Nhờ F247 lưu lại: Đây là những bài mình đã viết nhưng não cá vàng hay quên nên mở pic này lưu lại cần lại vào tìm đọc

Thanks Lê rất nhiều. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe để Lê tiếp tục chia sẻ kiến thức cho ace F0

1 Likes

Bài 20: Cách đọc BCTC hiệu quả đủ dùng cho đầu tư chứng khoán
Nhiều ae thường truyền miệng nhau thị trường chứng khoán VN là bet 88 những thằng chỉ biết đọc BCTC rồi đầu tư thì nên quăng vào sọt rác, BCTC toàn tự lập tự vẽ xào nấu đủ thứ chỉ dùng BCTC mà đầu tư khác gì ném tiền qua cửa sổ.
Sự thực có đúng như vậy không?
Bản thân mình đã lăn lộn trên sàn nhiều năm rồi không dựa vào BCTC để đầu tư chẳng lẽ dựa vào mục giải trí cuối tuần hay trang mục Tuổi trẻ Cười để đầu tư?
Với những nhà đầu tư giá trị đọc và hiểu dc BCTC là 1 trong nhưng công việc bắt buộc ko thể thiếu. Còn ai không cần thì tớ không biết.
Không đọc BCTC sao biết doanh nghiệp nó xào nấu như thế nào?
Không đọc BCTC thì sao biết rủi ro doanh nghiệp sẽ là ở đâu
Không đọc BCTC sao biết động lực tăng trưởng của nó sẽ từ đâu và NDT
→ hay chỉ cần đếm cua cái quỹ đất 30 năm chưa giải phóng mặt bằng xong rồi nhân với m2 rồi nhẩm ra lợi nhuận mà thực tế BCTC doanh nghiệp lỗ toang hoác quý này tới quý khác, năm này tới năm khác
Bố cục 1 BCTC bao gồm các phần chính: Bảng hoạt động sx kinh doanh,
Bảng cân đối kế toán,
Bảng lưu chuyển tiền tệ,
Bảng thuyết minh BCTC
,
nhiều chị em chỉ cần liếc qua bảng hoạt động SXKD mà bỏ qua tất cả các bảng khác là hoàn toàn sai lầm:
Nếu ví BCTC như là cây thì hoạt động SXKD là hoa, trái; Bản cân đối kế toán như bộ rễ và thân cây và lưu chuyển tiền tệ như các mô mạch, nhựa cây" máu để nuôi sống cây và thuyết minh như định nghĩa: hoa là gì/ lá là gì/ thân cây là gì … như vậy mọi người đã nhìn thấy tầm quan trọng của nó rồi đúng không nào."
Đối với các nhà kế toán chuyên nghiệp họ xem bảng cân đối kế toán là biết lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ntn rồi và xem dòng tiền tốt trong doanh nghiệp còn quan trọng hơn cả doanh thu lợi nhuận book trên bctc
Đầu tiên theo thói quen khi đọc BCTC tớ sẽ đọc lướt 1 lượt ko cần quá tập trung vào 1 bảng nào từ KQSXKD, cân đối KT hay lưu chuyển tiền … mà tớ sẽ xem khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn, khoản mục nào có sự thay đổi đột biến so với các kỳ báo cáo trước(Ví dụ doanh thu khác tăng đột biến, doanh nghiệp A có khoản phải thu quá lớn, doanh nghiệp B hàng tồn kho rất lớn, doanh nghiệp C có dòng tiền kinh doanh âm lớn trong quý này …). Tất cả các khoản này tớ sẽ note lại để tập trung sự chú ý vào, với các khoản mục mà ko mang tính trọng yếu ví dụ: doanh thu doanh nghiệp 5k tỷ nhưng hàng tồn kho chỉ 2 tỷ thì ta quan tâm làm gì(ví dụ: mig). Chỉ quân tâm các khoản mục làm thay đổi bản chất của doanh nghiệp mà thôi.

4 Likes

Phần 1: Phân tích sơ lược về doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán(Dựa theo BCTC):
Trước khi phân tích 1 BCTC rất nhiều người có thói quen lập tức bỏ qua tất cả mà chỉ nhảy ngay đến phần báo cáo kết quả sxkd và chú trọng vào doanh thu, lợi nhuận–> Điều này ko tốt lắm và thường bỏ qua rất nhiều cơ hội cũng như rủi ro có thể mắc phải mà nếu chúng ta đọc kỹ đã tránh được những điều không mong muốn này.

Đầu tiên các bạn nên tìm hiểu ngành nghề, địa chỉ, cơ cấu, BLĐ của doanh nghiệp đó ntn?

Tiếp theo để đảm bảo tang độ tin cậy bạn cần xem đơn vị kiểm toán là ai? Mình thường tin tưởng hơn 1 phần nào đó khi đơn vị kiểm toán là Big 4, vì sao vậy?
Phần 1: Phân tích sơ lược về doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán(Dựa theo BCTC):
Trước khi phân tích 1 BCTC rất nhiều người có thói quen lập tức bỏ qua tất cả mà chỉ nhảy ngay đến phần báo cáo kết quả sxkd và chú trọng vào doanh thu, lợi nhuận–> Điều này ko tốt lắm và thường bỏ qua rất nhiều cơ hội cũng như rủi ro có thể mắc phải mà nếu chúng ta đọc kỹ đã tránh được những điều không mong muốn này.

Đầu tiên các bạn nên tìm hiểu ngành nghề, địa chỉ, cơ cấu, BLĐ của doanh nghiệp đó ntn?

Tiếp theo để đảm bảo tang độ tin cậy bạn cần xem đơn vị kiểm toán là ai? Mình thường tin tưởng hơn 1 phần nào đó khi đơn vị kiểm toán là Big 4, vì sao vậy?
• PricewaterhouseCoopers (PwC)
• Deloitte (Deloitte)
• Ernst and Young (EY)
• KPMG
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, các hãng được coi là Big 4 đã hình thành từ khi ngành kiểm toán còn sơ khai. Chúng đã phát triển cùng với sự phát triển của nghề kiểm toán độc lập.
Deloitte Đã hơn 150 năm kể từ ngày William Welch Deloitte, một trong những cha đẻ của ngành công nghiệp kiểm toán, thành lập hàng kiểm toán chuyên nghiệp trên đường Basinghall Street tại Luân Đôn. PwC Năm 1854, William Cooper bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình và bảy năm sau trở thành Cooper Brothers. Năm 1874 Công ty được đổi tên thành Price, Waterhouse & Co sau khi có sự tham gia của Price, Holyland và Waterhouse. PriceWaterHouseCoopers bắt đầu như thế.
• EY • EY chính là tên của hai người hoàn toàn khác biệt A.C. Ernst và Arthur Young. Thành lập năm 1989 (thông qua thương vụ sáp nhập của Ernst & Whinney và Arthur Young & Co). Tổ chức tiền thân đầu tiên xuất hiện từ năm 1849, công ty dịch vụ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.
• KPMG • “K” có nghĩa là do Piet Klynveld thành lập hãng Klynveld Kraayenhof & Co. tại Amsterdam vào năm 1917. • “P” có nghĩa là do William Barclay Peat lập ra William Barclay Peat & Co. tại Luân Đôn năm 1870. • “M” bắt nguồn từ James Marwick lập ra Marwick, Mitchell & Co. với Roger Mitchell tại New York vào năm 1897. • “G” là do Tiến sĩ Reinhard Goerdeler, nhiều năm làm chủ tịch của KPMG, có công hợp nhất thành KPMG ngày nay.[5]

  • Việc kiểm tra tiền, kho hàng, hang tồn kho, các khoản phải thu … thực chất hơn: Hàng tồn kho có kiểm đếm ký xác nhận, các khoản phải thu đơn vị kiểm toán đều gửi thư công nợ đến đối tác và yêu cầu xác nhận và đơn vị đó chịu hoàn toàn trách nhiệm trước việc làm trái pháp luật.
  • note lại: Nên đọc các nhận xét của đơn vị kiểm toán.
2 Likes

Cái điều tưởng là đơn giản là đọc các nhận xét của đơn vị kiểm toán là rất quan trọng nhưng nhiều người rất hay bỏ qua, tớ sẽ lấy ví dụ 1 vài case điển hình nhé:

Đầu tiên là công ty Gỗ Trường Thành mã chứng khoán là TTF
Công ty gỗ Trường Thành TTF vào năm 2016 sau khi VHM đề nghị đổi đơn vị kiểm toán là EY thì kết quả là ntn?
Chúng ta đã biết năm 2016 là 1 năm đen tối đối với doanh nghiệp Trường thành cũng như những cổ đông của TTF giá CP đã thành hình cây thông, điều đáng trách là ae có rất nhiều cơ hội để bán ra CP trước khi CP về trả đá nhưng ae đã bỏ lỡ, vậy trong BCTC và kết luận của kiểm toán có gì


mọi người xem lưu ý của kiểm toán ở kỳ 6 tháng nhé, đáng lý ae phải bán ra CP nhưng do chần chừ do sợ lỗ và có niềm tin quá lớn mà nhiều ae mất gần 80-90% tài sản:
Đơn vị kiểm toán EY là Big 4:

Trong đánh giá nhận xét của kiểm toán có liên quan đến hàng tồn kho:

Nhận xét về dòng tiền cũng như tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp:


Tiếp nhận xét của HAG thời điểm hiện tại(Tớ ko nói quan điểm đầu tư nhé mua bán là quyền mọi người):


Một CP y tế là JVC dính khá nhiều bê bối sau đó BLĐ 1 phần chạy qua AMV

Và kết quả là hình cây thông ai cũng biết ntn:

3 Likes

Như vậy các bạn thấy ý kiến của Kiểm toán đặc biệt là Big 4 có quan trọng hay ko? và rất nhiều bạn bỏ qua
Phần II: Phân tích bảng cân đối kế toán.
Phải nói đây là 1 bảng khá khó với vô vàn chiêu trò nằm ở bảng này:
Vậy chiêu trò ở đây là gì:

  • Đó là mập mờ các khoản phải thu phải trả vì mục đích của LĐ doanh nghiệp
  • Đó là chiêu trò trong hàng tồn kho để show ra cho NĐT, cho các đơn vị cho vay như ngân hàng/ công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng… thấy đó ta có rất nhiều hàng tồn kho tốt lắm(Nhưng thực chất thì toàn lá mít như TTF, công ty thủy sản HV hay các dự án BDS mà 20 năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng)
  • Đó là chiêu trò tăng vốn, tăng vốn ảo trong việc PHT, PH riêng lẻ, Essop … → Với các doanh nghiệp ko minh bạch sẽ biến tiền góp vốn thành các khoản phải thu, các khoản đầu tư, các lợi thế thương mại… → rồi âm thầm rút tiền ra ngoài.

2 Likes

Lấy 1 ví dụ những chiêu trò trên bảng này nhé
Ví dụ 1: tớ tiếp tục lấy cty AMV nhé, trên sàn có rất nhiều loại này ko đểm xuể. Đầu tiên là lịch sử hình thành BLĐ AMV:

  • Về nhóm cổ đông và Ban Lãnh đạo:
    Ngày 23/6/2015, Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã: JVC) công bố thông tin ông Lê Văn Hướng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty bị tạm giam về tội lừa dối khách hàng.
    Tháng 6 2017 AMV phát hành riêng lẻ 25 triệu CP cho 5 cổ đông chiến lược, điều đáng nói thành phần 5 cổ đông chiến lược của AMV bao gồm:
  • Lê Anh Hồi là cha ruột ông Lê Văn Hướng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC)
  • Nguyễn Hữu Điển chính là cha vợ ông Lê Văn Hướng Bùi Văn Hải cổ đông chiến lược của Công ty CP SARA Việt Nam (mã SRA) – đơn vị do ông Hướng tư vấn chiến lược.
  • Nguyễn Thị Nhung -xử phạt nửa tỷ đồng vì lập 18 tài khoản giao dịch chứng khoán nhằm tạo cung cầu mua bán cổ phiếu AMV.
  • Bà Đặng Nhị Nương là mẹ đẻ bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh – Cựu Thành viên HĐQT – Phó Giám đốc Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật; ngoài ra bà Đặng Nhị Nương là em gái bà Đặng Thập Nương – mẹ vợ Cựu Chủ tịch HĐQT JVC, ông Lê Văn Hướng.
    Doanh nghiệp lên sàn ko có mục đích gì ngoài PHT:
o AMV: Đã phát hành 25.000.000 cổ phiếu riêng lẻ (14/06/2017)
o AMV: Đã phát hành 10.846.295 cp trả cổ tức 40% (26/08/2019)
o AMV: Nghị quyết ĐHCĐ phát hành CP cho cổ đông hiện hữu 1:1 giá 10.000 đồng/CP (22/09/2010)
o Y tế việt Mỹ (AMV) triển khai phương án phát hành 15 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 40% (10/09/2020)
o Y tế Việt Mỹ (AMV) triển khai phương án phát hành riêng lẻ 38 triệu cổ phiếu tăng VĐL lên gấp đôi (22/09/2020)
o Y tế Việt Mỹ (AMV) triển khai phương án chào bán 40 triệu cổ phiếu (28/05/2021)

iền từ cú PH riêng đó chạy đi đâu để hợp thức hóa hay gọi là tăng vốn ảo:
Dùng 250 tỷ đồng huy động từ “người có liên quan” để mua chính công ty “người có liên quan”, báo cáo tài chính của AMV đã được “làm đẹp” với chỉ số tài sản tăng trưởng, cụ thể tổng tài sản AMV sau khi M&A Bệnh viện Việt Mỹ (hết năm 2017) đã đạt gần 415,3 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với số đầu kỳ, cũng như khi chưa thực hiện M&A.
Đáng quan tâm hơn ở giao dịch này là những thông tin tài chính liên quan. Bệnh viện Việt Mỹ mới thành lập vào tháng 2/2017, tới ngày giao dịch chỉ hoạt động được 4 tháng nhưng được định giá đến 300 tỷ đồng.
→ xong cú PH riêng lẻ nhé.
Vậy các cú PHT cho cổ đông trên sàn sẽ đi đâu?


Soi báo cáo tài chính các năm có các khoảng đáng ngờ:

2017:

Khi soi báo cáo tài chính toàn bộ hầu hết số tiền này được “trả trước” cho 2 công ty là công ty cổ phần đầu tư Lou và công ty cổ phần Sara Phú Thọ. Điều thú vị là 2 công ty này đều được thành lập vào quý 3/2016 và đều đăng ký hoạt động kinh doanh là “bán buôn tổng hợp”, lĩnh vực không hề có liên quan gì trong chuỗi giá trị kinh doanh của AMV cũng như 2 dự án cam kết triển khai hai dự án xây dựng nhà nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê và huyện Đoan Hùng

2018:

Khoản phải thu lớn nhất đến từ Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Dược Và Trang Thiết Bị Y Tế Phú Thọ được thành lập tháng 7/2017

2019:

Khoản phải trả lớn nhất là Công ty KANPEKI NHẬT BẢN( Liên quan BV Việt Mỹ - thành lập trước 3 tháng trước khi bán lại cho AMV).

2020:

Khoản phải thu lớn nhất là Công ty quốc tế tập đoàn Aiko được thành lập vào tháng 7/2019.

Và công ty Công ty TNHH môi trường công nghệ cao, thành lập tháng 5/2019

2021:

Mặc dù huy động vốn để đầu tư 2 nhà máy rác lớn tại Hà Nội và Nghệ An, nhưng các mối quan hệ làm ăn vẫn là các cty mới thành lập: Phải thu, phải trả: Công ty Sara, Aiko, Kanpeki… thuộc hệ sinh thái AMV.

3 Likes

Ví dụ thứ 2: Trên sàn có một số doanh nghiệp PHT thoạt nhìn tưởng bất thường nhưng có lý do của nó:
Ví dụ công ty A giá cổ phiếu trên sàn là 5k nhưng doanh nghiệp lại phát hành thêm giá 10k.
Theo lý lẽ thông thường trên sàn có 5k thì liệu PHT 10k có ma nào mua đúng ko nào? như vậy mục đích của PHT sẽ là gì?
dụ công ty A giá 5000 đ có 100tr CP → PHT 20tr CP giá 10k cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:20

  • Giá trên sàn 5k PHT giá 10k đa phần cổ đông sẽ ko mua → LĐ doanh nghiệp sẽ mua hết → họ nộp tiền vào mua và rút ra thông qua các khoảng phải thu(Mua/trả, đầu tư vào cty con của LĐ) → BLĐ dùng 0 đ sở hữu dc them 20tr cổ phiếu.
    Như vậy BLĐ tay không bắt giặc có thêm 1 lượng CP nhất định để dành cho mục đích ABC sau này.
    Còn NĐT được gì ngoài CP bị pha loãng.
    Cụ thể ở đây công ty CX8, thị giá cp hiện tại là 7k nhưng doanh nghiệp chuẩn bị PHT giá 10k–. cổ đông ko mua thì ai sẽ mua???
    Như vậy mình đã có 3 ví dụ về tăng vốn biến thành: Khoảng phải thu, phát hành lớn hơn thị giá cũng như chuyển thành hàng tồn kho … ngoài ra thực tế còn muôn hình muôn vạn như đầu tư ra công ty khác, rồi sau 1 thời gian cho công ty đó thua lỗ phá sản vậy là mất trắng trên bctc có thêm phần dự phòng khoản phải thu khó đòi còn tiền mặt thì LĐ rút đi bao gái, xây nhà lầu mua siêu xe rồi.
3 Likes

Tiếp nhé:
a. Tài sản ngắn hạn:
Phần này thì đơn giản dễ hiểu: bao gồm tiền và khoản tương đương tiền hoặc các khoản đầu tư tài chính( Gửi ngân hàng) → Đây là khoản mục có tính thanh khoản cao và theo nguyên tắc càng nhiều càng tốt:

  • Tỷ trọng giữa tiền/ tài sản hợp lý phụ thuộc vào doanh nghiệp vào ngành nên khi so sánh chúng ta nên lấy ra mốc BQ ngành.

  • Trong khủng hoảng ví dụ doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ, ls cao thì tiền nhiều là tốt và ta cũng có công thức tính: Khả năng thanh toán hiện tại thực sự của doanh nghiệp
    Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
    b. Các khoản phải thu(Ngắn và dài hạn) đây là khoảng phức tạp mất nhiều thời gian để phân tích nhất và mọi gian dối cũng bắt nguồn từ đây.

  • Bản chất của khoản phải thu này là gì? Đó là doanh nghiệp cho đơn vị khác nợ(Có thể là tiền, tài sản có giá trị …) hay nói cách khác đó là bị đơn vị khác chiếm dụng vốn.

  • Vậy bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn chúng ta sẽ được và mất gì?

  • mất: Chi phí cơ hội: Ví dụ doanh nghiệp có 100 tỷ phải thu *nếu gửi ngân hang 1 năm với lãi suất là 10% thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất là 10% 100 tỷ * 1 năm = 110 tỷ.

Nhưng khi doanh nghiệp cho đơn vị(Doanh nghiệp/ cá nhân …) khác nợ thì ko có lãi suất này.
Mất tiếp theo có khả năng mất vốn với những khoản nợ khó đòi → Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng → Lợi nhuận giảm.
**cái được:**Nhưng để mở rộng sxkd, tăng thị phần, tăng thu nhập … thì doanh nghiệp ko thể ko cho KH nợ đặc biệt một số ngành đặc thù như Xây dựng. Và đây cũng là dư địa cho tăng trưởng lợi nhuận ở tương lai khi các khoản phải thu này là hiệu quả và sinh ra lợi nhuận cũng như khả năng mất vốn thấp.

3 Likes

Như vậy để đánh giá được các khoản phải thu này chúng ta sẽ phải làm gì? Tớ thường theo định tính và định lượng
1. Về định Lượng:

  • So sánh Tỷ trọng các khoản phải thu(Ngắn + Dài)/ Tài sản: Thường để khách quan ta sẽ lấy bình quân ngành hoặc 5 6 công ty đầu ngành để so sánh: Ví dụ các doanh nghiệp xây dựng, BDS thì khoản này sẽ rất lớn.

  • Vòng quay khoảng phải thu = Doanh thu thuần trung bình / khoảng phải thu trung bình
    Ví dụ 1 năm bán 1000k tỷ, khoảng phải thu 500 tỷ vòng quay là = 1000/500 = 2 nếu tính theo năm thì doanh nghiệp này 1 năm quay 2 vòng( trong 1 năm bán hàng cho KH nợ 6 tháng)
    –>Chi phí cơ hội thiệt hại: Ví dụ phải thu 1000 tỷ, lãi suất 10% vòng quay 1/2 năm 1000*10%*1/2 năm = 50 tỷ thiệt hại nếu gửi ngân hang(LS 10%)
    Các doanh nghiệp xây dựng thường bị chiếm dụng vốn nhiều:
    Ví dụ doanh nghiệp XD xây dựng biên lợi nhuận gộp 10%–> Nhưng nếu KH vay ko trả hoặc trả chậm trong nhiều năm → Coi như mất ko 100 tỷ đó,
    2. Về định tính hãy hoàn thành giúp mình các câu hỏi?

  • Ai là người nợ? lịch sử của họ ntn? Ngành nghề có liên quan tới công ty không? Đây là các công ty có uy tín trên thị trường hay là những công ty mới thành lập? có liên quan gì tới BLĐ hay ko?

  • Tỷ trọng các đơn vị nợ ntn? ai là người nợ nhiều nhất, nhiều người nợ hay chỉ 1 hoặc 2 người nợ → Điều này khá quan trọng chúng ta hãy nhớ lại vụ gần đây nhất là May Sông Hồng hoặc lao đao ntn với công ty Gil khi chỉ 1 2 đối tác.

  • Các khoản phải thu này là gì? ví dụ KH mua nhà, đặt cọc, giải phóng mặt bằng … hay là gì?

2 Likes

Như vậy phân tích chúng ta đều có cơ sở khoa học là định tính và định lượng đầy đủ chứ đâu phải đếm cua đúng không nào
Tớ lấy 1 ví dụ về định tính đó là công ty khá hót trong tgian vừa rồi về giải cứu đó là Phát Đạt:
Thoạt nhìn ko có gì bất thường nhưng nếu đi sâu về các khoản phải thu lớn thì ta thấy mối liên hệ rất lớn giữa Danh Khôi, Phát đạt và 1 loạt công ty liên quan giữa 2 danh nghiệp này với các tên viết tắt như AK, ID, CD, HD… khoảng 10 doanh nghiệp → Đặc điểm các cty này đều mới và đều cầm cố cổ phiếu cho VP Bank để mang tiền về cho cty mẹ. --. như vậy nếu ndt tích sản các bạn sẽ thấy những khoản này rủi ro hay tốt rồi đúng ko nào?

3 Likes

Tiếp bảng cân đối
Tiếp tục nhé:
Như vậy khoản phải thu thì có khoản phải trả đúng ko nào? Khoản này ngược lại với khoản phải thu đó là doanh nghiệp chiếm dụng vốn của đơn vị khác(Doanh nghiệp/ cá nhân khác) → Theo nguyên tắc điều này là tốt hay nói cách khác doanh nghiệp đã vay vốn với giá 0 đồng.

  • Cũng phân biệt cho tớ khoản phải trả này là gì nhé? Là KH trả tiền trước? hay là phải trả cho các dv đầu tư xây dựng hay là …
    Và để đánh giá hiệu quả của khoản phải thu phải trả chúng ta sẽ có công thức:
    Chiếm dụng ròng = Nợ phải trả - Khoảng phải thu
    như vậy khoản này càng dương càng tốt
    Hàng tồn kho cũng là một trong những khoản mục ae cần soi kỹ vì đó cũng là động lực tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai cũng như giết chết ndt trong tương lai kaka, ví dụ HSG tồn kho tăng mạnh nhưng dùng đòn bẩy để nhập phôi thép giá cao khi điều kiện kinh doanh bất lợi HSG lỗ là ko thể tránh khỏi, hay Cp kinh điển TTF đã từng là 1 trong những cty gỗ lớn nhất Việt Nam nhưng cũng chỉ vì hàng tồn kho mà chết thảm. Hay rất nhiều công ty BDS dự án khủng tồn kho khủng nhưng ndt bay vào đu đỉnh chết sặc máu từ lớp người này đến lớp người khác. Vậy tồn kho là thứ gì và chúng ta cỏ thể kiểm soát rủi ro được phần nào hay ko? Hoàn toàn được nhé.
    Hàng tồn kho là gì? phân loại ntn? cách đo lường nó?
    Nói một cách dễ hiểu hơn thì hàng tồn kho chính là những mặt hàng dự trữ mà doanh nghiệp sản xuất để bán và kèm theo những thành phần khác tạo ra sản phẩm.

Phân loại hàng tồn kho:

  • Nguyên Vật liệu để sx

  • Hàng hóa: - Doanh nghiệp hoạt động thương mại sẽ có hàng hóa(Mua đi/ bán lại)

  • Sản phẩm dở dang: Ví dụ sản phẩm BDS

  • Thành phẩm: Hàng hóa sẵn sàng mang đi bán hay các dự án BDS đã hoàn thành sẵn sàng bàn giao cho KH.
    Hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp:

  • Ít hàng tồn kho làm gián đoạn quá trình bán hàng

  • Nếu tồn kho nhiều: Bị ngâm vốn, hàng lỗi mốt…

  • Nên hàng tồn kho hợp lý là thích hợp nhất
    Như vậy đánh giá hàng tồn kho chúng ta sẽ đánh giá ntn: Cũng giống như tiền, các khoản phải thu tớ sẽ đánh giá theo Định tính và Định lượng nhé:

  • Theo định lượng:
    Tỷ số hàng tồn kho/ tổng tài sản: Cũng lấy chỉ số bình quân ngành hoặc tối thiểu top 5 10 doanh nghiệp tốt nhất ngành.
    Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ hàng tồn kho trung bình
    Theo định tính:

  • Tìm hiểu mô hình hoạt động của doanh nghiệp để xem hàng tồn kho sẽ là gì? ví dụ: Doanh nghiệp BDS sẽ là các dự án BDS, thủy sản sẽ là cá, tôm, doanh nghiệp thép là sắt thép …

  • Đặc điểm của các loại hàng tồn kho là ntn? ví dụ BDS sẽ dài kỳ, đồ điện tử mất giá theo thời gian, tôm cá nhanh hỏng …

  • Theo xu hướng thị trường(Lợi thế cạnh tranh)

4 Likes

à để tiếp tục hàng tồn kho tớ phân tích thử LDG nhé do CP này trước giờ chưa bao giờ quan tâm nên dữ liệu mọi thứ còn thiếu bác thông cảm nhé. Để đầu tư 1 CP BDS ko bao giờ là đơn giản cả nhiều người sờ tận tay day từng cục đất của dự án mà đầu tư CP BDS vẫn chưa ăn thua nói gì chỉ 15 phút ngó hàng tồn kho của 1 cty BDS đúng ko nào. Nhưng đang mục phân tích hàng tồn kho tớ phân tích luôn LDG nhé:

  1. Phân tích về định tính LDG:
    Tớ lười quá bạn copy giúp số liệu,
  • tỷ trọng hàng tồn kho = Hàng tồn kho/ tài sản.
  • Vòng quay hàng tồn kho.
  • So sánh các đơn vị cùng ngành.
  1. Về định lượng hàng tồn kho LDG: tớ trả lời các câu hỏi về hàng tồn kho nhé
  • Ngành nghề BDS: Tồn kho là các dự án BDS
  • Phân khúc: Chủ yếu căn hộ cao cấp
  • Vị trí: Tập trung chủ yếu tại HCM, Đồng Nai, Bình Dương.
  • Bối cảnh BDS hiện tại: Thị trường vẫn trong kỳ đóng băng, đặc biệt là phân khúc cao cấp và vùng ven( Phân khúc mang nặng tính đầu cơ) dự đoán phải quý 4 2023 BDS mới bắt đầu ấm lại và tạo đáy thành công


Đầu tiên nhìn vào biến động của hàng tồn kho LDG so với cùng kỳ ko có nhiều biến chuyển hay thay đổi nhiều(Hàng tồn kho BDS là gì tớ nói rồi ko nói lại nữa mất thời gian nhé) → Các bạn thử làm vòng quay hàng tồn kho vài năm xem có ổn ko kaka chắc chắn ko ổn rồi nhỉ?
Điểm qua 1 vài dự án tiềm năng trên BCTC nhé:

  1. Dự án Tân thịnh- khoảng 19ha chiếm tỷ trọng cao nhất → Nằm trong đối tượng thanh tra của chính phủ.
  2. west intela và high intela Quận 8( Đại lộ Võ Văn Kiệt và 69 An Dương Vương)–> Tan hoang bất động nằm im đã 5 năm → mặc dù đã thu tiền KH.
  3. Khu dân cư giang điền khu A-- > Người dân tụ tập đòi sổ đỏ

Phân thích khoản phải thu PDR tớ đã có nói sơ sơ giờ tớ phân tích thêm hàng tồn kho của 1 CP cũng khá hot trong thời gian vừa rồi là HPX nhé, cái nay tớ nói từ giữa tháng 12 thì phải từ đó đến nay nó vẫn phi vào lòng đất mà chưa ngóc đầu lên nổi:
Danh sách hàng tồn kho của HPX


các dự án, quỹ đất tiến độ và pháp lý:
KĐT Mai Pha - Lạng Sơn quy mô gần 92 ha, tổng vốn đầu tư 3.381 tỷ đồng dự án có đến 2.457 nhà ở liền kề, 264 nhà ở biệt thự, 119 nhà ở tái định cư, 152 nhà ở xã hội và khoảng 2.100 căn hộ ở xã hội cao tầng. → Đang tranh chấp trong việc đền bù nông dân trồng lúa, đang tạm dừng giải phóng chờ giải quyết.

KĐT mới An Bình 1 và 2 tổng diện tích 222,7 ha( mật độ xây dựng 50ha), tổng mức đầu tư 9.141 tỷ đồng; Dự án kéo dài từ 2018 và UBND Cần Thơ có 2 quyết định liên quan đến thu hồi dự án giai đoạn 1 và 2 lý do chậm triển khai.

dự án La Emera Hạ Long có diện tích 12,6 ha, dự án có tổng mức đầu tư 755 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong vòng 3 năm từ 2019 đến 2022, dự kiến hoàn thành quý 4 2022. Liền kề : 236 lô, xây 4 tầng + 1 tum, diện tích đất: 100m2 – 120m2 Đã bán xong hoặc đã chuyển nhượng từ đầu năm → Không thấy xuất hiện trọng BCTC

Hải Phát Intermix Băc Giang 117 căn shophouse cùng 4 tòa tháp cao tầngcó quy mô 2,4 ha → Đã xong phần thô HP Galaxy Cao Bằng có diện tích 4,35, tổng mức đầu tư 886 tỷ đồng; 14 Block, 203 lô nhà liền kề + Shophouse cao 5 tầng và một khối hỗn hợp cao 11 tầng → Đang mở bán

The Seahara Mũi Né rộng 5,7 ha, tổng mức đầu tư 2.332 tỷ đồng; 2 toà căn hộ chung cư cao 37 tầng, Biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại ( ShopHouse) Tiến độ đến tháng 10 2022 → Đang xây dựng phần móng The Seahara Phú yên 2.6 ha (Loại hình sản phẩm: Shop Villas view biển) đã xong phần thô Cồn lập - Nha Trang quy mô 8.111 m2, gồm hai khối tháp cao 40 tầng (thương mại, condotel, khách sạn) với tổng vốn đầu tư 3.945 tỷ đồng. Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào quí 4/2022 → Chậm tiến độ tháng 10/2022 UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty TNHH HP Hospitality Nha Trang được gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng đối với lô đất TM-01, khu dân cư Cồn Tân Lập, phường Hương Xuân, thành phố Nha Trang( Sau thời gian này sẽ thu hồi)

dự án khu nghỉ dưỡng Vinh Mỹ có diện tích Dự án có quy mô khoảng 39,58 ha, được thực hiện tại xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, dự kiến đón tối đa 1.500 khách lưu trú/ngày và 1.000 khách tham quan/ngày.  Chưa giải phóng mặt bằng.

Lô đất tranh chấp KĐT mới Mỹ Hưng  Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành Quyết định số 4301/QĐ-UBND tạm dừng thực hiện Quyết định số 5269/QĐ-UBND ngày 25/11/2020 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh một số nội dung ghi tại Quyết định 3128/QĐ-UBND ngày 30/72008 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) thì “cuộc chiến” pháp lý giữa 2 “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản là Tập đoàn Mường Thanh và Tập đoàn Hải Phát lại nóng lên.

5 Likes

tiếp
Tớ lấy thêm 1 ví dụ vụ HAG làm sao biến khoản phải thu thành lỗ lũy kế nhé: HAG đã biến những khoản phải thu thành lợi thế thương mại và sau đó nhét vào lỗ lũy kế: Đây cũng là vụ lình xình lớn nhất của HAG đùng ko nè

Tớ phân tích tiếp LDG nhé bạn sẽ thắc mắc LDG vì sao rất nhiều dự án nhưng tớ chỉ liệt kê 1 2 dự án đúng ko nào vì trên tồn kho nó thể hiện vậy giờ tớ đi vào cái mục PHẢI THU KHÁC nhé.
AE lưu ý 1 doanh nghiệp dùng có 100k hay 1 triệu ha đất nhưng đất vẫn chưa giải phóng xong , dính pháp lý… hoặc bán nó tuồn bà ra công ty sau thì đất nhiều cổ đông cũng chẳng ăn được gì vì 1 là kỳ vọng quá xa phải 5 10 năm sau mới xong thủ tục giấy tờ mới xây dựng được hoặc miếng ngon thì nó tuồn ra công ty sau mất rồi.
Thị trường CK Việt Nam vẫn chủ yếu là cá nhân, thị trường cận biên mang nặng tính đầu cơ nên hold 5 hay 10 hay 20 năm chưa chắc đã hiệu quả. Ví dụ dự án Long Tân 20 năm rồi mà mới giải phóng được hơn 1/2 thì ae chờ nổi 20 năm qua để hưởng trái ngọt không
Trong BCTC 2020 của LDG có khoản phải thu khác phát sinh 550 tỷ ở Công ty ty Hải Duy và cuối năm 2021 tăng lên thành 1k tỷ.
Công ty này là gì và ở đâu sau khi xem xét thì đây là công ty liên quan đến dự án lớn bãi bụt Đà Nẵng diện tích tầm 300ha nằm dưới chân núi Sơn Trà
Trong năm 2018 đã có thông tin LDG mua gần 10tr CP chiếm 99% cổ phần công ty và sát nhập vào LDG nhưng cho đến quý 3/2022 việc sát nhập này vẫn chưa xong và số tiền đầu tư tăng thêm so với 2021 cũng chỉ hơn 200 tỷ(1200 tỷ).
Và công ty này vẫn chưa là công ty con của LDG trên tất cả các BCTC chưa thể hiện điều này.
Kỳ vọng LDG sẽ triển khai trong 2021 rồi dời qua 2022 và dời tiếp q4 sẽ khởi công với số tiền bỏ ra ước gần 7k tỷ. Và Q4 chắc cũng chưa khả thi
Với dòng tiền LDG như hiện tại, việc vay bank cũng ko phải là dễ thì ko biết dự án này bao giờ hoàn thành? Tối thiểu thâu tóm công ty Hải Duy kia trước đã.
Chưa kể các dự án nằm ở bán đảo Sơn Trà thường nhạy cảm về quân sự → AE đầu tư LDG thì bổ sung thêm nhận định nhé


Trong BCTC có kiểm toán 6 tháng năm 2022 có xuất hiện các khoản mục phải thu khác

  • Dự án Bãi Bụt - Hải Duy như trên tớ đã nói
  • Dự án Phước Kiển - Đây là dự án thu tiền KH rồi mà 5 năm vẫn chưa xong cái móng


Lợi nhuận lẹt đẹt, được quý cao nhất là 1 phần nhờ doanh thu tài chính và cũng nhờ nó mà chủ tịch bán được mấy triệu CP tại đỉnh
image

3 Likes

Tiếp
Tớ node lại 1 số ý chính về phân tích BCTC cho ae cần quan tâm nhé:

Cách đọc 1 báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là gì? Đó là báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp: báo cáo tài chính gồm 4 phần
-Báo cáo kết quả kinh doanh
-Bảng cân đối kế toán: Tài sản = Vốn được gọi là bảng cân đối
-Bảng lưu chuyển tiền tệ
-Bảng thuyết minh tài chính
Mỗi một báo cáo có tầm quan trọng riêng chúng ta phải đọc hết để hiểu được cấu trúc của doanh nghiệp


Khi đọc báo cáo tài chính chúng ta cần một số lưu ý:
1.Ưu tiên đọc bản nào:
Nếu có Báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính hợp nhất: Thì ưu tiên đọc BCTC hợp nhất
Nếu có báo cáo tài chỉnh đã được kiểm toán hoặc soát xét thì ưu tiên đọc cao nhất

2.Đơn vị kiểm toán:
Báo cáo tài chính tương đối trung thực khi đó là kiểm toán Big Four(Tương đối thôi nhé, nhiều doanh nghiệp vẫn gian lận như thường)
Khi đọc báo cáo tài chính việc đầu tiên là ta phải đọc nhận xét của đơn vị kiểm toán: Nhờ đọc nhận xét này mã đã lôi ra được một số vụ như TTF, JVC…
Ví dụ khi đọc báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2021 của CP BII kiểm toán viên đã lưu ý một số nội dung chưa rõ ràng.


3.Bảng cân đối kế toán:
Một số điểm lưu ý khi đọc bảng cân đối kế toán:
Một số đặc biệt lưu ý: Phải thu, phải trả, tồn kho, đầu tư tài chính dài hạn
Một doanh nghiệp mà 85%, 90% tài sản là ngắn hạn và trong đó chủ yếu là các khoảng phải thu và hàng tồn kho thì khá rủi ro.
********Tài sản ngắn hạn
-Tiền và các khoảng tương đương tiền: Càng nhiều càng tốt chứng tỏ khả năng thanh toán, thanh khoản của doanh nghiệp cao và vay nợ thấp.
-Các khoảng phải thu ngắn hạn: Cái này nếu tỷ trọng cao quá cần đặc biệt quan tâm vì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn( Phải xem khoản phải thu này là gì từ những doanh nghiệp nào liên quan gì đến hoạt động của doanh nghiệp hay không ).

-Hàng tồn kho: Tùy theo doanh nghiệp mà có doanh nghiệp hàng tồn kho nhiều(BĐS, SX như sắt thép…) và phải xem hàng tồn kho là nguyên vật liệu đầu vào hay là thành phẩm nếu mà thành phẩm tồn kho nhiều thì cũng hết sức lưu ý.

-Đối với doanh nghiệp BĐS ta phải tìm hiểu thật kỹ tồn kho này là các dự án nào, tiến độ triển khai đến đâu đặc biệt là đã đến mùa thu hoạch hay chưa và phải xem biến động hàng quý hàng tồn kho này tăng giảm ntn.
Thông thường 2 khoảng Phải Thu ngắn hạn và hàng tồn kho là những khoản doanh nghiệp hay lợi dụng để chế biến sào xáo báo cáo tài chính với mục địch có lợi cho mình, kiểm toán viên cũng không thể kiểm đếm hết hàng tồn trong kho đặc biệt các doanh nghiệp lớn cũng như không thể xác minh được các khoản phải thu này có thực sự tồn tại hay ko hay là trên giấy để rồi sau đó book doanh thu.

*******Tài sản dài hạn:
Tùy doanh nghiệp tùy theo mô hình kinh doanh mà tài sản này nhiều hay ít nhưng thông thường tài sản liên quan đến nhà máy và đặc biệt liên quan đến bất động sản đất đai càng nhiều thì càng tốt.
Trong tài sản dài hạn lưu ý:
-Nợ phải thu dài hạn: ở đây là những khoảng gì, doanh nghiệp nào nợ và có liên quan gì đến Cty hay không? Nếu khoản này để quá hạn sẽ thành nợ xấu ◊ Trích lập dự phòng ◊ Khi đòi được thì nó lại quay vòng lại thành lợi nhuận năm sau

-Đối với doanh nghiệp sản xuất hay BĐS thì đầu tư xây dựng dở dang nhiều lại tốt vì chứng tỏ khi nhà máy đưa vào vận hành hoặc 1 dự án BDS đến giai đoạn thu hoạch sẽ tạo ra dòng tiền trong tương lai.

-Đầu tư tài chính dài hạn: Cái này đặc biệt lưu ý vì có nhiều doanh nghiệp chơi rút ruột bằng cách; Phát hành thêm CP, hoặc lấy toàn bộ lợi nhuận đi đầu tư cho 1 công ty sân sau sau đó âm thầm rút tiền của nhà đầu tư ◊ Chiêu này AMV sử dụng rất nhiều

***********Nguồn vốn:
Nợ phải trả:
Lưu ý: Nợ là doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy kinh doanh nhưng với mức vừa phải hợp lý ví dụ(Nợ < 70% tài sản, vcsh) thì hợp lý nhưng nếu cao quá thì áp lực trả nợ rất lớn và bào mòn dòng tiền trong tương lai.
Đối với doanh nghiệp BĐS thì nguồn vốn chiếm dụng hay Người mua trả tiền trước là tốt vì chứng tỏ dự án tốt ra được hàng, doanh nghiệp chiếm dụng được 1 lượng tiền từ KH trả trước.


Bảng lưu chuyển tiền tệ:
Khá nhiều người chỉ quan tâm bảng kết quả kinh doanh nhưng lại bỏ qua lưu chuyển tiền tệ là khá sai lầm, vì lưu chuyển tiền tệ như dòng máu chỉ khi dòng máu lưu thông tốt thì cơ thể mới tốt.
Trong lưu chuyển tiền tệ chúng ta nên lưu ý dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đó là cốt lõi của doanh nghiệp, nếu dòng tiền liên tục âm có nghĩa tiền ra nhiều hơn tiền vào thì ta phải hết sức lưu ý.


Bảng kết quả kinh doanh:
Bảng này thì dễ rồi và ai cũng đọc được, nhưng trong bảng này có một số tham số cần quan tâm:

  • Doanh nghiệp lỗ triền miên thì bỏ, đừng hi vọng game lái cho mất công để rồi mất tiền.
  • Doanh nghiệp sản xuất cơ bản nhưng lợi nhuận chủ yếu không đến từ sản xuất kinh doanh mà lại đến từ Đầu tư tài chính, bán công ty con, bán tài sản, đầu tư trái phiếu CP…. ◊ Mọi người đọc kỹ thì sẽ thấy lợi nhuận chủ yếu của nhiều CP dòng họ Lu đến từ đâu.

Thuyết minh báo cáo tài chính:
Phần này khá quan trọng không được bỏ qua, giúp cho ta biết được các khoản chi tiết như:
-Lợi nhuận này là gì ở đâu ra
-Các khoảng phải thu là gì? Bao gồm những đơn vị nào
-Vì sao lại có các khoản trích lập dự phòng
-Các công ty con, liên kết là thằng nào làm ăn lời lỗ ra sao có phải CT sân sau hay ko
-Tồn kho hàng là gì thành phẩm hay phế phẩm, bao nhiêu dự án, …
-Các khoản phải trả ntn? Bao gồm những đơn vị nào?


Tóm lại:
1 Doanh nghiệp nợ nhiều mà lợi nhuận bé → Bỏ
2. Kinh doanh lỗ → bỏ, bao giờ lời thì đầu tư
3. Lợi nhuận ko từ kinh doanh cốt lõi → Bỏ
4. tài sản toàn phải thu, phải trả, tồn kho, tiền mặt thì ít → Cẩn thận
5. Đầu tư tài chính ra ngoài(Các CT con, các CT liên kết) nhiều: mà đặc biệt các CT làm ăn bết bát, mới thành lập, không liên quan đến chuyên ngành của Cty mẹ …–> Dấu hiệu rút ruột bỏ.
6. Có dấu hiệu đánh lên doanh thu lợi nhuận 1,2 quý để lái CP, phát hành thêm …. → Bỏ

4 Likes

Hôm nay tiếp tục phần Bảng cân đối kế toán còn lại nhé mọi người:
Như vậy chúng ta đã xong phần tài sản:

  • Note 1 số ý: Để tính định lượng mọi người đã có công thức: Khả năng chi trả nhanh, vòng quay các khoản phải thu và hàng tồn kho.
    Về định lượng: Mọi người tập trung giúp vào các phần chiếm tỷ trọng lớn và khá mập mờ đem lại rủi ro nhiều nhất, đó chính là: Các khoản phải thu, hàng tồn kho hoặc phải thu khác(Nhưng chiếm tỷ trọng lớn.)
    2 phần cấu tạo nên nguồn Vốn của doanh nghiệp đó là :
    Các khoản nợ(Nợ phải trả) và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
    1. Nợ phải trả:
    Bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
    a. Nợ ngắn hạn: Từ nợ ngắn hạn đọc ai cũng hiểu rồi đúng ko nè đó là các khoản nợ ngắn( Dưới 1 năm) vậy nợ ngắn hạn chúng ta sẽ lưu ý những mục nào?
    Tớ lại tiếp tục lấy ví dụ về cổ phiếu LDG nhé vì lỡ phân tích nó rồi thì phân thích cho đầy đủ thêm:

4 Likes

Trong nợ ngắn hạn này có khá nhiều khoản mục nhưng những khoản mục hoặc chiếm tỷ trọng lớn hoặc mang tính trọng yếu chúng ta mới quan tâm thôi, ví dụ trên LDG chúng ta sẽ quan tâm đến: Tổng nợ ngắn hạn tầm 4533 tỷ như vậy Q2,3 tăng khá mạnh so với các quý trước đó.

  • Vay thuê tài chính:(Nợ ngân hàng hoặc trái phiếu ngắn hạn…): Quý 3 LDG vay khoảng 437 tỷ như vậy so với các quý trước đã có sự giảm tương đối.
  • Người mua trả tiền trước: Quý 3 tầm 470 tỷ( Đây có thể hiểu là KH mua bds đã trả tiền trước cái này càng nhiều càng tốt → Chứng tỏ bán được hàng, doanh nghiệp chiếm dụng được 1 nguồn vốn kha khá): Khoảng này LDG ko có nhiều thay đổi so với các quý trước.
  • Phải trả ngắn hạn khác: Khoản này khá đột biến tầm 922 tỷ
    Một kinh nghiệm nhỏ để đọc nhanh BCTC là tớ thường mở 2 cửa sổ và đặt nó song song với nhau, 1 cửa sổ là bảng số liệu cửa số thứ 2 là thuyết minh BCTC như vậy chúng ta liếc nhanh dc khoản cần lưu tâm là gì mà ko phải đọc đi đọc lại nhiều lần: Ví dụ khoản nợ ngắn hạn ở dưới: LDG chủ yếu là vay ngân hàng.


Tương tự người mua trả tiền trước: Tập trung các dự án như Tân Thịnh, Giang Điền, Phú an …

3 Likes

Vậy qua các khoản phải thu, hàng tồn kho, người mua trả tiền trước giúp cho ta hiểu thêm được cơ cấu lợi nhuận, dòng tiền trong ngắn hạn và trung hạn sẽ do những dự án nào mang lại rồi đúng ko nào? Cón các dự án bánh vẽ mà xa quá thi ae nên có thói quen bỏ qua đi đừng ĐẾM CUA nhiều quá rồi để chết sặc máu: Nhiều dự án 10 20 năm mới triển khai quỹ đất chỉ có bò với trâu gặm ae kỳ vọng gì liệu ae có gồng được 20 năm để x2 x3 lần được ko mà đếm xa vậy. Chưa kể dự án đó 10 20 năm dính pháp lý hoặc lâu quá chưa triển khai bị nhà nước thu hồi phát xong phim: ví dụ Trịnh Quyết có gần 400 dự án trải dài từ bắc chí nam và vô số các dự án đó bị thu hồi. hay gia đình nhà siêu xe có dự án phước kiểng dính pháp lý phát xong, hay các lô đất vàng HCM, Hà nội, Đà Nẵng đùng phát bị thu hồi do trái pháp luật …
À tớ quên giống như: Các khoản phải thu, tiền, hàng tồn kho thì Nợ cũng có công thức để xác định mức ntn là an toàn hay gọi là định lượng:

  • Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu: (D/E – Debt to Equity Ratio): Như vậy tỷ lệ này càng bé càng tốt đúng ko nào? nhưng doanh nghiệp cùng cần dùng đòn bẩy nợ để tăng trưởng thường thương mức ntn hợp lý?
  • Nên nhỏ dưới 1.
  • Và so sánh với bình quân ngành vì mỗi ngành cần đòn bẩy khác nhau: Ví dụ xây dựng khác với Bank, khác với dầu khí.
2 Likes

Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản: Debt ratio
Mọi người cùng nên so sánh với bình quân ngành nhé, chứ đừng lấy 2 doanh nghiệp khác ngành rồi bảo thằng này tốt thăng kia xấu e răng nó ko khách quan lắm.
Và giống tài sản thì cũng có vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

3 Likes

Như vậy tất cả các yếu tố phân tích cơ bản của bảng cân đối kế toán tớ đều có: Định tính và định lượng cho mọi người → Điều này thể hiện là gì:
Cái quan trọng trong PTBC đó là tính logic chúng ta yêu cổ phiếu quá yêu doanh nghiệp qua nên phân tích cái gì cũng đẹp cũng tốt:
À nợ nhiều vì nó mở rộng nhiều, lưu chuyển tiền âm năm này qua năm khác à thì mở rộng quỹ đất thì phải âm chớ, lỗ triền miên thì giờ dự án chưa đưa vào tương lai đưa vào sẽ lãi khủng … abc.
Hoặc tiền nhiều lãi nhiều, PE siêu thấp 2 3 → Ko mua CP này thì mua CP nào …–> Chính việc đưa nhiều quá cảm tính trong phân tích doanh nghiệp đã giết chết chúng ta.

3 Likes

Tiếp tục nhé: Đến vay dài hạn
Thôi vay dài hạn này nó khá đơn giản tớ ko phân tích nữa nhỉ chủ yếu lưu ý: Vay tài chính trong đó vay banks bao nhiêu, trái phiếu bao nhiêu thời gian trả ntn để biết được dòng tiền doanh nghiệp phân bổ. hoặc có 1 khoản nào đó đột biến

3 Likes