Ngoài dầu ra, cổ phiếu nào sẽ ce tuần sau với vụ nghẽn kênh đào suez?

Kênh đào Suez tắc nghẽn có cứu được giá dầu thô?

(Tin tức 24h) - Hiện vẫn chưa rõ tình trạng tắc nghẽn tại Kênh đào Suez sẽ kéo dài bao lâu nhưng một số chuyên gia nhận định sẽ là vài tuần.

Tác động ra sao tới giá dầu?

Giá dầu thế giới chốt phiên 26/3 tăng khi “siêu tàu” Ever Given có trọng tải 220.000 tấn bị mắc kẹt làm tắc nghẽn kênh đào Suez ngày thứ tư liên tiếp và những nỗ lực giải cứu chưa thành công.

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Năm tăng 2,41 USD, hay 4,1%, chốt phiên ở mức 60,97 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, sau khi giảm 4,3% trong phiên 25/3 và tăng 5,9% trong phiên 24/3.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 2,62 USD, hay 4,2%, lên 64,57 USD/thùng tại Sàn ICE Futures Europe, sau khi giảm 3,8% trong phiên 25/3 và tăng 6% trong phiên 24/3.

Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch 23/3 do thị trường lo ngại các lệnh hạn chế đi lại và chậm triển khai vaccine ngừa COVID-19 ở châu Âu sẽ làm tăng thêm tình trạng dư thừa nguồn cung.

Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI cũng giảm 3,80 USD (6,2%) xuống 57,76 USD/thùng.

Giá dầu ổn định trong phiên giao dịch 22/3 nhờ kỳ vọng nhu cầu tăng cao vào cuối năm nay giúp chặn bớt tình trạng bán tháo cuối tuần qua.

Phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 9 xu Mỹ (tương đương 0,1%) lên 64,62 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giao kỳ hạn giảm 13 xu Mỹ (0,2%) xuống 61,55 USD/thùng.

Tình trạng tắc nghẽn đã làm gián đoạn dòng chảy dầu mỏ qua Kênh đào Suez, nhưng giá dầu WTI giảm 0,8% trong cả tuần, trong khi giá dầu Brent tăng 4 xu Mỹ, theo Dow Jones Market Data.

Hiện vẫn chưa rõ tình trạng tắc nghẽn tại Kênh đào Suez sẽ kéo dài bao lâu nhưng một số chuyên gia nhận định sẽ là vài tuần.

Kênh đào Suez là tuyến vận tải quan trong đối với dầu mỏ từ vịnh Ba Tư và việc chưa rõ sẽ mất bao lâu để giải cứu con tàu bị mắc kẹt đã làm phức tạp triển vọng của các tài sản năng lượng.

Bên cạnh đó, các nhà giao dịch năng lượng cũng lo ngại về tình trạng phong tỏa hoạt động kinh doanh kéo dài tại châu Âu nhằm ngăn chặn đại dịch có thể khiến nhu cầu với các sản phẩm năng lượng giảm.


Một tàu container khổng lồ bị mắc kẹt ở kênh đào Suez ngày 24/3. Ảnh: Reuters.

Theo ông Tyler Richey, làm việc tại công ty nghiên cứu tài chính Sevens Report Research, nền tảng cơ bản của thị trường dầu mỏ đã xấu đi trong tuần qua khi nhu cầu được điều chỉnh giảm, nhưng sự không chắc chắn trong ngắn hạn liên quan đến kênh đào Suez đã hỗ trợ giá dầu.

Ông Richey cho rằng tác động của việc giao thông qua kênh đào Suez đình trệ đối với các thị trường trong khu vực sẽ được kiểm soát khi dự trữ dầu mỏ của toàn cầu vẫn cao kỷ lục. Ngay cả khi tuyến vận tải biển trọng yếu này bị tắc nghẽn trong nhiều tuần, các nước tiêu thụ chủ yếu có thể sử dụng nguồn dữ trự còn dồi dào.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ngày 24/3 báo cáo dự trữ dầu thô của nước này tăng tuần thứ năm liên tiếp, hiện ở mức gần 503 triệu thùng, cao hơn mức trung bình 5 năm cho thời điểm này của năm là 6%.

Theo ông Richey, do nguồn cung dồi dào, các nhà giao dịch chú ý tới việc các nền tảng của thị trường xấu đi do các biện pháp phong tỏa tại châu Âu và việc các dự báo nhu cầu trong trung hạn liên tục được điều chỉnh giảm.

Trong khi đó, theo Bloomberg, việc kênh đào Suez bị phong tỏa giúp dầu thô lấy lại mức thua lỗ của ngày hôm trước nhưng cũng chỉ đến vậy.

Nhu cầu suy giảm không phải là lý do duy nhất khiến thị trường dầu thô hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự tắc nghẽn của kênh đào Suez. Việc đóng cửa kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề cho mọi loại hình thương mại, nhưng đường thủy hiện nay không phải là nơi từng dành cho vận tải chở dầu.

Sự phân bổ lại dòng chảy dầu thô toàn cầu trong thời gian dài đã khiến các chuyến hàng của các nhà sản xuất lớn ở Vịnh Ba Tư về hướng Tây sụt giảm.

Theo số liệu của BP Plc, các lô hàng dầu thô từ Trung Đông đến châu Âu đã giảm xuống 2,1 triệu thùng/ngày trong năm 2019 từ 3,8 triệu thùng/ngày 20 năm trước đó. Lượng dầu này thậm chí còn giảm hơn nữa vào năm ngoái, sau khi các thành viên của ƠPEC và các đồng minh, bao gồm cả Nga, cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ ngày.

Dữ liệu theo dõi tàu do Bloomberg giám sát cho thấy dòng chảy trực tiếp của dầu thô ở Vịnh Ba Tư, chủ yếu từ Arabia Saudi, Iraq và Kuwait, đến châu Âu và Canada đạt trung bình hơn 460.000 thùng/ngày kể từ khi việc cắt giảm sản lượng được thực hiện vào tháng Năm.

Các chuyến hàng dầu thô của Vịnh Ba Tư qua Kênh đào Suez đã sụt giảm do sản lượng năm ngoái bị cắt giảm

Các quốc gia cũng có các lựa chọn thay thế cho Kênh đào Suez, nếu họ muốn sử dụng chúng. Saudi Arabia và Kuwait cùng với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Ai Cập, cùng sở hữu đường ống Sumed, có thể bơm 2,5 triệu thùng dầu/ngày từ Biển Đỏ đến Địa Trung Hải qua Ai Cập. Các dòng chảy dọc theo đường ống này chậm lại đến mức nhỏ giọt khi việc cắt giảm sản lượng của OPEC + có hiệu lực và hiện có rất nhiều khả năng để thúc đẩy chúng, giúp tránh bất kỳ nút thắt cổ chai nào của Suez.

Một khối lượng lớn dầu cũng chảy theo hướng khác, là từ châu Âu sang châu Á. Dầu thô từ Biển Bắc đến các thị trường ở châu Á thường được chở trên các tàu chở dầu quá lớn để đi qua kênh đào. Họ thực hiện hành trình 17.000 dặm đến Trung Quốc quanh mũi phía nam của châu Phi để nguồn cung cấp này không bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa kênh đào.

Tuy nhiên, các chuyến hàng dầu thô hướng Đông từ khu vực Biển Caspi, Nga và Bắc Phi sẽ bị ảnh hưởng. Một đường ống xuyên Israel nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ có thể được sử dụng, nhưng dòng chảy từ tây-đông của nó bị giới hạn ở khoảng 30 triệu tấn mỗi năm, tương đương 600.000 thùng/ngày.

Các kho dự trữ dầu dồi dào trên toàn cầu, được tích tụ trong đại dịch và vẫn cao hơn nhiều so với mức bình thường, cũng đóng vai trò như một bộ đệm. Dự trữ dầu thô của châu Âu vào cuối tháng 1 cao hơn 17 triệu thùng (tương đương 5%) so với cùng kỳ năm trước, trong khi tổng khối lượng các sản phẩm tinh chế tăng 37 triệu thùng (6,5%), theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Dầu, dù là dầu thô hay tinh chế, được giữ lại bởi sự tắc nghẽn của kênh đào Suez cũng không bị mất đi. Nó chỉ bị trì hoãn và có rất nhiều kho dự trữ để vượt qua sự chậm trễ đó.

Tác động lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh dầu sẽ là nếu việc giải phóng Ever Given mất “vài tuần”, tức càng lâu thì hợp đồng cung ứng càng bị gián đoạn, khiến các tàu bị mắc kẹt ở xa nơi cần đến để nhận hàng tiếp theo. Có thể là chi phí thuê tàu chở dầu, chứ không phải giá dầu, chịu tác động của sự tắc nghẽn tại kênh đào Suez.

Mặc dù đó là tin xấu đối với các nhà máy lọc dầu và các nhà kinh doanh, nhưng nó vẫn không mấy quan trọng đối với thị trường dầu mỏ nói chung. Đại dịch và các thỏa thuận về sản lượng của OPEC + mới là những gì thực sự thúc đẩy giá dầu thô.

Nỗ lực giải cứu

Trong một diễn biến mới, ngày 26/3, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie cho biết các nỗ lực giải cứu con tàu chở hàng Ever Given bị mắc cạn ở kênh đào Suez đã bắt đầu vào tối cùng ngày sau khi hoàn tất giai đoạn nạo vét.

Ông Rabie cho biết, các nỗ lực giải cứu con tàu bắt đầu được thực hiện sau khi kết thúc công việc nạo vét nhằm loại bỏ hàng nghìn m3 cát và bùn xung quanh mũi tàu.

Chín chiếc tàu đang trực tiếp tham gia kéo chiếc tàu mắc cạn để đưa tàu thoát ra vùng nước chảy. Quan chức này cho biết nỗ lực giải cứu tàu phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả hướng gió và thủy triều nên không loại trừ khả năng sẽ phải đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.

Trước đó, SCA đã công bố một đoạn video clip vào cuối buổi chiều cùng ngày cho thấy các nỗ lực giải cứu con tàu Ever Given mắc kẹt đang được triển khai gấp rút.

Chủ tịch SCA đã trực tiếp thị sát và chỉ đạo các hoạt động nạo vét xung quanh con tàu mắc cạn. Ông khẳng định các công nhân đang xúc tiến các nỗ lực cứu hộ để nhanh chóng khai thông tuyến vận tải quan trọng này.

Cũng trong ngày 26/3, Nhà Trắng thông báo Mỹ đã đề nghị hỗ trợ các quan chức Ai Cập để giúp giải cứu tàu chở Ever Given.

Khi được hỏi về tình hình trên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, như một phần trong đối thoại ngoại giao tích cực với Ai Cập, Chính phủ Mỹ đã đề nghị hỗ trợ Ai Cập để giúp mở lại kênh đào này.

Bà Psaki cũng cho biết thêm rằng Mỹ đang tham khảo ý kiến của các đối tác Ai Cập về cách Mỹ có thể hỗ trợ tốt nhất những nỗ lực đó. Tuy nhiên, bà không cho biết thêm chi tiết về sự hỗ trợ được cung cấp.

Truyền thông tại Mỹ đưa tin rằng lực lượng hải quân của nước này đang chuẩn bị gửi đánh giá nạo vét kênh đào để tư vấn cho các nhà chức trách Ai Cập về cách giải cứu con tàu.

Kênh đào Suez là một tuyến đường thủy chính cho thương mại toàn cầu, nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ và cung cấp tuyến đường hàng hải ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu.

Ước tính có khoảng 12% thương mại toàn cầu đi qua kênh đào này.

đó là SSB và EIC

HAH thôi

1 Likes

mũi tàu đã nhích nhẹ

Cổ phiếu Logictics có thể ngắm TMS

2 Likes

Cô bé thích đùa nội lực không còn như xưa. Hình tối hôm nay cho thấy 1/3 tàu biển Siêu Trọng đang vòng xuống mũi Hảo Vọng để kịp thời gian giao hàng. VÌ VẬY VỤ " MŨI TÀU NHÍCH NHẸ SẼ CÓ THỂ DIỄN RA TRONG VÀI TUẦN. THIỆT HẠI KHÔN LƯỜNG. VÌ VẬY TMS CHỈ LÀ CÔNG TY LOGISTICS CÓ BẤT ĐỘNG SẢN TÍCH TRỮ. KHÔNG CỨU ĐƯỢC TÌNH HÌNH. VẬN TẢI CARGO HÀNG KHÔNG MỚI LÀ CỨU TINH.

SSB

EIC…

Vì sao mai tôi sẽ bluan

Trải nghiệm thôi! Còn nếu đánh trading theo sóng thì chịu :slight_smile:

2 Likes

Bài viết của Lynch Phan khá bổ ích

[ THẢM HỌA tàu EVER GIVEN VÀ NIỀM VUI cho các NHÀ ĐẦU TƯ ]

Hàng nghìn con gia súc bị đói, bị mổ thịt, hàng tỷ $ thiệt hại của thương mại toàn cầu nhưng lại là niềm vui của những nhà đầu tư cầm cổ phiếu dòng Dầu khí và Logistics.

Nếu bạn chưa bán cổ phiếu Dầu khí hay Vận tải biển sau phiên “ cướp hàng” lịch sử 26.03.21 thì xin chúc mừng bạn.

Rất có thể những cổ phiếu dòng P hay Logistics sẽ đem đến cho bạn tin vui đầu tuần.

Sự cố tàu Ever Given bây giờ không chỉ là tai nạn hàng hải thông thường nữa mà trở thành thảm họa với ngành logistic toàn cầu.

Một cơn bão cát, gió lớn và kết quả: “một con cá voi mắc cạn trên bãi biển“ làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu

Tại sao lại như vậy?
Để mình điểm báo thống kê cho bạn:

Ước tính của Lloyd’s List cho thấy mỗi ngày tắc nghẽn tại đây khiến lượng hàng hóa trị giá 9,6 tỷ USD không thể lưu thông, tương đương khoảng 400 triệu USD/giờ.

12% giao thương toàn thế giới, gần 10% dầu mỏ vận tải đường biển và 8% khí LNG toàn cầu được vận chuyển quan kênh đào này. Khoảng 30% sản lượng container vận chuyển trên hành tinh quá cảnh qua 193 km cua kênh đào Suez mỗi ngày.

Tổng lượng dầu thô vận chuyển qua kênh đào này chỉ chiếm chưa đến 5% tổng lượng dầu được vận chuyển, nhưng khi thời gian tắc nghẽn bị kéo dài thì tác động sẽ tăng lên.

Giá dầu ngay lập tức tăng 4% lên mốc 60$/ thùng ( Crude oil WTI ) sau khi các trader thấy rằng nỗ lực giải cứu tàu Ever Given bất thành dù xu hướng trước đó của giá dầu đang là giảm mạnh.

Giá dầu tăng còn giá các hàng hóa khác thì sao?

Kênh đào này là tuyến huyết mạch giữa châu Á và châu Âu. Việc tắc nghẽn này sẽ làm giá các mặt hàng của Châu Âu tiếp tục tăng cao hơn sau đợt tăng hậu Covid như nông sản, giá thịt gia súc, vật liệu xây dựng hay năng lượng.

Theo Bloomberg hiện nay 40 tàu chở hàng hóa từ nông sản, hàng không như xi măng cho tới dầu mỏ, nhiên liệu và hóa chất, đang ở Kênh đào Suez. Ngoài ra, còn có khoảng 8 tàu chở gia súc, 1 tàu chở nước và hơn 30 tàu hàng hóa khác cũng đang bị mắc kẹt.

Giá cước vận tải biển chắc chắn sẽ tăng đặc biệt là cước vận tải biển từ Âu sang Á và ngược lại. Sự cố này làm cho chi phí Logistic tiếp tục là vấn đề đau đầu với những ông chủ đi buôn sau khi giá cước vận tải chưa kịp giảm hậu covid.

Còn tổ chức định giá uy tín Argus Media dự báo, do sự đình trệ của kênh đào Suez, giá container phế liệu sắt dự kiến sẽ tăng lên 900 USD/container cho tuyến vận tải từ Mỹ đến vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 1/4 tới, so với mức tương ứng 800 USD/container của tháng 3.

Bao nhiêu lâu nữa thì vấn đề này được khắc phục ?

Theo các chuyên gia sự cố này sẽ mất ít nhất 10 ngày để xử lý. Các hãng cứu hộ hàng đầu của Hà Lan và Nhật Bản đã tham chiến. Tình huống xấu sẽ phải dỡ hết container xuống nhưng với Siêu Tàu Ever Given dài 400m, cao 50m chở tới 20.000 container nặng 220.000 tấn sẽ mất rất nhiều tuần xử lý.

Nếu không đi qua kênh đào này các tầu khác sẽ phải vòng qua mũi Hảo Vọng mất thêm 1 tuần và ngốn thêm nhiều chi phí. Đây thực sự là vấn đề rất đau đầu với những chủ tàu.

Nhưng lại là cơ hội đầu cơ trên thị trường chứng khoán :smiley:

Trong khủng hoảng luôn xuất hiện cơ hội !

Anh chị em nào vẫn còn dòng P hay Vận tải biển chắc cười cái nhỉ ^^ !

2 Likes

Đánh FLC khó hiểu

Mấy cụ cho em xin đánh giá về TCL và TCW với ạ!

1 Likes

Trung Quốc tìm ra giải pháp thay thế cho vận tải biển có lợi: Nga giúp

16:20 ngày 28.3.2021

Trung Quốc tìm ra giải pháp thay thế cho vận tải biển không có lợi: Nga giúp

CHENGDU ĐƯỜNG SẮT QUỐC TẾ PO / XINHUA / GLOBALLOOKPRESS

Trung Quốc đã tìm ra một giải pháp thay thế cho việc vận chuyển không có lãi và Nga đã giúp họ trong việc này.Bắc Kinh đã tăng cường lưu lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt qua Liên bang Nga, do việc vận chuyển bằng đường biển đã trở nên quá lâu và đắt đỏ.

Từ tháng 1 đến tháng 2, Trung Quốc đã gửi hơn 2.000 chuyến tàu hàng đến châu Âu qua Nga, con số này cao gấp đôi so với con số của hai tháng đầu năm ngoái. Tổng lượng giao thông đường sắt từ Trung Quốc đến châu Âu vào năm 2020 tăng 50%.

Theo nguồn tin của tờ Financial Times, nguyên nhân khiến nhu cầu vận tải đường sắt tăng mạnh như vậy là do vận tải đường biển có vấn đề. Thứ nhất, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã trở nên quá lâu và tốn kém. Thứ hai, thiếu container. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế đầu tiên phục hồi sau đại dịch coronavirus và hiện đang thống trị thị trường toàn cầu, đang rất cần các dịch vụ vận tải. Mặt khác, do vị trí địa lý và sự hiện diện của mạng lưới đường sắt phát triển nên Nga trở thành một không gian trung chuyển lý tưởng.

Hãy nhớ lại rằng các vấn đề về giao thông hàng hải bắt đầu được thảo luận trở lại vào tuần trước, khi một tàu siêu điều khiển từ Trung Quốc mắc cạn và chặn kênh đào Suez - một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Do đó, việc giao hàng chậm trễ bắt đầu ở nhiều quốc gia, và các công ty bảo hiểm bị thiệt hại lớn.

1 Likes

TCW tốt hơn.

1 Likes

GMD thì có liên quan gì không ạ ?

Có nhưng rất ít ảnh hưởng

1 Likes