|MỚI| Ngân hàng 24/7

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Một mã giảm 18%, hơn 5.100 tỷ đồng EIB được giao dịch thỏa thuận

KLB giảm 18% xuống còn 12.500 đồng/cp, mức giảm mạnh nhất toàn ngành tuần qua. Trong tuần có gần 241 triệu cổ phiếu EIB được giao dịch, tương đương giá trị 6.712 tỷ đồng. Hơn 5.100 tỷ đồng được trao tay theo phương thức thỏa thuận.

KLB giảm sâu, EIB thỏa thuận hàng nghìn tỷ đồng

Tuấn qua (19/12 - 23/12), sắc đỏ chiếm ưu thế trên nhóm cổ phiếu ngân hàng với 20/27 mã giảm giá và 7 mã tăng. Trong đó, KLB giảm mạnh nhất với mức -18%, xuống còn 12.500 đồng/cp kết tuần. Mặc dù tăng trần trong 2 phiên cuối tuần, song đà tăng này chưa thể kéo lại cho 2 phiên giảm sàn đầu tuần. Cổ phiếu KLB đang ở vùng giá thấp nhất kể từ cuối năm 2020.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn như MBB, VIB, TCB, … cũng điều chỉnh trong tuần qua với mức từ 3 - 5,6%. Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, VCB và CTG giảm nhẹ lần lượt là 0,8% và 1,4%; còn BID tăng nhẹ 0,3%.

Ở chiều ngược lại, BVB đứng đầu trong nhóm tăng giá với mức +4,2%, kết tuần tại 9.800 đồng/cp, tiếp tục nằm dưới mệnh giá kể từ tháng 10 tới nay.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng trở lại trong tuần này, với gần 1,15 tỷ cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư, tăng 21% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch tương ứng đạt 23.131 tỷ đồng. Song, sự hồi phục này chủ yếu đến từ các giao dịch lớn của cổ phiếu EIB.

Trong tuần qua, có gần 241 triệu cổ phiếu EIB được giao dịch, tương đương giá trị 6.712 tỷ đồng, bỏ xa mức 2.840 tỷ đồng của VPB đứng sau đó. Đóng góp phần lớn là các giao dịch thỏa thuận. Tính chung cho cả 5 ngày giao dịch, hơn 5.100 tỷ đồng cổ phiếu EIB đã được trao tay thông qua phương thức này.

Cổ phiếu EIB được giao dịch “nhộn nhịp” từ các nhà đầu tư nước ngoài, khi nhóm này đã bán ròng 1.634 tỷ đồng trong tuần qua, chiếm 85% lượng bán ròng của khối ngoại trên toàn thị trường. Ở diễn biến khác, nhóm tự doanh mua ròng 1.228 tỷ đồng EIB và phần còn lại là các nhà đầu tư cá nhân.

Ngoài EIB, 4 cổ phiếu khác có khối lượng giao dịch đạt trên 100 triệu đơn vị trong tuần qua là LPB, VPB, SHB và STB.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật tuần qua

Sau quyết định nới room tín dụng thêm 1,5-2% của NHNN, [nhiều ngân hàng đã có những chương trình ưu đãi đẩy mạnh cho vay](javascript:;), tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nhu cầu vốn tằng cao trong những tháng cuối năm.

[Hai Tổng Giám đốc của HDBank đã đăng ký mua vào 150.000 cổ phiếu HDB](javascript:;). Trước đó, nhiều lãnh đạo khác của ngân hàng cũng đã mua vào hàng trăm nghìn cổ phiếu HDB.

[Techcombank thông qua phương án rót thêm hơn 10.000 tỷ đồng mua cổ phiếu TCBS](javascript:;). Vốn tăng thêm sẽ được TCBS sử dụng cho các mục đích như duy trì vị thế dẫn đầu của công ty trong các mảng kinh doanh cốt lõi gồm cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư và quản lý gia sản; tăng thị phần, …

[VPBank dự kiến giải tỏa 4,35 triệu cổ phiếu](javascript:;), tương đương 35% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành ESOP 2019 và 3,5 triệu cổ phiếu tương đương 35% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành ESOP 2020.

NHNN yêu cầu các [TCTD tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất quy định của Chính phủ] và cho biết, sẽ theo dõi các trường hợp TCTD tiếp tục tăng lãi suất để có biện pháp xử lý.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/co-phieu-ngan-hang-tuan-qua-mot-ma-giam-18-hon-5100-ty-dong-eib-duoc-giao-dich-thoa-thuan-4220221224132521947.htm

Hàng trăm triệu cổ phiếu EIB được sang tay

## Hàng trăm triệu cổ phiếu EIB được sang tay thoả thuận trong thời gian qua cho thấy sự chuyển biến trong cơ cấu sở hữu của ngân hàng.

Trong tuần trước, cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) đã ghi nhận lượng giao dịch đột biến.

Cụ thể, trong hai ngày 21/12 và 22/12 đã có tổng cộng gần 211,8 triệu cổ phiếu EIB được các nhà đầu tư sang tay, giá trị hơn 5.916 tỷ đồng và tương đương hơn 17,2% cổ phần của Eximbank. Trong đó, phần lớn cổ phiếu Eximbank được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với khối lượng đạt trên 204,7 triệu đơn vị, giá trị gần 5.714 tỷ đồng (tương ứng khoảng 27.900 đồng/cp).

Thanh khoản EIB tăng vọt nhờ giao dịch sôi động của khối ngoại. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 101,7 triệu cổ phiếu EIB, giá trị hơn 2.846 tỷ đồng trong phiên 22/12 và mua ròng hơn 43,5 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 1.254 tỷ đồng vào phiên 21/12.

Đây đều là mức bán ròng và mua ròng kỷ lục của khối ngoại tại cổ phiếu EIB trong nhiều năm qua.

Cổ phiếu EIB cũng là một trong những cổ phiếu được nhóm tự doanh các công ty chứng khoán mua gom trong ba ngày cuối tuần, tổng giá trị hơn 1.237 tỷ đồng.

Những diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh EIB tăng giá mạnh kể đầu tháng 12 đến nay, từ mức 22.000 đồng lên 28.000 đồng/cp (hơn 27%). Trước đó, cổ phiếu này đã lao dốc vào cuối tháng 10 và nửa đầu tháng 11, từ mức 42.000 đồng xuống còn hơn 18.000 đồng/cp.


Diễn biến giá cổ phiếu EIB từ đầu năm 2022 (Nguồn: TrandingView)

Trước đó trong tháng 10, các thành viên của nhóm Thành Công đã đồng loạt thoái vốn khỏi Eximbank (bán ra hơn 128 triệu cổ phiếu) đồng thời đại diện nhóm cũng nộp đơn rút khỏi vị trí trong Hội đồng quản trị của ngân hàng.

Cụ thể, CTCP Tập đoàn Thành Công đã bán toàn bộ 60,54 triệu cổ phiếu EIB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,924% vốn điều lệ ngân hàng, ước thu về hơn 2.233 tỷ đồng.

Hợp tác xã Cổ phần Thành Công cũng bán ra hơn 44,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 3,637%, ước thu về gần 1.662 tỷ đồng.

CTCP Phúc Thịnh đã bán thoả thuận hơn 12,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,005% vốn điều lệ ngân hàng. Bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc, con gái của bà Lê Hồng Anh, cũng bán ra hơn 11 triệu cổ phiếu EIB, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,899%. Các giao dịch diễn ra vào ngày 10/10 theo phương thức thoả thuận.

Sau đó, bà Lê Hồng Anh, Thành viên HĐQT Eximbank, cùng ông Đào Phong Phúc Đại, Thành viên HĐQT độc lập, cũng là người có liên quan đến nhóm cổ đông trên đã nộp đơn từ nhiệm.

Bà Lê Hồng Anh (sinh năm 1975) là Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán của Tập đoàn Thành Công, Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Công Phạm Hùng kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH TCG Land.

Ông Đào Phong Phúc Đại (sinh năm 1975) là Tổng giám đốc CTCP Đầu tư PV-Inconess, được đề cử bởi CTCP Tập đoàn Thành Công, Mr Exim Investments và bà Nguyễn Hồng Ngọc.

Chị dâu của bà Hồng Anh hiện đang là người quản lý Hợp tác xã Cổ phần Thành Công và người quản lý CTCP Phúc Thịnh là em chồng của bà.

1 Likes

Thị trường tiền tệ tháng 12/2022: Thanh khoản hệ thống ngân hàng dần cải thiện

Việc rút ròng mạnh diễn ra vào tuần gần cuối năm khi thanh khoản hệ thống cho thấy sự cải thiện và đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng giảm sâu.

Tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 ước đạt 14%

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến 30/11/2022 đạt khoảng 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Trước đó, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) từ 14% lên 15,5% - 16%.

Như vậy, trong 10 ngày cuối cùng của năm 2022, toàn hệ thống ngân hàng vẫn còn dư khoảng 2,63% - 3,13% room tín dụng.

NHNN cho biết trong năm hệ thống các TCTD đã tiếp tục triển khai một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Tính đến cuối tháng 6/2022 các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị luỹ kế hơn 722.000 tỷ đồng (gần 1,1 triệu khách hàng), miễn giảm lãi phí với giá trị nợ luỹ kế trên 92.000 tỷ đồng; tái cấp vốn cho NHCSXH cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất,…

Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tốt hơn

Theo báo cáo cập nhật mới nhất từ Chứng khoán Rồng Việt ( VDSC), từ đầu tháng 12 đến nay, NHNN đã chuyển sang hút ròng trên thị trường mở với quy mô khoảng 75.500 tỷ đồng, đảo ngược xu hướng bơm ròng gần 72.000 tỷ đồng trong tháng 10 và 11.

Thị trường tiền tệ tháng 12/2022: Thanh khoản hệ thống ngân hàng dần cải thiện

Việc rút ròng mạnh diễn ra vào tuần gần cuối năm khi thanh khoản hệ thống cho thấy sự cải thiện và đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng giảm sâu. Nghiệp vụ phát hành tín phiếu NHNN được sử dụng với tần suất nhiều hơn từ 20/12 với quy mô hút ròng mỗi phiên là 20.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ở chiều bơm tiền vẫn có tín hiệu đáng chú ý từ nhà điều hành, thể hiện qua việc NHNN hỗ trợ thanh khoản cho các bên có nhu cầu với kỳ hạn lên đến 91 ngày, là hiện tượng hiếm có từ trước đến nay.

Tính đến ngày 26/12, số dư nghiệp vụ mua kỳ hạn và tín phiếu lần lượt là 55.487 tỷ đồng và 100.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã có nhịp giảm dài hơi hơn trong tháng 12. Lãi suất cho vay qua đêm bình quân tháng 12 là 4,98%/năm, thấp hơn 63 điểm cơ bản so với tháng 11.

Nếu xét tại thời điểm cuối tháng, lãi suất cho vay qua đêm đã giảm 1,83 điểm % so với cuối tháng 11, lãi suất cho vay các kỳ hạn từ 1-6 tháng cũng giảm từ 48-159 điểm cơ bản.

Thị trường tiền tệ tháng 12/2022: Thanh khoản hệ thống ngân hàng dần cải thiện

Nhìn chung, về tổng thể, tình hình thanh khoản hệ thống đã có bước ổn định trở lại, tuy nhiên, theo VDSC vẫn có những ngân hàng cần sự hỗ trợ của NHNN trong thời gian tới.

Kỳ vọng thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ cải thiện năm 2023

Theo nhóm phân tích tại VDSC, nhìn lại diễn biến thanh khoản hệ thống ngân hàng năm 2022 có thể thấy xu hướng chung là khó khăn.

Thứ nhất là do NHNN bán ngoại tệ với mức cao kỷ lục (~22 tỷ USD) khiến một lượng tiền đồng bị rút khỏi hệ thống.

Thứ hai, từ tháng 6-9/2022, NHNN tái sử dụng kênh bơm/hút vốn trên thị trường mở với xu hướng chủ đạo là rút ròng để đối phó với áp lực tỷ giá, sau đó mới chuyển sang bơm ròng mạnh bắt đầu tháng 10/2022.

Hiện tại, việc cho vay cầm cố với kỳ hạn dài hơn là chỉ báo cho thấy NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống trước áp lực đáo hạn trái phiếu và cuộc đua cạnh tranh lãi suất vẫn còn căng thẳng.

Ngoài ra, việc NHNN gần đây kêu gọi các NHTM thống nhất trần lãi suất huy động ở mức 9,5%/năm đang tạm ghìm đà tăng của lãi suất huy động.


NHNN hút ròng hơn 94.000 tỷ đồng trong tuần qua

Năm 2023, VDSC kỳ vọng một số yếu tố có thể hỗ trợ thanh khoản của hệ thống gồm: áp lực tỷ giá giảm bớt, NHNN có thể tận dụng cơ hội để tích trữ ngoại tệ, đồng thời là cũng một kênh hỗ trợ thanh khoản tiền đồng.

Bên cạnh đó, tín dụng tăng chậm hơn, huy động vốn tích cực hơn; tăng trưởng cung tiền sẽ có sự phục hồi nhờ đầu tư công cải thiện và định hướng tiếp tục hỗ trợ thanh khoản từ nhà điều hành.

Ngoài ra, áp lực trái phiếu đáo hạn cho năm 2023 vẫn còn rất lớn, tuy nhiên, các chuyên gia tại VDSC kỳ vọng sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn từ các thành viên thị trường so với năm 2022.

Về tăng trưởng tín dụng, ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ đạt 11-12% trên cơ sở tăng trưởng tín dụng chậm lại ở lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng và nhu cầu vay vốn ở lĩnh vực ưu tiên vẫn còn lớn với sự giúp sức của gói hỗ trợ lãi suất 2%, theo báo cáo.

MB thành lập ngân hàng 100% vốn tại Campuchia

Ngân hàng đại chúng trách nhiệm hữu hạn MB Campuchia được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 2/1/2023.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) vừa công bố thông tin triển khai hoạt động ngân hàng 100% vốn tại Campuchia trên cơ sở chuyển đổi chi nhánh MB Campuchia.

Ngân hàng được thành lập có tên Ngân hàng đại chúng trách nhiệm hữu hạn MB Campuchia với thời gian khai trương hoạt động từ ngày 2/1/2023.

Theo bản công bố thông tin đăng ký đầu tư ra nước ngoài, MB đã đầu tư hơn 76,5 triệu USD, tương đương hơn 306,3 tỷ đồng.

Tính tới cuối quý III/2022, mạng lưới giao dịch của MB bao gồm 1 trụ sở chính, 101 chi nhánh (trong đó có 2 chi nhánh nước ngoài, 198 phòng giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại Nga. Ngân hàng có 6 công ty con gồm: MB AMC, Công ty chứng khoán MBS, CTCP Quản lý quỹ đầu tư (MB Capital); Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MCredit); Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MBAL) và Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC).

9 tháng đầu năm 2022, MB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 18.190 tỷ đồng, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện gần 90% kế hoạch năm.

Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản ghi nhận tăng 8,2% đạt 656.800 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng giảm 2% xuống còn 377.145 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng trưởng 17,2%, đạt 426.233 tỷ đồng. Nợ xấu của MB tăng 35% so với cuối năm trước, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,9% lên hơn 1%.

MB thành lập ngân hàng 100% vốn tại Campuchia.

Cổ đông ngân hàng sắp hết thời “nhịn” cổ tức tiền mặt

ANTD.VN - Cổ đông nhiều ngân hàng có thể sẽ được nhận cổ tức tiền mặt ngay trong năm nay, sau cả gần chục năm “dài cổ” đợi.

Mới đây nhất, ngày 3/1 vừa qua, Ngân hàng TPBank đã công bố Nghị quyết thông qua chủ trương lấy ý kiến cổ đông về phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023. Nếu phương án này được thông qua, đây sẽ là năm đầu tiên các cổ đông TPBank được chia cổ tức bằng “tiền tươi” thay vì nhận cổ phiếu như những năm trước đó.

Cổ đông ngân hàng sắp hết thời “nhịn” cổ tức tiền mặt ảnh 1
Nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch chia cổ tức tiền mặt

Cho đến thời điểm này, TPBank là ngân hàng thứ tư có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền. Trước đó, lãnh đạo VIB cũng cho biết sau khi kết thúc năm tài chính 2022, Ngân hàng sẽ tính toán mức cổ tức tối ưu để trình đại hội đồng cổ đông vào đầu năm 2023, phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu phương án này được đại hội thông qua và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, dự kiến VIB có thể chia cổ tức tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ, tương đương với mỗi cổ phiếu sở hữu cổ đông có thể nhận 3.500 đồng cổ tức.

×

“Con số 35% này có thể cao hơn nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022”, đại diện VIB chia sẻ.

Trước đó, VPBank và ACB cũng đã manh nha ý định chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023.

Tại đại hội cổ đông năm 2022, chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng đã “hé lộ” kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt của nhà băng này. “Với nền tảng vốn đạt được vào cuối năm nay không những đủ cơ sở để đảm bảo cho tăng trưởng cao theo kế hoạch trong 5 năm tới, mà Hội đồng quản trị dự kiến từ năm sau sẽ trình Đại hội Cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm” – lãnh đạo VPBank nói.

Nếu kế hoạch này được hiện thực, đây cũng sẽ là lần đầu tiên VPBank tiến hành trả cổ tức đại trà bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu kể từ khi lên sàn vào năm 2017.

Còn tại ACB, kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022 đã được đại hội cổ đông thông qua cũng có phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt (thực hiện trong năm 2023) bên cạnh 15% bằng cổ phiếu. Như vậy, nhà băng này dự kiến tái khởi động chia cổ tức tiền mặt sau 8 năm cổ đông chỉ được nhận cổ phiếu (lần gần nhất cổ đông ACB được trả cổ tức tiền mặt 7% vào năm 2015).

Việc một số ngân hàng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay là một tín hiệu đáng mừng cho các cổ đông ngân hàng. Tại đại hội cổ đông của nhiều ngân hàng, nhiều cổ đông bức xúc chất vấn lãnh đạo nhà băng vì cả gần chục năm làm cổ đông nhưng vẫn “dài cổ” đợi cổ tức tiền mặt.

Theo lãnh đạo các nhà băng, việc các ngân hàng phải trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm nâng cao tiềm lực, phục vụ việc mở rộng kinh doanh, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn.

Đặc biệt trong 3 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt để tập trung nguồn lực hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trước đó, các ngân hàng niêm yết chỉ có 3 “ông lớn” nhà nước là Vietcombank, VietinBank và BIDV thường xuyên trả cổ tức bằng tiền mặt. Trên thực tế, các ngân hàng này đều đề xuất phương án giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, tuy nhiên Bộ Tài chính lại không đồng tình.

Nhóm quỹ Dragon Capital ‘‘lướt sóng’’ cổ phiếu STB

Ngày 03/01/2023, nhóm quỹ Dragon Capital thực hiện bán gần 2.6 triệu cp STB trong khi vừa mua vào 4.1 triệu cp của ngân hàng này vào ngày ngày 30/12/2022 trước đó.

Ngày 03/01/2023, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán tổng cộng gần 2.6 triệu cp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB). Cụ thể, Norges Bank bán gần 1.5 triệu cp, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] bán ra 100,000 cp và Vietnam Enterprise Investments Limited bán 1 triệu cp STB.

Sau giao dịch, tổng sở hữu của cả nhóm Dragon Capital giảm từ 6.0038% (gần 113.2 triệu cp) xuống còn 5.8682% (hơn 110.6 triệu cp).

Với mức giá đóng cửa phiên 03/01 ở mức 23,500 đồng/cp, ước tính nhóm quỹ đầu tư nước ngoài này đã thu về hơn 60 tỷ đồng.

Trong khi ngày 30/12/2022 trước đó, Dragon Capital đã chi ra xấp xỉ 92 tỷ đồng (ước tính theo giá kết phiên 30/12) đã mua vào tổng cộng 4.1 triệu cp STB thông qua 4 quỹ thành viên, thành công nâng tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng từ 5.7863% lên 6.0038%.

DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 1.5 triệu cp, Hanoi Investments Holdings Limited mua 1.6 triệu cp, Norges Bank mua 800,000 cp và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] mua 200,000 cp STB.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu STB đã tăng hơn 8% so với phiên đầu năm, kết phiên 06/01 ở mức 24,300 đồng/cp. Thanh khoản bình quân gần 18 triệu cp/ngày.

https://fili.vn/2023/01/nhom-quy-dragon-capital-luot-song-co-phieu-stb-739-1029432.htm

Quỹ ngoại gom mạnh cổ phiếu ngân hàng, vì đâu?

Dragon Capital, PYN Elite Fund – các quỹ đầu tư ngoại có thâm niên hoạt động ở thị trường chứng khoán Việt Nam – đều phân bổ phần lớn danh mục cho các cổ phiếu ngành ngân hàng.

Pyn Elite Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 12/2022, trong đó ghi nhận tới 5 cổ phiếu ngân hàng thuộc top các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của quỹ, gồm: CTG, STB, TPB, MBB và HDB. Các cổ phiếu này chiếm tới 44% tổng tài sản ròng (NAV) của quỹ đầu tư Phần Lan.

Trong tháng cuối cùng của năm 2022, STB là cổ phiếu ghi nhận mức tăng lớn nhất trong danh mục của Pyn Elite Fund, đạt 12,5%. Đà tăng giá của các phiếu ngân hàng trong danh mục giúp quỹ đầu tư ngoại này có tháng thứ 2 liên tiếp đạt hiệu suất dương.

Tỷ trọng các cổ phiếu ngân hàng trong tổng NAV của Pyn Elite Fund tại thời điểm cuối năm 2022

Ngân hàng cũng là nhóm cổ phiếu ưa thích của nhóm Dragon Capital từ nửa cuối năm 2022.

Trong báo cáo công bố hôm 6/1/2023, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) – thành viên của Dragon Capital – thể hiện, VPB của ngân hàng VPBank là cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 12,84% NAV.

Bên cạnh đó, có thể kể tới các cổ phiếu ACB và VCB, chiếm lần lượt 12,13% và 5,83% NAV của quỹ VEIL tại thời điểm lập báo cáo.

Nhóm quỹ Dragon Capital cũng tích cực ‘lướt sóng’ cổ phiếu ngân hàng. Ngày 30/12/2022, 4 quỹ thành viên của Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 4,1 triệu cổ phiếu STB, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank lên 6,0038%.

Tuy nhiên, từ ngày 3 – 5/1/2023, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu STB, qua đó không còn là cổ đông lớn tại Sacombank. Trong đó, Norges Bank và VEIL bán ra 2,4 triệu cổ phiếu, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] bán 100.000 cổ phiếu.


Quỹ ngoại gom mạnh cổ phiếu ngân hàng, vì đâu? ảnh 2

Trong cáo cập nhật ngành ngân hàng công bố hôm 6/1, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC – Mã CK: VCI) đã chuyển khuyến nghị từ ngân hàng quốc doanh (SOE) sang ngân hàng tư nhân với giả định các SOE sẽ phải thực hiện các gói hỗ trợ vào năm 2023.

Báo cáo cho biết, trong ngắn hạn, khi các thách thức đối với ngành bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn cao, các ngân hàng có bảng cân đối kế toán với mức độ rủi ro thấp, như các ngân hàng thương mại nhà nước và ACB, có thể tiếp tục có diễn biến giá tốt hơn so với ngành.

Tuy nhiên, với chu kỳ đầu tư 1 năm, các lựa chọn hàng đầu của VCI là TCB, VPB, MBB và STB.

VCI cho rằng, thị trường đã chiết khấu đáng kể giá của TCB, VPB và MBB do tỷ trọng dư nợ tương đối cao đối với trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.

Trong khi đó, STB có dư nợ cho vay đối với các chủ đầu tư bất động sản ở mức thấp và không có dư nợ trái phiếu doanh nghiệp kể từ quý 3/2022.

Ngoài ra, STB sắp kết thúc giai đoạn tái cấu trúc. Nhóm phân tích kỳ vọng áp lực từ việc thanh lý các tài sản tồn đọng của STB sẽ giảm dần, từ đó giúp ngân hàng này cải thiện lợi nhuận từ năm 2023 trở đi./.

Nguồn: viettimes

Vietcombank, VietinBank và BIDV đồng loạt báo lãi

Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về lợi nhuận với mức tăng trưởng 39% lợi nhuận trước thuế riêng lẻ so với năm 2021, ước tính gần 38.000 tỷ đồng.

Cả ba ngân hàng lớn đang niêm yết là Vietcombank, VietinBank và BIDV đã công bố kết quả tài chính năm 2022 trong tuần qua. Trong đó, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về lợi nhuận với mức tăng trưởng 39% lợi nhuận trước thuế riêng lẻ so với năm 2021. Cụ thể, năm 2021, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế của ngân hàng đạt 27.388 tỷ đồng, ước tính năm 2022 là gần 38.000 tỷ đồng.

Báo cáo của Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong năm 2022, huy động vốn (HĐV) thị trường I đạt gần 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2021. Tỷ trọng HĐV không kỳ hạn bình quân đạt 34%, tăng 1,8 điểm % so với 2021; HĐV bán buôn tăng trưởng 10,4%; HĐV bán lẻ tăng trưởng ở mức 8,0% so với năm 2021.

Quy mô tín dụng của Vietcombank vượt mốc 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021, kiểm soát trong tỷ lệ tăng trưởng được NHNN giao.

Ngân hàng đã kiểm soát tốt chất lượng tín dụng với tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,29%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67%, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (~465%).

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành báo cáo tại Hội nghị

Các chỉ tiêu doanh số khác tăng trưởng ấn tượng như doanh số TTQT-TTTM đạt ~135 tỷ USD, tăng 31,8% so với 2021; doanh số mua bán ngoại tệ đạt ~73 tỷ USD, tăng 20,4% so với 2021; các chỉ tiêu doanh số thẻ, bảo hiểm, phát triển khách hàng bán buôn-bán lẻ đều đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng từ mức 37% đến 100%.

Nhờ đó, hiệu quả kinh doanh của Vietcombank tiếp tục tăng trưởng bền vững và năng lực tài chính được củng cố.Cụ thể, thu nhập ngoài lãi tăng 9,2% so với năm 2021; thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 39% so với năm 2021; NIM đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm % so với 2021. Chỉ số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1,84% và 24,25%.

Vietcombank tiếp tục là doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất trên TTCKVN, lọt vào Top 100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất thị trường năm 2022 theo Reuters.

Với BIDV, đến hết 31/12/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 2,08 triệu tỷ đồng, tăng trưởng gần 21% so với năm 2021. BIDV là ngân hàng thương mại đầu tiên vượt mốc này, tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 21,1% so với đầu năm; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm và chiếm gần 13,6% thị phần tiền gửi toàn ngành ngân hàng.

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,96 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 12,65% so với đầu năm. BIDV hiện đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng (chiếm khoảng 12,5%).

Ngân hàng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 0,9% và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) của BIDV đạt 245%, mức cao nhất trong các năm gần đây.

Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23.190 tỷ đồng. Các chỉ tiêu sinh lời, chỉ tiêu an toàn hoạt động như ROA đạt 0,95%; ROE đạt 20,2%, hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 8,76%, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 41/2016/ TT-NHNN.

Trong khi đó, VietinBank công bố hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm 2022 với con số ước đạt 20,5 nghìn tỷ đồng. Trong quý 4/2022, VietinBank đã được phê duyệt giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2021 để tăng vốn, tạo điều kiện để nâng cao nguồn lực tài chính để phát triển hoạt động kinh doanh bền vững.

SSI Research: ACB lãi kỷ lục hơn 17.000 tỷ đồng trong năm 2022

Theo SSI Research, LNTT quý 4/2022 của ACB có thể đạt hơn 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ, mang lại LNTT cả năm 2022 cho ngân hàng đạt khoảng 17 nghìn tỷ đồng, tăng 41,9% so với cùng kỳ.

Theo Báo cáo ước tính KQKD quý 4/2022 của SSI Research vừa công bố, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được kỳ vọng sẽ có lợi nhuận tăng trong quý 4/2022 do vừa được NHNN cấp bổ sung hạn mức tín dụng vào đầu tháng 12/2022. Theo đó, dư nợ tín dụng và huy động của ACB sẽ tăng vừa phải so với quý 3/2022.

Với tỷ lệ nợ xấu dự báo được kiểm soát tốt ở mức thấp hơn 1% và dư nợ cho vay tái cơ cấu tiếp tục giảm trong quý 4/2022, nhóm phân tích cho rằng, ngân hàng có thể ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu do ảnh hưởng của Covid-19.

Trong quý 4/2022, ACB có thể hạ lãi suất cho vay để tận dụng hết hạn mức tín dụng được NHNN phân bổ, do đó NIM sẽ giảm so với quý 3/2022. LNTT quý 4/2022 có thể đạt hơn 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ, mang lại LNTT cả năm 2022 khoảng 17 nghìn tỷ đồng, tăng 41,9% so với cùng kỳ.

Với việc không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và định hướng tăng trưởng tín dụng đúng đắn khi dư nợ cho vay chủ đầu tư bất động sản chỉ chiếm 3,5% tổng tín dụng, ACB sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động trên thị trường bất động sản hiện tại hơn các ngân hàng khác.

Trong năm 2023, ACB sẽ đạt tăng trưởng LNTT 15% so với cùng kỳ, với NIM là 4,05% và ROE là 23,7%. SSI Research cho rằng, chủ trương quản lý rủi ro thận trọng của ACB sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu tác động từ việc nợ xấu tiềm ẩn tăng lên trong năm 2023.

Kết phiên giao dịch ngày 30/12/2022, cổ phiếu ACB tăng 20,1% lên mức 21.900 đồng đưa vốn hóa của ngân hàng này lên 3.137 triệu USD, tương đương 73.966 tỷ đồng. ACB hiện đang kín “room” ngoại khi khối ngoại đã sở hữu 30% trên 30% cổ phần được phép sở hữu.

SSI Research dự báo, chỉ số P/E và P/B của ACB sẽ có xu hướng giảm theo các năm. Cụ thể, P/E sẽ giảm từ 9,7 vào năm 2021 xuống 5,7 vào năm 2022 và 4,9 vào năm 2023. Trong khi đó, P/B sẽ giảm từ 2,1 xuống 1,3 vào năm 2022 và 1,0 vào năm 2023.

Kết phiên giao dịch ngày 10/01/2022, cổ phiếu ACB tăng 1,52%, đạt mức 23.450 đồng/cổ phiếu.

Thêm ngân hàng có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023

Thêm ngân hàng có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023

Trước đó, đã có 3 ngân hàng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023 là VPBank, ACB và VIB.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB) thông báo chốt danh sách cổ đông vào 17/1/2023 để lấy ý kiến về phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023. Thời gian thực hiện lấy kiến là từ ngày 31/1 – 12/2/2023.

Trước đó, TPBank cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2022 ước đạt 7.828 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 30% so với năm 2021. Mức lợi nhuận này còn đến từ việc gia tăng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại để tăng thu nhập từ phí. Ngoài ra, sự phục hồi tích cực của các khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh cũng góp phần gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn các năm trước.

Tổng tài sản của ngân hàng ghi nhận tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc gần 329 nghìn tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm nay đạt trên 15.600 tỷ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng gần 75% so với cùng kỳ.

Theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 36%, đạt 8.200 tỷ đồng. Như vậy, dù tăng trường khá tốt song ngân hàng này vẫn chưa đạt mức lợi nhuận đề ra trong năm 2022.

TPBank là ngân hàng mới nhất công bố kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt sau nhiều năm dành nguồn lực củng cổ nền tảng vốn và hỗ trợ khách hàng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, VPBank, ACB và VIB cũng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023.

Với kết quả kinh doanh tích cực, lãnh đạo VIB cho biết sau khi kết thúc năm tài chính 2022, ngân hàng sẽ tính toán mức cổ tức tối ưu để trình đại hội đồng cổ đông vào đầu năm 2023, phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Nếu phương án này được đại hội thông qua và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, dự kiến VIB có thể chia cổ tức tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ, tương đương với mỗi cổ phiếu sở hữu cổ đông có thể nhận 3.500 đồng cổ tức.

“Con số 35% này có thể cao hơn nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022”, đại diện VIB chia sẻ.

Cuối buổi đại hội cổ đông năm 2022, chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng đã gây bất ngờ cho các cổ đông còn nán lại họp đến phút chót bằng thông báo có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt: “Với nền tảng vốn đạt được vào cuối năm nay không những đủ cơ sở để đảm bảo cho tăng trưởng cao theo kế hoạch trong 5 năm tới, mà Hội đồng quản trị dự kiến từ năm sau sẽ trình Đại hội Cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm”.

Nếu được NHNN chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên VPBank tiến hành trả cổ tức đại trà bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu kể từ khi lên sàn vào năm 2017. Trước đó, ngân hàng này mới chỉ trả cổ tức tiền mặt cho hơn 73 triệu cổ phần ưu đãi vào năm 2018 theo tỷ lệ 20%.

Tại ACB, kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022 đã được đại hội cổ đông thông qua cũng có phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt (thực hiện trong năm 2023), bên cạnh 15% bằng cổ phiếu.

Dự báo kết quả kinh doanh quý IV/2022 của 12 ngân hàng: Hai ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận âm

## Theo ước tính của SSI Research, phần lớn ngân hàng đều ước tính tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý IV/2022, có hai ngân hàng ước tính tăng trưởng lợi nhuận âm là MB và OCB.

Theo báo cáo phân tích mới nhất của Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa công bố, các chuyên gia phân tích ước tính phần lớn ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng dương trong quý IV/2022.

Đối với Ngân hàng TMCP Đâu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID), các chuyên gia kỳ vọng lợi nhuận trước thuế quý IV đạt 5.400 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ 88-90% so với cùng kỳ nhờ chất lượng tài sản được kiểm soát và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tăng lên. Tăng trưởng tín dụng và huy động dự kiến lần lượt đạt 12,7% và 9% vào cuối năm.

Năm 2023, do dư nợ cho vay của BIDV đối với cả lĩnh vực bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đều ở mức thấp, SSI Research dự báo lợi nhuận trước thuế ngân hàng tăng 21,6% so với cùng kỳ.

Với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank – Mã: CTG), chuyên gia kỳ vọng lợi nhuận cả năm đạt 21.200 - 21.400 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, riêng quý IV/2022 lợi trước thuế đạt 5.400 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tính đến 30/11/2022 lần lượt là 10,7% và 5,1% so với đầu năm.

Năm 2023, lợi nhuận trước thuế của VietinBank dự kiến đạt 24.400 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ.

SSI Research cũng dự báo rằng lợi nhuận trước thuế năm 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) đạt hơn 37.000 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ, tính riêng quý IV đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh này được thúc đẩy bởi mức NIM tiếp tục được cải thiện nhờ tăng trưởng tín dụng vượt tăng trưởng huy động (19% so với 9%) và chất lượng tài sản vẫn được kiểm soát tốt.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Ảnh: Vietcombank)

Đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB – Mã: VIB), SSI dự báo lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt khoảng 2.800 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ do áp lực gia tăng đối với chi phí vốn và tỷ trọng cho vay mua nhà cao. Năm 2022 lợi nhuận trước thuế có thể đạt 10.600 tỷ đồng, vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đề ra.

Với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB), lợi nhuận trước thuế quý IV/2022 có thể đạt hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ, mang lại lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 khoảng 17.000 tỷ đồng. tăng 41,9% so với cùng kỳ. Trong quý IV, các chuyên gia cho rằng ACB có thể hạ lãi suất cho vay để tận dụng hết hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phân bổ, do dó NIM sẽ giảm so với quý III.

Trong năm 2023, SSI Research dự báo ACB sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 15% so với cùng kỳ, với NIM là 4,05%, giảm 0,2 điểm % so với cùng kỳ và ROE là 23,7%, giảm 2,7 điểm %.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB – Mã: MSB), lợi nhuận trước thuế quý IV/2022 ước tính đạt 1.200-1.300 tỷ đồng nhờ NHNN nâng hạn mức tín dụng hơn 6% vào đầu tháng 12, giúp MSB đạt mức tăng trưởng tín dụng 16,5% vào năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu trong quý IV tăng so với quý III dưới tác động của việc lãi suất tăng cao.

Năm 2022, lợi nhuận trước thuế ngân hàng ước tính đạt 6.150 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 90% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra với NIM là 4,3% tăng 0,64% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có thể tăng lên 1,75% trong quý IV và 1,8% trong năm 2023 do đó chi phí dự phòng cũng sẽ tăng lên.

Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – Mã: STB), SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế quý IV đạt hơn 1.800 tỷ đồng tăng 63,5% so với cùng kỳ, giúp zSacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm đạt hơn 6.300 tỷ đồng. Theo đó, việc xử lý các khoản nợ tồn đọng sẽ là động lực chính để ngân hàng tăng lợi nhuận cốt lõi.

Năm 2023, chuyên gia kỳ vọng Sacombank sẽ đạt lợi nhuận trước thuế là 11.500 tỷ đồng với NIM là 4,48%, tăng 0,95 điểm % so với cùng kỳ. ROE tăng từ 13,9% lên 22%.

Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB), trong quý IV, tăng trưởng sẽ duy trì ở mức cao tại ngân hàng mẹ (60-70% so với cùng kỳ) do tín dụng có thể tăng tốc vào cuối năm và tiến sát hạn mức tín dụng 30% do NHNN cấp. Năm 2022, lợi nhuận trước thuế ước tính đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng 73,5% so với cùng kỳ.

Năm 2023, các chuyên gia dự báo lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 22.000 tỷ đồng, giảm 13% so với mức lợi nhuận năm 2022 (khi ngân hàng nhận được khoản phí bancassurance trả trước).

Còn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB), NIM có thể tăng nhẹ trong quý IV so với quý III do NHNN tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Các chuyên gia cho rằng TPBank đã duy trì được thanh khoản ở mức hợp lý nên không tăng mạnh lãi suất huy động như các ngân hàng cùng quy mô khác.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Ảnh: TPBank)

Tuy nhiên, theo ước tính của SSI Research, có ba ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm jtrong quý IV/2022. Tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank – Mã: HDB), chuyên gia ước tính rằng ngân hàng sẽ hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra với lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, riêng quý IV được dự báo không đổi so với cùng kỳ.

Năm 2023. HDBank được dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 9.250 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ với NIM giảm nhẹ (đạt 4,32% giảm 0,03 điểm % và ROE là 21,1%.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – Mã: MBB) là ngân hàng tiếp theo SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận âm trong quý IV, đạt 4.500 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, Năm 2022, MB ghi nhận 22.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 36% so với cùng kỳ.

Năm 2023, chuyên gia dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 26.000 tỷ đồng tăng 15,65 so với cùng kỳ, tương đương với ROE là 24,6%.

Cuối cùng, đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – Mã: OCB), lợi nhuận trước thuế quý IV/2022 dự kiến sẽ giảm đáng kể 22,8% so với cùng kỳ xuống còn 1.350 tỷ đồng, chủ yếu do gặp bất lợi từ hoạt động kinh doanh trái phiếu chính phủ khi lợi suất trái phiếu tăng mạnh trong năm 2022 cũng như giảm thu nhập phí thuần.

Năm 2023, SSI Research dự báo OCB sẽ đạt 4.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 11,6% so với cùng kỳ với ROE là 13,3%.

Big 4 ngân hàng báo lãi lớn

Khối ngân hàng thương mại quốc doanh cập nhật kết quả kinh doanh năm 2022 với mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá. BIDV có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất lên tới trên 70% so với năm 2021.

Big 4 ngân hàng báo lãi lớn năm 2022. Ảnh: Internet.

Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Nguyễn Thị Phượng cho biết, ngân hàng đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra với mức lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 40% so với năm trước.

Với kết quả này, Agribank cùng hai ngân hàng có vốn nhà nước khác là BIDV, VietinBank đều ghi nhận mức lợi nhuận tiệm cận ngưỡng một tỷ USD.

BIDV là ngân hàng quốc doanh có mức bứt phá mạnh nhất với mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23.190 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với năm 2021, vượt 13% kế hoạch năm.

BIDV tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản. Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản ngân hàng đạt hơn 2,08 triệu tỷ đồng, tăng trưởng gần 21% so với năm 2021.

VietinBank là ngân hàng quốc doanh có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất trong nhóm năm 2022, với lơi nhuận riêng lẻ ước đạt 20.500 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm trước.

Đại diện VietinBank cho biết, điểm đáng lưu ý trong kết quả kinh doanh ngân hàng năm 2022 là kết quả thu hồi nợ xử lý rủi ro với kết quả thu hồi nợ gốc lãi xử lý rủi ro tăng hơn 60% so với số thu năm 2021.

Quán quân lợi nhuận năm nay vẫn thuộc về Vietcombank với mức lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 39% đạt khoảng 36.770 tỷ đồng.

Vietcombank vẫn chiếm lợi thế lớn khi tỷ lệ CASA duy trì mức cao, khoảng 34% tổng huy động vốn.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, thống kê từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết (chiếm 70% tổng tài sản, 71% dư nợ và 68% tiền gửi khách hàng của hệ thống tổ chức tín dụng tính đến ngày 30/9/2022) cho thấy, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng tốt trong 9 tháng đầu năm 2022, với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 192.500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ, trong đó 7 ngân hàng đạt mức lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, dù có mức tăng trưởng khá tốt nhưng nhiều ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận một phần dựa vào giảm trích lập dự phòng rủi ro và đa số các ngân hàng vẫn chưa đạt tới 75-80% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, đại diện một số ngân hàng, nếu tính riêng quý IV/2022, lợi nhuận của ngân hàng đi ngang do hạn chế về room tín dụng, lãi suất huy động tăng cao và cả áp lực trích lập dự phòng quý cuối năm.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2022 của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, từ quý III/2022, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng không như kỳ vọng. Có 70,4 - 75,9% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện trong quý IV và cả năm 2022, nhưng mức độ cải thiện thấp hơn so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước đó.

Về lợi nhuận trước thuế năm 2022, có 87% tổ chức tín dụng ước tính lợi nhuận tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 9,3% tổ chức tín dụng ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm và và 3,7% nhận định đi ngang.

KienlongBank rút hồ sơ niêm yết lên HOSE

Ngày 13/01/2023, HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) vừa thông qua nghị quyết rút hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu KLB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) do diễn biến thị trường chưa thuận lợi cho việc niêm yết và lợi ích của cổ đông.

HĐQT sẽ báo cáo ĐHĐCĐ tại phiên họp gần nhất về nội dung này và trình cổ đông việc tiếp tục niêm yết cổ phiếu vào thời điểm thị trường thuận lợi, tích cực hơn.

Tháng 12/2021, KienlongBank đưa ra kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và đổi tên thành KSBank nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận do chưa đảm bảo tuân thủ quy định.

Đến tháng 8/2022, HOSE thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của KienlongBank với khối lượng 365.3 triệu cp. Ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết là 03/08/2022.

Trên sàn UPCoM, kết phiên 13/01, giá cổ phiếu KLB dừng ở mức 12,200 đồng/cp, xấp xỉ đầu năm và giảm gần 70% giá trị so với mức đỉnh tháng 3/2022 (39,900 đồng/cp).

Diễn biến giá cổ phiếu KLB từ đầu năm đến nay

https://fili.vn/2023/01/kienlongbank-rut-ho-so-niem-yet-len-hose-741-1030972.htm

Lộ diện 3 ứng viên vào HĐQT Eximbank: Bamboo Capital dự kiến có thêm 1 ghế, đại diện công ty BĐS, chứng khoán góp mặt

Lộ diện 3 ứng viên vào HĐQT Eximbank: Bamboo Capital dự kiến có thêm 1 ghế, đại diện công ty BĐS, chứng khoán góp mặt

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố danh sách nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) bao gồm ba thành viên.

Lê Thị Mai Loan , sinh năm 1982, có bằng Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế TP HCM và Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Quản trị Paris. Bà hiện đang là thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) và Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại dịch vụ Gia Khang - công ty có nhiều quan hệ với Bamboo Capital (một tập đoàn giàu tham vọng trong lĩnh vực bất động sản, năng lượng tái tạo).

Trước đây, bà Lê Thị Mai Loan cũng đảm nhiệm cương vị là Chủ tịch thường trực tại Tracodi Tracodi Trading & Consulting; đồng thời là cựu Thành viên BKS của Bamboo Capital và Phó Chủ tịch thường trực Công ty CP BCG Land. Cả BCG Land và Tracodi vốn là thành viên thuộc Bamboo Capital. Bà Loan mới chỉ thôi các chức vụ tại BCG Land và Tracodi từ tháng 9/2022.

Trước đó, Chủ tịch Bamboo Capital Nguyễn Hồ Nam cũng xuất hiện tại đại hội cổ đông bất thường của Eximbank. Tháng 5/2022, Eximbank cũng công bố hợp tác chiến lược với AAA - công ty bảo hiểm thuộc Bamboo Capital.

Hiện trong HĐQT Eximbank cũng có một đại diện của nhóm Bamboo Capital là ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Bamboo Capital (BCG).

Thành viên thứ hai dự kiến được bầu vào HĐQT Eximbank là ông Phạm Quang Dũng (sinh năm 1982), trình độ Cử nhân Ngân Hàng - Tài Chính, Đại học Kinh tế Quốc Dân. Ông Dũng hiện giữ vị trí Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư BĐS Phú Mỹ và Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư BĐS Filmore.

Ông Dũng cũng từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các ngân hàng như Phó Giám đốc khối Doanh Nghiệp lớn Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Giám đốc Quản lý Khách hàng Doanh nghiệp (SRM) Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam,…

Bên cạnh 2 ứng viên nêu trên, Eximbank cũng dự kiến bầu ông Trần Anh Thắng vào ghế Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ VII (2020 – 2025).

Ông Thắng sinh năm 1984, có bằng Cử nhân Tài Chính và Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Latrobe. Ông Thắng đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP Amber Capital Holdings và CTCP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước; đồng thời là Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Nhất Việt.

Được biết, Eximbank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày hôm nay (16/1) tại TP. Hồ Chí Minh để bầu bổ sung thành viên HĐQT và một số nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội.

Kế hoạch bầu bổ sung thành viên HĐQT được đưa ra sau khi 2 thành viên HĐQT của Eximbank liên quan đến Tập đoàn Thành Công đã có đơn từ nhiệm thời gian gần đây. Cụ thể, ngày 24/10, bà Lê Hồng Anh (Thành viên HĐQT) và ông Đào Phong Trúc Đại (Thành viên HĐQT độc lập) đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân.

Trước đó, nhóm cổ đông Tập đoàn Thành Công đã tiến hành thoái vốn khỏi Eximbank theo phương thức giao dịch thỏa thuận. Trong đó, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, con gái của bà Lê Hồng Anh đã chuyển nhượng toàn bộ hơn 11 triệu cổ phiếu EIB. Ngoài ra, 3 tổ chức liên quan đến bà Hồng Anh là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công cũng đã bán hơn 60,5 triệu cổ phiếu EIB (tỷ lệ 4,924%), Hợp Tác xã Cổ phần Thành Công bán hơn 44,7 triệu cp EIB (tỷ lệ 3,637%), Công ty Cổ phần Phúc Thịnh bán hơn 12,2 triệu cp EIB (tỷ lệ 1,005%).

Ngoài 2 nhân sự trên, hồi tháng 9, ông Võ Quang Hiển cũng không còn là thành viên HĐQT Eximbank và thành viên/ủy viên các hội đồng/ủy ban trực thuộc Eximbank. Lý do miễn nhiệm là do ông Võ Quang Hiển không còn làm người đại diện theo ủy quyền của cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại Eximbank từ ngày 14/9.

Mới đây, Eximbank cũng đã công bố Nghị quyết HĐQT về kế hoạch kinh doanh 2023 để trình cổ đông thông qua. Trong đó, Hội đồng Quản trị Eximbank đã chấp thuận đề xuất của ban điều hành ngân hàng về kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 42,9% so với mức dự kiến đạt được trong năm 2022 là 3.500 tỷ.

SMBC đã thoái vốn tại Eximbank?

Trong dòng chảy thông tin liên quan đến Eximbank, phiên giao dịch cuối tuần trước (13/1) ghi nhận hơn 134 triệu cổ phiếu EIB (tương đương 10,8% vốn điều lệ Eximbank) được trao tay qua phương thức thỏa thuận, với tổng giá trị giao dịch lên tới 3.421 tỷ đồng, trong đó, phần lớn các cổ phiếu EIB được giao dịch ở mức giá 25.500 đồng/cổ phiếu.

Thanh khoản EIB tăng vọt nhờ hoạt động sang tay của khối ngoại cho khối nội. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 132,8 triệu cổ phiếu EIB, giá trị gần 3.420 tỷ đồng.

Với tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Eximbank trước phiên giao dịch ở mức 18,95% thì nhiều khả năng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), cổ đông nước ngoài nắm giữ 15% tại ngân hàng này đã thoái vốn trong phiên cuối tuần vừa qua.

Trước đó, ngày 18/3/2022, định chế tài chính đến từ Nhật Bản đã chính thức có văn bản thông báo về việc chấm dứt thỏa thuận liên minh chiến lược với Eximbank.

NHNN ngày 18/10/2022 cũng đã có văn bản “chấp thuận việc bán, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần EIB do SMBC sở hữu ở Eximbank”

Trên thị trường cũng xuất hiện nhiều thông tin cho biết, SMBC đã thoái vốn toàn bộ vốn tại Eximbank trong phiên giao dịch cuối tuần trước.

Mua “chui” cổ phiếu ACB, Công đoàn Ngân hàng Á Châu bị đình chỉ giao dịch chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 4 tháng đối với Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.

Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vừa bị đình chỉ giao dịch chứng khoán do mua chui cổ phiếu của ngân hàng này.

Cụ thể, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ ngày 10.10 – 19.10.2022, Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu mua tổng cộng 10.325.800 cổ phiếu ACB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (tương ứng 103.258.000.000 đồng mệnh giá) nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính số tiền lên tới 3 tỷ đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 4 tháng đối với Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, tính từ ngày 11.1.2023.

Dữ liệu tại thời điểm 26.10.2022 cho thấy, Ban chấp hàng Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu sở hữu hơn 41,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,24%, là cổ đông lớn thứ 4 của ngân hàng này.

Cận Tết Nguyên đán, gửi tiền ngân hàng nào được hưởng lãi suất cao nhất?

(ĐTCK) Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các doanh nghiệp phần lớn cũng đã chi trả lương tháng thứ 13 hoặc thưởng Tết cho cán bộ nhân viên. Dù ít hay nhiều, mỗi người lao động đều đã có kế hoạch chi tiêu cho mình dịp Tết này, đồng thời cũng muốn chọn ngân hàng có lãi suất cao để gửi tiết kiệm.

Cận Tết Nguyên đán, gửi tiền ngân hàng nào được hưởng lãi suất cao nhất?

Nhà băng nào đang niêm yết lãi suất cao

Bảo Anh, nhân viên marketting tại một công ty công nghệ ở Hà Nội cho biết, hôm thứ Sáu, ngày 13/1 vừa qua, công ty cô đã chi tháng lương thứ 13 và thưởng thêm 1 tháng lương cho toàn bộ nhân sự có thâm niên 12 tháng trở lên.

Sau khi nhận “ting ting” về tài khoản, cô đã lên kế hoạch mua sắm các vật dụng cho dịp Tết và một vài “bộ cánh” mới để diện Tết và cũng dành tiền mua quà về cho gia đình. Cô còn nhờ bạn làm ở ngân hàng đổi cho chút tiền mới để lì xì.

Bảo Anh cũng cho biết thêm, do được nhận cùng một lúc tới 2 tháng lương nên dịp Tết này cô có chút dư giả muốn gửi tiết kiệm để dành dụm. Qua theo dõi trên mạng xã hội và đọc báo thì thấy lãi suất ngân hàng hiện tại đang rất cao nên Bảo Anh có ý định gửi phần còn lại tiền thưởng vào ngân hàng để qua năm mới có “vốn dắt lưng”.

Qua tham khảo trên website của một số ngân hàng, Bảo Anh nhận thấy mức lãi suất cao nhất hiện nay được các nhà băng áp dụng mức tối đa 9,5%/năm, song phải gửi kỳ hạn dài.

Cụ thể, SCB hiện đang có lãi suất cao nhất ghi nhận ở mức 9,95%/năm cho kỳ hạn tiền gửi 12 tháng, không kèm yêu cầu về hạn mức tiền gửi.

Mức lãi suất cao thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng kỳ này là 9,5%/năm đang được triển khai tại DongA Bank, LienVietPostBank, BacA Bank, HDBank, Techcombank và Saigonbank.

Nhưng mỗi ngân hàng sẽ áp dụng tại kỳ hạn và có các điều kiện đi kèm khác nhau. VPBank và VietBank cùng có lãi suất khá cao nhất là 9,3%/năm. Còn tại OceanBank và MSB đang cùng huy động tiền gửi với lãi suất cao nhất là 9,1%/năm.

Tuy nhiên, với mức lãi suất 9,3-9,5%/năm nói trên được các ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn dài ngày từ 12 tháng trở lên. Trong khi đó, Bảo Anh và một số khách hàng khác chỉ muốn gửi kỳ hạn khoảng 6 – 9 tháng trở xuống.

Hiện mặt bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống đều được các ngân hàng áp mức kịch trần 6%/năm và thấp hơn chút đỉnh ở khối ngân hàng có vốn nhà nước.

Còn với kỳ hạn tiền gửi từ 6-9 tháng được một số ngân hàng, trong đó phải kể đến là ở một số nhà băng quy mô vừa và nhỏ niêm yết mức lãi suất cao từ 8-9%/năm.

Cụ thể, tại Ngân hàng Bản Việt lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng là 8,6%/năm. Còn tại VietA Bank lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng được niêm yết ở mức 8,6-8,7%/năm. Đáng chú ý, tại Vietbank, lãi suất kỳ hạn 7-10 tháng còn cao hơn khi niêm yết mức 9,3%/năm.

Xu hướng giảm dần từ quý II/2023

VCBS dự báo, lãi suất huy động và lãi suất cho vay còn dư địa tăng trong năm 2023. Cụ thể, áp lực lớn nhiều hơn vào thời điểm 6 tháng đầu năm nay, sau đó sẽ dần hạ nhiệt nửa cuối năm.

VCBS dự báo, lãi suất huy động dự báo đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm với mức tăng 1-1,5%. Như vậy, áp lực tăng lên của mặt bằng lãi suất vẫn còn.

Sở dĩ áp lực lãi suất tiền gửi trong nước còn tăng, theo VCBS là do quá trình tăng lãi suất ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp diễn ít nhất cho tới tháng 6/2023.

VNDirect cũng đưa ra nhận định, đà tăng của lãi suất tiền gửi có thể chậm lại trong nửa đầu năm 2023. Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiếp tục chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023.

Vì thế, VNDirect dự báo lãi suất huy động có thể tăng nhẹ 0,5% trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng khoảng 2-3% trong năm 2022. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức 8,0-8,5%/năm (bình quân) vào cuối năm 2023.

Các chuyên gia tài chính cho rằng, lạm phát năm 2023 sẽ theo hướng cao trong những tháng đầu năm nhưng giảm dần. Khó khăn cũng sẽ qua, thanh khoản sẽ tốt hơn ở những tháng cuối năm. Lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ quý II/2023.

Đồng thời, Chính phủ xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng giúp lãi suất tiền gửi có thể giảm nhẹ.

Tình hình đầu quý III/2023 sẽ dần dễ thở hơn, lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ cuối quý II/2023. Lạm phát năm 2023 sẽ theo hướng cao trong những tháng đầu năm nhưng giảm dần về cuối năm. Tuy nhiên, các chuyên gia đã dự báo về lãi suất, đồng thời nhận định 2023 sẽ là một năm khó khăn hơn 2022.

Mặc dù biến động lãi suất cho vay có độ trễ so với lãi suất huy động, song năm 2023, lãi suất cho vay được dự báo còn dư địa tăng. Trong trường hợp lãi suất huy động tạo đỉnh trong nửa đầu 2023, lãi suất cho vay có thể ghi nhận mức tăng thấp hơn lãi suất huy động, tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các ngành nghề, phân loại ưu tiên.

Đồng thời, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn khó khăn hơn khi tỷ lệ hoàn vốn nội bộ đủ lớn để thực hiện dự án tăng lên. Rủi ro nợ xấu tăng lên cùng hạn mức tín dụng không quá dư thừa khiến các ngân hàng thương mại sẽ lựa chọn kỹ càng hơn với danh mục phê duyệt tín dụng.

Một chuyên gia tài chính đưa ra nhận định, với áp lực lãi vay hiện nay sẽ khiến doanh nghiệp sẽ tạm thời ngưng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

Vì thế, trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần kêu gọi, yêu cầu các ngân hàng nỗ lực giảm chi phí đầu vào để có thể giảm lãi suất đầu ra. Vừa qua, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay 1 - 1,5% theo yêu cầu, song trước áp lực chi phí đầu vào chưa giảm thì lãi vay khó giảm trong nửa đầu năm nay.

Còn các doanh nghiệp đang phải đối mặt với chi phí lãi vay tăng cao, do USD và lãi suất tiền đồng tăng, ảnh hưởng lên khả năng trả nợ. Những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp và khả năng trả nợ suy giảm sẽ tác động xấu đến chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2023.

Để ổn định mặt bằng huy động, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các tổ chức tín dụng đã thống nhất quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và ủng hộ đề xuất mức tối đa 9,5%/năm cho lãi suất huy động các kỳ hạn, song chỉ mới một vài ngân hàng đưa mức lãi suất tiền gửi về 9,5%, vì áp lực thanh khoản cuối năm.

Thế nhưng, tại một số ngân hàng, dù đang niêm yết mức lãi suất cao nhất dưới 9,5%, song nếu tham gia các chương trình khuyến mãi, hoặc có thể đáp ứng được một số điều kiện về lượng tiền gửi tối thiểu, mở thêm tài khoản thanh toán online, là khách hàng thuộc diện ưu tiên…, thì người gửi tiền còn nhận được cộng lãi suất, đó là chưa kể lãi suất theo thỏa thuận “ngầm” giữa ngân hàng và khách hàng gửi tiền lớn. Do đó, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất thực tế hiện ghi nhận vẫn là hơn 12-13%/năm.

Chỉ thị của Thống đốc NHNN đầu năm 2023: Kiểm soát chặt lãi suất tiền gửi, khuyến khích các ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu

Chỉ thị của Thống đốc NHNN đầu năm 2023: Kiểm soát chặt lãi suất tiền gửi, khuyến khích các ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu

Ngày 17/01, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023.

Chỉ thị xác định 7 nhóm mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành Ngân hàng trong năm 2023, bao gồm:

Một là , điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ trưởng kinh tế hợp lý. Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Hai là , kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Triển khai với nỗ lực cao nhất các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ba là , triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%; tập trung triển khai chỉ đạo các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các TCTD yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các TCTD này từng bước phục hồi. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD; trong đó tập trung chỉ đạo TCTD tăng cường minh bạch trong hoạt động, khắc phục tình trạng sở hữu cổ phần giới hạn quy định, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo tại các TCTD. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD.

Bốn là , thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Năm là , tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường trong việc chấp hành chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và các quy định trong hoạt động ngân hàng.

Sáu là , cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Bảy là , tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình/Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.

Trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát trên, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN Trung ương tham mưu cho Thống đốc, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trong đó, Thống đốc yêu cầu điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh ; trong đó căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả xếp hạng TCTD, mức độ tập trung tín dụng, lãi suất, việc tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém, tình hình thực tiễn thị trường,… Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đối với các TCTD, Thống đốc NHNN yêu cầu tổ chức triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối; chấp hành nghiêm các quy định, chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng và các chỉ tiêu kế hoạch được giao; Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2023 bám sát các giải pháp điều hành CSTT, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN.

Các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; cắt giảm chi phí hoạt động, khuyến khích trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất thị trường .

Ngoài ra, các ngân hàng cần thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu; Thực hiện nghiêm và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, NHNN về: (i) lãi suất, phí cho vay, trong đó kiểm soát chặt chẽ lãi suất tiền gửi để giữ ổn định mặt bằng lãi suất thị trường; (ii) các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các tỷ lệ về an toàn vốn và khả năng thanh khoản. Kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; (iii) các quy định về kiểm soát nội bộ tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng giá, khối ngoại gom mạnh nhóm ‘Big3’

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng giá, khối ngoại gom mạnh nhóm 'Big3'

Đóng cửa phiên 18/1, toàn ngành ngân hàng ghi nhận 20/27 mã tăng giá. Khối ngoại tiếp tục xu hướng mua ròng với tâm điểm tập trung vào CTG, BID và VCB.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng trong phiên giao dịch 18/1 và là động lực chính dẫn dắt đà tăng thị trường.

Đóng cửa, toàn ngành ngân hàng ghi nhận 20/27 mã tăng giá, chỉ 2 mã giảm và 5 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, hai mã giao dịch trên thị trường UPCoM là NAB và SGB dẫn đầu mức tăng toàn ngành khi xanh lần lượt 3,3% và 3,1%.

Bên sàn HOSE, TPB của TPBank có diễn biến giá tốt nhất khi tăng 2,6% lên mức 23.600 đồng, với thanh khoản khớp lệnh đạt hơn 10 triệu đơn vị. Trong phiên hôm qua, cổ phiếu TPB cũng gây chú ý với thanh khoản đột biến đạt hơn 13 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần mức bình quân của 5 phiên liền trước.

Trước đó, TPBank đã công bố kết quả kinh doanh năm 2022, với lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt hơn 7.828 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021. Các chỉ số sinh lời như ROE đạt 21,48%, ROA đạt 2%, thuộc top hiệu quả trong hệ thống

Phiên hôm nay cũng ghi nhận nhiều mã ngân hàng tăng giá 1 – 2% như BVB và PGB (+1,9%), BAB (+1,5%), VAB (+1,3%), HDB và ABB (+1,2%).

Trong đó, HDB là mã giao dịch tích cực nhất trong phiên sáng khi có lúc xanh gần 2,9% đạt 17.750 đồng/cp. Dù hạ nhiệt sau đó, HDB vẫn lọt vào Top8 mã tăng giá mạnh nhất nhóm ngân hàng. Đây cũng là phiên tăng giá thứ tư liên tiếp của cổ phiếu này với tổng tỷ suất sinh lời 5,1%, qua đó tiếp tục duy trì kênh tăng giá từ giữa tháng 11 đến nay.

Theo thông tin được chia sẻ tại Hội nghị triển khai kinh doanh 2023, HDBank ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2022 tốt nhất từ trước đến nay, với tổng tài sản vượt mốc 400.000 tỷ đồng, đồng thời lần đầu tiên gia nhập “câu lạc bộ” lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng.

Bên cạnh lợi thế room tăng trưởng tín dụng cao, HDBank cũng được kỳ vọng có nhiều thuận lợi để đạt được kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2023.

Ở chiều ngược lại, OCB và EIB là hai mã ngân hàng hiếm hoi đóng cửa phiên trong sắc đỏ, giảm lần lượt 0,6% và 0,2%. Năm mã đứng giá tham chiếu gồm có KLB, NVB, SHB, VIB và VBB.

Thanh khoản khớp lệnh nhóm ngân hàng phiên hôm nay có xu hướng giảm so với phiên 17/1, nhưng vẫn ở mức khá so với bình quân các phiên trước. Trong đó, VPB tiếp tục dẫn đầu toàn ngành với gần 19,7 triệu cổ phiếu, giá trị gần 386 tỷ đồng. Đứng kế sau lần lượt là SHB (16,4 triệu cp), TPB (10,1 triệu cp), MBB (9,9 triệu cp), STB (8,5 triệu cp), LPB (6,7 triệu cp),…

Giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động tại TCB và VPB, với lần lượt 6,9 triệu cp và 6,6 triệu cp được sang tay theo phương thức này.

Về khối ngoại, nhóm này tiếp tục mua ròng mạnh tại nhiều mã ngân hàng như CTG (43,8 tỷ đồng), BID (29 tỷ đồng), VCB (16,3 tỷ đồng), HDB (8,3 tỷ đồng) … Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sang tay nội khối hơn 5,2 triệu cổ phiếu TCB, giá trị 152 tỷ đồng.

Một ngân hàng lãi gấp ba lần năm trước, đâu là động lực chính?

Năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Eximbank tăng trưởng đột biến đạt hơn 3.707 tỷ đồng, gấp gần ba lần năm trước.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB), lợi nhuận trước thuế ghi nhận tăng trưởng bất ngờ cả trong quý IV (tăng 122%) và cả năm (tăng 194% so với năm trước).

Trong quý cuối năm thu nhập từ các mảng chính của Eximbank đều tăng trưởng cao, thu nhập lãi thuần tăng gần 46% so với cùng kỳ năm trước mang về 1.435 tỷ đồng, lãi thuần từ mảng dịch vụ và kinh doanh ngoại hối tăng lần lượt 33,7% và 97,8%.

Mặc dù vậy, chi phí hoạt động tăng cao hơn 77% đã khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm hơn 11%. Tuy nhiên, việc cắt giảm mạnh hơn 77% chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ đã kéo lợi nhuận tăng lên gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.707 tỷ đồng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước (1.260 tỷ đồng năm 2021).

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của Eximbank tăng 11,6% đạt 185.298 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng 13,8% đạt 130.506 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tại Eximbank tăng trưởng hơn 8% đạt 148.814 tỷ đồng.

Số dư nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ngân hàng tăng 4,4% lên 2.347 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm từ 1,96% cuối năm 2021 về 1,8%.

Cuối năm 2022, Eximbank tiếp tục ghi nhận nhiều biến động về nhân sự cấp cao khicác cổ đông nhóm Thành Công và SMBC chính thức rút chân khỏi hội đồng quản trị.

Hai thành viên HĐQTđại diện cho nhóm cổ đông của Tập đoàn Thành Công là bà Lê Hồng Anh và ông Đào Phong Trúc Đại (Thành viên HĐQT độc lập) có đơn từ nhiệm vào ngày 24/10/2022 vì lý do cá nhân.

Ngân hàng đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung thành viên vào HĐQT ngày 16/1 nhưng bất thành do không đủ túc số, đại hội lần hai dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 2.

Hiện tại, HĐQT của ngân hàng bao gồm 6 thành viên (kể cả hai thành viên của nhóm Thành Công), trong đó bà Lương Thị Cẩm Tú là Chủ tịch.

Danh sách nhân sự HĐQT và BKS của Eximbank.

Ngân hàng cũng đã công bố ba ứng viên được đề cử vào HĐQT. Trong đó,Bamboo Capital dự kiến có thêm một ghế làbà Lê Thị Mai Loan, hiện là Chủ tịch thường trực tại Tracodi Trading & Consulting; đồng thời là cựu Thành viên BKS của Bamboo Capital và Phó Chủ tịch thường trực CTCP BCG Land.

Hai thành viên còn lại làông Phạm Quang Dũng, hiện giữ vị trí Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư BĐS Phú Mỹ và Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư BĐS Filmore vàông Trần Anh ThắngChủ tịch HĐQT của CTCP Amber Capital Holdings và CTCP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước; đồng thời là Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Nhất Việt.

VCB: Vietcombank muốn phát hành gần 2,8 tỷ cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn lên trên 75.000 tỷ đồng

Ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết trên cơ sở đánh giá quy mô vốn của Vietcombank so với các ngân hàng trong nước và khu vực.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) vừa công bố tờ trình bổ sung về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018.

Cụ thể, Vietcombank dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng Nếu thành công, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ lên hơn 75.000 tỷ đồng.

Thời gian phát hành cũng được ngân hàng điều chỉnh dự kiến trong năm 2023, 2024, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết trên cơ sở đánh giá quy mô vốn của Vietcombank so với các ngân hàng trong nước và khu vực. Theo đó, vốn điều lệ của Vietcombank hiện thấp nhất trong số các NHTM Nhà nước, thấp hơn một số NHTM cổ phần và có khoảng cách lớn so với các ngân hàng hàng đầu trong khu vực.

Nếu không được tăng vốn thì ngân hàng khó có thể đảm bảo vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần và khả năng điều tiết thị trường trong nước; đồng thời cũng không đạt được mục tiêu “Phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 2 – 3 ngân hàng thương mại nằm trong Top100 ngân hàng lớn nhất (về tài sản) trong khu vực Châu Á”, theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Vietcombank đánh giá việc tìm kiếm nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính phủ hợp với mục tiêu của ngân hàng và sẵn sàng đầu tư vào thời điểm này là khá thách thức. Do đó việc thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư của Vietcombank vẫn chưa hoàn thành và đang tiếp tục xúc tiến.

Ngoài ra, giải pháp phát hành trái phiếu tăng vốn cũng gặp khó khăn do đối mặt với xu hướng thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng và gây áp lực gia tăng chi phí vốn của Vietcombank.

Với vai trò là NHTM lớn góp phần hỗ trợ thực hiện các chính sách của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đặc biệt là có đủ nguồn lực tích cực tham gia phương án tái cơ cấu một tổ chức tín dụng yếu kém, Vietcombank cho biết rất cần bổ sung vốn để trở thành NHTM Nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất thị trường, giữ vững vai trò dẫn dắt ngành ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng cho biết, vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Vietcombank như: đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới; đầu tư cho quá trình chuyển đổi số; mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn; đảm bảo nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém;…

Trước đó, Vietcombank đã ban hành nghị quyết về việc phê duyệt dự thảo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường dự kiến tổ chức vào ngày 30/1/2023.

Trong đó, Vietcombank dự kiến bầu bổ sung một Thành viên HĐQT vào thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2018-2023. Ứng viên bầu bổ sung vào chức danh này là ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành Vietcombank.

Ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1974, có bằng cử nhân Kinh tế Ngoại Thương, Đại học Ngoại Thương và cử nhân Tiếng Anh, Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Vietcombank như Phó TGĐ phụ trách Khối Bán buôn, Giám đốc Ban Khách hàng Doanh nghiệp Trụ sở chính, Giám đốc chi nhánh Tây Hồ,…

Bên cạnh việc bầu bổ sung Thành viên HĐQT, Vietcombank cũng dự kiến trình kéo dài thời gian thực hiện phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 và trình cổ đông phương án tăng vốn năm 2023.

https://markettimes.vn/vietcombank-muon-phat-hanh-hon-2-7-ty-co-phieu-tra-co-tuc-tang-von-len-tren-75-000-ty-dong-15050.html