CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG
- Cơ cấu cổ đông
Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP: 25%
Bà Phạm Kim Oanh: 24,9%
Công ty cổ phần đá Núi Nhỏ: 10,3%
Bà Nguyễn Thị Nga: 9,6%
Ông Nguyễn Quốc Bình: 4,23%
Cổ đông khác: 25,97%
Cơ cấu cổ đông cô đặc trôi nổi không nhiều. Cổ đông của công ty là những tên tuổi lớn trong các lĩnh vực Logistic, xăng dầu nên có thể hỗ trợ tối đa cho hoạt động của công ty. - Hoạt động kinh doanh chính
- Kinh doanh vật liệu xây dựng: đá, gạch, cát….
- Đầu tư dự án BOT (DT473)
- Cảng cạn ICD Hoa Lư.
- Luận điểm đầu tư
- Việc cấp phép khai thác cho các mỏ đá xây dựng đang gặp khó khăn ở cả việc gia hạn thời gian, tăng công suất khai thác và đặc biệt là cấp phép khai thác mỏ đá mới do sự phản ứng của người dân khi việc khai thác đá đang để lại nhiều hệ lụy xấu đến môi trường. Nhu cầu đá phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông của Việt Nam giai doạn 2020 -2030 là rất lớn. Chỉ tính riêng nhu cầu đá phục vụ sân bay Long Thành (18 triệu m3) đã chiếm tới gần 60% sản lượng khai thác các mỏ đá tại Bình Dương, Đồng Nai và Bình Phước. Vì vậy việc sở hữu mỏ đá có công suất tương đối lớn như mỏ Tân Lập, thời hạn khai thác tới năm 2043 là lợi thế lớn của MVC.
- Bình Phước không có cảng sông lẫn cảng biển chính vì vậy phát triển cảng cạn (ICD) là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bình Phước, MVC sở hữu IDC Hoa Lư nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư có nhiều dư địa để phát triển.
- Tài sản của MVC
4.1. Mỏ đá Tân Lập
- Thời gian khai thác: 25 năm (2043)
- Diện tích khai thác: 50ha
- Trữ lượng: 23,7 triệu m3
- Công suất khai thác: 1.000.000 m3/năm. (đá nguyên khối). Chế biến và bán các sản phẩm đá xây dựng với công suất 1.421.000 m3/năm.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, đã xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025. Theo kế hoạch, đến trước năm 2030 Bình Phước có 3 tuyến cao tốc: TP.HCM – Chơn Thành, Chơn Thành – Gia Nghĩa, Chơn Thành – Đức Hòa đi qua địa bàn tỉnh. Trong đó, cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa (chiều dài 128,8km, tổng vốn đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng, kết nối Đông Nam Bộ với Tây Nguyên); cao tốc TP.HCM – Chơn Thành (chiều dài 60,4km, tổng vốn đầu tư 36.000 tỷ đồng, kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với Bình Phước, cửa khẩu Hoa Lư) thuộc dự án trọng điểm quốc gia được ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng.
Cùng với đó giai đoạn 2021 - 2025, Bình Phước cũng đang tập trung xây dựng, nâng cấp 8 tuyến giao thông trọng điểm gồm: Xây dựng đường giao thông phía Tây quốc lộ 13; Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13; Xây dựng tuyến đường ĐT752B; Xây dựng tuyến đường ĐT753B; Nâng cấp tuyến ĐT 760; Đầu tư xây dựng đường vành đai TP Đồng Xoài; Nâng cấp tuyến đường quốc lộ 13 đoạn vào KCN Việt Kiều; Xây dựng đường cặp theo đường dây 500KV đoạn TP Đồng Xoài - huyện Đồng Phú với tổng vốn đầu tư lên đến 3.630 tỷ đồng.
Nhu cầu đá phục vụ xây dựng hạ tầng là rất lớn, với lợi thế thời gian khai thác dài, trữ lượng lớn mỏ đá Tân Lập sẽ mang lại nguồn thu ổn định trong thời gian dài cho MVC.
4.2. Cảng cạn ICD Hoa Lư
Dự án được đầu tư qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2020 với 13 ha, gồm các hạng mục phục vụ Cảng cạn, công suất 200.000 - 500.000 container/năm. Giai đoạn 2 đến năm 2030, mở rộng diện tích Cảng lên 25 ha và nâng công suất lên từ 600.000 - 900.000 container/năm. Tổng mức đầu tư dự án 379 tỷ đồng.
4.3. Quản lý các trạm thu phí BOT
Hiện nay, đơn vị đang quản lý tuyến đường: Bình Thung - Tân Vạn; Bình Thung - Đông Tân Vườn Tràm - Nguyễn Du - Lái Thiêu và Đông Tân - 550 - Ngã 3 Cửu Long và Công ty áp dụng công nghệ thu phí không dừng VETC để quản lý thu phí với tổng chiều dài các tuyến đường đang quản lý khoảng 20km. Năm 2022 quyền thu phí BOT ĐT743 được khấu hao hết do đó lợi nhuận từ kinh doanh BOT của năm 2023 dự kiến sẽ tăng khoảng 3 tỷ so với 2022 và khoảng 11,5 tỷ so với giai đoạn trước đó.
4.4. Bất động sản - Quyền sử dụng đất có diện tích 30.160,7 m2 tại thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- Lô B, ô số 30, phố Thương mại, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- 3.209 m2 đất tại xã Long Nguyên, huyện Bết Cát, tỉnh Bình Dương.
- Lô đất có diện tích 1.535,7 m2 tại thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- Công ty đang triển khai thực hiện 2 dự án bất động sản, tiến độ triển khai tương đối chậm.
- Chất lượng cổ đông
Bà Phạm Kim Oanh là người nắm giữ 79% cổ phần của Giang Nam Logistic. Doanh nghiệp này được xem như hạt nhân trong hệ sinh thái của bà Phạm Kim Oanh, một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực logistic, cung cấp các dịch vụ vận tải đường thủy, đường bộ, cung cấp dịch vụ kho bãi, cảng container, ICD, depot, các dịch vụ nâng hạ container, xếp dỡ hàng hóa, thủ tục hải quan…
Giang Nam Logistics cho biết đã chiếm lĩnh hơn 70% thị phần vận chuyển container bằng đường thủy tại khu vực phía Nam. Đối tác chính của công ty là các cảng biển, ICD thuộc TP. HCM, cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia.
Sự tham gia của bà Oanh sẽ có lợi rất lớn trong tương lai khi Hoa Lư ICD đi vào hoạt động. Hoa Lư ICD nằm ở khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư là của khẩu nối Việt Nam với Campuchia – một thị trường quen thuộc của bà Oanh.
Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ là 1 trong 7 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn tại khu vực miền Nam, cùng với Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa. Sự xuất hiện của Thanh Lễ có tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Giá trị tài sản của MVC là rất lớn, dòng tiền ổn định, vay nợ ít, tương lai được hưởng lợi lớn từ các dự án hạ tầng của tỉnh Bình Phước và Chính phủ vì vậy mức giá 20 cho sóng Đầu tư công là hoàn toàn có thể đạt được.