Năng lượng tương lai - cơ hội đổi đời

, , , , ,

HDG oke ko mn ???

1 Likes

Các anh xứ sở của dầu mỏ cũng đang chạy đua NLTT nè các bác

Why the Gulf’s oil powers are betting on clean energy

Aramco, ADNOC and others are placing multibillion-dollar wagers on the energy transition

1 Likes

Mình không rành về HDG
Bác cứ tìm các chuyên đề phân tích HDG xem ntn.

Tuy nhiên, năng lượng xanh là xu hướng thời đại, cả thế giới đang dồn vào đầu tư đó

Ad nên đổi tên pic này thành cổ năng lượng thiên thời nhỉ

2 Likes

Xem các anh Arab cũng chạy đua năng lượng xanh trong khi trữ lương dầu mỏ của các anh rất khủng long.

1 Likes

Bác PTT bảo duyệt chốt QH8 đấy lâu nay cũng ko thấy xuất hiện trên truyền hình, và 1 bác có vai trò quan trọng trong việc duyệt QH8 này thì đang chuẩn bị nghỉ hưu sớm, thế là bác biết duyệt được QH8 thì ko nhanh được. Tất nhiên là tôi cũng mong duyệt được sớm, để tháo van dòng vốn cho NLTT và phát triển ngành điện.

1 Likes

ý hay nhỉ

8 Likes

các anh đó cũng biết dầu mỏ không phải là vô hạn và thế giới đang chuyển dần năng lượng xanh

8 Likes

Bác có tin link tin đó ko

2 Likes

Sắp duyệt ! Cứ chờ xem nhé bác!
Mình có trích link của EVN tính giá điện gió, ĐMT gởi cho BCT vào tháng 11 vì BTC yêu cầu khẩn đó.

1 Likes

IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35%
IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35%

Cổ phiếu GEG đã tăng gần 36% từ đáy nhưng vẫn thấp hơn 50% so với đỉnh đạt được vào đầu tháng 3 năm nay. Ước tính tại mức thị giá hiện tại, lô cổ phiếu IFC “sang tay” cho AVH có giá trị thị trường lên đến hơn 570 tỷ đồng.

International Finance Corporation (IFC) vừa thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 44,2 triệu cổ phiếu GEG, tương ứng 13,74% vốn của CTCP Điện Gia Lai (mã GEG) trong phiên 7/12. Sau giao dịch, IFC không còn là cổ đông của GEG. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận ngoài sàn (qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – VSD).

Bên nhận chuyển nhượng là AVH Pte. Ltd (Singapore) – một cổ đông lớn khác của Điện Gia Lai. Cùng ngày 7/12, tổ chức này còn nhận chuyển nhượng thêm hơn 1,9 triệu cổ phiếu từ bà Trần Tiểu Phụng. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của AVH tại Điện Gia Lai đã tăng lên 35,1% tương ứng nắm giữ xấp xỉ 113 triệu cổ phiếu.

IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35% - Ảnh 1.

Trước đó, vào giữa tháng 8/2022, Nikkei đã đưa tin Tập đoàn JERA Nhật Bản và JERA Asia sẽ đầu tư 15 tỷ Yen (khoảng 112 triệu USD) vào Điện Gia Lai với mục đích khai thác nhu cầu điện đang gia tăng ở Việt Nam và thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm khí thải carbon. Theo đó, JERA Asia sẽ nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ IFC và Quỹ Đầu tư Năng lượng Tái tạo Armstrong Asset Management để sở hữu 35,1% cổ phần tại GEG.

Theo Nikkei Asia, thương vụ này diễn ra trong bối cảnh JERA đặt mục tiêu tăng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh lên 5.000 MW vào năm 2025. Việc mua cổ phần của GEC sẽ giúp bổ sung thêm 190 MW điện tái sinh cho JERA, giúp nâng tổng công suất phát điện tái sinh của công ty này lên 1.900 MW.

Như vậy, thương vụ đầu tư của “gã khổng lồ” ngành điện Nhật Bản vào Điện Gia Lai có vẻ vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng, AVH chỉ là bên trung gian gom cổ phần GEG trước khi “sang tay” lại cho JERA.

Thương vụ chuyển nhượng diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu GEG vừa có nhịp hồi mạnh từ giữa tháng 11. GEG kết phiên 8/12 tại 12.950 đồng/cổ phiếu, tăng gần 36% từ đáy nhưng vẫn thấp hơn 50% so với đỉnh đạt được vào đầu tháng 3 năm nay. Ước tính tại mức thị giá hiện tại, lô cổ phiếu IFC sang tay cho AVH có giá trị thị trường lên đến hơn 570 tỷ đồng.

IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35% - Ảnh 2.

Trước đó, vào tháng 9, HĐQT GEG hoàn thành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và công bố nghị quyết thực hiện các thủ tục về việc phát hành hơn 64 triệu cổ phiếu ưu đãi (tương ứng vốn điều lệ tăng lên 642 tỷ đồng) cho Ngân hàng DEUTSCHE INVESTITIONS - UND (DEG) sau hơn 1 năm thực hiện thẩm định và đàm phán. Khoản tiền thu được dùng bổ sung vốn lưu động, đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo chiến lược đã đề ra.

Cổ phần ưu đãi cổ tức có thời hạn tối đa 6 năm, mức cổ tức được tính với công thức bằng 6% nhân với tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ được quyết định bởi ĐHĐCĐ trước khi cổ tức ưu đãi được chi trả). Nhà đầu tư nắm giữ cổ phần ưu đãi được phép chuyển đổi thành cổ phần phổ thông tại bất kỳ thời điểm nào sau khi tròn 24 tháng cho đến trước thời điểm tròn 72 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Giá chuyển đổi sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu GEG tại thời điểm chào bán cổ phần ưu đãi.

Nếu tính theo giá thoả thuận giữ các định chế tài chính thì Jera mua lại GEG với giá 2x !

Nói chung giờ các cá mập toàn lướt lô Long- short với kho hàng , đống tiền và margin 2:8 ! Nhỏ lẻ cứ lai theo thì chết nhiều hơn sống và bị cá mập ăn sạch.

Tốt nhất bà con nên chọn cp tốt để đầu tư, đừng theo các phong trào vẽ bùa TA lướt lát nữa

Ok bác, hy vọng duyệt sớm như bác nói. A E ngành điện cũng mong cái QH8 này lắm.

1 Likes

Cũng hy vọng v

1 Likes

Phó tổng giám đốc EVN: Điện tái tạo sẽ chiếm 75% công suất toàn hệ thống vào năm 2045

Tác giả Hải Minh

22/11/2022 10:41

Tweet

0:00/ 0:00

0:00

Nam miền Bắc

(ĐTCK) Ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, dự kiến năng lượng tái tạo sẽ chiếm 20% công suất đặt toàn hệ thống vào năm 2025 và chiếm 75% công suất vào năm 2045.

1 Likes

NĂNG lượng tái tạo là tương lai sẽ dần thay thế nhiên liệu hóa thạch, ko thể khác dc

9 Likes

Tín hiệu khởi sắc cho các dự án NLTT. Vào ngày 03/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định về phương pháp xây dựng khung giá phát điện cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các dự án trên sớm đi vào vận hành.
• Chúng tôi cho rằng sẽ mất nhiều thời gian trong quá trình đàm phán giá điện. Thông tư chỉ quy định cách xác định mức giá trần đối với các dự án NLTT chuyển tiếp dựa trên các dự án chuẩn mà không quy định quy trình đàm phán giữa EVN và từng dự án cụ thể nên có thể khiến cho việc xác định khung giá mất nhiều thời gian hơn.Thời gian từ lúc thông tư 15 có hiệu lực cho đến khi Bộ Công Thương nhận được hồ sơ từ ERAV sẽ mất hơn 3 tháng và quá trình đàm phán giá bán điện của các nhà máy điện thường sẽ diễn ra trong thời gian dài nên chúng tôi kỳ vọng chính sách giá bán cho các dự án chuyển tiếp sẽ chỉ có thể chính thức ban hành vào cuối năm 2023.
Thông tư 15 có hiệu lực 25/11/2022
15 ngày
Chủ đầu tư cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho EVN.
30 ngày
EVN xây dựng khung giá phát điện và gửi cho Cục Điều tiết ĐLVN (ERAV) thẩm định.
5 ngày
ERAV kiểm tra nội dung, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt.

45 ngày
ERAV thẩm định khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư.

10 ngày
ERAV hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện.

Tổng cộng 105 ngày
Nguồn: VCBS tổng hợp

Như vậy tầm đầu tháng 2/2023 sẽ có khung giá điện chuyển tiếp chính thức cho điện gió & ĐMT !

Tham khảo về tờ trình QH điện 8 , 11/11/2022

https://cafef.vn/quy-hoach-dien-vii…n-mat-troi-den-nam-2030-20221116071634113.chn

1 Likes

22/11 EVN đã gởi bảng tính giá điện gió, ĐMT cho BCT !
BCT sẽ thẩm định nhanh thì 1 tháng , cõn chậm thì 2 tháng,
Vậy tầm sau tết sẽ có khung giá NLTT chuyển tiếp cho ĐMT & điện gió.

1 Likes

# Lộ diện khối ngoại gom 25% vốn VPD, ước tính đang lỗ 35 tỷ đồng

Tepco Renewable Power Singapore Pte.Ltd vừa thông báo đã mua xong 26,6 triệu cổ phiếu VPD, tương đương gần 25% vốn của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận vào ngày 20/12 với giá bình quân 29.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 785 tỷ đồng.

Sau giao dịch, Tepco Renewable Power đã trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại VNPD sau Tổng công ty Phát điện 1 - EVNGENCO1 (tỷ lệ 36,65% cổ phần). Ngoài ra, VNPD còn có 2 cổ đông lớn khác là CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc và CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 17,2% và 10,6%.

Tuy nhiên, Tuấn Lộc mới đây đã đăng ký bán toàn bộ 18,3 triệu cổ phiếu VPD đang nắm giữ nhằm cơ cấu tài chính. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian 12/12/2022-16/1/2023. Dù chưa có báo cáo giao dịch nhưng nhiều khả năng tổ chức này đã hoàn tất việc bán cổ phiếu cho cổ đông ngoại trong phiên 20/12.

Về TEPCO Renewable Power Singapore Ple. Ltd, đây là pháp nhân đăng ký kinh doanh tại Singapore của TEPCO Renewable Power - thành viên chuyên biệt về lĩnh vực phát điện từ năng lượng tái tạo thuộc Tokyo Electric Power Company Holdings, Incorporated (TEPCO Group) đến từ Nhật Bản.

Trên thị trường, cổ phiếu VPD đã bất ngờ quay xe chóng vánh tại đỉnh ngay sau khi thành viên của TEPCO Group trở thành cổ đông lớn. Thị giá VPD hiện dừng ở mức 28.200 đồng/cổ phiếu, tăng gần 70% so với đầu năm 2022 nhưng thấp hơn 4,4% so với giá tổ chức nước ngoài chi ra để gom cổ phần. Ước tính tại mức thị giá này, khoản đầu tư của cổ đông ngoại tạm lỗ gần 35 tỷ đồng.

1 Likes

có vẻ điện hút nước ngoài nhiều, sóng ngành điện 2023 mãi keo đó nhỉ anh em

1 Likes