Tiếp nối cổ phiếu giá trị trong chuỗi cổ phiếu mà Nam thường đầu tư, hôm nay Nam mang tới cho nhà mình 1 gương mặt hoa hậu siêu quen thuộc.
Chả là hồi trước, Nam khuyến nghị mua CMT giá 11.9, sau đó Nam tiếp tục khuyến nghị mua cổ phiếu, tiếp tục mua vùng giá 17 – 19. Sau đó thì cổ phiếu tăng lên đến mức 37k/ cổ phiếu, thanh khoản lúc đó tăng ngút trời. Nam chốt lời. Các anh chị có thể tham khảo lại khuyến nghị mua bán và chốt lời của Nam ở đây: https://quatrinhdautu.blogspot.com/. Tuyệt đối Nam không bao giờ vuốt đuôi hoặc nói chuyện đã xảy ra nha.
Hôm nay CMT lại về vùng giá đặc biệt hấp dẫn mà trong khi lợi nhuận lại tăng trưởng. Trong suốt 1 năm vừa qua, tuy Nam đã chốt lời nhưng vẫn theo sát doanh nghiệp. Đặc biệt Tổng giám đốc ông Lê Ngọc Tú vẫn miệt mài gom cả 1tr5 cổ phiếu từ giá 18 đến 22 trong năm 2021 – 2022. Số lượng cổ phiếu này tương đương 18.75% công ty rồi.
Nếu đây là lần đầu tiên các anh chị biết tới Nam, thì các anh chị hãy xem lại quá trình Nam mua cổ phiếu ăn bằng lần như thế nào, các anh chị hãy tham khảo ở đây nhé: https://quatrinhdautu.blogspot.com/
Các cổ phiếu mà Nam mua thường sẽ tăng tốt trong dài hạn. Nam sẽ tổng kết lại cổ phiếu CMT một lần nữa để các anh chị nắm rõ hơn:
- Sản phẩm dịch vụ thiết yếu và hiện đại, ngành có tốc độ tăng trưởng cao.
- Rào cản gia nhập ngành lớn (gia tăng ưu thế cạnh tranh)
- Làm ăn có lợi nhuận bền vững (tăng trưởng thì rất tốt)
- Bị định giá thấp so với thị trường
- Dưới giá trị sổ sách và ban lãnh đạo mua gom vào ở vùng giá cao hơn so với hiện tại.
Giai đoạn hiện tại, lãi suất đồng USD đang tăng, kéo theo lợi suất ngân hàng cũng tăng theo, kéo theo đó là dòng tiền không còn dễ dãi trong việc đầu tư nữa. Vì vậy, để có lợi nhuận ở giai đoạn này, nhà đầu tư cần phải lựa chọn cổ phiếu có nền tảng kinh doanh thật sự tốt thì mới có kết quả tốt. Sau thời gian theo dõi cổ phiếu lâu năm và thấy CMT bắt đầu về vùng giá thấp, Nam mới mạnh dạn khuyến nghị cả nhà mình mua vào. Cổ phiếu CMT đã có kết quả kinh doanh năm 2021 khá ổn định. Doanh thu, lợi nhuận đã tăng trưởng bền vững và sẽ kéo giá tăng mạnh trong thời gian sắp tới. Đóng cửa ngày 18/10/2022, CMT đang ở mức giá 18,000/ cổ phiếu. Nam định giá cổ phiếu CMT ở mức giá 37,100 đồng/ cổ phiếu (+106%) với những luận điểm dưới đây:
1. Sản phẩm dịch vụ thiết yếu và hiện đại, ngành có tốc độ tăng trưởng hằng năm 2 chữ số
Trong giai đoạn 2016-2021, công nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%/ năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu của ngành (10%); công nghiệp phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởng 15%/năm; công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông tăng trưởng 20,24%/năm; công nghiệp nội dung số tăng trưởng 7,47%/năm. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt hơn 93 triệu USD. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông; đứng thứ hai về sản xuất điện thoại và linh kiện; thứ 10 thế giới về sản xuất điện tử và linh kiện, vượt qua nhiều cường quốc như Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Brazil, Singapore. Đây cũng là 2 mặt hàng chiếm vị trí số 1 và 3 trong danh sách 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đưa ngành Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu và xuất siêu lớn nhất của nền kinh tế.
Tổng doanh thu ngành CNTT giai đoạn 2016-2021. Đvt: Tỷ USD
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo trong giai đoạn còn lại từ năm 2022-2025, ngành ICT sẽ duy trì được mức tăng trưởng kép 2 chữ số và đạt doanh thu từ mức 155 tỷ USD đến 240 tỷ USD.
Tổng doanh thu ngành CNTT giai đoạn 2021-2025. Đvt: Tỷ USD
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông
Cùng với đó, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu do đem lại rất nhiều lợi ích như tăng cường chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Theo thống kê của IDC, 90% các tổ chức doanh nghiệp có kế hoạch triển khai chuyển đổi số. Bên cạnh đó, theo dự báo của IDC (International Data corporation), thị trường chuyển đổi số sẽ có mức tăng trưởng cao gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành công nghệ thông tin. Với các thế mạnh về bề dày kinh nghiệm, hệ thống quy trình đã được hoàn thiện qua thời gian dài hoạt động cùng đội ngũ nhân sự lâu năm, CMT được kì vọng sẽ tạo ra bước đột phá ở mảng chuyển đổi số cũng như đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho đối tác lớn như:
Trung tâm dữ liệu (Data Center), Hệ thống máy chủ, Hệ thống lưu trữ, Hệ thống mạng, Hệ thống bảo mật, Ảo hóa và điện toán đám mây, Dịch vụ hệ thống, Phần mềm ứng dụng.
2. Rào cản gia nhập ngành lớn với ưu thế riêng tại thị trường Việt Nam cùng tệp khách hàng lớn
Với riêng mảng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng như bảo mật, đặc biệt là với các khách hàng lớn và liên quan đến yếu tố nhà nước. Để tránh lộ thông tin cũng như các bí mật kinh doanh, các tổ chức có yếu tố nhà nước sẽ hạn chế hợp tác với nhiều doanh nghiệp CNTT hoặc thay thế doanh nghiệp đang hỗ trợ nếu như doanh nghiệp đó vẫn đang làm tốt và không có vấn đề gì trong việc bảo mật thông tin. Infonet - CMT hiện tại đang tập trung vào lượng khách hàng doanh nghiệp này. Đây đều là các tập đoàn của nhà nước và các ngân hàng quốc doanh lớn, ngân hàng tư nhân:
VNPT - NET - Tổng công ty hạ tầng mạng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
---|---|
Kho bạc Nhà nước | Vietcombank - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam |
Viettel - Tập đoàn viễn thông quân đội | Agribank - NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN |
Bộ Công An | VDB - Ngân hàng phát triển Việt Nam |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam | MB - Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội |
Tổng cục Hải quan | SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội |
Tổng cục Thuế | VietinBank - Ngân hàng Công Thương Việt Nam |
CPT - Cục Bưu điện trung ương | BIDV - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) |
Bộ Tài chính | SeABank - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á |
Viện Kiểm sát Nhân dân | Tập đoàn Vingroup |
3. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào tốc độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Việt Nam tăng mạnh trong các năm qua
Biểu đồ trên cho chúng ta thấy được doanh thu của Infonet liên tục tăng trưởng, điều nay tới từ các khách hàng lớn liên tục được bồi đắp qua từng năm. Cùng với nhu cầu chuyển đổi số cũng như thay thế hạ tầng mạng để kịp với xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam các năm qua, CMT ngày càng đáp ứng được các như cầu của đối tác lớn và trở thành đối tác đáng tin cậy hàng đầu. Lợi nhuận của doanh nghiệp tới hoàn toàn từ lĩnh vực cốt lõi công nghệ thông tin, với quan điểm thận trọng, Nam cho rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển qua các năm sau với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 20%/năm.
4. Đang bị định giá rất thấp so với thị trường
Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành như FPT, FOX, MFS, ICT, ITD, CMG …. đều đang được định giá PE ở ngưỡng 7 – 20 lần thì CMT lại đang bị định giá với chỉ 4.4 lần. Với một doanh nghiệp làm ăn tốt, sản phẩm tốt, cổ tức đều đặn thì Nam tin rằng, mức định giá ở 9 lần như Nam giả định vẫn còn khá thận trọng (PE 9, tương ứng giá khoảng 37,100 đồng/ cổ phiếu)
CMT | FPT | FOX | CMG | ITD | ICT | MFS | |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Thị Giá (VND) | 18,000 | 74,200 | 61,000 | 39,800 | 9,790 | 21,400 | 26,800 |
EPS 4 quý gần nhất (VND) | 4,125 | 4,490 | 6,130 | 1,980 | 870 | 1,812 | 3,890 |
PE (lần) | 4.4 | 16.5 | 10.0 | 20.1 | 11.3 | 11.8 | 6.9 |
5.Dưới giá trị sổ sách và ban lãnh đạo mua gom vào ở vùng giá cao hơn so với hiện tại.
Giá trị sổ sách (Book Value) của CMT hiện tại là 26,750 đồng/ cổ phiếu. Book value được tính bằng công thức như sau:
Book Value = (Tổng tài sản – Tổng nợ)/ Số lượng cổ phiếu
Có nhiều nhà đầu tư khi mua tài sản thường để ý đến chỉ số này, vì nếu doanh nghiệp không hoạt động nữa thì sẽ bán thanh lý toàn bộ tài sản này và đưa về được lượng tiền mặt trả lại cho cổ đông chính là bằng giá trị sổ sách (Book value).
Hiện tại book value của CMT đang ở mức 26,750 đồng/ cổ phiếu, trong khi thị giá trên sàn đóng cửa ngày 18/10/2022 chỉ là 18,000 đồng/ cổ phiếu. Đây là mức giá quá hời cho nhà đầu tư dài hạn chuyên đi mua tài sản giá rẻ.
Và cũng chính vì lý do này mà Tổng giám đốc của CMT đã gom cổ phiếu suốt trong giai đoạn 2021 – 2022. Cụ thể:
Ngày 04/06/2021 – 30/06/2021: Ông Lê Ngọc Tú đã mua thêm 408.730 CP ở vùng giá 18,000 – 20,000. Chi tiết ở đây ạ: CMT: Ông Lê Ngọc Tú - Tổng Giám đốc đã mua 408.740 CP - CMT: Ong Le Ngoc Tu - Tong Giam doc da mua 408.740 CP | GD cổ đông lớn - Cổ đông nội bộ | | CafeF.vn. Sau đó tháng 11/2021 thì giá cổ phiếu tăng lên và tạo đỉnh ở giá 41,000 đồng/ cổ phiếu.
Ngày 14/06/2022 – 21/06/2022: Ông Lê Ngọc Tú tiếp tục mua vào 1.086.840 CP (tương đương 13.58%) ở vùng giá 20,000 – 22,000. Chi tiết ở đây: CMT: Ông Lê Ngọc Tú - Tổng Giám đốc đã mua 1.086.840 CP - CMT: Ong Le Ngoc Tu - Tong Giam doc da mua 1.086.840 CP | GD cổ đông lớn - Cổ đông nội bộ | | CafeF.vn.
Có thể thấy là người nắm rõ nhất toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đã chấp nhận gom ở vùng giá cao hơn hiện tại. Doanh nghiệp làm ăn tốt, ngày càng phát triển và lại đang bị định giá thấp. Nam tin rằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta, khi mà các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư cá mập thấy được giá trị thì việc cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng bằng lần là chuyện dễ dàng.
Kết luận: Với những luận điểm trên, Nam kỳ vọng lợi nhuận năm 2022 của CMT sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Cụ thể, Nam cho rằng lợi nhuận sau thuế tương ứng sẽ đạt khoảng 33 tỷ đồng. EPS năm 2022 tương ứng là 4,125 đồng/ cổ phiếu. Với PE tương ứng ở vùng 9 lần cho một doanh nghiệp tăng trưởng tuyệt vời. Nam khẳng định lại một lần nữa là định giá 37,100 đồng/CP là hoàn toàn hợp lý.
Nếu nhìn lại trường hợp của SAV (tăng từ 7.5 - 50) hay TVD, ACC trong các năm vừa rồi, thì có thể nói đây cũng sẽ là một SAV, TVD hoặc ACC thứ 2 khi mà tiềm năng của CMT chưa được nhiều nhà đầu tư biết tới. Còn nếu quý anh chị đợi mọi thứ quá rõ ràng hay có thêm một vài bên công ty chứng khoán phân tích, ra báo cáo khuyến nghị mua CMT thì Nam chắc rằng anh chị sẽ chẳng thể mua được giá này nữa. Cơ hội đạt lợi nhuận trên 50% chỉ dành cho nhà đầu tư có phân tích sớm, mua vào và kiên nhẫn đợi thành quả thôi.
Chúc cho tất cả cổ đông của CMT đều có lợi nhuận tốt, đều giàu có và thịnh vượng, và welcome tất cả cổ đông của Infonet CMT,
Cheers,