Nhờ F247 lưu lại: Đây là những bài mình đã viết nhưng não cá vàng hay quên nên mở pic này lưu lại cần lại vào tìm đọc

Tiếp đến là phần vốn chủ sở hữu: nguồn vốn này chủ yếu hình thành từ :chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc có thể được hình thành từ kết quả kinh doanh(Thặng dư)
Phần này thì cũng chẳng có nhiều điều để phân tích nhỉ:
Tớ chỉ lưu ý từ việc tăng vốn thôi mà 1 trong số đó là chiêu tăng vốn ảo rút tiền.
Một doanh nghiệp trên sàn mà tăng vốn quá nhiều 1 2 năm làm cú(PHRL, PHT, Esop …) thì chúng ta nên cẩn trọng và với tớ thì rẻ cũng ko mua ôm mệt vào mình làm gì
image

3 Likes

Như vậy xong bảng CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CẦN LƯU Ý: Phải thu, tồn kho, khác, phân loại nợ, tăng vốn

3 Likes

Như vậy cùng là 1 BCTC cũng là những con số khác nhau nhưng sẽ có sự khác nhau giữa người " ĐỌC BCTC" với người**" PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH"**
Cái chúng ta cần quan tâm là những con số mà doanh nghiệp cung cấp cho chúng ta ẩn sau tấm màn nhung là sự thật như thế nào? nó có logic hợp lý hợp lệ không chưa logic thì các bạn mở tiếp BCTC của các quý trước các năm trước quy chiếu lại → Cái kim trong bọc nó cũng sẽ lòi ra thôi.
Như 1 doanh nghiệp book ảo lợi nhuận năm nay để đánh lên CP để PHT để lái CP thì năm sau sẽ trả giá vì đã ăn trước lợi nhuận của tương lai.

4 Likes

Mấy bài viết hay quá cụ, có thể gửi mấy bài này sang bên cộng đồng chuyên gia để thành các TOPIC mọi người sẽ theo dõi đọc tham khảo tốt hơn đấy

4 Likes

Ok bác nè

3 Likes

Topic quá hay và bổ ích. Thật ngưỡng mộ bạn vì đã dày công giành quá nhiều thời gian, công sức, tâm sức cho những bài viết này. Người như này không thành công mới lạ, chứ thành công là điều bình thường vì bạn làm việc và đầu tư theo 1 cách nghiêm túc trên tư duy, kỷ luật của bản thân. Thật đáng ngưỡng mộ, và xin theo đuôi bạn học hỏi để Đầu Tư tự tin và thành công. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ, may mắn, và luôn thành công nhé.

1 Likes

Bạn ơi, sao mình ko thấy bài 3 đã sang bài 4 rồi nhỉ. Mình xin copy lưu lại từng bài 1 đọc đi đọc lại cho nhớ.

2 Likes

à chắc mình đánh số thiếu đó vì còn nhiều bài nữa ko sợ thiếu đâu kkk

2 Likes

Bạn như một con ma chữ, nhả ra kiến thức thực chiến ! Chúc bạn sức khoẻ, thành công nhé ! :handshake::handshake::handshake::+1::+1::+1::hand_with_index_finger_and_thumb_crossed::hand_with_index_finger_and_thumb_crossed::hand_with_index_finger_and_thumb_crossed:

1 Likes

à tớ tranh thủ buổi trưa khi không có khách chạy grab thì tranh thủ ghi lại nhật ký Vàng anh rồi sau nay mở lớp dạy thu phí thôi ha ha :rofl:

2 Likes

Bài 21: TUÂN THỦ KỶ LUẬT TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN:
Đừng lo không đủ bài thích mình viết 200 bài cho bạn đọc cũng được

Nhiều người thắc mắc câu muốn chiến thắng được trên thị trường chứng khoán này thì phải tuyệt đối tuân thủ kỷ luật:
Vậy kỷ luật ở đây là gì đó chính là “tập hợp các nguyên tắc” do mình TỰ ĐẶT RA và ÁP ĐẶT bắt buộc mình phải tuân thủ theo, ban đầu có thể rất khó khăn nhưng nếu chúng ta tuân thủ tuyệt đối sẽ nâng tầm chúng ta lên ngày ngày tháng tháng năm năm hoàn thiện sẽ thành kỹ năng của mình đạt đến level đó chúc mừng các bạn đã có thể tự tin bước ra ánh sáng của cuộc đời đầu tư chứng khoán của mình.

Các nguyên tắc là do mình tự đặt ra và không ai là giống ai, nên hôm nay mình viết ra chỉ là mang tính tham khảo thôi nhé, mình đã áp dụng và đã thành công nên chia sẻ những ai cần, còn ai cảm thấy ko cần thiết thì vui lòng bỏ qua:


Vậy chuỗi nguyên tắc của mình đó là gì:( 6 NGUYÊN TẮC)

1.HỌC:
Từ học giúp mình mở mang kiến thức và cái quan trọng là định hình cho mình được phong cách đầu tư.
Không có con đường nào tốt và bền vững bằng học, kể cả bạn đã tham gia thị trường chứng khoán 1 năm hay 5 năm cũng cần phải học để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của mình.
Học là nguyên tắc đầu tiên và bắt buộc đừng ném 2 hay 5 tỷ qua sọt rác đồng tiền mình mồ hôi xương máu mới kiếm dc đừng để mất dễ dàng.
Bản thân mình trước khi mở tài khoản đã tự học 3-4 tháng, tìm hiểu về chứng khoán cũng như tìm và định hình phong các đầu tư.
Trong quá trình vừa đầu tư vừa học vừa tự hoàn thiện mình.

2.BẢO VỆ TÀI KHOẢN, TÀI SẢN:
Chứng khoán là ngành nghề rủi ro cao nên phải quản trị rủi ro thật tốt
a.LỰA CHỌN CP TỐT:
có rất nhiều tiêu chí

  • Tiêu chí cơ bản: ví dụ của mình: Vốn hóa trên 500 tỷ, thanh khoản trên 500k/ 1 phiên, Công ty thành lập trên 3 năm, lãnh đạo tốt, cơ cấu công ty đơn giản dễ phân tích( Ít CT con, Cty liên kết, ngành nghề tập trung), vay nợ ít.
  • Tiêu chí nâng cao: Thuộc ngành hưởng lợi, lợi nhuận 3 năm và 3 quý gần nhất tốt; lịch sử giá và khối lượng tốt cp đang tích luỹ dòng tiền vài đang tăng
    b.PHÂN BỔ VỐN:
    Nên đảm bảo hài hòa bất cứ hoàn cảnh nào đều có tiền và CP ở 1 tỷ lệ nhất
    Vốn dưới 5 tỷ chơi 3 CP 3 ngành nghề khác nhau; vốn trên 5 tỷ chơi 4 CP  Danh mục nhỏ ngọn lợi thế mình tìm hiểu dc doanh nghiệp kỹ càng hơn và khi có biến thì xử lý cũng dễ.
    Hạn chế đánh CP đầu cơ(FLC, ROS…) nếu đánh 90% là CP cơ bản, 10% giải trí CP đầu cơ

c.LẬP KẾ HOẠCH TRƯỚC KHI MUA BẤT CỨ CP NÀO

  • Mua vì lý do gì
  • Giả sử tăng giảm tỷ trọng CP như thế nào theo ngành, theo thị trường.
    d.MUA MỚI VÀ GIA TĂNG CP
    Tùy theo thị trường theo lựa chọn CP mà chúng ta có các bước mua phù hợp, với mình thông thường sẽ thực hiện qua 3 đến 4 bước dù CP tốt đến mấy mình chẳng bao giờ all in:
  • Bước 1: Mua thăm dò 30%
  • Bước 2: khi CP bước 1 đã về, lãi khá tốt và CP đang trên nền giá tốt mua thêm 50%
  • Bước 3: CP tiếp tục tăng bước 1, bước 2 lãi tương đối( trên 10%) sẽ mua gia tăng thêm.

e.BÁN CP HOẶC GỒNG LÃI:
Có nhiều bạn gồng lỗ thì rất siêu nhưng gồng lãi cực kém hold cả mấy tháng trời chờ về bờ Cp mới tăng dc 1,2% đã lôi ra bán hết.
Tự đặt mức chốt lãi cho mình theo tình hình thị trường cũng như định giá CP:
Bình thường thì lãi 30% chốt 10%, lãi 50% chốt 30% lãi 100% chốt 50%
Còn lại thì để tối thiểu 30-50% CP để đi hết con sóng.

f.ĐẶT NGƯỠNG CẮT LỖ:

Cái sai lớn nhất của mình là hay vi phạm nguyên tắc này dẫn tới mất rất nhiều tài sản, CUTLOSS là nguyên tắc cực kỳ quan trọng và ai cũng phải tuân thủ và thực hành liên tục, bản thân mình cũng vậy mặc dù chọn và hold những CP khá an toàn ở nên giá thấp nhưng cũng luôn luôn sẵn sàng kịch bản cũng như đến ngưỡng đó là CUT để bảo về tài sản.
CUTloss đây tùy Cp bạn đang hold nữa, mình chỉ nói chung thôi nhé:

  • CP cơ bản: -5% CUT 30-50%, âm 7% CUT 50 đến 70%.
  • CP đầu cơ: -5% CUT 70- 80%, âm 7% - CUT all.

g. BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU:
Khi thị trường sập đặc biệt kèm theo callmargin là lúc lý tưởng để ta mua vào CP và ta sẽ mua được mức giá rất hời.
Nguyên tắc ở đây là: ưu tiên mua CP tốt trên danh mục mình trước, và quan sát những Cp mạnh hơn thị trường ưu tiên mua tiếp theo( Sẽ kích hoạt mua bước 1 hoặc bước 2).
Thông thường khi CP đã tạo đáy sẽ có phiên hồi mạnh, nhưng đây vừa là tín hiệu thị trường đảo chiều tăng cũng có thể là 1 cú bulltrap như vậy quy tắc ở đây là:
LẬP TỨC BÁN 20-30% Cp mình mới mua các phiên đáy để bảo toàn lợi nhuận và nav.

h. ĐÒN BẨY DÙNG MARGIN:
Margin là đòn bẩy tài chính vừa giúp tăng nhanh chóng tài khoản nhưng cũng giúp chia đôi chia 3 tài khoản nên mình sử dụng phải hết sức linh hoạt và cẩn thận:
Với mình: Sử dụng tối đa 50% sức mua tính trên lượng CP và tiền mặt có sẵn.
Chỉ gia tăng thêm margin khi thị trường đã qua biến động mạnh và đang xu hướng tăng tốt.
Chỉ sử dụng mua margin thì CP mình đang nắm giữ có lãi tối thiểu 7 đến 10%  Cái này rất quan trọng nhé lỡ thị trường xấu mình lôi CP sẵn ra bán thì coi như mất lãi hoặc huề vốn mà ko bị cháy tài khoản.

3.ĐẦU TƯ ĐỘC LẬP:
Phải tự học thực hành để mình tự chủ động đầu tư không để bị lôi kéo bởi các nhóm hội, room vip …

4.KHÔNG YÊU VÀ THẦN TƯỢNG CP MÌNH NẮM GIỮ QUÁ MỨC:
Cái sai của rất nhiều người là khi mua và nắm giữ 1 CP nào đó rồi là yêu bằng trái tim nhiều quá mà làm lu mờ đi lý trí. Hễ có ai chê CP này là bay ra chưởi, rồi tô vẽ màu hồng cho nó nào quý này tốt, các quý khác còn tốt hơn CP sẽ X2,X3 trong thời gian ngắn.
Bài học có nhiều rồi đúng không? Mặc dù CP rất tốt lợi nhuận vẫn khủng nhưng giá Cp vẫn giảm( VNM, dòng banks tháng 7, dòng thép từ tháng 10 đến nay). Nêu ta đủ tỉnh táo nhận biết những bất lợi trong ngắn hạn, dòng tiền lớn đã rút ta ko cứng đầu hold to die thì đỡ mất chi phí cơ hội cũng như đỡ mất TK khi TK -30 đến 40%.
Nhiều CP lái CP bơm thổi, tin vào cuồng tin vào ban chủ room vip, lãnh đạo hứa lèo để rồi chưa tới noel đã phải đu trên đỉnh cây thông.

5.ĐỌC THÔNG TIN VÀ BIẾT CHẮT LỌC THÔNG TIN ĐÚNG:

Thời đại công nghệ nên thông tin bùng nổ và chúng ta sẽ bị cuốn vào ma trận thông tin không lối thoát, nếu ko tỉnh táo chúng ta sẽ bị nhiểu loạn và dẫn tới những hành động sai lầm: nên biết đọc chắt lọc những thông tin chính yêu liên quan còn lại là rác thì vứt bỏ.

6.LÀM CHỦ TÂM LÝ TRONG ĐẦU TƯ:
Mình nói nhiều rồi thị trường chứng khoán là 1 thị trường đầy cơ hội nhưng đi kèm là đầy rủi ro, là cuộc đấu trí, là một thị trường tâm lý nên để có thể đứng vững trên thị trường nay đòi hỏi bạn ngoài phân tích nắm tình hình thị trường, CP tốt thì bạn phải có 1 tâm lý vững vàng.
Vậy làm sao để có được tâm lý vững vàng rất đơn giản với mình là tuân thủ kỷ luật có nghĩa là tuân thủ những nguyên tắc trên mà mình đã đặt ra.
Bớt xem bảng điện tử xanh xanh đỏ đỏ hàng ngày.


Một số bạn hỏi hiện tại mình đang cầm CP nào? thực sự mình cũng đã bắt đầu chán đầu tư mua bán hết con sóng này mình sẽ nghỉ 1 thời gian:
CP cơ bản:

  • DCM giá mua 23 bình quân mua lên thành 30 target 40-42 chốt
  • TDM mua 28 hold dài hạn
    CP đầu cơ, thị trường:
  • hag mua giá 7 vẫn hold chán thì bán kỳ vọng target 15
  • shs: mua bình quân giá 9 nếu dòng tiền ko vào mạnh cũng sẽ chốt coi như huề vốn.
5 Likes

Mỗi người có 1 bộ nguyên tắc không ai giống ai đánh T+ thì có nguyên tắc T+ đánh ngắn thì có nguyên tắc đánh ngắn đầu tư giá trị thì có nguyên tắc của đầu tư giá trị không ai rập khuôn ai → Nhưng tất cả phải bắt đầu từ HỌC và kết thúc bằng TỰ DO TÀI CHÍNH

4 Likes

À những bài này mình đã đăng năm trước năm trước nữa nên có nhiều dữ liệu về CP nó chưa chuẩn các bạn đọc thấy các mã ABC thì bỏ qua nhé vì mỗi thời kỳ thì CP cũng có sự biến đổi theo. Quan trọng là đọc cái nội dung mình cần truyền tải á

3 Likes

Có rất nhiều người chết vì cái “đầu tư giá trị”: Doanh nghiệp nào lớn, tài sản lớn, quỹ đất bao la… nhưng đó là cái chúng ta tự phân tích chúng ta tự nghĩ chứ sự thật có phải như vậy hay không lại là chuyện khác → Đừng bao giờ lấy cái ý chỉ cá nhân của mình bắt thị trường nó phải theo mình, bắt doanh nghiệp nó phải theo mình, bắt quỹ đất bao la của doanh nghiệp là miếng đất vườn nhà mình. Nếu bạn ko có kỹ luật nếu bạn ko biết điểm dừng nếu bạn không phân tích doanh nghiệp 1 cách khách quan thì 1 ngày bạn thức dậy TK bay đi 30 50 thậm chí 90% là bình thường.
Ví dụ đây là CP DDG trước đây có người hỏi mình và bảo nên mua hay ko? → Thị trường uptrend đó nhưng liệu những ai nghe media nghe idol thấy cp tăng mạnh mua giá 40.x bao giờ sẽ về bờ.
Nếu bạn có kế hoạch tự trước, các dự phòng từ trước phân tích 1 cách khách quan đừng áp đặt ý chí là nó phải 100% tốt và biết cutloss chấp nhận đau thương( Cutloss cũng là kỷ luật) thì giá CP về 6 bạn có bị thiệt hại nhiều hay ko

3 Likes

có một số người bảo thị trường khả năng cao tạo 2 đỉnh, đã có mấy phiên PP theo ý kiến của bạn nó sẽ đi như thế nào/ Tớ để cái đồ thị tớ đã vẽ từ tháng 1/2023( Có xóa bớt những dòng index dưới 1000)
Những ai có duyên thì đã ăn dc trong quá khứ cũng như tương lai

5 Likes

Trong chứng khoán có 1 trường phái là trường phái đánh theo hành vi và tâm lý thị trường đây cũng là 1 trường phái đầu tư rất hiệu quả và căn cứ khoa học. Tớ cũng hay dựa theo phương pháp này để tối ưu điểm mua và điểm bán

3 Likes

Bài 22: Phân tích kỹ thuật dựa trên tâm lý và hành vi của nhà đầu tư( Đặc biệt là các tổ chức/ big boys/ market Market- Tay to/ tạo lập thị trường))
Tớ là nhà đầu tư độc lập không dựa hơi băng nhóm bầy đàn để kiếm sống tất cả những bài mình viết đều dựa hoàn toàn vào trực chiến dựa vào kinh nghiệm học của bản thân cũng như áp dụng vào thị trường và đã chứng minh hiệu quả.
Với kiến thức về PTKT của tớ là vô cùng hạn chế tớ không đếm được sóng 3 sóng 5 không biết được mây ichi
mà tớ PTKT dựa theo vĩ mô dựa theo hành vi của các nhà đầu tư.
Nên ae chuyên gia đi qua có đọc thì cũng cười nhẹ và thông cảm giúp nhé.
Chung quy phân tích trời phân tích mây gì thì cái quan trọng nhất vẫn là:

  • Tối ưu điểm mua
  • Quyết định giữ hay bán hay cutloss
  • Tối ưu hóa điểm bán
    → Mục đích cuối cùng là lợi nhuận
12 Likes

mình phải đăng nhập vào để like bài của bác chủ top, kiến thức rộng, đàng hoàng. Mong diễn đàn có nhiều thêm những topic chất lượng như thế này

5 Likes

Cảm ơn bạn nhé hình như lâu lắm rồi bạn mới nổi lên đúng ko?
Hôm nay họp với đối tác sáng chiều bận quá ko có thời gian viết cho xong bài trên.

3 Likes

Ngon đó Lê. Đồng quan điểm và chart vẽ rất nét. Thêm quả vĩ mô hành vi tâm lý này nữa thì nhất Lê rồi.

5 Likes