|MỚI| Ngân hàng 24/7

Các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được nới “room” ngoại lên 49%?

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 về hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần chào bán cổ phần, phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ.

Ngoài ra, đáng chú ý, NHNN dự kiến bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 về “Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài” như sau:

“6a. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.”

Theo quy định tại khoản 5, Điều 7, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Như vậy, “room” ngoại của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc TCTD yếu kém có thể sẽ được nới lên 49% thay vì 30% như hiện nay.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 về Điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

“2. Tổ chức tín dụng cổ phần có phương án tăng vốn điều lệ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Đối với tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua”.

Dự thảo vẫn giữ nguyên các quy định như: một tổ chức nước ngoài không được sở hữu quá 15%, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được sở hữu quá 20%, một nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

MB, HDBank và VPBank có thể sẽ được nới room vốn ngoại lên tới 49%

## Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, nếu được thông qua MB, HDBank và VPBank có thể sẽ được nới room vốn ngoại lên tới 49%.

Cụ thể, dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần chào bán cổ phần, phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ”.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 về tỷ lệ room vốn ngoại. Theo đó, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.

Thời gian qua, Vietcombank, MB, HDBank đã lấy ý kiến cổ đông về nhận chuyển giao bắt buộc. Trong khi đó, VPBank cũng đang trong quá trình lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng chuyển giao bắt buộc lần lượt là: CB, OCeanBank, DongABank và GPBank.

Như vậy, nếu dự thảo Nghị định trên được thông qua, MB, HDBank và VPBank có thể sẽ được nới room vốn ngoại lên tới 49%.

MB, HDBank và VPBank có thể sẽ được nới room vốn ngoại lên tới 49%.

Riêng với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP quy định, đối với tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025.

Trong đó, Agribank nằm trong danh sách cổ phần hóa giai đoạn này, tỷ lệ vốn Nhà nước dự kiến nắm giữ sau cổ phần hóa là trên 65%. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Nhà nước tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 64,46%.

Agribank nằm trong danh sách cổ phần hóa giai đoạn 2022 - 2025.

Đối với 2 ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Chính phủ sẽ thực hiện theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/06/2022 của Thủ tướng Chính phủ và “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng đến 2030” nêu tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ kế hoạch sắp xếp và tỷ lệ vốn dự kiến Nhà nước nắm giữ tại 02 ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 80,9% vốn tại BIDV và 74,8% vốn tại Vietcombank.

Vốn hóa các ngân hàng tăng thêm 78.000 tỷ đồng trong tháng 11, Vietcombank và BIDV dẫn đầu

Vốn hóa của Vietcombank và BIDV cùng tăng thêm hơn 30 nghìn tỷ đồng trong tháng qua. Ngược lại, Eximbank và Kienlongbank là 2 ngân hàng có mức giảm vốn hóa mạnh nhất.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán, tính đến cuối tháng 11/2022, tổng vốn hóa các ngân hàng là 1,481 triệu tỷ đồng, tăng 78 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 10.

Thứ hạng vốn hóa của các ngân hàng không có nhiều thay đổi, ngoại trừ Eximbank tụt từ vị trí thứ 9 tháng trước xuống vị trí thứ 15 tháng này.

Trong nửa đầu tháng 11, cổ phiếu của Eximbank lao dốc, từ giá 37.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 18.050 đồng/cổ phiếu tại ngày 21/11. Vốn hóa Eximbank giảm khoảng 18.400 tỷ đồng trong tháng qua, tương ứng mức giảm hơn 40%.

Một ngân hàng khác có vốn hóa giảm mạnh tháng qua là KienLongBank, mức giảm hơn 30%. Vốn hóa KienLongBank từ 8.000 tỷ đồng giảm xuống còn 5.600 tỷ đồng, đứng dưới ABBank và Nam A Bank.

Ở chiều ngược lại, Vietcombank và BIDV là 2 ngân hàng có giá trị vốn hóa tăng mạnh nhất, lần lượt là 35.500 tỷ đồng và 33.100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ tăng, Sacombank và NCB mới là hai ngân hàng tăng mạnh nhất, với mức tăng đều trên 20%.

Cổ phiếu các ngân hàng tăng giá trong bối cảnh thời gian gần đây thêm nhiều ngân hàng được nới room tín dụng để tăng tốc giải ngân hỗ trợ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 23/11, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5% so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống năm 2022 khoảng 14%.

Dư địa tín dụng còn lại theo chỉ tiêu của toàn hệ thống là 14% thực tế vẫn đang được các thành phần trong nền kinh tế mong đợi tiếp tục sớm được thúc đẩy giải ngân ra thị trường; đồng thời trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tích cực, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá hạ nhiệt, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cấp thêm chỉ tiêu cho các ngân hàng đạt các đánh giá chỉ tiêu về năng lực tài chính và có đóng góp cho hệ thống ngân hàng, qua đó tăng thêm nguồn vốn cho thị trường.

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN sẽ căn cứ vào diễn biến tình hình của hệ thống và các tổ chức tín dụng để có giải pháp điều hành phù hợp theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Vốn hóa các ngân hàng tăng thêm 78.000 tỷ đồng trong tháng 11, Vietcombank và BIDV dẫn đầu

Vốn hóa các ngân hàng tăng thêm 78.000 tỷ đồng trong tháng 11, Vietcombank và BIDV dẫn đầu

Vốn hóa của Vietcombank và BIDV cùng tăng thêm hơn 30 nghìn tỷ đồng trong tháng qua. Ngược lại, Eximbank và Kienlongbank là 2 ngân hàng có mức giảm vốn hóa mạnh nhất.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán, tính đến cuối tháng 11/2022, tổng vốn hóa các ngân hàng là 1,481 triệu tỷ đồng, tăng 78 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 10.

Thứ hạng vốn hóa của các ngân hàng không có nhiều thay đổi, ngoại trừ Eximbank tụt từ vị trí thứ 9 tháng trước xuống vị trí thứ 15 tháng này.

Trong nửa đầu tháng 11, cổ phiếu của Eximbank lao dốc, từ giá 37.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 18.050 đồng/cổ phiếu tại ngày 21/11. Vốn hóa Eximbank giảm khoảng 18.400 tỷ đồng trong tháng qua, tương ứng mức giảm hơn 40%.

Một ngân hàng khác có vốn hóa giảm mạnh tháng qua là KienLongBank, mức giảm hơn 30%. Vốn hóa KienLongBank từ 8.000 tỷ đồng giảm xuống còn 5.600 tỷ đồng, đứng dưới ABBank và Nam A Bank.

Ở chiều ngược lại, Vietcombank và BIDV là 2 ngân hàng có giá trị vốn hóa tăng mạnh nhất, lần lượt là 35.500 tỷ đồng và 33.100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ tăng, Sacombank và NCB mới là hai ngân hàng tăng mạnh nhất, với mức tăng đều trên 20%.

Cổ phiếu các ngân hàng tăng giá trong bối cảnh thời gian gần đây thêm nhiều ngân hàng được nới room tín dụng để tăng tốc giải ngân hỗ trợ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 23/11, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5% so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống năm 2022 khoảng 14%.

Dư địa tín dụng còn lại theo chỉ tiêu của toàn hệ thống là 14% thực tế vẫn đang được các thành phần trong nền kinh tế mong đợi tiếp tục sớm được thúc đẩy giải ngân ra thị trường; đồng thời trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tích cực, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá hạ nhiệt, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cấp thêm chỉ tiêu cho các ngân hàng đạt các đánh giá chỉ tiêu về năng lực tài chính và có đóng góp cho hệ thống ngân hàng, qua đó tăng thêm nguồn vốn cho thị trường.

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN sẽ căn cứ vào diễn biến tình hình của hệ thống và các tổ chức tín dụng để có giải pháp điều hành phù hợp theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Một cổ phiếu ngân hàng tăng 25% trong tuần qua, nhiều mã hồi phục 40-50% từ đáy

Với đà hồi phục thời gian gần đây, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tăng 40-50% từ đáy tháng 10, tháng 11.

Một cổ phiếu ngân hàng tăng 25% trong tuần qua, nhiều mã hồi phục 40-50% từ đáy

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục mạnh mẽ

Cổ phiếu ngân hàng vừa trải qua tuần giao dịch tích cực nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Từ ngày 28/11-2/12, trong 27 mã ngân hàng thì có tới 26 mã tăng giá. Chỉ duy nhất SGB giảm giá, tuy nhiên mức giảm nhẹ -1,5%.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất nhóm ngành này là TCB, tăng tới 25% trong tuần qua. Đồng thời, TCB ghi nhận phiên tăng thứ 8 liên tiếp với mức tăng tổng cộng 31,8%.

Thanh khoản TCB cũng tăng mạnh trong tuần qua với giá trị khớp lệnh hơn 1.300 tỷ đồng, gấp 2,5 lần tuần trước (21-25/11). Ngoài ra, theo phương thức thoả thuận, một lượng lớn cổ phiếu đã được trao tay giữa các nhà đầu tư tuần qua, giá trị hơn 420 tỷ đồng.

Một cổ phiếu khác cũng tăng trên 20% tuần qua là SHB. Cổ phiếu này ghi nhận 4 phiên đóng cửa trong sắc xanh, đưa thị giá chốt tuần tuần ở mức 11.200 đồng/cp. Thanh khoản của SHB đạt hơn 1.400 tỷ đồng, gần gấp 3 lần tuần trước.

Cổ phiếu SHB cũng được nhà đầu tư nước ngoài gom khá mạnh, mua ròng hơn 3 triệu đơn vị trong tuần qua.

Các cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo còn có ABB (17,1%), VIB (16,9%), VCB (16,3%), MBB (16%), LPB (14,1%),….

Với đà hồi phục thời gian gần đây, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tăng 40-50% từ đáy tháng 10, tháng 11. Chẳng hạn, CTG kết phiên 2/12 ở mức 27.950 đồng, tăng 41% so với đáy 19.800 đồng (11/10). TCB cũng đã tăng gần 40% so với đáy 20.700 đồng (15/11), LPB tăng 50% kể từ đáy 8.128 đồng (24/10), SHB tăng 45% kể từ đáy 7.701 đồng (15/11).

Thanh khoản tăng mạnh, khối ngoại tích cực gom

Thanh khoản cổ phiếu toàn ngành tuần qua đạt gần 16.500 tỷ đồng, tương đương gần 3.300 tỷ đồng/phiên, tăng 77% so với tuần trước. Trong tuần 21-25/11, giá trị giao dịch khớp lệnh chỉ đạt 9.300 tỷ đồng.

STB vẫn là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, với giá trị giao dịch đạt hơn 2.900 tỷ đồng. Tiếp đến là VPB (gần 1.900 tỷ), MBB (hơn 1.500 tỷ), SHB (hơn 1.400 tỷ), TCB (hơn 1.300 tỷ), CTG (hơn 1.200 tỷ). Ngoài ra, TPB, LPB cũng có giá trị giao dịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Khối ngoại chủ yếu gom ròng cổ phiếu ngân hàng tuần qua, trong đó STB vẫn được nhà đầu tư nước ngoài “săn đón”. Cổ phiếu này có khối lượng mua ròng tới gần 40 triệu cp, giá trị hơn 800 tỷ đồng. Khối ngoại đã mua ròng STB trong 8 phiên liên tiếp với giá trị giao dịch ròng 960 tỷ đồng.

CTG cũng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 13 triệu cp trong tuần qua, giá trị hơn 360 tỷ đồng. Các mã được mua ròng tiếp theo là VCB (hơn 3,2 triệu cp, gần 260 tỷ đồng), BID (2,8 triệu cp, giá trị 117 tỷ đồng).

Theo Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua theo dõi tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các TCTD cho thấy đến nay, (tại 23/11) tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5% so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống năm 2022 khoảng 14%. Những ngân hàng lớn, năng lực tài chính đảm bảo đạt các yêu cầu theo đánh giá của cơ quan quản lý, đang được giao hỗ trợ tái cơ các ngân hàng TMCP 0 đồng, ngân hàng diện kiểm soát đặc biệt và hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân, đã được NHNN điều chỉnh hạn mức tín dụng thêm hàng nghìn tỷ đồng.

Một thông tin quan trọng khác của nhóm ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo dự kiến, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc TCTD yếu kém có thể được nới lên 49% thay vì 30% như hiện nay.

Lãi suất huy động của các ngân hàng tư nhân vẫn tiếp tục tăng mạnh. Trong khi một số ngân hàng bất ngờ tuyên bố giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng, trong đó có Vietcombank, HDBank, Agribank.

Ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng định giá đang thấp kỷ lục

Theo ACBS, mặc dù lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại trong những quý sắp tới nhưng mức định giá đang thấp chưa từng có, khiến cổ phiếu ngành này vẫn mang lại cơ hội đầu tư tốt cho nhà đầu tư dài hạn.

Cùng với sự phục hồi của thị trường chung, cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua cũng diễn biến rất tích cực. 27/27 mã đều tăng giá, với quá nửa trong đó đạt mức tăng hai chữ số. Trong đó, TCB là mã tăng mạnh nhất với tỷ lệ +25,2%. Kết tuần, cổ phiếu này dừng tại mức 28.800 đồng/cp, thoát khỏi vùng giá thấp nhất trong hai năm trở lại.

SHB với diễn biến tương tự, cổ phiếu xếp sau TCB với mức tăng 20,4%, đóng cửa tuần tại mức giá 11.200 đồng/cp. Cũng sau tuần giao dịch vừa qua, cổ phiếu SHB mới vượt qua lại mệnh giá. Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng đạt mức tăng 2 con số trong tuần qua như ABB (+17,5%), VIB (+16,9%), VCB (+16,3%), MBB (+16%)…

Mặc dù tăng mạnh nhưng các cổ phiếu ngân hàng vẫn còn cách rất xa mức giá hồi đầu năm, do đa số các mã đều giảm hơn 50% giá trị. Vậy thời gian tới, cổ phiếu nhóm này còn có thể bứt phá thêm và tìm về đỉnh cũ?

Nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ an toàn hơn

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng phát hành ngày 2/12, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết, mức định giá hiện tại theo P/B của các ngân hàng quốc doanh là 2,1x và ngân hàng thương mại tư nhân là 1,2x, giảm lần lượt 35% và 52% từ đỉnh.

Trong ngắn và trung hạn, sẽ rất khó để ngành ngân hàng nói chung lấy lại được mức định giá trên mức trung bình 5 năm (ngân hàng quốc doanh: 2,2x, ngân hàng thương mại tư nhân: 1.6x) do các yếu tố vĩ mô tương đối tiêu cực và các rủi ro chính dẫn đến các đợt giảm gần đây sẽ khó được loại bỏ hoàn toàn.

Do tình hình kinh tế chung vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Mirae Asset đặt kỳ vọng vào các ngân hàng có chiến lược phát triển an toàn và kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm trở lại đây. Đó là các ngân hàng sở hữu tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao có khả năng duy trì mục tiêu kép là duy trì tăng trưởng lợi nhuận và chất lượng tài sản tốt. Nhóm này bao gồm các ngân hàng quốc doanh như VCB, CTG, BID cũng như một ngân hàng tư nhân có bề dày hoạt động hiệu quả như ACB.

Vốn hóa, ROE, và P/B của các ngân hàng lớn (P/B trung bình 12 ngân hàng lớn là 1,66x).

Các ngân hàng trên có bảng cân đối tốt với lượng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thấp và dư nợ phân bổ đồng đều nhiều phân khúc, hạn chế phần nào rủi ro hệ thống. Ngoài ra, các ngân hàng này có lợi thế về thương hiệu, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh, sẽ là nền tảng tốt trong cả huy động lẫn tránh rủi ro bị rút tiền đột biến.

Đồng thời, nhóm phân tích giữ quan điểm thận trọng đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp lớn) và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn. Tuy các ngân hàng này sở hữu tỷ lệ nợ tái cơ cấu và nợ xấu thấp, rủi ro các doanh nghiệp lớn không hoàn thành các nghĩa vụ nợ vẫn có thể xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động. Việc này có thể dẫn đến gánh nặng trích lập dự phòng trong dài hạn.

Tóm lại, với yếu tố an toàn nên được đặt lên hàng đầu, công ty chứng khoán cho rằng khối các ngân hàng quốc doanh sẽ là một lựa chọn tốt nhờ định giá tương đối thấp so với mức định giá quá khứ, rủi ro hoạt động liên tục thấp, có sự hỗ trợ tốt từ cổ đông lớn, liên kết nội khối tốt, lợi thế huy động vốn, và dư nợ đối với trái phiếu doanh nghiệp tương đối thấp.

Cơ hội trên định giá thấp

Theo Chứng khoán ACB (ACBS) trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng cập nhật ngày 30/11, ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại trong những quý sắp tới. Biểu hiện là lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 của các ngân hàng trong VN-Index tăng trưởng 55,7% so với cùng kỳ nhưng giảm 3% so với quý trước.

Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 31,4% so với cùng kỳ và tăng 5,5% so với quý trước nhờ tăng trưởng tín dụng cao 16,9% so với cùng kỳ và NIM ổn định. Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 17,4% so với cùng kỳ nhưng giảm 15,2% so với quý trước do tác động tiêu cực từ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.

Nợ tái cơ cấu do Covid-19 tiếp tục xu hướng giảm và chỉ còn chiếm 0,4% tổng dư nợ. Nợ tái cơ cấu Covid-19 chuyển sang nhóm nợ thấp hơn khiến tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng nhẹ, lần lượt 7 và 22 điểm cơ bản.

Trong quý 4/2022 và năm 2023, ACBS dự báo lãi suất liên ngân hàng tăng lên sẽ tác động tiêu cực đến NIM của các ngân hàng vay ròng liên ngân hàng như TCB, VPB, HDB, TPB, MSB và LPB.

Chất lượng tài sản ổn định trong quý 3/2022 nhưng có dấu hiệu suy giảm kể từ quý 4. Các doanh nghiệp bất động sản đối mặt với áp lực thanh toán khi trái phiếu đáo hạn và một số doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn để hạn chế rủi ro pháp lý. Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro nợ xấu và trích lập dự phòng cho các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp cao như TCB, MBB, VPB và TPB.

Điểm tích cực là các ngân hàng đang tích cực làm dày bộ đệm dự phòng để tăng khả năng chống chịu nợ xấu phát sinh (nếu có).

Mặc dù lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 4/2022 và 6 tháng đầu năm 2023, tuy nhiên với mức định giá đang ở vùng hấp dẫn, ACBS cho rằng cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn là những cơ hội đầu tư tốt cho các nhà đầu tư dài hạn.

Tại ngày 23/11/2022, ngành ngân hàng được giao dịch ở P/E 7,1 lần và P/B 1,3 lần, tương đương vùng đáy Covid-19 đợt 1 vào tháng 3/2020. Mức định giá này thấp hơn lần lượt 38,1% và 29,6% so với trung bình giai đoạn 2010-2022.

NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát

Ngân hàng Nhà nước cho rằng mức tăng 2 lần, mỗi lần 1% như các bước điều chỉnh trước đây, đưa lãi suất về tương đương giai đoạn trước dịch là phù hợp với xu hướng của toàn cầu. Trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước tiếp tục theo dõi diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà.

Trao đổi với báo chí về điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thời gian qua, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định, việc điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách lãi suất đã được NHNN cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với bối cảnh quốc tế và tình hình vĩ mô, lạm phát trong nước cũng như mục tiêu chính sách tiền tệ.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, trong bối cảnh hầu hết các nước đều tăng lãi suất, thị trường ngoại hối quốc tế biến động mạnh, việc điều hành lãi suất, tỷ giá đã được NHNN cân nhắc kỹ lưỡng.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, NHNN đã cố gắng giữ nguyên lãi suất điều hành để ổn định mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, cuối tháng 9/2022, NHNN đã quyết định tăng lãi suất điều hành dựa trên 04 yếu tố sau:

Thứ nhất, xu hướng đẩy nhanh thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất nhanh và mạnh của các ngân hàng trung ương trên thế giới để đối phó với lạm phát cao.

Thứ hai, lạm phát chung trong nước vẫn được kiểm soát tốt, nhưng lạm phát cơ bản - chỉ báo quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ - đã tăng so với cùng kỳ từ mức 0.66% tháng 1 lên 3.82% vào tháng 9 và tiếp tục có xu hướng tăng trong tháng 10 và 11, hiện ở mức 4.81%.

Thứ ba, đồng USD tăng giá mạnh gây áp lực mất giá lên hầu hết các đồng tiền trên thế giới. Trong nước, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực từ đầu năm, đặc biệt trong 02 tuần cuối tháng 10.

Để giữ cho VND không bị mất giá quá lớn, gây bất ổn vĩ mô, NHNN đã tăng lãi suất để duy trì sức hấp dẫn của VND, hỗ trợ ổn định tỷ giá.

Thứ tư, ngay từ đầu năm, để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, các tổ chức tín dụng đã tăng cường cho vay. Tín dụng tăng nhanh trong khi huy động vốn tăng chậm đã khiến hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.

Việc tăng lãi suất giúp tổ chức tín dụng thu hút thêm nguồn vốn, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

NHNN cho rằng mức tăng 2 lần, mỗi lần 1% như các bước điều chỉnh trước đây, đưa lãi suất về tương đương giai đoạn trước dịch là phù hợp với xu hướng của toàn cầu.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương lớn như Fed đã tăng lãi suất 6 lần trong năm 2022 với tổng mức tăng là 3.75%, đưa lãi suất về mức gấp đôi so với trước dịch.

Như vậy lãi suất tăng là hợp lý để kiểm soát lạm phát và ổn định nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng, hỗ trợ ổn định tỷ giá.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.

https://fili.vn/2022/12/nhnn-se-tiep-tuc-dieu-hanh-lai-suat-phu-hop-voi-can-doi-vi-mo-lam-phat-757-1021946.htm

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng giá mạnh, một mã tăng 56% trong 3 tuần

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng giá mạnh, một mã tăng 56% trong 3 tuần

Bộ đôi LPB, STB tăng kịch trần hôm nay (2/12) trong đó LPB được nhà đầu tư “xếp hàng” dư mua hàng triệu đơn vị. Thanh khoản toàn ngành cao đột biến, đạt hơn 4.500 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng ngập sắc xanh

Phiên giao dịch ngày 5/12 tiếp tục bùng nổ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số VN-Index tăng 13,66 điểm tương đương 1,26% lên 1.093,67 điểm. Cả HNX và UPCoM cũng đều tăng mạnh. Thanh khoản trên cả 3 sàn đạt gần 22 nghìn tỷ đồng, riêng HSX ghi nhận hơn 20,8 nghìn tỷ đồng.

Nhà đầu tư hưng phấn với thị trường ngay từ đầu phiên khiến không khí giao dịch không ngừng sôi động. Người chốt lời cứ chốt trong khi người muốn tìm cơ hội vẫn canh mua giá đẹp.

Góp phần vào đà tăng của thị trường phiên nay là nhóm ngân hàng khi tất cả 27 mã giao dịch trên 3 sàn không có mã nào giảm, chỉ duy nhất VCB của Vietcombank đóng cửa tại giá tham chiếu.

2 mã tăng giá mạnh nhất phiên hôm nay là 2 mã giao dịch trên UPCoM gồm KLB của Kienlongbank (11,4%) và NAB của NamABank (10,3%). Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của 2 cổ phiếu này rất thấp, lần lượt chỉ 1.600 cp và 277.100 cp.

Trên HSX, 2 cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất là cặp đôi LPB của LienVietPostBank và STB của Sacombank, đóng cửa ở giá trần 22.300 đồng và 13.000 đồng. Trong đó, LPB còn dư mua hơn 2 triệu cổ phiếu ở giá “tím”. Trong phiên giao dịch cuối tuần trước (2/12), cả LPB và STB cũng đã tăng kịch biên độ.

STB tiếp tục là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, với hơn 38,5 triệu cp được trao tay, giá trị 855 tỷ đồng. tăng 52% so với phiên trước. Cổ phiếu này cũng tiếp tục được khối ngoại tích cực gom, mua ròng 9 phiên liên tiếp, riêng phiên hôm nay là hơn 5,2 triệu đơn vị (giá trị 118 tỷ đồng).

Từ mức đáy ngày 15/11 đến nay, STB đã tăng 48% trong khi LPB tăng tới 56%.

Tương tự, nhiều mã khác trên HSX cũng diễn biến tích cực, VPB của VPBank tăng 4,9%, HDB của HDBank tăng 2,7%, CTG của VietinBank tăng 2,3%, VIB tăng 2,3%, OCB tăng 1,6%,…

Nhiều cổ phiếu ghi nhận chuỗi phiên tăng giá khá dài trong thời gian qua. Chẳng hạn, trong 10 phiên gần đây thì OCB có tới 9 phiên đóng cửa trong sắc xanh (chỉ riêng ngày 29/11 giảm nhẹ 0,98%). Nhờ đó, trong 2 tuần, giá cổ phiếu OCB đã hồi phục 11,5% lên 16.000 đồng/cp, cao nhất trong hơn 2 tháng. Đi cùng với diễn biến tích cực này, cổ phiếu OCB cũng ghi nhận phiên thứ 7 liên tiếp được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng.

Hay như TPB, ngoại trừ phiên 1/12 giảm nhẹ 0,91% thì từ ngày 25/11 đến nay đều đóng cửa trong sắc xanh. Theo đó, trong 7 phiên, cổ phiếu này ghi nhận mức tăng gần 16%.

Thanh khoản nhiều cổ phiếu tăng vọt

Thanh khoản toàn ngành ngân hàng phiên 5/12 lên tới hơn 4.500 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức bình quân 3.300 tỷ đồng/phiên của tuần trước. Trong đó, 5 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất là STB, VPB, SHB, MBB, TPB.

TPB hôm nay ghi nhận hơn 16 triệu cổ phiếu được trao tay, giá trị gần 380 tỷ đồng. Ngoài ra, theo phương thức thỏa thuận cũng có hơn 6,8 triệu cp TPB được giao dịch, giá trị 156 tỷ đồng. Trong tuần giao dịch vừa qua (28/11-2/12), thanh khoản của TPB cũng đã tăng đột biến với hơn 58 triệu cp được khớp lệnh, giá trị trên 1.200 tỷ đồng, gấp 3 lần so với tuần trước đó.

VPB cũng có giá trị giao dịch tăng vọt, với hơn 43 triệu cp được khớp lệnh và 14,5 triệu cp được thỏa thuận chỉ trong phiên 5/12, giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.

Khối ngoại vẫn đang tiếp tục mua ròng nhiều mã ngân hàng. Ngoài STB được gom mạnh nhất còn có CTG, VCB, VPB, OCB, BID.

Trong đó, CTG được mua ròng hơn 1,5 triệu đơn vị trong hôm nay, giá trị giao dịch ròng là 43 tỷ đồng. VCB ghi nhận lượng mua ròng hơn 564.000 cp, giá trị 46 tỷ và đây cũng là phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp. Đáng chú ý, BID đã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng liên tục kể từ ngày 4/11 đến nay, tức 22 phiên liên tiếp với hơn 13 triệu đơn vị.

Tin ra là xả, cổ phiếu ngân hàng giảm đồng loạt, hàng đầu cơ ngược sóng

## Thông tin tăng chỉ tiêu tín dụng cho năm 2022 ra muộn chiều qua khiến không ít nhà đầu tư thấp thỏm vui mừng và chờ đón phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên sự thất vọng đến rất sớm, khi áp lực chốt lời đồng loạt đẩy các cổ phiếu ngân hàng lao dốc, kéo theo độ rộng thu hẹp rất nhanh. VN-Index bốc hơi hơn 16 điểm tương đương 1,47%. Cổ phiếu ngân hàng chiếm 4/10 mã khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất…

Nhóm cổ phiếu tài chính bất ngờ lao dốc cả loạt.

Thông tin tăng chỉ tiêu tín dụng cho năm 2022 ra muộn chiều qua khiến không ít nhà đầu tư thấp thỏm vui mừng và chờ đón phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên sự thất vọng đến rất sớm, khi áp lực chốt lời đồng loạt đẩy các cổ phiếu ngân hàng lao dốc, kéo theo độ rộng thu hẹp rất nhanh. VN-Index bốc hơi hơn 16 điểm tương đương 1,47%. Cổ phiếu ngân hàng chiếm 4/10 mã khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất.

Phản ứng trên thị trường khá khá nhanh, thậm chí không có sự giằng co. Vừa mở phiên vài phút VN-Index đã giảm hơn 1,2%. Đà lao dốc tăng tốc đẩy chỉ số chạm đáy lúc 10h30, bốc hơi 2,25% giá trị. Lực cầu bắt đáy có xuất hiện ở một số mã, nhưng chốt phiên sáng chỉ số vẫn giảm 1,47%.

Độ rộng sàn HoSE ghi nhận 133 mã tăng/307 mã giảm, nghĩa là số giảm giá nhiều gấp 2,3 lần số tăng. Độ rộng như vậy xác nhận áp lực điều chỉnh giảm diễn ra trên diện rộng. Tới 160 cổ phiếu trên sàn này đang giảm từ 1% trở lên, dù mới có 4 mã giảm sàn.

Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm, vì nhiều nhà đầu tư đánh giá việc mở room tin dúng sẽ giúp nhóm này hưởng lợi. Tuy nhiên bên cầm cổ đã tranh thủ xả hàng lớn. Những cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản cao hầu hết giảm rất mạnh như STB giảm 3,59% giá trị giao dịch tới 462,5 tỷ đồng; VPB giảm 1,1% thanh khoản 324,6 tỷ; SHB giảm 2,22% thanh khoản 221,2 tỷ; TCB giảm 4,66% giao dịch 196,3 tỷ…

Trong tổng số 27 mã ngân hàng trên các sàn, duy nhất LPB tăng 4,23%, HDB tăng 1,47% và NAB tăng 1,06%, thêm BVB, ABB, SSB tham chiếu, KLB chưa khớp được lệnh nào, còn lại toàn giảm. Tới 19/27 cổ phiếu ngân hàng đang giảm quá 1% giá trị. Nhóm khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất là BID giảm 3,76%, VCB giảm 1,29%, TCB giảm 4,66%, CTG giảm 2,62%.

Diễn biến của VN-Index sáng nay cho thấy thị trường xuất hiện áp lực bán rất sớm.

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, các chỉ số còn chịu áp lực lớn từ nhóm blue-chips nói chung. VN30-Index kết phiên sáng giảm tới 1,94% với độ rộng duy nhất HDB tăng, SAB tham chiếu, còn lại là giảm. NVL, VRE và TCB là 3 cổ phiếu rơi sâu nhất, đều trên 4% giá trị. Đặc biệt NVL chịu áp lực cực mạnh với giá giảm tới mức sàn ngay 15 phút đầu tiên của đợt khớp lệnh liên tục. Hiện NVL đang được đỡ 2 mức giá thấp nhất khoảng 417.500 cổ, giá giảm 6,77%, thanh khoản đã lên tới 50,15 triệu cổ trị giá 1.037,7 tỷ đồng, cao nhất thị trường. NVL sau cú nảy 3 phiên đã quay bị xả 4 phiên và giảm liền 3 phiên, giá quay lại ngưỡng đáy hôm 25/11, tức là phiên chạm đáy. Ngoài ra VHM giảm 2,74%, GAS giảm 2,3%, VIC giảm 1,47%, HPG giảm 3%, VRE giảm 4,91% là các trụ rất yếu.

Trong 133 cổ phiếu tăng ngược dòng sáng nay có 30 mã kịch trần, hầu hết là các cổ phiếu đầu cơ nhỏ. Tuy nhiên cũng có nhiều cổ phiếu có dòng tiền mạnh như HAG, HAH, VHC, DBC đạt thanh khoản trên 70 tỷ đồng. Ngoài ra nhóm DCM, BAF, ASM, DPM, PAN, DGC, DIG cũng thanh khoản rất lớn và giá đều tăng trên 3%.

Dù vẫn có một số cổ phiếu tăng giá ngược dòng xuất sắc nhưng nhìn chung thanh khoản của nhóm tăng giá vẫn khiêm tốn, chỉ chiếm 32,6% tổng giá trị khớp lệnh của HoSE. Thanh khoản nhóm giảm hoàn toàn áp đảo, chiếm 64,8% giá trị sàn. Phân bổ dòng tiền như vậy vẫn cho thấy áp lực bán hạ giá chiếm ưu thế.

Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn sáng nay cũng tăng gần 22% so với sáng hôm qua, đạt 11.622 tỷ đồng. HoSE tăng 22%, đạt gần 10.574 tỷ đồng. Khối ngoại giảm giao dịch khá nhiều, tổng giải ngân tại HoSE mới đạt 892,5 tỷ đồng, bán ra 693,3 tỷ đồng, tương ứng mua ròng 199,2 tỷ đồng. Nhóm được mua ròng tốt nhất chỉ có VHM +41,6 tỷ, NLG +30,6 tỷ, SSI +27,7 tỷ, VIC +17,8 tỷ, cùng với chứng chỉ quỹ FUEVFVND +47,8 tỷ. Phía bán ròng cao nhất là VRE -23 tỷ, BID -14 tỷ. DPM -13,5 tỷ và DCM -11,8 tỷ.

Vượt qua Big4, một ngân hàng tư nhân chính thức có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống

Sau khi chia phát hành hơn 2,2 tỷ cổ phiếu chia cổ tức, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng lên hơn 67.434 tỷ đồng.

Ngày 28/11/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có Quyết định về việc sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Cụ thể, vốn điều lệ trong Giấy phép thành lập và hoạt động của VPBank được sửa đổi thành hơn 67.434 tỷ đồng.

Với mức vốn điều lệ trên, VPBank đã chính thức trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, bỏ xa 3 ông lớn quốc doanh là BIDV (50.585 tỷ đồng), VietinBank (48.058 tỷ đồng), Vietcombank (47.325 tỷ đồng) và Agribank (34.351 tỷ đồng).

Trước đó, NHNN đã chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Cụ thể, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 50%, từ các nguồn như lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với số cổ phần phát hành dự kiến là hơn 2,24 tỷ cổ phiếu.

Sau khi được NHNN chấp thuận, VPBank đã chốt danh sách cổ đông vào là ngày 29/9/2022 để phát hành thêm hơn 2,2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 2:1 (sở hữu 2 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận chưa phân phối của VPBank tính đến cuối quý III đạt hơn 38.375 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm.

Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của VPBank đã vượt mốc 100.000 tỷ đồng vào cuối tháng 9, đạt 102,36 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với cuối năm 2021. Với con số trên, VPBank là đứng thư 4 trong số những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau Vietcombank, Techcombank và VietinBank.

Mới đây, VPBank cũng đã phát hành 30 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), tương đương với 0,675% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp.

Cổ phiếu quỹ được bán cho cán bộ nhân viên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa ba năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành là 16/8/2022.

Cụ thể, kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, sau một năm sẽ giải toả 30% số cổ phần; sau hai năm sẽ giải toả tiếp 35% số cổ phần và sau ba năm sẽ giải toả 35% số cổ phần còn lại. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phần được mua sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Với phương án này số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1,19 tỷ cổ phiếu.

Mức giá phát hành sẽ do Hội đồng Quản trị quyết định theo thoả thuận, đàm phán giữa hai bên nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách của VPBank. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng ít nhất 1 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.

Ngân hàng sẽ thực hiện chào bán riêng lẻ cho cổ đông ngoại ngay khi có sự chấp thuận của NHNN và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, dự kiến thực hiện trong năm 2022.

1 Likes

“Ưu tiên room tín dụng cho ngân hàng có thanh khoản cao và đang giảm lãi suất”

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, cơ quan này dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay.

Liên quan đến việc nới room tín dụng, ngày 8/12, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã có chia sẻ với báo chí.

Xin ông cho biết, lý do lựa chọn thời điểm tăng room tín dụng từ 1,5 - 2%?

Thời điểm quý 3, các chỉ số vĩ mô nói chung cho thấy không phải điều kiện thuận lợi để tăng room tín dụng, hơn nữa thanh khoản của một ngân hàng lúc đó chưa phải là đã đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, thời điểm đó, NHNN cũng thấy rằng vẫn đảm bảo được tất các các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. Chính vì thế, thời điểm quý 3 chưa phải thời điểm thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.

Còn 3 tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, tuy nhiên NHNN thấy rằng, tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam cũng đã dịu bớt. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, một số chỉ tiêu vĩ mô đã có những dấu hiệu rất tích cực. Chính vì thế, NHNN đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại (NHTM) để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.

Mục tiêu thời điểm này NHNN quyết định nới room tín dụng từ 1,5-2% tức là tăng thêm hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng để có điều kiện tăng thêm nguồn lực, khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.

Việc nới room tín dụng không “cào bằng” đối với các ngân hàng, Phó thống đốc có thể chia sẻ lý do vì sao không?

Việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. Trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các NHTM mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những NHTM có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.

Mặt khác, một số ngân hàng vẫn còn room tín dụng theo như đã được phân bổ từ đầu năm. Ví dụ như Agribank dư địa tín dụng còn khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này hoặc một ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì NHNN thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng…

Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các NHTM tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Thưa Phó thống đốc, với việc nới room tín dụng từ 1,5 - 2% thì dư địa vốn cho nền kinh tế sẽ như thế nào?

Với mức tăng 1,5-2% tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay tăng trưởng tín dụng 12,2%. Như vậy room tín dụng mà theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm thì có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian tới. Có thể nói là dư địa khá lớn cho các NHTM cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.

Nhưng điều quan trọng khi có thêm room tín dụng các NHTM cũng phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay. Và NHNN cũng tiếp tục vừa theo dõi hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng vừa sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các NHTM để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

Để nguồn vốn đi đúng mục đích trong thời gian từ nay cho tới hết năm, NHNN sẽ kiểm soát việc nới room tín dụng như thế nào?

Việc quản lý dòng tiền, theo dõi hoạt động của các NHTM rất cần thiết. Đối tượng NHNN muốn tập trung và cũng là chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này. Do vậy, NHNN hướng các NHTM hướng dòng vốn vào lĩnh vực đó.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Thủ tướng cũng có chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực giúp cho người dân có tiền mua nhà ở xã hội cũng như nhà ở phục vụ thực sự cho nhu cầu đời sống của người dân. Từ trước đến nay, NHNN luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện cho những lĩnh vực mua nhà ở xã hội của người dân được khơi thông cũng như có nguồn lực để người dân mua nhà.

NHNN dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những NHTM có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay. Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay. Tất nhiên, cùng với đó là sự cố gắng tích cực của các NHTM bằng mọi cách giảm chi phí hoạt động của mình để tạo điều kiện giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này.

Liên quan đến việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, Phó thống đốc cho biết, NHNN giao cho Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục kêu gọi, vận động các NHTM giảm lãi suất, tất nhiên tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi TCTD để đưa ra những quyết định giảm lãi suất, nhưng tinh thần chung có sự vận động để các NHTM tiếp tục chia sẻ, đặc biệt trong đợt dịch vừa qua, sự chia sẻ của các NHTM cho các doanh nghiệp rất nhiều.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để các ngân hàng có thể giảm lãi suất không chỉ đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp mà vẫn phải đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn của mỗi ngân hàng cũng như cả hệ thống.

Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của NHNN đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Nguồn: fireant

1 Likes

## Ông Dương Công Đoàn, anh trai ông Dương Công Toàn, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán LPB – sàn HOSE) đăng ký bán hơn 15,37 triệu cổ phiếu LPB nhằm mục đích cá nhân.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 12/12 đến ngày 10/1/2023, theo phương thức thỏa thuận hoặc/và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, ông Công Đoàn sẽ giảm sở hữu tại LPB từ hơn 25,37 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,687% xuống còn 10 triệu cổ phiếu, tỷ lệ hơn 0,665%.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/12, cổ phiếu LPB tăng 6,2% lên 13.650 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 19 triệu đơn vị. Nếu tạm tính với mức thị giá này, ông Công Đoàn sẽ thu về khoảng 209,8 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu LPB.

Ngày 18/11 vừa qua, Ngân hàng vừa thực hiện chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu. Cụ thể, LPB dự kiến phát hành gần 225,54 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 100:15, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2021 trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của LienVietPostBank, tương đương hơn 2.582 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.234 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Ngân hàng đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021. Như vậy, chỉ sau 9 tháng đầu năm, LienVietPostBank đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 313 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 228 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng đạt hơn 193 nghìn tỷ đồng.

N.TLienVietPostBank (LPB): Anh trai Phó chủ tịch đăng ký bán hơn 15 triệu cổ phiếu

1 Likes

Vietcombank chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ bất thường

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) thông báo 30/12/2022 là ngày chốt danh sách cổ đông tham dự họp ĐHĐCĐ bất thường 2023.

Vietcombank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 30/01/2023 để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Đồng thời, Ngân hàng dự kiến trình ĐHĐCĐ về việc kéo dài thời gian thực hiện phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu VCB và một số tờ trình khác (nếu có).

Trước đó, Vietcombank đã thông báo miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Phạm Anh Tuấn từ ngày 01/12/2022 vì ông Phạm Anh Tuấn được Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thanh toán.

Về kế hoạch tăng vốn, ĐHĐCĐ thường niên 2022 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 bằng hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020.

Cụ thể, Vietcombank dự kiến phát hành gần 856.6 triệu cp để trả cổ tức theo tỷ lệ 18.1% (cổ đông sở hữu 1,000 cp được nhận thêm 181 cp mới).

Đối tượng phát hành là các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông của Vietcombank tại thời điểm chốt quyền, được xác định theo thông báo về ngày chốt quyền của Ngân hàng đối với đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau khi trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt.

Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8,566 tỷ đồng, từ 47,325 tỷ đồng lên 55,891 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ cũng sẽ tạo điều kiện để Vietcombank đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ như xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ và tài sản cố định (khoảng 500 tỷ đồng). Mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn và các hoạt động kinh doanh khác.

https://fili.vn/2022/12/vietcombank-chuan-bi-to-chuc-dhdcd-bat-thuong-757-1023134.htm

Đã có 12 ngân hàng giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm

Sau khi Ngân hàng Nhà nước nới “room” tín dụng và “mở hầu bao” các gói vốn kỳ hạn dài trên OMO, nhiều ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay. Giới phân tích kỳ vọng đây sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới…

Ảnh minh hoạ

Trong thông cáo phát đi gần đây, ngân hàng SHB cho biết đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5-2%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Theo đó, SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án xanh… Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.

Đồng thời, SHB còn miễn hoặc giảm phí trả nợ trước hạn, ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo thuận lợi, giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn vay ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cận Tết.

Tương tự, VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng trong thời gian từ 10/10/2022-30/06/2023 cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (MSME) vay kinh doanh tại VIB.

Hay tại MB, ngân hàng này cũng có những gói ưu đãi riêng, giảm từ 0,5 - 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu… Ngân hàng cho biết, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, đã giúp ngân hàng tiết giảm chi phí, thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất thấp, có điều kiện giảm lãi vay.

Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, những đơn vị nào thực hiện giảm lãi suất cho vay và có thanh khản tốt sẽ được nhà điều hành ưu tiên nới “room” tín dụng.

Trước đó, các ngân hàng đã thông tin sẽ giảm lãi suất cho vay gồm Agribank, Vietcombank, HDBank và ACB.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, vào ngày 7/12 vừa qua, Hiệp hội đã có buổi làm việc và đề nghị các ngân hàng hội viên đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, người dân, cũng như hỗ trợ lẫn nhau nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt. Bên cạnh đó, cần trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đẩy mạnh truyền thông để dư luận hiểu và chia sẻ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thống kê cho thấy, đến nay đã có 12 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền là 3.312 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, với mức lãi suất giảm từ 0,5% - 3%/năm.

Nguồn: vneconomy

1 Likes

Cổ phiếu LPB tăng mạnh sau khi ‘bầu’ Thụy làm chủ tịch LienVietPostBank, khối ngoại tiếp tục gom hàng trăm tỷ STB

## Diễn biến giá tích cực của cổ phiếu LPB xảy ra trong bối cảnh ông Nguyễn Đức Thụy lên làm Chủ tịch LienVietPostBank. Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng thêm 407 tỷ đồng STB trong tuần qua, nâng giá trị mua ròng trong 2 tuần trở lại lên hơn 1.200 tỷ đồng.

LPB đứng đầu về tăng giá lẫn thanh khoản

Tuần qua (5/12 - 9/12), nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với 11 mã tăng giá và 16 mã giảm. Trong đó, LPB là mã tăng mạnh nhất ngành với mức +12,8%, kết tuần tại mức giá 13.700 đồng/cp, vùng giá hồi tháng 8 năm nay của cổ phiếu này.

Diễn biến giá tích cực của cổ phiếu LPB xảy ra trong bối cảnh ông Nguyễn Đức Thụy lên làm Chủ tịch LienVietPostBank, thay cho ông Huỳnh Ngọc Huy, người đã xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.

Xếp sau LPB là STB với mức tăng 7,4%. Trong tuần, cổ phiếu này đã có 2 phiên tăng kịch trần và một phiên giảm sàn. Các cổ phiếu ngân hàng khác có mức tăng trên 2% tuần qua còn có NAB (+4,5%), EIB (+3,7%), NVB (+3,3%), OCB (+2,9%), KLB (+2,2%).

Ở chiều ngược lại, VCB là mã giảm mạnh nhất toàn ngành (-9,1%). Qua đó, đây cũng là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index trong tuần qua tính theo số cổ phiếu lưu hành.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục được duy trì với hơn 1,15 tỷ cp được giao dịch, đi ngang so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch tương đương đạt 21.146 tỷ đồng, tăng 4,6%.

Xét về khối lượng giao dịch, LPB tăng thêm 11% so với tuần trước, đạt mức 206 triệu cổ phiếu được trao tay, tiếp tục đứng đầu toàn ngành. Cổ phiếu này được giao dịch “sôi động” trên cả thị trường khớp lệnh và thỏa thuận. Trong 3 phiên đầu tuần, đã có hơ 86 triệu cp LPB được giao dịch theo hình thức thỏa thuận.

Ngoài LPB, các cổ phiếu khác có khối lượng giao dịch đạt trên 100 triệu đơn vị còn có VPB, SHB, STB. Thanh khoản của cả 3 cổ phiếu này so với tuần trước đó đều đạt tăng trưởng 2 con số.

Song xét về giá trị giao dich, STB vẫn đứng đầu ngành với mức 3.517 tỷ đồng. Xếp sau đó là mức 3.137 tỷ đồng của VPB và 2.714 tỷ đồng của LPB.

STB cũng tiếp tục là tâm điểm của các nhà đầu tư nước ngoài khi nhóm này mua ròng thêm 407 tỷ đồng trong tuần qua, nâng giá trị mua ròng trong 2 tuần trở lại lên hơn 1.200 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại 134 tỷ đồng VCB và 57 tỷ đồng BID.

Có động thái tương tự, khối tự doanh cũng đã mua ròng hơn 103 tỷ đồng STB. Ngoài ra, nhóm này cũng mua ròng 91,5 tỷ đồng ACB, 80 tỷ đồng TCB; trong khi đó, không bán ròng đáng kể cổ phiếu ngân hàng nào.

Ngân hàng đồng thuận đưa lãi suất huy động về dưới mức 9,5%/năm

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa họp với các hội viên thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất để ổn định mặt bằng lãi suất huy động và thanh khoản hệ thống…

Toàn cảnh cuộc họp

Ngày 15/12/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam họp bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, vừa qua, để đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân dịp cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã tăng hạn mức (“room”) tín dụng cả năm 2022 từ định hướng 14% lên mức 15,5 - 16%, tương đương tăng khoảng 200.000 tỷ đồng so với trước đó.

Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường liên ngân hàng không nắm bắt được thông tin của nhau nên không có cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, an toàn của đối tác nên rất khó ra quyết định cho vay/gửi tiền lẫn nhau; dẫn đến có thời điểm một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn về thanh khoản và phải nâng lãi suất huy động để đảm bảo thanh khoản.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, kể từ khi các mức lãi suất điều hành được điều chỉnh tăng, mặt bằng lãi suất huy động ở thị trường 1 cũng tăng nhanh. Tính đến ngày 14/12/2022, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng đa số dao động ở mức từ 6,1% - 8,3%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11%/năm với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên…

Như vậy, so với cuối năm 2021, mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng hiện nay tăng khoảng 3% – 4% ở các kỳ hạn trên 6 tháng và trên 12 tháng.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng việc tăng lãi suất huy động khiến chi phí đầu vào của tất cả các ngân hàng đến nay đều bị ảnh hưởng và tăng lên rất nhiều so với giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022. Điều này tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, dẫn đến rủi ro gia tăng nợ xấu, lãi treo từ phía khách hàng.

Vì thực tế này, vừa qua Hiệp hội Ngân hàng đã họp với các ngân hàng hội viên để kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất) để ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Trên cơ sở đó, tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.

Sau cuộc họp này, hiệp hội này đã có Công văn số 454/HHNH-PLNV ngày 9/12/2022 báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả cuộc họp và kiến nghị Thống đốc một số giải pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại liên quan đến hỗ trợ thanh khoản từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2023; cùng đó, thống nhất mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm, kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất.

Trong một cuộc họp trước đó vài hôm, khi trao đổi về việc lãi suất huy động tăng nhanh, các ngân hàng đã nêu một loạt các khó khăn, tồn tại.

Thứ nhất, một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ vẫn buộc phải tăng lãi suất lên mức cao hơn mặt bằng chung của thị trường để giữ chân khách hàng (do người dân có hiện tượng thiếu niềm tin vào ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ nên có xu hướng gửi tiền đến các ngân hàng có vốn nhà nước), chứ không hẳn gặp vấn đề thanh khoản.

Thứ hai, giao dịch tín chấp trên thị trường liên ngân hàng bị hạn chế, các giao dịch hầu như đều bị yêu cầu có tài sản đảm bảo và bị áp tỷ lệ phòng vệ rủi ro quá cao so với thời điểm trước đó. Các ngân hàng thương mại có quy mô vừa và nhỏ buộc phải thực hiện giao dịch tiền tệ có tài sản đảm bảo như giấy tờ có giá để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hàng ngày; tuy nhiên, khối lượng giấy tờ có giá sẵn có để phục vụ cho nhu cầu trên không nhiều.

Thứ ba, áp lực thực hiện quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạn (tỷ lệ này đã bị giảm từ 37% xuống 34% vào tháng 10/2022, theo lộ trình thì tháng 10/2023 sẽ giảm tiếp tục xuống 30%). Dẫn đến các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động vốn trung dài hạn lên cao hơn nhằm đảm bảo tuân thủ quy định.

Mặt khác, đối với tài khoản vốn chuyên dùng của khách hàng, đây là nguồn tiền tương đối ổn định, bền vững, nhưng theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, không được tính vào tổng tiền gửi phục vụ cho việc tính tỷ lệ LDR (tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi).

Thứ tư, các ngân hàng thương mại tham gia thị trường liên ngân hàng không nắm bắt được thông tin của nhau nên không có cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, an toàn của đối tác nên rất khó ra quyết định cho vay/gửi tiền lẫn nhau; dẫn đến có thời điểm một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn về thanh khoản và phải nâng lãi suất huy động để đảm bảo thanh khoản.

Nguồn: vneconomy

NHNN sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách theo xu hướng của FED?

Chứng khoán ACB dự báo lãi suất chính sách chính của Việt Nam có thể tăng dần 0,5 điểm % vào cuối năm 2022 và tăng thêm 1 - 2 điểm % vào năm 2023.

Trong báo cáo cập nhật mới phát hành, Chứng khoán ACB (ACBS) kỳ vọng, bất chấp lạm phát cao ở Mỹ, CPI của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trong khoảng 3,2 - 4% và vẫn nằm trong mục tiêu 4% của Chính phủ. Tuy nhiên, nhóm phân tích dự kiến những tác động gián tiếp của tăng giá xăng dầu và các chi phi điện, nước, y tế và giáo dục tăng trong năm 2023 sẽ gia tăng áp lực lên lạm phát và lạm phát năm 2023 có thể đạt mức cao nhất 4,5% (vẫn trong mục tiêu 4,5% của Chính phủ cho năm 2023).

Bên cạnh đó, ACBS cũng dự báo thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ duy trì ở mức hiện tại để hỗ trợ VNĐ từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cho nên, lãi suất liên ngân hàng có thể tăng thêm 0,5 - 1 điểm % trong tháng cuối của năm 2022 và có thể tăng thêm 0,5 - 1 điểm % trong trong nửa đầu năm 2023 khi FED dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Với dự báo NHNN sẽ tiếp tục duy trì chênh lệch lãi suất VND và USD liên ngân hàng dương để hỗ trợ tỷ giá VND/USD và việc lãi suất điều hành của FED (FFR) tiếp tục cao và cao hơn vào cuối năm, nhóm phân tích không kỳ vọng NHNN sẽ hạ nhiều lãi suất liên ngân hàng trong những tháng tới.

‘‘Ngoài ra, chúng tôi duy trì kỳ vọng rằng lãi suất chính sách chính của Việt Nam có thể tăng dần 0,5 điểm % vào cuối năm 2022 và tăng thêm 1 - 2 điểm % vào năm 2023’’, báo cáo của ACBS viết.

Mặt khác, ACBS dự kiến là những áp lực mất giá của VNĐ trong năm 2023 sẽ thấp khi:

Thứ nhất, đồng USD suy yếu trong thời gian gần đây; và xu hướng này có thể tiếp tục do FED dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất vào năm 2023 và có thể dừng tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2023;

Thứ hai, lượng kiều hối về TPHCM dự kiến đạt 6,8 tỷ USD trong năm 2022 (tăng so với 6,5 tỷ USD trong năm 2021);

Thứ ba, FDI giải ngân dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi giải ngân vốn FDI 11 tháng đầu năm 2022 tăng 15,1% so với cùng kỳ, đạt 19,7 tỷ USD;

Thứ tư, dự báo kinh tế của FED báo hiệu rằng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 của Mỹ sẽ tiếp tục tăng 0,5% vào năm 2023. Do đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, một trong những nguồn cung cấp USD chính, có thể vẫn khả quan vào năm 2023, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại;

Thứ năm, ngày 15/12, NHNN niêm yết lại tỷ giá mua USD (là tỷ giá NHNN mua USD từ các NHTM), đây là một thông tin tích cực đối với thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Động thái này báo hiệu NHNN sẽ bắt đầu mua lại ngoại tệ từ các NHTM có trạng thái ngoại tệ dương. Đây là thông tin rất tốt cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong thời điểm này bởi nếu NHNN mua vào USD sẽ trực tiếp bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, giúp giảm bớt sự thiếu hụt thanh khoản cho hệ thống.

https://markettimes.vn/nhnn-se-tiep-tuc-tang-lai-suat-chinh-sach-theo-xu-huong-cua-fed-11813.html

VPBank chuẩn bị “mở khoá” gần 8 triệu cổ phiếu ESOP

Đây là số cổ phiếu ESOP được VPBank chào bán cho nhân viên với giá 10.000 đồng vào năm 2019 và 2020.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) vừa thông báo về việc giải tỏa 35% đợt 3 cổ phần hạn chế chuyển nhượng phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2019 (ESOP 2019) và giải tỏa 35% đợt 2 cổ phần hạn chế chuyển nhượng phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2020 (ESOP 2020).

Cụ thể, VPBank dự kiến giải tỏa hơn 4,35 triệu cổ phiếu ESOP 2019 và hơn 3,5 triệu cổ phiếu ESOP 2020. Thời gian dự kiến giải tỏa là 20/12 – 26/12/2022.

Trước đó, năm 2020 và 2019, VPBank đã phân phối lần lượt 17 triệu và 31 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên với giá 10.000 đồng. Trong đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh được mua lần lượt 33,5% và gần 50% lượng chào bán.

Số cổ phiếu ESOP này đều bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm, sau một năm sẽ giải toả 30% số cổ phần; sau hai năm sẽ giải toả tiếp 35% số cổ phần và sau ba năm sẽ giải toả 35% số cổ phần còn lại. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phần được mua sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Trong năm 2021 và 2022, VPBank cũng đã phân phối lần lượt 15 triệu và 30 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động, chủ yếu là cho lãnh đạo cấp cao.

Đóng cửa phiên giao dịch 19/12, thị giá VPB dừng ở 17.950 đồng/cp, giảm gần 25% so với hồi đầu năm (giá đã điều chỉnh) nhưng vẫn cao gấp 1,8 lần giá bán cho người lao động theo chương trình ESOP.

Về phía VPBank, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận chưa phân phối của VPBank tính đến cuối quý III đạt hơn 38.375 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm.

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có Quyết định về việc sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Cụ thể, vốn điều lệ trong Giấy phép thành lập và hoạt động của VPBank được sửa đổi thành hơn 67.434 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ trên, VPBank chính thức trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Trước đó, VPBank đã chốt danh sách cổ đông vào là ngày 29/9/2022 để phát hành thêm hơn 2,2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 2:1 (sở hữu 2 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới).

https://markettimes.vn/vpbank-chuan-bi-mo-khoa-gan-8-trieu-co-phieu-esop-11815.html

81 triệu cổ phiếu một ngân hàng được trao tay

Chỉ trong ngày 21/12, có 80,8 triệu cổ phiếu EIB được trao tay giữa các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận, giá trị tới hơn 2.257 tỷ đồng, trong đó đa số là các giao dịch được thực hiện ở mức giá 28.000 đồng/CP.

EIB được khối ngoại mua ròng đột biến với giá trị 1.257 tỷ đồng trong phiên 21/12. Ảnh Trọng Hiếu.

Phiên giao dịch ngày 21/12, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã gây ấn tượng với sắc xanh áp đảo. Ngoài các mã ngân hàng lớn, một số mã vốn hóa vừa và nhỏ tăng tốt như NVB, BVB, LPB,EIB…Bên cạnh việc tăng khá, cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) còn nhận được chú ý khi xuất hiện loạt giao dịch với khối lượng đột biến.

Cụ thể, trong phiên hôm nay đã xuất hiện tổng cộng 80,8 triệu cổ phiếu EIB (tương đương 6,5% vốn điều lệ Eximbank) được trao tay qua phương thức thỏa thuận, với tổng giá trị giao dịch lên tới 2.257 tỷ đồng. Trong đó, có đến 77,4 triệu cổ phiếu EIB được giao dịch ở mức giá 28.000 đồng/CP; thấp hơn 3% so với mức giá đóng cửa. Đây cũng là phiên ghi nhận giao dịch đột biến của ngân hàng này trong hơn 1 tháng qua.

Sự sôi động tại EIB có đóng góp không nhỏ từ khối ngoại. Theo đó, trên HoSE, khối ngoại mua ròng với khối lượng gần 63 triệu cổ phiếu, giá trị ghi nhận xấp xỉ 1.695 tỷ đồng, trong đó EIB được mua ròng đột biến với giá trị 1.257 tỷ đồng.

Ở diễn biến đáng chú ý, Eximbank cũng vừa ban hành nghị quyết về kế hoạch kinh doanh 2023 để trình đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cụ thể, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 5.000 tỷ đồng, tăng 42,9% so với mức dự kiến đạt được trong năm 2022 là 3.500 tỷ đồng. Đồng thời, Ban điều hành ngân hàng này ước tính tổng tài sản đến cuối năm 2023 ở mức khoảng 210.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2022.

Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý bất cứ ngân hàng nào tiếp tục tăng lãi suất

## Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh sẽ theo dõi các trường hợp ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các ngân hàng này.

Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý bất cứ ngân hàng nào tiếp tục tăng lãi suất - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tại văn bản số 9064 gửi các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay và kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

Thống đốc yêu cầu trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã thông báo, các ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn.

Trong đó tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu).

Với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ rủi ro.

Đồng thời kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh sẽ theo dõi các trường hợp ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các ngân hàng này.

Thời gian qua đã diễn ra cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đưa mặt bằng lãi suất huy động lên mức 12,75%/năm, thậm chí 13%/năm, từ đó có ngân hàng đẩy lãi suất cho vay lên mức 16-17%/năm, chưa kể chi phí mua bảo hiểm.

Điều này khiến chi phí khoản vay tăng lên, khách hàng vay lâm vào tình thế rất khó khăn và dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng cao trong thời gian tới.