Ngành bán lẻ dược phẩm: Nếu FPT Long Châu là số 2 thì đố ai dám nhận là số 1 nhé!

không đột biến nhưng tình hình hiện tại thì quá ổn,vừa mở rộng mạng lưới chiếm lĩnh thị trường 16 tỷ đô, vừa có lợi nhuận tốt.

2 Likes

Nước ngoài vẫn đang tích sản frt đều đặn

3 Likes

Long Châu đã dc cấp phép mở nhà thuốc 1195,


rất đúng kế hoạch đề ra.

2 Likes

Chuỗi nhà thuốc An Khang + Pharmacity đã dừng xin cấp phép mở mới từ tháng 7-8 năm ngoái

2 Likes

Với tốc độ hiện tại thì Long Châu cuối năm nay số cửa hàng sẽ từ 1500-2000 cửa hàng đóng góp khoảng 16000-22000 tỷ doanh thu cho FRT

1 Likes

cứ tb 1 cửa hàng Long Chau doanh thu 1,2 tỷ/tháng nhân lên nhé

An Khang và Pharmacy khách vắng tanh như chùa Đanh, Long Châu lúc nào cũng nhộn nhịp. Đúng là thời tới cản không nổi.

Phải hơn con số này vì bù các cửa hàng mới mở chllll

Hàng vừa rẻ nhất thị trương phục vụ số 1. Các bác có thấy tương lai mà em thấy?

1 Likes


Em google ra thì rẻ nhất trong 3 chuỗi, nv tư vấn tận tình free ship. App mượt, tương lai của nghành bán lẻ dược quy mô 16 tỷ usd 2026 của 1 quốc gia đang già hoá rất nhanh vs hơn 100 tr dân

1 Likes

FRT có khả năng về test 49-50 trong năm nay.

1 Likes

vậy bác short đi kkk

Tại sao chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế giới di động có tài sản thương hiệu 53 tỷ đồng, còn Long Châu của FPT bằng 0 dẫu đã cán đích 1.000 cửa hàng?

19-03-2023 - 12:29 PM | Doanh nghiệp

Đó là số liệu phản ánh trên BCTC của các doanh nghiệp, nhưng trên thực tế không phải cứ có tài sản thương hiệu lớn hơn là nổi tiếng hay chiếm thị phần lớn hơn.

Trong lý thuyết marketing, Brand equity (Tài sản thương hiệu hay giá trị thương hiệu) là một trong những giá trị cộng thêm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Giá trị này phản ánh cách người tiêu dùng nhìn nhận, cảm nhận, đánh giá, so sánh, phản ứng về một nhãn hiệu.

Tài sản thương hiệu được cấu thành từ 4 yếu tố chính: Mức độ nhận diện của thương hiệu, đặc trưng của thương hiệu, chất lượng cảm nhận, mức độ trung thành với thương hiệu.

Mặc dù được công nhận là một tài sản của doanh nghiệp nhưng giá trị tài sản thương hiệu không hề dễ tính toán. Định giá thương hiệu đòi hỏi sự nghiên cứu rất kỹ càng, cẩn trọng nhưng lại có thể cho ra kết quả gây tranh cãi.

Những cách định giá thương hiệu phổ biến hiện nay như dựa trên thu nhập lợi thế, cơ sở chi phí hay dựa trên giá trị chuyển nhượng. Mặc dù có những quan điểm không đồng ý với cách đánh giá dựa trên giá trị chuyển nhượng nhưng giao dịch mua bán thực tế là một bằng chứng khó có thể phủ nhận.

Theo eweek.com, khi cố gắng mua lại PepleSoft vào năm 2004, Công ty Oracle đã sẵn sàng tăng giá tiền chuyển nhượng từ 5 tỷ USD lên 6,3 tỷ và cuối cùng chốt lại ở con số khổng lồ 9,4 tỷ USD.

Không rõ giá trị thương hiệu của PeopleSoft trong thương vụ này là bao nhiêu nhưng giới phân tích chắc chắn tài sản ròng (Net asset) của PeopleSoft không thể tăng gần gấp đôi như vậy chỉ trong vòng 18 tháng. Nghĩa là những giá trị vô hình như thương hiệu hay lợi thế thương mại của PeopleSoft đã được Oracle định giá trên 4,4 tỷ USD.
Trên góc độ kế toán, thương hiệu được lượng hóa cũng có thể xuất hiện trên BCTC của các doanh nghiệp với tư cách một tài sản cố định vô hình.

Ở Việt Nam, có thể bắt gặp tài sản thương hiệu xuất hiện trên báo cáo tài chính (BCTC) của một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Tài sản thương hiệu thường xuất hiện trên BCTC hợp nhất sau những thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập). Trong đó, đối tượng được mua lại phải là những tên tuổi đã có tiếng tăm nhất định.

Chẳng hạn, Thế giới di động mua chuỗi nhà thuốc An Khang, Vinamilk mua 75% cổ phần của CTCP GTNFoods, qua đó tham gia điều hành CTCP Sữa Mộc Châu hay Masan mua Vinmart, Vinacafe Biên Hòa, nước khoáng Vĩnh Hảo, Phúc Long…
Nhà thuốc An Khang

Cuối năm 2021, trên bảng cân đối hợp nhất của CTCP đầu tư Thế giới di động (TGDĐ) xuất hiện tài sản giá trị thương hiệu với số dư hơn 53,5 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng là do mua công ty con trong kỳ, cụ thể là Công ty cổ phần bán lẻ An Khang, đơn vị sở hữu chuỗi nhà thuốc cùng tên.

CTCP bán Lẻ An Khang được thành lập ngày 21/08/2017, vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ đồng với 3 cổ đông cá nhân góp vốn.

TGDĐ bắt đầu mua 634.100 cổ phần, tương đương 49% vốn An Khang với giá 62 tỷ đồng từ năm 2018. Đến tháng 11/ 2021, TGDĐ hoàn tất thâu tóm 99,99% cổ phần của An Khang. Tại thời điểm hợp nhất BCTC, tổng tài sản thuần của An Khang là 73,1 tỷ đồng. Trong đó, giá trị thương hiệu An Khang được định giá theo biên bản định giá độc lập, ghi nhận 53,5 tỷ đồng.

Tài sản thương hiệu của TGDĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 10 năm và đến cuối 2022, số dư tài sản này còn lại trên BCTC hợp nhất của TGDĐ là 48 tỷ đồng.

Nhà thuốc Long Châu

Khác với TGDĐ, danh mục TSCĐ vô hình hợp nhất của CTCP bán lẻ kỹ thuật số FRT không có sự xuất hiện của tài sản thương hiệu.

Hay nói cách khác, hệ thống nhà thuốc Long Châu không đóng góp giá trị thương hiệu cho BCTC hợp nhất của FRT - Công ty mẹ của Long Châu.

Nguyên nhân do FRT là cổ đông góp vốn thành lập pháp nhân CTCP dược phẩm FPT Long Châu ngay từ đầu. Cụ thể, năm 2018, FRT tham gia góp vốn thành lập công ty con là Công ty CP dược phẩm FPT Long Châu theo Nghị quyết HĐQT số 09/2018-NQ HĐQT/GV/FRT.JSC ngày 13/09/2018.

Ban đầu, FPT Long Châu có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, trong đó FRT sở hữu 75% cổ phần. Từ 4 điểm bán quanh khu Tân Định, TP Hồ Chí Minh thủa sơ khai, đến cuối năm 2022, FRT đã đưa chuỗi nhà thuốc Long Châu cán mốc 1.000 điểm bán trên toàn quốc và đang là chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm có kết quả kinh doanh khả quan nhất so với các đối thủ trên thị trường.

Sự chênh lệch về giá trị tài sản thương hiệu trên BCTC hiện nay không tỷ lệ thuận với sự nổi tiếng của thương hiệu, càng không phản ánh được thị phần hay sự yêu thích của khách hàng. Không chỉ hệ thống Long Châu của FRT mà nhiều doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng, được yêu thích nhưng lại không có tài sản thương hiệu trên bảng cân đối kế toán, như PNJ, Hòa Phát, FPT,…
Theo An Vũ

Nhịp sống thị trường

Các ndt cá nhân vn tầm nhìn t+ luôn muốn bán rẻ cho tây lông, hãy nhìn tây nó bán dgw mạnh nv nhưng frt thì ngược lại thì mới thấy tầm nhìn của tụi nó.

Sau khi lỗ 306 tỷ đồng năm 2022, chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ làm gì năm 2023?

18-03-2023 - 12:45 PM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ](javascript::wink:

Nghe đọc bài

3:15

1x

Sau khi lỗ 306 tỷ đồng năm 2022, chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ làm gì năm 2023?

Năm 2022, An Khang đặt mục tiêu mở rộng vào đầu năm, nhưng sau đó phải thay đổi chiến lược trong nửa cuối năm do những khó khăn của thị trường và dừng lại ở mốc 500 cửa hàng cùng số lỗ 306 tỷ đồng. Năm 2023, mục tiêu của An Khang là có lợi nhuận.

Theo số liệu từ Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, năm 2022 vừa qua, chuỗi nhà thuốc An Khang đạt doanh thu 1.500 tỷ đồng và báo lỗ 306 tỷ đồng.

Con số này cao gấp hàng chục lần số lỗ của năm 2019 (lỗ 6 tỷ đồng) và năm 2020 (lỗ 6,4 tỷ đồng).

Trong năm 2022, An Khang có sự thay đổi chóng mặt về chiến lược. Trong nửa đầu năm, An Khang mở rộng mạnh mẽ, tăng từ 178 cửa hàng lên 510 cửa hàng chỉ trong 6 tháng.

Tại cuộc họp với nhà đầu tư hồi tháng 2/2022, ông Tài cho biết: " Nhìn nhận chung, ngành thuốc sau đợt dịch vừa rồi có những bước phát triển tốt. Trước đây, ngành thuốc cơ bản chỉ có thuốc chữa bệnh là chính, nhưng sau đợt dịch vừa rồi thì thực phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ cũng có những tăng trưởng rất ngon lành.

Đây là những dấu hiệu cho thấy ngành thuốc Việt Nam bắt đầu có những dịch chuyển từ trạng thái chữa bệnh, đau đâu chữa đó, sang trạng thái “prevent”, có nghĩa là bảo vệ sức khỏe. Bước chuyển dịch này giống như những nước phát triển. Tại các nước này, thực phẩm chức năng, vitamin, các loại thuốc làm cho cơ thể khỏe mạnh phát triển rất tốt ".

Ông Tài cho rằng, muốn kiếm lợi nhuận trong ngành thuốc thì thời điểm này là phù hợp để tăng trưởng mô hình chuỗi nhà thuốc.

Đến tháng 7/2022, An Khang bổ nhiệm ông Đoàn Văn Hiểu Em làm Tổng giám đốc. Khi đó, ông Hiểu Em cho biết, tốc độ mở chuỗi của An Khang đang vượt qua kỳ vọng ban đầu của Ban giám đốc và có thể hoàn thành sớm kế hoạch 800 cửa hàng trong năm 2022. Ông cũng tự tin cuối năm 2022 An Khang sẽ có lãi và doanh thu là 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 3 tháng sau đó An Khang chỉ nâng được số cửa hàng lên 529 vào cuối tháng 10/2022. Tại cuộc họp với nhà đầu tư tháng 11/2022, ông Hiểu Em cho biết công ty sẽ dừng mở rộng chuỗi An Khang vì thị trường “quá nhiều biến đổi và khó khăn”.
Đến cuối năm 2022, số nhà thuốc An Khang giảm xuống chỉ còn 500.

" Việc chậm lại 1 nhịp cho hơn 500 cửa hàng như vậy cũng là cơ hội để đánh giá, nhìn nhận lại, tối ưu hóa tất cả mọi thứ với 500 cửa hàng này. Khi làm tốt, có đồng lời thì chúng tôi sẽ tăng tốc ở một thời điểm thuận lợi của năm sau, nhưng thời điểm này chúng tôi quyết định dừng lại ở con số 500 ", ông Hiểu Em chia sẻ.

Sau khi lỗ 306 tỷ đồng năm 2022, chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ làm gì năm 2023? - Ảnh 1.

Sau khi dừng mở rộng An Khang và kết thúc năm với số lỗ 306 tỷ đồng, An Khang hiện nay chỉ giữ lại những cửa hàng có biên lợi nhuận dương. Sang năm 2023, An Khang sẽ hướng đến mục tiêu lợi nhuận.

Trong thông điệp gửi cổ đông Thế Giới Di Động năm nay, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho biết, sau khi đạt quy mô 500 nhà thuốc vào cuối năm 2022, công ty đã tạm ngưng mở rộng để tập trung tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chi phí để hướng đến vận hành có lợi nhuận.

Ngoài ra, Thế Giới Di Động cũng thu hẹp các chuỗi mới, chấm dứt những thử nghiệm mà không có tiềm năng tăng trưởng đủ lớn trong tương lai. “Tôi tin rằng mỗi thành công hay thất bại đều mang lại bài học kinh nghiệm sâu sắc, là trải nghiệm quý báu giúp đội ngũ lãnh đạo kế thừa luôn tỉnh táo, thận trọng và kỷ luật trong các quyết sách điều hành doanh nghiệp” , ông Tài nói.

An Khang lỗ luý kế 600 tỷ PMC khoảng 2000 tỷ và ko thể huy động thêm vốn.

1 Likes

tháng 3/2020 ko ai nghĩ FRT giá 7 đâu bác. FRT muốn có trend tăng dài thì phải chiết khấu thôi, nhìn chart FRT là hiểu bị short ở vùng đỉnh, tay to tạo lập họ vẫn bán lướt đó thôi.

1 Likes

Tay to sẽ mất hàng vào tây lông bác nhé.

2 Likes

em này chưa ai hiểu bằng tôi đâu nhé. Năm 2020, tôi mua vùng 2x, ôm đến tận ga 17x (gần 2 năm), + 50% cổ tức tiền mặt đấy. bác có thể kiểm chứng bên f ba một chín

1 Likes

An Khang thì những con người bán Đt và hàng tiêu dùng qua làm quản lý các dược sĩ nên họ không biết làm. Càng làm càng thất bại.
Long Châu thì FRT đã kế thừa dc kinh nghiệm của Long Châu trong mảng thuốc + khả năng Scale úp chuỗi + công nghệ do FPT đứng sau. Bên cạnh đó em đánh gia rất cao đội ngũ đào tạo nv của Long Châu.
Thị trường dược phẩm sẽ thay đổi mãi mãi với Long Châu. 1 ông trùm xuất hiện và thay đổi hoàn toàn phương thức +thói quen mua thuốc của hơn 100 tr người dân VN.

2 Likes

a đ.ù, sáng giờ bận không mở bảng, sao đỏ lòm thế? Mịa vĩ mô VN vẫn ổn mà các bác bán như sắp có chiến tranh vậy! Kể cả Nga ngố mà chứng nó còn xanh rờn mà!
Danh mục chỉ còn thằng PLX xanh. Chiều nay tranh thủ lụm dép thêm đi ae. FRT giá này là cơ hội hiếm có đấy.

1 Likes