Mua gì hôm nay? DGW - Mục tiêu sinh lời 39,5%, hiệu suất hoạt động ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kép CAGR doanh thu và lợi nhuận ròng của Digiworld (DGW) bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2020-2022 đạt lần lượt là 32,73/năm và 39,9%/năm.

Lịch sử định giá DGW

Chứng khoán Phú Hưng (PHS) vừa có báo cáo phân tích CTCP Thế giới số - Digiworld (DGW). Cụ thể, PHS ước tính giá trị hợp lý của DGW là 46.200 VND/cổ phiếu. Do đó, chuyên gia PHS đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 39,5%. Định giá & khuyến nghị sử dụng phương pháp DCF và P/E, đã phản ánh con số ước tính dựa trên kịch bản cơ sở trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Biến động giá DGW và VNIndex

Luận điểm đầu tư mà PHS đưa ra bao gồm:

Đáy lợi nhuận của DGW có thể nằm ở Quý 1/2023

Theo PHS quan sát, sức cầu của các sản phẩm ICT, đặc biệt là điện thoại di động hiện đang rất yếu, điều này nhiều khả năng sẽ khiến các nhà phân phối bản là tung ra các chương trình khuyến mãi để giải phóng lượng hàng tồn, giải phóng dòng tiền.

PHS kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DGW trong năm 2023 sẽ lần lượt đạt 21.083,9 tỷ VND (HM:VND) (-4,4% YoY) và 602,4 tỷ VND (-11,9% YoY) bởi sức cầu suy yếu mạnh đối với các sản phẩm ICT do thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chung và sự trầm lắng của thị trường bất động sản sẽ tạo áp lực lên doanh số các mặt hàng thiết bị gia dụng.

Trong kế hoạch doanh thu 2023 dự kiến của DGW, công ty đã mạnh tay cắt giảm dự phòng doanh thu, lợi nhuận của quý 1/2023, giảm lần lượt 43% và 38% so với cùng kỳ, bởi tình hình kinh tế và thị trường chung. PHS tin rằng công ty sẽ cố gắng để giải quyết lượng hàng tồn kho từ Q4/2022 trong Q1/2023 nhằm chuyển sang trạng thái phòng thủ, bảo vệ dòng tiền trong thời gian sắp tới, đồng nghĩa với việc biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

PHS dự phóng chỉ tiêu tài chính của DGW

(2) Định giá của DGW hiện tại đang tỏ ra khá hấp dẫn , giao dịch tại mức P/E = 8,11 lần Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kép CAGR doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2020-2022 đạt lần lượt là 32,73/năm và 39,9%/năm. DGW cũng đang sở hữu hiệu suất hoạt động khá ấn tượng so với các công ty cùng ngành.

Rủi ro đầu tư PHS đưa ra bao gồm: (1) Rủi ro mất các hợp đồng đối tác (2) Rủi ro liên quan đến má rộng ngành hàng (3) Rủi ro suy yếu sức mua mạnh hơn dự báo.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Tư vấn đầu tư phái sinh + cơ bản: Hà Hà Dương 0384087928

Tây nó bán như công ty phá sản.

mua vùng giá bao nhiêu được bạn?

1 Likes

Không thì bác có thể tham khảo qua MWG.
MWG hiện tại đang loay hoay tìm hướng đi mới để làm động lực tăng trưởng nhưng hiện tại chưa thấy.

  1. TGDD bão hòa là câu chuyện đã cũ
  2. ĐMX - đầu tàu tăng trưởng trong những năm gần đây bắt đầu đuối sức do bão hòa, lạm phát. Công ty cũng đã khó khăn hơn trong vấn đề bảo hành để tối ưu hóa chi phí → con dao 2 lưỡi
  3. BHX: lợi nhuận biên vẫn quá mỏng, chưa tìm được lời giải của bài toán chi phí - mở rộng - lợi nhuận
  4. An Khang: vẫn đang ăn theo, tận dụng mặt bằng lớn của các BHX hay ĐMX lớn, chưa tạo được 1 nhận diện thương hiệu tốt như Long Châu ra mắt cùng thời điểm. Hiện tại dịch đã qua đi → nhu cầu giảm là điều dễ hiểu
  5. Các hoạt động ở nước ngoài: Đã bỏ chạy khỏi Campuchia, Indo thì hiện đang ném đá dò đường tuy nhiên đã khôn hơn khi hợp tác với 1 thằng địa phương chứ không lặp lại sai lầm như ở bên Campuchia.
  6. Các cục đá ném dò đường khác như ava sport, ava kid, xe đạp,… 1 là tạch, 2 là đang lay lắt, không hiệu quả → tốn tiền.
    => Nhìn chung mô hình của MWG cực kỳ hiệu quả khi kinh tế phát triển, con người chú trọng đến những giá trị vô hình: chăm sóc khách hàng, nhiệt tình, bảo hành… Tuy nhiên khi kinh tế lao dốc, con người ta sẽ chú trọng đến những cái thiết thực như giá + chính hãng (khi đồ của khách hư, MWG cũng gửi hàng bảo hành - khách giờ đã hiểu rõ điều này) thì mô hình trên là điểm yếu chí tử của MWG khi phải gánh 1 chi phí khổng lồ về mặt bằng, tồn kho và con người
    Vậy có điều gì có thể kỳ vọng:
  7. Kinh tế hồi phục thì sức mua gia tăng
  8. BHX IPO hoặc ít nhất là có lời đủ để thành động lực phát triển của công ty
  9. Thị trường Indo hòa vốn + mở rộng và từ đó phát triển ở các thị trường khác như Philippines, Malay…
  10. Niềm tin vào ban lãnh đạo
    Nói tóm lại tất cả đều là những câu chuyện rất dài, hãy mua MWG nếu bác có thể nắm giữ 1, 2 hoặc 3 năm hoặc ít nhất là đến cuối năm nay.

    Điểm stoploss 36 nha bác.

Đáy lợi nhuận có thể là đáy CP, từ đó kỳ vọng giá ko giảm sâu nữa. Nhưng về catalyst tương lai thì sao bác? Có gì để kỳ vọng ở DGW trong những năm tiếp theo?

2 Likes

(1) Đáy lợi nhuận của công ty có thể nằm ở quý I/2023: theo quan sát, sức cầu của các sản phẩm ICT, đặc biệt là điện thoại di động hiện đang rất yếu, điều này nhiều khả năng sẽ khiến các nhà phân phối, bán lẻ tung ra các chương trình khuyến mãi để giải phóng lượng hàng tồn, giải phóng dòng tiền.

Trong kế hoạch doanh thu 2023 dự kiến của DGW, Công ty đã mạnh tay cắt giảm dự phóng doanh thu, lợi nhuận của quý I/2023, giảm lần lượt 43% và 38% so với cùng kỳ, bởi tình hình kinh tế và thị trường chung.

Công ty sẽ cố gắng để giải quyết lượng hàng tồn kho từ quý IV/2022 trong quý I/2023 nhằm chuyển sang trạng thái phòng thủ, bảo vệ dòng tiền trong thời gian sắp tới, đồng nghĩa với việc biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

(2) Định giá của công ty hiện tại đang tỏ ra khá hấp dẫn: tính đến ngày báo cáo cổ phiếu DGW đang được giao dịch tại mức P/E = 8,11 lần. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kép CAGR doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2020-2022 đạt lần lượt là 32,7%/năm và 59,9%/năm. Công ty cũng đang sở hữu hiệu suất hoạt động khá ấn tượng so với các công ty cùng ngành.

Sử dụng phương pháp DCF và P/E, ước tính giá trị hợp lý là 46.200 đồng/cổ phiếu. Do đó, đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 39,5%. Định giá đã phản ánh con số ước tính dựa trên kịch bản cơ sở trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Rủi ro: (1) Rủi ro mất các hợp đồng đối tác
(2) Rủi ro liên quan đến mở rộng ngành hàng
(3) Rủi ro suy yếu sức mua mạnh hơn dự báo.

Bơm tiền thì bán lẻ lại hồi phục rất nhanh nhé các bác
Tuy nhiên các bác thấy các công ty công nghệ rơi từ đỉnh xuống cũng chẳng kém cạnh ngành thép hay chứng.

  1. Chu kỳ ngành Thép
  • Giai đoạn khó khăn nhất ngành thép đã qua vào năm 2022, Hòa Phát không phải ghi nhận lỗ như một số doanh nghiệp cùng ngành.
    —>> Trong ngành thép, Hòa Phát là công ty có nội lực đầu ngành.
  • Nhưng những khó khăn trong năm 2023 vẫn còn khi Hòa Phát hoàn toàn phụ vào cầu thị trường trong nước. Hiện tại, nhu cầu thị trường vẫn rất thấp
  • Phụ thuộc vào chính phủ: các vấn đề tăng giải ngân vốn đầu tư công, xử lý các vấn đề pháp lý khơi thông ngành BĐS.
  • Trong đó, nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng không bán được phải viết đơn lên cầu cứu thủ tướng.
  1. Mở lại các lò cao đã đóng vào Q4.2022
  • Q4.2022 nhu cầu thép giảm đột ngột
    —>> Hòa Phát phải tập trung giảm ngay hàng tồn kho vẫn còn tồn đọng.

  • Chi phí vốn khi lãi suất tăng cao

  • Tỷ giá VNĐ/USD cao thời điểm 25.000VN/USD khiến giá vốn nhập quặng sắt tăng cao
    ---->>> Hòa Phát phải giảm sản xuất, đóng đến 4 lò cao đang hoạt động
    Riêng chi phí đóng mở lò cao cũng đã rất lớn lên đến hàng trăm tỷ đồng.

  • Q1.2023: Thị trường thép có những diễn biến tốt hơn Hòa Phát cho chạy lại 1 lò cao.

  • Q2.2023: Dự kiến tháng 4 mở lại lò cao thứ 2.
    Ngày 22/5 dự kiến mở 2 lò cao còn lại.

  1. Kết quả kinh doanh Q1. 2023
    Tháng 1, tháng 2 cầu thị trường thấp —>> Lỗ nhưng thấp hơn dự kiến
    Tháng 3 không lỗ nhưng tốt hơn không nhiều
    Do vấn đề giải quyết HTK giá cao vẫn còn nhiều
    —>>> Dự định KQKD.Q1.2023 Hòa Phát sẽ lỗ. Ngày công bố dự kiến vào ngày 25/4.
    Hiện tại giá thép đã hồi phục tốt (ở ngưỡng giá cao nhất định) —> Hòa Phát cần tranh thủ giải quyết HTK tránh rủi ro khi giá thép bắt đầu biến động ngược lại.
  2. Cắt giảm đầu tư các lĩnh vực khác tập trung nguồn vốn cho đại dự án Dung Quất 2
  • Đầu tư mỏ Quặng tại Úc
  • Đầu tư các dự án BĐS
  • Nhà máy sản xuất container
  • Không chia cổ tức tiền mặt
    —>> Hòa Phát sẽ cắt giảm dừng đầu tư và tập trung nguồn vốn vào đại dự án Dung Quất 2.
  1. Dự án Dung Quất 2 75.000 tỷ đồng (3 tỷ$)
  • Hướng đến xuất khẩu với sân chơi thép chất lượng cao đáp ứng cho ngành ô tô, ốc vít…

  • Tiến độ Dung Quất 2: Đã hoàn thành công tác ký với nhà thầu
    Q2.2023 Giai đoạn tích cực thi công
    Dự kiến Q1. 2025 Dung Quất 2 hoàn thành
    Mất 2 năm để chạy full công suất (2027)

  • Nguồn vốn tài trợ: 50% vốn tài trợ từ ngân hàng VCB dựa trên các hợp đồng thanh toán LC ký kết.
    Kế hoạch Hòa Phát với nhu cầu nguồn vốn còn lại

  • Dựa trên 30.000 tỷ gửi Ngân hàng
    2022: Đã hoàn thành phân bổ xong 1 phần cho kế hoạch tài trợ.
    2023-2024: Đang lên kế hoạch tính toán phân bổ phần còn lại nhu cầu nguồn vốn dự án.

  1. Khó khăn trong năm 2023 - Cạnh tranh thép từ TQ
  • TQ chiếm 1 nửa sản lượng sản xuất thép của thế giới. Ngành BĐS tại TQ đang suy thoái.
    —>>> TQ xả 1 lượng lớn thép bán phá giá (giá thấp) ra thế giới.
    ---->>> 1 trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến Hòa Phát khi phải thực thi chiến lược xử lý nhanh lượng hàng tồn kho giá cao mà vẫn phải đối trọng lại với sự cạnh tranh giá thép TQ.

29 hô mua 30 hô bán theo kỹ thuật cuối cùng bán trúng đáy :)))