NHÓM NGÀNH LUÔN “HOT” TRONG MỌI CON SÓNG
Nếu hỏi đâu là nhóm ngành tăng mạnh nhất trong năm 2023, câu trả lời chắc chắn sẽ là nhóm chứng khoán. Hầu hết các cổ phiếu chứng trong năm 2023, ít thì cũng tăng 70 -80%, nhiều thì có cổ còn tăng bằng lần. Điều này là nhờ chính sách tiền tệ “đi ngược chiều gió” của ngân hàng nhà nước Việt Nam so với FED khi đã có tới tận 4 lần cắt giảm lãi suất trong năm, qua đó làm tiền đề đẩy VNINDEX bật tăng từ mức nền thấp sau giai đoạn downtrend khốc liệt cuả năm 2022.
Nhóm chứng khoán là nhóm ngành hưởng lợi nhiều nhất từ việc hạ lãi suất bởi ngành này tỉ lệ thuận với VNINDEX, lãi suất thấp giúp thị trường thu hút dòng tiền và điều này tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các công ty chứng khoán từ hầu hết các mảng như môi giới, ký quỹ margin, tự doanh… Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán, đa số đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ và thậm chí có công ty còn lãi hơn vài trăm phần trăm so với cùng kỳ trong quý 4/2023 - chứng minh mức tăng “điên rồ” về giá cổ phiếu trong năm 2023 là hoàn toàn có cơ sở.
Vậy trong năm 2024 thì sao, liệu nhóm ngành này có tiếp tục giữ được “độ hot” như năm ngoái như nhiều người kỳ vọng? Theo quan điểm của chủ bài viết, sức nóng của nhóm ngành này vẫn là rất hấp dẫn trong năm 2024 nhờ lãi suất được duy trì ở mức thấp (vấn đề lạm phát và tỷ giá trong năm 2024 không quá đáng lo ngại). Nhưng sẽ có sự phân hóa rõ rệt giữa các công ty với nhau bất chấp việc các công ty chứng khoán có mô hình kinh doanh hầu như là tương tự nhau và con hào kinh tế (moat) giữa các công ty cũng không thật sự rõ ràng.
Triển vọng không kém nhóm nào?
`Thị trường VNINDEX 2024 được rất nhiều chuyên gia nhận định là đầy tiềm năng nhờ các chính sách hỗ trợ về tiền tệ, tài khóa đang dần thẩm thấu vào nền kinh tế qua đó giúp các doanh nghiệp dần phục hồi và tăng trưởng về mặt lợi nhuận – thu hút sự quan tâm của người dân về việc đầu tư cổ phiếu, biến kênh chứng khoán trở thành kênh đầu tư số 1. Quả thật vậy, kênh đầu tư chứng khoán ở Việt Nam dù khá non trẻ nhưng vẫn đang không ngừng phát triển về quy mô và sự ổn định, minh bạch bên trong nó, bằng chứng là qua từng năm, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán và cả tổng số tài khoản của các nhà đầu tư đều có xu hướng tăng dần. Bện canh đó, trong khoảng thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký công điện tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi và nếu điều này thành công sẽ là một bước tiến lớn của VNINDEX giúp thu hút dòng tiền khổng lồ từ nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ đầu tư quốc tế uy tín có quy mô lớn → Thúc đẩy thanh khoản VNINDEX đột phát lên các mức kỷ lục mới → Mảng môi giới của các công ty chứng khoán hốt bạc
Về mặt ngắn hạn, câu chuyện KRX vẫn được nhiều nhà đầu tư nhắc đến mỗi khi nghĩ tới nhóm chứng khoán bởi hệ thống này có những sản phẩm giao dịch khá thú vị như giao dịch T0, bán khống cổ phiếu,… và nếu được áp dụng thì thanh khoản trong từng phiên giao dịch sẽ được cải thiện đáng kể. Cần biết rằng việc hệ thống KRX được áp dụng cũng sẽ là tiền đề quan trọng đưa thị trường chứng khoán VN nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi thứ cấp như đã kể trên. Dù tới thời điểm hiện tại, thông tin về tiến độ của dự án KRX vẫn chưa được cập nhật khiến nhiều người chán nản vì cứ mãi phải chờ đợi, nhưng đôi khi đây lại là điểm hay của nhóm chứng khoán. Vì nó chứng tỏ rằng, nhóm này sẽ luôn có “câu chuyện” để kể, luôn có “kỳ vọng” phía trước và lịch sử cũng đã chứng minh, cứ mỗi khi thông tin về KRX được tiết lộ trên báo chí là nhóm chứng khoán lại “dậy sóng” (dù vậy nhưng nhiều khả năng 2024 sẽ năm KRX được chính thức vận hành)
Ngoài những câu chuyện hấp dẫn kể trên về kỳ vọng cải thiện thanh khoản giúp đem đến lợi nhuận đột biến cho các công ty chứng khoán trong mảng môi giới, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán cũng là 1 mảng chủ lực đầy hứa hẹn trong năm 2024 bởi đây được nhận định là năm cho sự phục hồi nền kinh tế - rất được mong chờ là sẽ có những con sóng ngành, đặc biệt là sự dẫn dắt của sóng bank -> Cần soi kỹ danh mục tự doanh cũng như tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận của mảng này vì đây có thể là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt so với mặt bằng chung giữa các công ty chứng khoán trong năm 2024.
Cuối cùng, trước dự báo VNINDEX sẽ khởi sắc và chinh phục các đỉnh cao mới, hàng loạt các công ty chứng khoán đã nhận thấy dư địa tăng trưởng của các mảng như tự doanh, cho vay margin là rất lớn.Vì vậy, gần đây trong nhóm chứng khoán đã xuất hiện “game” tăng vốn để tối đa hóa việc sử dụng nguồn vốn trong bối cảnh mà nhu cầu sử dụng margin tăng cao (hiện đã có SSI, HSC tham gia cuộc đua, VND cũng đã dự kiến chào bán gần 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 5:1…) → Tập trung vào những doanh nghiệp dự kiến có game tăng vốn để hưởng lợi tăng giá trong ngắn hạn.
Rủi ro từ cạnh tranh dành miếng bánh thị phần lớn tạo nên sự phân hóa đáng kể
Đầu tiên là cuộc đua zero fee của các công ty chứng khoán để thu hút và giữ chân khách hàng với 1 loạt các đợt giảm phí liên tiếp thậm chí là có bên còn miễn phí khiến cho biên lợi nhuận gộp trong mảng môi giới chứng khoán của các công ty ngày càng mỏng → Mảng môi giới về lâu dài sẽ không còn sự khác biệt giữa các công ty chứng khoán mà việc giữ chân và có tệp khách hàng lớn mới là yếu tố tạo nên đột biến.
Tiếp theo là xu hướng giảm lãi suất của NHNN trong đó có giảm lãi suất cho vay có thể ảnh hướng đáng kể tới mảng cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán. Nguồn cho vay của các công ty chứng khoán ngoài nguồn vay từ các ngân hàng (dù cũng bị hạn chế chỉ tối đa là gấp 2 lần vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm) thì chủ yếu là từ nguồn vốn điều lệ (hoạt động huy động vốn bị hạn chế và siết chặt rất nhiều trong giai đoạn vừa qua). Do vậy, việc giảm lãi suất cho vay chắc chắn sẽ làm giảm lãi suất cho vay margin của các công ty chứng khoán → Tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp → Nên lựa chọn những doanh nghiệp có nguồn vốn cho vay dồi dào (vẫn là nên quan tâm các doanh nghiệp có game tăng vốn)
Tự doanh của các công ty chứng khoán sẽ là mảng tạo nên sự khác biệt về tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024
Những cổ phiếu tiềm năng
Dựa trên các phân tích và IDEA đầu tư kể trên (chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp mạnh ở mảng tự doanh và những công ty có kế hoạch nâng vốn điều lệ), những cổ phiếu chứng khoán tiềm năng trong năm 2024 sẽ là:
1/ SSI (Top đầu)
SSI là công ty chứng khoán hàng đầu với vị thế và thị phần trong ngành đều thuộc top đầu. Mảng tự doanh đóng góp 1 phần rất lớn tỷ trọng vào lợi nhuận của SSI (khoảng 50% trong quý 4/2023) và hiện tại tài sản tài chính FVPTL của SSI cũng đang chiếm phần lớn so với lượng tiền mặt đang nắm giữ (44 nghìn tỷ). Dư địa tăng trưởng trong mảng cho vay margin của SSI cũng còn rất lớn khi mà tỷ lệ margin/VCSH vẫn đang dưới 70% (trong khi mức trần cho phép là 200%). Ngoài ra thời gian qua SSI cũng không đứng ngoài cuộc đua tăng vốn khi SSI đang tiến hành các thủ tục để tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.500 tỷ đồng thông qua phát hành và trả cổ tức bằng cổ phiếu.
2/ VND (Định giá thấp)
VND cũng có chú trọng mạnh vào mảng tự doanh với danh mục tài sản bao gồm đa số mã cổ phiếu bank như ACB, VPB (kỳ vọng hưởng lợi từ sóng bank) và ngoài ra còn có HSG, PTI. Tương tư như SSI, VND cũng có nhiều dư địa trong mảng cho vay margin và cũng có game tăng vốn (dự kiến chào bán gần 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 5:1). Ngoài ra VND cũng đặc biệt thu lợi đáng kể từ các lô trái phiếu do mua được giá rẻ trong năm 2022 (VND có lãi gộp từ việc bán trái phiếu lên tới 1443 tỷ, riêng trong Q4 2023 lãi từ trái phiếu là 520 tỷ). Tất nhiên rủi ro vẫn là có xoay quanh câu chuyện trái phiếu Trung Nam vẫn còn, đi kèm với đó là việc cơ cấu lại bộ máy doanh nghiệp, nhân sự thời gian qua nên khiến giá cổ phiếu bị chững lại (ảnh hưởng thị phần). Dù vậy vẫn rất kỳ vọng là sau khi hoàn tất việc cơ cấu VND có thể sẽ bức phá mạnh mẽ nhờ giảm đáng kể chi phí tài chính.
3VCI (Rất mượt)
Cái hay của cổ phiếu VCI đó là vận động giá của cổ phiếu VCI thường rất phiêu kéo giá rất quyết liệt do lượng trôi nổi của cổ phiếu là khá ít so với các công ty chứng khoán khác. Đội tự doanh của VCI cũng được xếp vào hàng mạnh nhất trong thị trường Uptrend (chủ yếu là tài sản tài chính sẵn sàng cho vay AFS, hiện đã tăng tưởng 76% so với đầu năm lên mức 6,603 tỷ), danh mục tài sản AFS gồm có STB, MBB, MSN, PNJ, IDP, KDH. Ngoài ra mảng cho vay cũng tăng đáng kể so với đầu năm (cụ thể tăng 52% lên mức 7992 tỷ đồng), tỷ lệ cho vay/VCSH là 108% và nếu tiếp tục giữ được mức cho vay lớn như thế này thì lợi nhuận của VCI có thể sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng trong thời gian tới.