173 triệu đồng, lần lượt giảm 38% và 94% cùng kỳ năm trước. Nếu tính bình quân mỗi ngày trong nửa đầu năm, PIT thu lãi chưa đầy 1 triệu đồng.

Năm 2023, PITCO đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 806 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 3,4 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty tiếp tục không chia cổ tức cho cổ đông. Với kế hoạch trên, doanh nghiệp đã hoàn thành được 38% kế hoạch về doanh thu và mới chỉ thực hiện được 5% kế hoạch lãi.

Theo giới thiệu, CTCP Xuất Nhập khẩu Petrolimex tiền thân là Công ty Xuất Nhập khẩu Petrolimex được thành lập từ năm 1999 theo quyết định của Bộ Công Thương. Năm 2004, công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và cổ đông nhà nước nắm giữ 80% vốn điều lệ công ty.

Theo báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023, cổ đông chi phối PITCO là Công ty TNHH MTV – Tổng Công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex (PGCC) nắm giữ hơn 8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 52,67%. PGCC là một thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX).

Bên cạnh đó, cơ cấu cổ đông của PIT ghi nhận ông Huỳnh Đức Thông, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty nắm giữ hơn 1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,97%; Bà Lê Thúy Đào, Trưởng BKS nắm giữ 383 nghìn cổ phiếu, tỷ lệ 2,52%;…

image

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy hải sản, hàng tiêu dùng, vật tư,…; trong đó ngành hàng gia vị cao cấp (hạt tiêu) là nhóm chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của PITCO. Ngoài ra, công ty cũng kinh doanh mặt hàng cao su; các sản phẩm hóa dầu cũng như mua bán các sản phẩm ngành hàng sơn Petrolimex,…

Nguồn: Một cổ phiếu thuộc họ Petrolimex bất ngờ tăng kịch trần 11 phiên liên tiếp

1 Likes

Thị giá trên 100.000 đồng, một doanh nghiệp sắp phát hành 383 triệu cổ phiếu trả cổ tức

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng không nhiều, cổ đông “lợi đơn lợi kép” khi nhận số cổ tức này.

Ngày 25/9 tới đây, Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (PV GAS, mã: GAS) sẽ chốt danh sách cổ động để thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022. Tỷ lệ chi trả là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới.

Như vậy với hơn 1,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, PV GAS dự kiến phát hành tối đa gần 383 triệu cổ phiếu để trả cổ tức đợt này. Tổng giá trị dự kiến phát hành theo mệnh giá là gần 3.828 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ nguồn vốn chủ sở tại thời điểm ngày 31/12/2022 theo BCTC riêng năm 2022 được kiểm toán của Công ty.

Vốn điều lệ sau phát hành của PV GAS dự kiến sẽ tăng từ 19.139 tỷ đồng lên 22.967 tỷ đồng.

Ngày 30/8 vừa qua, PV GAS cũng đã chốt quyền trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 36% vốn điều lệ (tương đương 1 cổ phiếu nhận 3.600 đồng). Ngày chi trả là 2/11/2023. Với hơn 1,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, PV GAS dự kiến chi khoảng 6.890 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông.

Như vậy tính cả đợt này, cổ đông PVGas nhận cổ tức năm 2022 bằng tiền và cổ phiếu tổng tỷ lệ 39%.

Năm 2022 được xem là năm thành công rực rỡ của PV GAS với tổng doanh thu đạt 100.724 tỷ đồng - doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập của PV GAS. Lợi nhuận sau thuế theo đó tăng 70% lên mức 15.066 tỷ đồng – mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay của PV GAS.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận 45.257 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 17% so với thực hiện năm 2022. Đồng thời, lãi sau thuế giảm 23% còn 6.613 tỷ đồng.

Năm 2023, PV Gas đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 76.441 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 6.539 tỷ đồng, giảm hơn 8.500 tỷ (tương đương gần 57%) so với thực hiện năm 2022.

Với kết qủa này, PV GAS đã thực hiện được 59% doanh thu và hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận.

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 11/9, cổ phiếu GAS dừng tại mức 101.400 đồng/cp, tương ứng tăng 13% trong hơn 3 tháng. Cổ đông PVGas “lợi đơn, lợi kép” khi vừa nhận cổ tức bằng tiền, lại được nhận cổ tức bằng loại cổ phiếu có thị giá cả trăm ngàn.

Thị giá trên 100.000 đồng, một doanh nghiệp sắp phát hành 383 triệu cổ phiếu trả cổ tức

Nguồn: Thị giá trên 100.000 đồng, một doanh nghiệp sắp phát hành 383 triệu cổ phiếu trả cổ tức

Doanh nghiệp sở hữu đội tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam: Vượt kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng, cổ phiếu lập đỉnh lịch sử

Tính chung cổ phiếu dầu khí này đã tăng xấp xỉ 32% trong chưa đầy 1 tháng qua để leo lên mức cao nhất trong lịch sử niêm yết.

Doanh nghiệp sở hữu đội tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam: Vượt kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng, cổ phiếu lập đỉnh lịch sử

Đóng cửa phiên 20/9, cổ phiếu PVT của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans) đã có cú bứt phá ngoạn mục khi tăng hết biên độ lên vượt 28.000 đồng/cp - vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Tính chung cổ phiếu dầu khí này đã tăng xấp xỉ 32% trong chưa đầy 1 tháng qua. Vốn hóa thị trường của PVT tương ứng có thêm hơn 2.200 tỷ đồng chỉ sau hơn hai tuần, đạt xấp xỉ 9.200 tỷ đồng. Con số này cao kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp cảng biển này niêm yết năm 2002.

Thực tế, đà tăng của PVT đồng pha với sự sôi động của nhóm cổ phiếu dầu khí trong vài tuần gần đây, nhiều mã leo lên mức đỉnh trong hàng chục tháng, PVS thậm chí lập đỉnh mới trong bối cảnh giá dầu thô thế giới liên tục neo cao do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt.

Doanh nghiệp sở hữu đội tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam

PVTrans là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và được thành lập năm 2002. PVTrans là đơn vị vận tải biển duy nhất của PVN sở hữu đội tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tiêu thụ dầu khí trong nước và quốc tế.

PVTrans nằm trong số hiếm hoi doanh nghiệp trên sàn duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận trong 10 năm liên tục. Tuy nhiên, lợi nhuận của PVTrans chỉ thực sự tăng tốc từ năm 2018 và từ đó đến nay luôn duy trì đều đặn trên 800 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVT đều lập đỉnh, lần lượt đạt hơn 9.047 tỷ đồng và 1.456 tỷ đồng, tăng 21% về doanh thu và tăng hơn 40% về lợi nhuận so với năm 2021. Đây cũng năm đánh dấu lần đầu tiên PVT đạt lãi sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng trong suốt quá trình hoạt động.

Dù ghi nhận kết quả kinh doanh đột phá, song doanh nghiệp đặt mục tiêu năm 2023 khá khiêm tốn với doanh thu, lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 6.800 tỷ đồng và 538 tỷ đồng, giảm 29% và giảm 53% so với cùng kỳ.

Sau 6 tháng, PVTrans đã vượt kế hoạch cả năm với lợi nhuận sau thuế gần 630 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận khả quan nhờ giá cước thuận lợi, đội tàu mở rộng cũng như lợi nhuận bất thường từ thanh lý tàu PVT Dragon và PVT Apollo Pacific,…

Theo tính toán của SSI Research, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của PVT trong năm 2023 đạt 9.487 tỷ đồng và 1.549 tỷ đồng, lần lượt tăng 5-6% so với cùng kỳ. Điều này có nghĩa là trong nửa cuối năm 2023, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế cốt lõi của PVT sẽ đạt 772 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.

Ti ề m năng tăng trưở ng m nh nh ờ k ế ho ch m ở r ộng độ i tàu và giá cước vận tải neo cao

Chiến lược để duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn cho PVT không thể không kể đến việc tích cực trẻ hóa đội tàu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư ~8.000 tỷ đồng trong 5 năm qua. Trong 8 tháng đầu năm 2023, PVT vẫn tiếp tục chiến lược mở rộng đội tàu với việc đầu tư thêm 5 tàu chở nhiên liệu có tổng công suất trên 130.000 DWT (trong đó có 2 tàu được đầu tư theo hình thức thuê mua tàu trần) và 1 tàu VLGC (~55.000 DWT).

Hiện nay, PVT đang sở hữu và vận hành đội tàu gồm 45 tàu chở dầu thô, nhiên liệu/hóa chất, tàu chở hàng rời và tàu chở LPG với tổng công suất trên 1,2 triệu DWT. Do giá thuê định kỳ tàu chở dầu toàn cầu vẫn đang neo ở mức cao, PVT sẽ tiếp tục kiếm được mức giá cao hơn khi gia hạn hợp đồng cho thuê tàu, là tín hiệu tích cực đối với triển vọng của doanh nghiệp trong nửa cuối năm 2023 và xa hơn nữa.

Vào cuối năm 2023, PVT đặt mục tiêu đạt 63 tàu, so với con số 41 tàu vào cuối năm 2022. Đến năm 2025, PVT đặt mục tiêu mở rộng đội tàu lên mức 85 tàu (72 tàu mua và 13 tàu BBHP).

Chứng khoán VNDirect kỳ vọng lợi nhuận cốt lõi của PVT (loại trừ LN khác từ việc thanh lý tàu cũ) sẽ tăng trưởng kép 13,5% trong năm 2023-24, được hỗ trợ bởi (1) môi trường giá cước thuê tàu cao và (2) công suất đội tàu lớn hơn (tăng trưởng kép 12,5% trong năm 2023-24).

Chứng khoán KBSV dự báo trong giai đoạn nửa cuối 2023 – 2024, nhu cầu vận tải dầu thô và dầu thành phẩm/hóa chất sẽ gia tăng do giá dầu neo cao kích thích hoạt động khai thác tại các khu vực ngoài OPEC+ và biên lọc dầu tăng cao sẽ thúc đẩy công suất hoạt động của các nhà máy lọc/hóa dầu trên thế giới.

Trong khi đó, nguồn cung đội tàu vận tải mảng dầu thô vẫn bị thắt chặt do nguồn cung tàu hạn hẹp. Điều này khiến giá cước vận tải dầu trên thị trường quốc tế sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải dầu khí như PV Trans.

Mặt khác, tại thị trường nội địa, PV Trans đã thỏa thuận thành công về việc tăng giá cước vận chuyển dầu thô cho Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR). Với thỏa thuận mới, ngoài việc giá cước điều chỉnh tăng theo giá nhiên liệu, PV Trans sẽ được hưởng lợi nhờ phần lợi nhuận đảm bảo tăng khoảng 10%, giúp cải thiện trực tiếp biên lợi nhuận gộp.

Mảng vận tải dầu thành phẩm/hóa chất nội địa của PV Trans được kỳ vọng sẽ ổn định trong nửa cuối năm nay và cả năm 2024 do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSR) hoạt động với hiệu suất tốt hơn so với năm 2022.

Nguồn bài viết: Doanh nghiệp sở hữu đội tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam: Vượt kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng, cổ phiếu lập đỉnh lịch sử

Thị phần môi giới HoSE quý 3/2023: VPS tiếp tục nới rộng khoảng cách, TCBS tăng tốc ngoạn mục

10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo lớn nhất trên HoSE trong quý 3/2023 chiếm 69,76% toàn thị trường.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh sách 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo lớn nhất trong quý 3/2023 bao gồm: VPS, SSI, VNDirect, TCBS, MBS, HSC, Mirae Asset, Vietcap, KIS VN và VCBS với tổng thị phần 69,76% toàn thị trường.

Trong quý 3, VPS tiếp tục nới rộng thị phần lên 19,92% giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới trên HoSE, bỏ xa các công ty phía sau. Đây cũng là quý thứ 11 liên tiếp VPS đạt vị trí thị phần số 1 sàn HoSE.

4 vị trí dẫn đầu không có sự thay đổi và chỉ có VNDirect bị thu hẹp thị phần so với quý trước từ 7,54% xuống còn 7,21%. Trong khi đó, TCBS đang tăng tốc ngoại mục qua đó phả hơi nóng lên vị trí thứ 3 của VNDirect. Đây là quý thứ 3 liên tiếp công ty chứng khoán này có sự gia tăng mạnh về thị phần so với quý liền trước.

Ở top sau, MBS và HSC đã lần lượt vượt qua Mirae Asset để vươn lên xếp thứ 5 và 6 với thị phần lần lượt 5,09% và 5,06%. Ngược lại, thị phần của Mirae Asset đã giảm đáng kể từ mức 5,16% trong quý 2 xuống còn 4,71% trong quý 3 vừa qua. Trong khi đó, một công ty chứng khoán ngoại khác là KIS VN đã mở rộng thị phần từ 3,27% lên 3,34%.

Trong quý 3, Vietcap ghi nhận thị phần môi giới giảm khá mạnh xuống còn 4% từ mức 4,62% trong quý 2 nhưng vẫn giữ được vị trí thứ 8. Ngoài ra, top 10 còn chào đón sự trở lại của VCBS để thay thế cho FPTS ở vị trí thứ 10 với thị phần 3,04%. Nhìn chung, top 10 thị phần môi giới trên HoSE nhiều quý trở lại đây đa phần vẫn là những cái tên quen thuộc.

Nguồn bài viết: Thị phần môi giới HoSE quý 3/2023: VPS tiếp tục nới rộng khoảng cách, TCBS tăng tốc ngoạn mục

Thủ tướng: Lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt lỗ càng sớm càng tốt

Thủ tướng đề nghị Idenitsu và các đối tác tiếp tục tái cấu trúc dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn để cắt lỗ càng sớm càng tốt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tối 16/12 tiếp ông Susumu Nibuya, Phó chủ tịch thường trực, Giám đốc điều hành Tập đoàn Idemitsu - một trong 4 liên doanh tham gia Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tại Tokyo, Nhật Bản.

Nhà máy đang nắm một phần ba nguồn cung xăng dầu trong nước này hiện đối diện nhiều thách thức, khi lỗ lũy kế lớn. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn đang bù lỗ khi nhà máy vận hành thương mại.

Tại buổi tiếp hôm qua, Thủ tướng đề nghị Idemitsu và các đối tác tiếp tục tái cấu trúc dự án, nâng cao hiệu quả quản trị, quy trình vận hành và ứng dụng công nghệ để giảm chi phí đầu vào, và “cắt lỗ càng sớm càng tốt cho dự án”.

Ông Susumu Nibuya cho hay các bên liên quan sẽ nghiêm túc hơn nữa trong triển khai tái cấu trúc dự án này.

Trước đó, trong hội đàm Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng cấp Kishida Fumio nhất trí thành lập nhóm điều phối chung giữa hai Chính phủ để thúc đẩy tiến độ, hiệu quả một số dự án đang triển khai giữa hai nước, như dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn.

Idemitsu là tập đoàn năng lượng hàng đầu Nhật Bản, doanh thu năm 2022 đạt hơn 51,4 tỷ USD, tổng tài sản đến cuối năm ngoái là hơn 34 tỷ USD. Tại Việt Nam, tập đoàn này là một trong 4 liên doanh tham gia tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, chiếm 34% cổ phần.

Khảo sát nhà máy này tháng trước, Thủ tướng đã yêu cầu các đối tác Việt Nam và Nhật Bản cần tiến hành tái cấu trúc tổng thể dự án, về vốn, lãi suất, quản trị, nhân sự. Ông cũng yêu cầu có thêm người Việt tham gia vào Ban tổng giám đốc nhà máy này, do hiện chủ yếu là người nước ngoài.

Hiện tổng vốn giải ngân cho dự án là 8,78 tỷ USD, trong đó vốn góp của các nhà đầu tư là hơn 4,2 tỷ USD, vốn vay từ ngân hàng là hơn 4,5 tỷ USD - tức chiếm tỷ lệ lớn với lãi suất cao.

Cùng ngày, gặp ông Hidenori Harada, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MOECO - đối tác liên doanh tại dự án khí lô B - Ô Môn, Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của tập đoàn này trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kéo dài của dự án.

Ông Hidenori Harada cho biết các bên liên doanh đã đạt được thỏa thuận xử lý vướng mắc dự án khí lô B - Ô Môn theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Giám đốc điều hành MOECO cũng đề xuất một số giải pháp thúc đẩy dự án, trong đó có việc sớm sửa đổi các quy định tại 3 thông tư của Bộ Công Thương.

Đáp lại, Thủ tướng cho biết sẽ chỉ đạo Bộ Công Thương sửa đổi ngay các quy định liên quan còn vướng mắc. Ông đề nghị MOECO nỗ lực cùng các đối tác liên doanh, đảm bảo tiến độ, chất lượng và dự án khí lô B - Ô Môn “phải có dòng khí đầu tiên chậm nhất vào 2026”.

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị tập đoàn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực có thế mạnh như sản xuất thiết bị, chuyển giao công nghệ với các đối tác Việt Nam.

Dự án phát triển mỏ khí lô B được dự tính có trữ lượng khí thu hồi ước tính 107 tỷ m3 trong 20 năm, tổng chi phí hơn 11 tỷ USD và cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn (Cần Thơ). Với mốc kế hoạch có dòng khí đầu tiên vào cuối 2026, khí từ lô B sẽ cung ứng cho tổ hợp các nhà máy điện Ô Môn 1,2,3 và 4 khoảng 5 tỷ m3 mỗi năm.

Nguồn bài viết: Thủ tướng: Lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt lỗ càng sớm càng tốt