Gần đây, chúng ta đang trong giai đoạn vô cùng khó lường của thị trường khi tâm lý hoang mang bao phủ từ các yếu tố siết bất động sản.
Là một người đã viết rất nhiều về case DGC và cũng như show nhiều thông tin về case DGC về chuỗi giá trị từ những ngày đầu, hy vọng thông qua bài viết này, mọi người sẽ tiềm được 1 nhóm ngành đầu tư được, 1 nhóm ngành mới chỉ nhen nhóm trong giai đoạn gần đây nhưng đã trưởng được một khoảng khá dài trong dài trong giai đoạn vừa qua.
Bài viết không giúp mọi người tìm điểm mua, điểm bán cũng như khuyến nghị, chúng ta chỉ đang tìm những doanh nghiệp có tiềm lực tăng trưởng lớn trong giai đoạn tới để đầu tư. Nếu cổ phiếu thực sự phát huy đúng giá trị tăng trưởng, xác suất tăng của cổ phiếu sẽ nhiều và mọi người sẽ tự khắc thấy điểm mua.
NGÀNH DỆT MAY_TĂNG TRƯỞNG EPS + BIÊN LỢI NHUẬN CẢI THIỆN, VẬY SAO GIÁ LẠI Ở MỨC CHƯA TĂNG.
GÓC NHÌN VĨ MÔ
Cán cân thương mại chuyển sang thặng dư ước tính 1,39 tỷ USD trong tháng 3 (từ mức nhập siêu 1,96 tỷ USD trong tháng 2). Trong quý 1/2022, xuất khẩu ước tính đạt 88,58 tỷ USD (+12,9% YoY) và nhập khẩu 87,77 tỷ USD (+15,9% YoY), dẫn đến xuất siêu ước tính đạt 809 triệu USD. Trong quý 1, một số sản phẩm có tốc độ xuất khẩu cao so với cùng kì năm ngoái bao gồm: Hóa chất (+67%), Cà phê (+50,4%), Thủy sản (+38,7%)****, Sản phẩm từ sắt thép (+34%), Sản phẩm từ chất dẻo (+30,2%), Dệt may (+22,5%).
Đây là một trong những dữ liệu quan trọng vì chúng ta thấy một những case điển hình đoạn vừa qua từ thông tin này đã tăng đến mức nào.
Ở đây, chúng ta sẽ làm rõ một vài điểm:
1/ Khi nào doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được lợi ?
2/ Dữ liệu vĩ mô gì tác động dẫn tới tình huống này xảy ra cũng như qua trình này sẽ kéo dài bao lâu ?
CÂU HỎI 1:
Thực sự rất nhiều góc độ để nói về việc này. Hòa sẽ đưa ra vài tiêu chí để chọn nhé, mọi người có thể bạn luận ở dưới:
1/ Sản phẩm xk đang trong quá trình cơ cấu chuyển dịch. Vì nhiều lý do (từ môi trường hay bị dịch chuyển đơn hàng) một lượng lớn các hàng hóa đặc thù dần được Trung Quốc nhường sân chơi cho Việt Nam. Đây là yếu tố tích cực vì chúng ta là nước sẽ hưởng lợi trực tiếp từ thị phần lớn được thả ra từ phía Trung Quốc (DHC là 1 case điển hình).
2/ Tính đặc thù khó sản xuất hay khai thác và là sản phẩm cần thiết ở nhiều mảng. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp có nhiều động lực tăng trưởng từ 1 thị trường rộng lớn xuất khẩu.
3/ Hưởng lợi từ vụ chiến tranh Nga - Uk vừa qua làm cho giá bán hưởng lợi cao khi xuất khẩu (Vì đây là một trong những sự kiện lớn và dài nên khả năng duy trì giá bán cao là khá dài)
4/ Khi doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đảm bảo sẽ được nhập khẩu từ tiêu chí đánh giá từ phía bên nhập khẩu. Chi phí kiểm soát được càng tốt (thương nếu chuỗi giá trị càng kín, công nghệ càng cao khi quản lý và sản xuất thì chi phí sẽ được tiết giảm). như vậy khi xuất khẩu, DN sẽ hưởng lợi khá nhiều
5/ Nhu cầu phục hồi được sau đợt đại dịch covid từ phía thị trường xuất khẩu
6/ Chính sách giữa nước ta với nước xk có hiệp định gì với nhau và DN đáp ứng và hưởng lợi không
Và khi đối chiếu, Hòa thấy Sợi-Vải_ sản phẩm Dệt may thỏa rất nhiều tiêu chí khi ngồi lại nghiên cứu. Và điều này cũng phần nào lý giải được nhóm dệt may lại có mức tăng trưởng tốt giai đoạn vừa qua.
Hãy nhìn sơ qua đôi chút về KQKD nhóm dệt may vừa qua nhé
CHUẨN TIÊU CHÍ CANSLIM 3 QUÝ DÙ GẶP BẤT LỢI TỪ Q3 KHÓ KHĂN COVID
Đồ thị biểu thị rõ nét DN tăng trưởng sẽ phá vỡ định giá Thị trường ở đoạn trước đó
CÂU HỎI SỐ 2
Theo góc nhìn cá nhân, đây sẽ là một giai đoạn kéo khá dài, ít nhất tới gần giữa quý 2, tức nghĩa 1 quý tăng giá có thể sẽ diễn ra trong giai đoạn thông tin vĩ mô keoes dài như hiện tại làm giá hàng hóa leo thang. Vì là chính sách, không dễ gì bất cứ quốc gia nào sẽ đổi quá trình chính sách mình ngay lập tức.
CHÚNG TA HIỂU GÌ VỀ NGÀNH NÀY, ĐỂ BIẾT TRIỂN VỌNG CÓ HAY KHÔNG TỪ SỰ TÍCH CỰC VĨ MÔ Ở TRÊN MANG LẠI CHO NGÀNH
Để xác định rõ, có rất nhiều ngành, mặc dù vĩ mô khi bàn rất nhiều thuận lợi từ bối cảnh. Tuy nhiên khi nhìn lại thì Ngành ở Việt Nam lại quá đặc thù nên gần như áp vào các lợi thế không hề có ý nghĩa gì ngoài việc ảo tưởng.
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÓ GÌ ?
Chúng ta sẽ nhìn qua 1 loạt biểu đồ này trước nhé:
Toàn chuỗi doanh nghiệp (đã cũ nên mọi người update giúp Hòa số nhé @@)
Sau khi coi xong các chart chúng ta thấy gì ?
1/ Đây là ngành có chuỗi giá trị khá dài, nên nếu doanh nghiệp thực sự hoàn thành chuỗi thì doanh nghiệp sẽ phải cố gắng rất nhiều. Tuy theo mức độ hoàn thiện về chuỗi cung ứng, chi phí, biên lợi nhuận cũng sẽ khác nhau.
2/ Chi phí đầu vào là yếu tố rất khó kiểm soát và doanh nghiệp sẽ có biên lợi nhuận thiếu ổn định rất nhiều nếu không làm tốt. Sản phẩm đầu vào chúng ta lại không nằm ở trong nước cung ứng không, mà lại phải nhập khẩu từ bên khác do chi phí rẻ hơn. Điều này dẫn tới 1 trạng thái như sau:
- Nếu doanh nghiệp muốn đáp ứng các hiệp định kí, chưa chắc doanh nghiệp có lợi vì chi phí hoàn thành sẽ rất cao. Thay vào đó họ sẽ nhập khẩu từ TQ và chấp nhận bỏ qua lợi thế hiệp định.
- Các mặt hàng này liên quan tới chi phí logictics cao nên ở vào thơi điểm này, sẽ phải rất để ý yếu tố đầu vào từng công đoạn của doanh nghiệp ra sao.
- Cần phải nắm rõ các đơn hàng của doanh nghiệp đi xuất khẩu là dạng gì nếu không sẽ rất dễ nhầm lẫn
CÁC DẠNG ĐƠN HÀNG
CMT: CUT – MAKE – TRIM
Trong ngành Dệt may, phân đoạn CMT có thể coi là đơn giản nhất, bao gồm: (1) Cut: cắt vải từ cuộn vải in sẵn thiết kế củakhách hàng (2) Make: may, khâu, vá các miếng vải lại thành sản phẩm hoàn chỉnh (3) Trim: Cắt chỉ và làm sạch chỉ khỏi sản phẩm quần áo. Dán nhãn và thực hiện kiểm tra, đóng gói sản phẩm theo yêu cầu.
FOB: FREE ON BOARD: So với các đơn hàng CMT, đơn hàng FOB có sự khác biệt ở chỗ các doanh nghiệp dệt may sẽ đảm nhận thêm khâu mua nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm cuối cùng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể chủ động nguồn nguyên vật liệu, tuy nhiên, công ty sẽ phải chịu rủi ro tài chính, nguồn vốn cao hơn so với CMT. Do đó, các đơn hàng FOB sẽ có biên lợi nhuận cao hơnso với CMT.
ODM (viết tắt của: Original Design Manufacturing; tạm dịch: Mẫu ban đầu thuộc về DN sản xuất) có nghĩa là DN sản xuất (xưởng may) sẽ tự chủ hết tất cả các khâu từ thiết kế mẫu, quá trình thu mua nguyên vật liệu, quá trình cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và ship hàng.
OBM (viết tắt của: Original Brand Manufacturing; tạm dịch: Mẫu và thương hiệu ban đầu độc quyền của DN sản xuất) có nghĩa là DN sản xuất (xưởng may) sẽ tự chủ hết tất cả các khâu từ thiết kế thương hiệu riêng của mình, thiết kế mẫu riêng, tự chủ quá trình thu mua nguyên vật liệu, quá trình cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và ship hàng cho các cty con của DN sản xuất. Đây là trình độ sản xuất cao nhất của một doanh nghiệp dệt may vươn tới. Ở trình độ này DN sản xuất thường là một khu phức hợp với số lượng nhân công tính trên ngàn người và hàng chục công ty con liên kết bổ sung cho nhau trong việc sản xuất.
Việt Nam phần lớn là FOB và CMT.
Như vậy sau khi tìm hiểu chuỗi giá trị và cách thức hoạt động, 2 đại diện tiêu biểu Hòa chọn trong list này trong thời gian này là TNG và MSH.
CỔ PHIẾU TIÊU BIỂU
TNG + MSH (đây chỉ là 2 cp ưu tú về cả điểm mua và triển vọng, VGT và STK không phải phải là lựa chọn tồi, nên Hòa sẽ bàn thêm ở dưới)
Lý do Hòa chọn MSH và TNG, chúng ta sẽ tìm hiểu ở dưới vì bài đã quá dài