Nhật ký Chứng khoán

Một bức tranh đẹp là một bức tranh tạo ra nhiều góc nhìn. Vnindex vẫn thế, mỗi NĐT tham gia lại có góc nhìn riêng. Topic này lập ra nhằm mục đích chia sẻ góc nhìn về Vnindex, không theo từng phiên mà theo xu hướng dài hơi hơn một chút. Không nhằm mục đích hô hào. Nhà mình theo dõi Hiệp thì có thể follow thêm.

Thêm nhiều góc nhìn thì càng sâu sắc hơn.

2 Likes

Có nên cầm hàng trước Tết Âm không?

Quan sát thị trường các phiên gần đây Hiệp thấy rằng: Vnindex chủ yếu đi ngang do dòng tiền yếu của NĐT cá nhân rút ra trước Tết. Phạm vi ngày càng thu hẹp. Theo wyckoff, tích lũy càng lâu thì đà tăng càng mạnh và ngược lại. Việc trading thực ra không cho tỷ suất sinh lời hấp dẫn (đa phần <8%), nên phù hợp với việc mua và hold theo trend tăng trung hạn và đi cùng với DN về cơ bản.

Gần như việc Vnindex đi ngang xây nền tích lũy kéo dài làm NĐT chán nản. Nên những NĐT theo trường phái trading hay ngắn hạn sẽ bị thanh lọc. Cung bán ra không quá ồ ạt và cầu vào chưa mạnh. Bên cạnh đó việc cận Tết, với ai có áp lực về dòng tiền cũng có xu hướng hạ tỷ trọng margin và CP nắm giữ quá nhiều. Việc này diễn ra càng lâu thì qua Tết, khi dòng tiền trực chờ của NĐT cá nhân quay lại sẽ giúp đẩy giá nhanh mà không cần khối lượng quá lớn.

Các phiên gần nhất Hiệp thấy Vnindex hay bùng xanh phiên sáng và hạ nhiệt vào phiên chiều. Điều này khả năng cao sẽ kéo dài đến Tết Âm nên hầu như việc Hiệp call mua chủ yếu ở vùng dưới 1000 điểm và gần nhất là phiên đầu năm.

Hiện tại chủ đạo là hold, chờ Vnindex rõ xu hướng chúng ta bổ sung sau hoặc mua mới các CP cho điểm mua tiềm năng.

Trung hạn quý 01 Vnindex vẫn ổn - quý 01 hàng năm thường là quý cao điểm của Vnindex.

Lý do là vì các yếu tố xấu trước đó như TPDN hay giải chấp CP giai đoạn cùng cực nhất đã qua và phản ánh vào giá rồi. Đồng ý là những thách thức nội tại liên quan đến lãi suất cao và TPDN vẫn còn.

Về margin: Nước ngoài + tự doanh + tổ chức trong nước mua ròng nên gần như bổ sung lượng tiền mặt vào Vnindex, giảm margin, hay ad ở trong CTCK nhìn danh mục của KH hoặc lượng margin của phòng/chi nhánh cũng thấy điều này.

Về tin tốt: Như Hiệp chia sẻ đầu năm thì SBV hay mua USD, điều đó có nghĩa là VND trên TT nhiều, đỡ áp lực thanh khoản + Thêm thông tin hỗ trợ về KRX + Giải ngân tín dụng của các NHTM đầu năm + Tâm lý “mở bắt” đầu xuân + Kế hoạch kinh doanh năm mới…

→ Dòng tiền của NĐT quay trở lại sau dịp Tết Âm sẽ hỗ trợ Vnindex.

Góc nhìn về Vnindex của Hiệp hiện tại, nhà mình có thể tham khảo thêm.

1 Likes

1 ngày

Những nhóm NGÀNH HÚT TIỀN!

Cuối tuần là những phiên khởi sắc ấn tượng mạnh của chứng khoán Mỹ SP500 muốn break ra khỏi trendline giảm dài hạn, nhiều phù thủy chứng khoán cũng bật đèn xanh với thị trường + thị trường tiền số tăng mạnh sau đợt giảm sâu trước đó.

Trong tuần tới, thị trường Hoa Kỳ sẽ đón nhận các bài phát biểu từ các đại diện của FED về chính sách tiền tệ. Theo ước tính của Fed Rate Monitor Tool, trong kỳ họp vào đầu tháng 2 tới, xác suất FED tăng lãi suất thêm 0,25% là 65% và 35% còn lại đến từ kịch bản không tăng lãi suất → Động thái tăng lãi suất của FED kéo dài từ năm 2022 hiện đang dần giảm tốc theo diễn biến của lạm phát.

  • Dòng tiền nước ngoài tiếp tục vào ròng + Liên tục mua ròng trên TTCK VN. Riêng quỹ VanEck Vectors Vietnam mua ròng mạnh +720 tỷ đồng trong tuần qua.

  • Đồng USD hạ nhiệt + Nước ngoài mua USD bán VND → Hỗ trợ về mặt thanh khoản cho TTCK VN.

Vnindex: Sideway ngắn hạn + Thanh khoản thấp dưới 10k tỷ → Thu hẹp độ biến động do tâm lý cận Tết.

Dòng tiền xoay vòng. Nhóm CP thu hút dòng tiền:

  1. Đầu tư công: Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2022.

  2. Trung Quốc mở cửa nền Kinh tế: Thủy sản + Hàng không…

  3. Dầu khí: USD hạ nhiệt + Trung Quốc mở cửa khiến nhu cầu tiêu thụ tăng + Nga cắt giảm sản lượng 2023

  4. Ngân hàng tăng trước đó, tuần rồi chủ yếu đi ngang, giữ vai trò dẫn dắt và nâng đỡ chỉ số, nổi bật là VCB và ACB. Theo ước tính của SSI Research, lợi nhuận trước thuế Q4.2022 tại nhóm Ngân hàng dự kiến tăng trưởng 30% YoY.

→ Chi tiết CP đáng chú ý có thể xem thêm trên tường nhà mình và bài viết đã đăng trước đó.

→ Vnindex phiên qua break ra khỏi trendline giảm trung hạn. Mục tiêu cho Vnindex ở mốc 1150-1200 điểm.

Gần như những kỳ vọng trước đó đã dần dần lộ diện. VN Tết xong, xu hướng Vnindex rõ ràng, NĐT chúng ta lại có nhiều câu chuyện để kể. Quý 01 luôn là quý cao điểm của Vnindex, chúc chúng ta tận dụng tốt nhé cả nhà!

Góc nhìn về Vnindex của Hiệp hiện tại, nhà mình có thể tham khảo thêm.

Ngọc Hiệp

2 Likes

ăn tết vui vẻ.

quà tết đậm nhé anh

3 Likes

Ơn đảng ơn chính phủ.:blush:

1 Likes

3 sự kiện chính NĐT đón chờ trong tuần tới :point_down:

Số 01 - 01.02.2023 - FED họp chính sách

Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ triển khai kỳ họp chính sách vào tuần tới. Thông tin kết luận từ cuộc họp sẽ được công bố vào rạng sáng ngày thứ Năm. Theo kỳ vọng hiện tại của thị trường, FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% trong kỳ họp đầu năm 2023. Diễn biến hạ nhiệt về kịch bản tăng lãi suất đang giúp cho chứng khoán Hoa Kỳ giao dịch khởi sắc trong thời gian vừa qua → S&P 500 chính thức chinh phục đường trend Giảm.

Số 02 - 01.02.2023 - OPEC+ họp chính sách

OPEC+ sẽ triển khai cuộc họp chính sách đầu tiên vào đầu tháng 2.2023. Nội dung được quan tâm nhất là chính sách nguồn cung dầu thô trong các tháng tới. Trong trường hợp OPEC+ duy trì chính sách nguồn cung thận trọng hoặc giảm sản lượng thì hiệu ứng tích cực có thể được ghi nhận tại giá dầu Brent.

Dầu Brent đi ngang trong ngắn hạn. Câu chuyện ngắn hạn hỗ trợ: xu thế hạ nhiệt của USD Index + Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế qua đó thúc đẩy cầu tiêu thụ + kỳ vọng Nga cắt giảm sản lượng.

Số 03 - 03.02.2023 - Cơ cấu ETF

Các ETF sẽ thực hiện tái cơ cấu theo kết quả thay đổi danh mục HOSE Index kỳ Q1.2023 với thời hạn cuối cùng là ngày 03/02/2023. Trong kỳ này, VN Finlead giữ nguyên danh mục như kỳ trước với 22 cổ phiếu thành phần. VN30 Index thêm mới BCM và loại ra KDH. VN Diamond không có thay đổi về cổ phiếu thành phần trong kỳ này với 18 cổ phiếu trong danh mục.

Dòng tiền nạp ròng và mua ròng của ETF cũng như Quỹ ngoại vẫn là “ẩn số” và hiện đang là lực cầu nâng đỡ chính cho Vnindex → NĐT chúng ta cần theo dõi sát diễn biến này.

Tháng 1.2023 - Báo cáo tài chính Q4.2022

Kỳ công bố BCTC Q4.2022 đang được triển khai kể từ tháng 1.2023. Các lĩnh vực duy trì tăng trưởng tốt trong Q4 so với cùng kỳ 2021 gồm có Khu công nghiệp, Ngân hàng, Dịch vụ hàng không; còn các lĩnh vực như Bán lẻ, Thủy sản, Phân bón, Vận tải biển có thể ghi nhận xu thế giảm tốc so với các quý liền trước hoặc bắt đầu chứng kiến một số đại diện có mức tăng trưởng âm so với Q4.2021.

Cụ thể là nhóm BANK - Ngân hàng là leaders cho Vnindex giai đoạn vừa qua. Ccâu chuyện hỗ trợ đến từ KQKD Q4.2022 tích cực, bên cạnh lực mua ròng của khối ngoại. Theo SSI Research, lợi nhuận trước thuế của nhóm Ngân hàng dự kiến tăng trưởng từ 30% YoY trong quý cuối năm

Quý 1.2023 - Đầu tư công

Diễn biến tiếp theo của quá trình xây dựng sân bay Long Thành và hoạt động thi công 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 sẽ mang lại nhiều thông tin hỗ trợ, đặc biệt cho các doanh nghiệp, cổ phiếu trong mảng Xây dựng hạ tầng và Vật liệu xây dựng → Đầu tư công cũng là nhóm được dòng tiền lớn chú ý giai đoạn vừa qua.

→ Vnindex vẫn đang duy trì xu hướng Tăng ngắn hạn. Ngân hàng và một số Cổ phiếu trụ gần về đỉnh cũ. Điểm đặc biệt là Vnindex thoát khỏi kênh giảm giá với thanh khoản khá thấp. Mốc kháng cự ngắn hạn 1120 điểm đang là thử thách gần nhất. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang mua ròng mạnh.

Quý 01/2023 là quý cao điểm - thiên thời để NĐT kiếm lời trên TTCK. Chúc chúng ta tận dụng triệt để!

Ngọc Hiệp

2 Likes

Khi nào nước ngoài hết tiền giải ngân mua ròng?

Dòng tiền nạp ròng và mua ròng của NĐT nước ngoài vẫn là ẩn số và chìa khóa quan trọng cho Vnindex năm 2023 và nhiều năm mới.

Dòng tiền từ các ETF và chủ động kết thúc một năm giao dịch khởi sắc:

  • Tổng giá trị vào ròng của các quỹ ETF đạt 4.254 tỷ đồng trong tháng 1. T11: 6.952 tỷ đồng, T12: 5.802 tỷ đồng → giảm do vốn từ quỹ Fubon yếu đi (chỉ vào ròng 34 tỷ đồng trong tháng 1).

  • Khối ngoại mua ròng hơn 4,2 nghìn tỷ đồng (và 7,6 nghìn tỷ đồng – nếu loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến của EIB). Tài chính - Ngân hàng và Thép đang thu hút nhiều sự quan tâm nhất (STB HPG SSI), có thể đến từ mức định giá hấp dẫn và yếu tố đáp ứng được điều kiện về mặt thanh khoản từ nhóm cổ phiếu này.

→ SSI đánh giá: TRUNG LẬP với dòng vốn sau một thời gian giải ngân liên tục. Riêng cá nhân Hiệp đánh giá rằng dòng tiền của NĐT nước ngoài quan trọng cho lực mua của Vnindex giai đoạn này. Khách quan thì đang cho thấy dấu hiệu nạp ròng yếu đi và lực mua không mạnh bằng lúc Vnindex 1000 điểm. Yếu tố này cần quan sát chặt chẽ thêm trong thời gian tới.

Sang năm 2023, dòng tiền thế giới phân bổ phụ thuộc vào:

(1) động thái của Fed và hiện nay thông điệp từ Fed đã mang tính ôn hòa hơn

(2) tốc độ của việc Trung Quốc mở cửa

→ 2022 xấu, đang xấu thì chỉ cần bớt xấu hơn cũng thành đẹp. Nên điểm tích cực về triển vọng dòng vốn vào các quỹ cổ phiếu trong năm 2023 là chu kỳ chứng khoán thường đi trước chu kỳ kinh tế, và thời điểm này vẫn đang được đánh giá là giai đoạn tốt để giải ngân trong DÀI HẠN.

Ngắn hạn: rủi ro lạm phát, xuyên suốt thời gian qua vẫn chưa thực sự được giải quyết sẽ là yếu tố khiến dòng tiền khó có thể bùng nổ như giai đoạn cuối 2021-đầu 2022.

Người giàu làm giàu trong khủng hoảng. Dòng tiền vẫn là mạch máu của Vnindex. Và chuyển biến mới về DÒNG TIỀN thì Hiệp sẽ update cho mình thêm sau.

Ngọc Hiệp

1 Likes

3 chính sách mới của Chính Phủ NĐT nên quan tâm giai đoạn này

Điểm đáng chú ý trong tháng 1 đến từ mặt chính sách, với Nghị quyết 01 từ Chính phủ về và các thông tin được công bố trong Cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 1.

1. Nhóm đầu tư công: Áp lực giải ngân, giải quyết bài toán Thanh khoản + Tăng trưởng kinh tế

Về Nghị Quyết 01, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng (thông qua việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và
Chương trình hồi phục và phát triển kinh tế 2022-2023.

2. Nhóm Ngân hàng: Tỷ lệ an toàn + Tăng trưởng tín dụng

Về ngành ngân hàng, NHNN đã công bố Thông tư 26 về việc tính tỷ lệ đảm bảo an toàn (tỷ lệ LDR), trong đó thay đổi đáng chú ý nhất đến từ lộ trình nới lỏng hơn trong việc tính tiền gửi KBNN.

Khác với dự thảo trước đó, Thông tư 26 này có thể được nhìn nhận là một cách hỗ trợ thanh khoản thị trường về trung và dài hạn, khi không loại bỏ lượng tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng ra khỏi công thức tính.

Trước đó, NHNN cũng đã công bố định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15%, và có điều chỉnh phù hợp
với diễn biến thị trường. Bên cạnh đó, việc sửa đổi Nghị định 31 liên quan đến gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng đã đến những bước cuối
cùng, với việc mở rộng đối tượng cho vay.

3. Trông chờ Nghị định 65: Giải quyết bài toán TPDN → Nhóm Ngân hàng và Nhóm BĐS (core chính cho giai đoạn này)

Về cuộc họp thường kỳ tháng 1, thông tin đáng chú ý đến từ tiến độ của Nghị định 65 sửa đổi, trong đó Bộ Tài chính đã triển khai
xong quy trình đánh giá tác động, và xin ý kiến của các bộ ngành, các tổ chức, các chuyên gia, kể cả các tổ chức quốc tế và sẽ trình
Chính phủ trong tháng 2.

Vnindex hiện tại cần những câu chuyện hỗ trợ để tiếp thêm động lực cho đà tăng và nhanh chóng về đích.

Ngọc Hiệp

2 Likes

1 Likes

Bối cảnh tranh sáng tranh tối, thì điểm nhấn chính cho đến hiện tại thuộc về nhóm Dầu khí và nhóm Đầu tư công.

Dòng tiền trên TTCK ít, tâm lý NĐT chưa lạc quan, vĩ mô còn nhiều thử thách… Vnindex cũng phân hóa mạnh. Chỉ có vài CP đi ngược thị trường. Vnindex điều chỉnh ngắn hạn với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng nhóm này vẫn duy trì trendline tăng giá của mình.

Thị trường điều chỉnh và yếu đi là cơ hội lớn để nhìn ra những bức tranh CP nổi trội. Sau cơn mưa trời lại sáng, miếng bánh chung ngày càng nhỏ lại và không dành cho tất cả mọi người. Trend is my friend. Sau cơn mưa trời lại sáng, trong bóng tối những ngôi sao lại càng rực rỡ. Bình minh xuất hiện từ màn đêm.

1 Likes

Khi tin xấu trở thành tin tốt?

Bad news is good news với SVB, có đáng để NĐT kỳ vọng không?

Sự kiện SVB dấy lên những lo ngại như Lehman Brothers năm 2008. Thị trường kỳ vọng FED giảm cường độ tăng lãi suất để cứu các ngân hàng → FED đang tăng lãi suất quá nhanh và mạnh áp lực lên các thị trường liên quan và doanh nghiệp.

Thị trường đang kỳ vọng FED sẽ bớt “diều hâu” hơn so với trước đây.
Cụ thể:

  • Thị trường hiện dự báo mức đỉnh lãi suất điều hành của FED (FED terminal rate) ở mức 5-5,25%, thấp hơn so với trước sự kiện SVB là 5,5-5,75%
  • Kỳ vọng FED có thể bắt đầu giảm lãi suất điều hành kể từ Q4/23, sớm hơn so với dự báo trước đó là vào Q1/24.

Ở VN - Vnindex, hỗ trợ bởi thông tin:

  1. Nghị quyết 33/NQCP vừa được ban hành ngày 11/3

  2. Trung Quốc mở cửa

  3. Dòng vốn nước ngoài từ các quỹ ETFs (ước khoảng 4 nghìn tỷ VND) dự kiến vào Việt Nam

Tin tức là một phần của câu chuyện. Vẫn chờ hành động Giá - Khối lượng của dòng tiền lớn.

2 Likes

Đã tham gia thì xác định:

  1. Vùng này Thanh khoản yếu: Hãy làm quen dần với việc dòng tiền yếu ngày càng yếu đi

Muôn thuở: "Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn – Sir John Templeton -

Cho đến một ngày tin xấu thông báo, giá “trơ ra”, không tăng không giảm, khối lượng cạn kiệt. Lái gom xong hàng, một trận chiến lớn dần bắt đầu.

2. Tin tốt - Tin xấu đan xen: Khi tin xấu là tin tốt, Khi tin tốt là tin xấu

TTCK là thị trường của tâm lý. Con lắc giao động giữa kỳ vọng - thất vọng, giữa hưng phấn - lo sợ.

3. Chuyện gì cũng có thể xảy ra trên TTCK.

Nhân - Quả. Khi thắt chặt quá cũng để lại hậu quả. Khi nới lỏng quá cũng để lại kết quả. Sẽ còn nhiều biến số khác đã và đang xảy ra, và theo đó thì sẽ có nhiều CHÍNH SÁCH VĨ MÔ dần lộ diện.

Chúc NĐT chúng ta vượt qua cơn sóng thờ ơ - chán nản quý 02/2023 để đón sóng uptrend 2024-2025.

image

2 Likes

2 phút ·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

Đầu tiên - Tiền đâu?

Thanh khoản 2.5k tỷ. Thỏa thuận 800 tỷ. Chợ chứng mùa vãn chiều…

Dư nợ cho vay ký quỹ toàn thị trường ước đạt 115 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022, giảm 28% so với cuối quý III/2022.

Sở Giao dịch chứng khoán cũng tăng số lượng cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ +Nhiều CTCK cũng tăng lãi suất margin trong bối cảnh “tiền mắc”.

Tỷ lệ dư nợ margin so với vốn hóa thị trường freefloat giảm xuống 6,9% từ 8,4% trong quý III/2022.

NĐT F0: Tài khoản giao dịch mới mở trong tháng Hai có cải thiện so với tháng trước với tổng số tài khoản được mở là 64 nghìn nhưng vẫn thấp hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến ngày 28/02/2023, có gần 7 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán tương đương khoảng 7% dân số Việt Nam.

Bên cung: Bán thì cũng có bán, chưa có động thái bán tháo hay bán hoảng loạn, lực cung ngày càng yếu đi.

Bên cầu: gần như trông chờ vào dòng tiền ngoại, nội yếu.

→ Margin được sử dụng không nhiều. Cung ngày càng yếu. Tuy nhiên muốn tăng mạnh và tăng bền cần có sự nhập cuộc của NĐT nước ngoài hoặc Tổ chức. Đòng tiền nội vẫn còn gặp nhiều thử thách và còn phải ưu tiên việc khác.

→ Câu chuyện nào - Kỳ vọng nào đủ hấp dẫn để thu hút dòng tiền mua lên?

Ngọc Hiệp

2 Likes



Khi ai cũng bi quan, thì CƠ HỘI dành cho người LẠC QUAN

Nghề chứng là nghề đi tìm kiếm cơ hội.

Trong xu hướng lớn, đám đông luôn đúng. Tại những điểm đảo chiều, 90% NĐT thường sai và số đúng chỉ dành cho 10%.

Nếu cứ chạy theo media mà không có phương pháp đầu tư dễ:

1. Kẹp hàng khi sai, gồng lỗ lâu mà chốt lãi non

2. Tâm lý NĐT nhìn chung đoạn này là chán nản, thị trường bào mòn cả vốn lẫn tinh thần + Môi giới thì bơ rơi im hơi lặng tiếng

3. Ăn được 1 vài cổ phiếu rồi trả lại tất cả cho thị trường. 9 trận thắng để đổi lại 1 trận thua…

Đoạn này không dễ, vĩ mô thay đổi nhanh chóng, tốt-xấu đan xem, dòng tiền yếu và tâm lý của NĐT không cùng nhìn về một hướng… Cá nhân Hiệp không mong muốn NĐT chúng ta rơi vào vòng xoáy tâm lý này.

Chỉ số nhìn chung là đi ngang. Sóng ngành dẫn dắt vẫn có. Mà sao: cứ mua xanh hàng về là lỗ, cứ bán đỏ thì hôm sau cổ phiếu lại thi nhau xanh tím, vốn là tiền và tâm lý cứ bị bào mòn…

Chuẩn bị cho uptrend ngay từ bây giờ!

Muốn đầu tư hiệu quả, chiến lược mua-bán trong ngắn/trung hạn, điểm mua-bán rõ ràng, lý do cụ thể, quản trị rủi ro + quản trị tâm lý ngay từ bây giờ. Đầu tư là để ngủ ngon hơn (chứ không phải mất ăn mất ngủ). Chúng NĐT chúng ta đầu tư hiệu quả.

1 Likes

Xoay vần

2020-2021 làn sóng gia nhập của nhà đầu tư cá nhân F0 làm khuynh đảo thị trường, Vnindex bước vào một cơn sóng uptrend mạnh mẽ.

Cuối năm 2022-2023 hiện tại lực mua ròng nâng đỡ thị trường chủ đạo đến từ NĐT nước ngoài, Tự doanh và Tổ chức trong nước, đặc biệt là NĐT nước ngoài.

Dòng tiền có xu hướng giảm dần. Margin ở mức thấp. Phe bò - Phe gấu nhìn nhau, về cơ bản chỉ số sideway trong biên, mà bức tranh có sự phân hoá, cổ phiếu dẫn dắt - dòng tiền cũng có sự kén chọn nhóm ngành và nhóm nhà đầu tư 🤝

Ngỡ cầm được siêu cổ, mà không ăn trọn được cơn sóng, nếu tâm không đủ vững và phương pháp chưa hiệu quả - phù hợp với thị trường.

Ký tên Sóng: Đầu tư công - Chứng khoán - Ngân hàng.

Ngọc Hiệp

1 Likes

1 Likes

Khi ai cũng bi quan, thì CƠ HỘI dành cho người LẠC QUAN
Nghề chứng là nghề đi tìm kiếm cơ hội.

1 Likes



DẪN SÓNG

Kết quý 01/2023: Vnindex chạm mốc 1064.64 điểm.

Khi ai cũng bi quan, CƠ HỘI dành cho người LẠC QUAN.

Một phiên mãn nhãn khi nước ngoài bật quay trở lại mua ròng vào phút cuối. Đúng là 30 chưa phải là Tết, phim hay chờ đến đoạn kết.

2 tháng trôi qua giằng co rung lắc thử thách tâm lý của NĐT. Thật sự không dễ dàng gì nếu cứ đọc media tin tức và những biến động từ thế giới cho đến Việt Nam.

Nhóm ngành dẫn dắt đã có: Chứng, hỗ trợ thêm Ngân hàng + BĐS. Dòng tiền lan tỏa và xoay vòng, nước nổi - thuyền nổi. Sự nghi ngờ bắt đầu từ tiêu cực phải chuyển qua tích cực. Chứng khoán sinh ra trong thời kỳ ảm đạm.

Những CP xấu nhất bị giảm sàn với áp lực cung lớn thì cũng được hấp thụ tốt. Margin trên thị trường ở mức thấp. Hầu như ít ai dùng trong 2 tháng qua.

Nước ngoài mua ròng hỗ trợ dòng vốn cho Vnindex trong hoàn cảnh hiện tại. NHNN giảm lãi suất + Chính sách hỗ trợ cho TPDN và BĐS. Thế giới tin xấu tạm lắng…

Nhà mình cần tái cơ cấu danh mục đón sóng ngành dẫn dắt thì ibx mình nhé!

1 Likes

Lịch sử có lặp lại: Tăng điểm?

3 lần SBV công bố hạ lãi suất điều hành gần đây nhất, là ngày 12/05/2020, 30/09/2020 và 14/03/2023, trong đó ngày 14/03/2023 SBV công bố hạ lãi suất tái chiết khấu 1%, còn đối với hai lần còn lại, SBV đồng loạt hạ cả lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn 0.5%.
→ Các ngành đều có phản ứng tích cực trong ngắn hạn, hầu hết đều tăng điểm ngay trong phiên hôm sau.

Kể từ năm 2000 đến nay, SBV đã có 29 lần hạ lãi suất điều hành. Trong ngày 31/03/2023, SBV đã cùng lúc ban hành 5 quyết định giảm lãi suất, trong đó có Quyết định số số 574/QĐ-NHNN về việc hạ lãi suất tái cấp vốn 0.5% từ mức 6% xuống 5.5%. Quyết định
này được đưa ra sau 2 tuần kể từ quyết định hạ lãi suất tái chiết khấu 1%.

→ Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của SBV “đi trước” FED một bước 😎

LSĐH và VN-Index thường có xu hướng ngược nhau. Khi SBV hạ lãi suất điều hành, TTCK Việt Nam có xu hướng đi lên sau đó và ngược lại. Tác động:

- Doanh nghiệp: Việc hạ lãi suất sẽ khiến chi phí sử dụng dòng vốn thấp và từ đó, cải thiện kết quả và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp → Cải thiện lợi nhuận

- Người tiêu dùng: Người dân có thể quyết định tiêu dùng nhiều hơn khi mức vay vốn ở chi phí thấp. HIện tượng này sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng khối lượng đơn hàng cho
doanh nghiệp.

- Dòng vốn vào thị trường tài chính: Gia tăng khi mức lãi suất huy động không còn hấp dẫn và cơ hội đầu tư xuất hiện ở các thị trường tài chính như chứng khoán và BĐS 🤝

Ngọc Hiệp

2 Likes