Những cổ phiếu HOT mùa dịch, có tiền cũng không mua được

Xi măng nay cũng trở lại, cả HT1 BCC đều có mẫu hình 2 đáy T+ đẹp quá. Đúng là siêu sóng đầu tư công sợ quá :rofl:

1 Likes

Quốc hội họp bất thường: Chính phủ đề xuất chi gần 147,000 tỷ làm 729 km cao tốc Bắc - Nam

04-01-2022 14:24:00+07:00

26 phút trước [ 1](javascript:void(0))

Chính phủ đề xuất đầu tư công toàn bộ 729 km cao tốc của 12 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025

Sáng 4/1, trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đề nghị xây thêm 729 km cao tốc trên các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia làm 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập.

Chính phủ cũng kiến nghị đầu tư phân kỳ theo quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường là 17 m, tốc độ thiết kế từ 100 - 120 km/giờ.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 146,990 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí 119,666 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 bố trí 27,324 tỷ đồng.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cũng cho biết, để thực hiện xây dựng 729 km cao tốc nói trên, tổng diện tích đất sử dụng khoảng 5,481 ha.

Trong đó, đất trồng lúa 2 vụ khoảng 1,532 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 1,280 ha, đất dân cư khoảng 502 ha, rừng phòng hộ khoảng 110 ha, rừng sản xuất khoảng 1,436 ha, đất khác khoảng 621 ha.

Kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 19,097 tỉ đồng.

Về hình thức đầu tư, Chính phủ kiến nghị khai thác theo hình thức đầu tư công toàn bộ 12 dự án thành phần.

“Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng”, ông Thể nói trước Quốc hội.

Về tiến độ, ông Thể thông tin, chuẩn bị dự án năm 2021 - 2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022 - 2023; khởi công năm 2023, áp dụng các công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025.

”Trường hợp không phát sinh các tình huống phức tạp đến cuối năm 2025 có thể thông xe kỹ thuật toàn bộ các dự án thành phần và đưa vào khai thác một số đoạn tuyến. Các đoạn tuyến phức tạp về kỹ thuật (các công trình cầu lớn, hầm lớn, xử lý đất yếu…) sẽ hoàn thành đưa vào khai thác năm 2026”, ông Thể nói.

Đề xuất giải pháp hữu hiệu để huy động vốn ngoài nhà nước

Thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhận định khả năng các ngân hàng thương mại cho nhà đầu tư vay vốn để thực hiện dự án theo phương thức PPP là rất thấp. Vì vậy, việc Chính phủ đề xuất đầu tư công để năm 2025 cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam “là có cơ sở”.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất giải pháp hữu hiệu để huy động vốn ngoài nhà nước cho các dự án giao thông PPP đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch.

Về thu hồi vốn đầu tư, ông Thanh cho rằng, cơ chế nhượng quyền thu phí, tổ chức thu phí dự án đường cao tốc do nhà nước đầu tư đến nay chưa được ban hành.

Đồng thời, qua giám sát, Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc thu phí tự động không dừng tại các dự án BOT còn nhiều bất cập. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật để khắc phục.

Liên quan tiến độ, cơ quan thẩm tra cho rằng, cần khoảng 3 năm để khởi công và khoảng 2 - 3 năm để thi công, khả năng đến năm 2026 mới hoàn thành toàn tuyến. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh lại tiến độ hoàn thành trong báo cáo trình Quốc hội.

Ngoài ra, theo ông Thanh, quy hoạch hướng tuyến, 81.5 km của dự án cao tốc đi trùng với đường Hồ Chí Minh. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung, làm rõ phương án xử lý với các đoạn đi trùng để tránh ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân và hiệu quả của các dự án liên quan.

1 Likes

**

> Làm xuyên Tết, bứt phá tiến độ cao tốc Cam Lộ - La Sơn

**

Xuân Huy

Xuân Huy

huy.nguyen@baogiaothong.vn

29/12/2021 16:35

Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh khi kiểm tra thi công cao tốc sáng nay (29/12) là làm xuyên Tết, bứt phá tiến độ cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Tin tức trong ngày hôm nay

Ghi nhận trên công trường, đến nay, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn cơ bản hoàn thành thi công nền đường. Trong đó gần 70km rải xong lớp cấp phối đá dăm loại 2 và đang hoàn thiện lớp cấp phối đá dăm loại 1. Đáng kể, công tác thảm bê tông nhựa (BTN) đang được một số nhà thầu triển khai.

Trong đó, gói thầu XL10 nhà thầu đã hoàn thành lớp móng CTB và BTN lớp 1 đang tiến hành thi công BTN lớp 2, lộ dần tuyến đường tầm vóc, quy mô dự án.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ chốt thời hạn thi công, hoàn thiện với từng gói thầu hoàn thiện dự án cao tốc Cam Lộ- La Sơn trong năm 2022. Ảnh: Xuân Huy

Báo cáo với Thứ trưởng, ông Lê Văn Sáu - Phó giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, mưa kéo dài những tháng cuối năm, cùng tác động dịch Covid-19, khan hiếm vật liệu đất đắp… đang là áp lực, khó khăn không nhỏ của dự án.

Thời gian qua, Ban cùng các đơn vị chức năng, nhà thầu nỗ lực phối hợp chặt chẽ cùng địa phương Huế, Quảng Trị tập trung tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, nguồn vật liệu; đặc biệt sau khi Chính phủ có 2 Nghị quyết 60 và 133 về thủ tục mở rộng mỏ đất, nâng công suất đang khai thác… Thống kê Ban QLDA đường HCM, dự án đạt trên 70% tiến độ, công tác giải ngân đạt hơn 97%.

Theo ông Sáu, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, Ban QLDA tổ chức các cuộc họp kiểm điểm tiến độ các gói thầu, giải quyết khó khăn và vướng mắc trong quá trình thi công tại hiện trường; tạo điều kiện cho các nhà thầu ứng kinh phí để chủ động trong công tác tập kết vật liệu và thực hiện một số hạng mục khác nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tuy nhiên, trước áp lực dịch bệnh, thời tiết bất lợi, vật liệu khiến dự án gặp khó triển khai, riêng gói thầu XL5, XL6 chỉ đạt chưa đầy 50% tiến độ vì thiếu đất đắp; gói XL7, XL8 vướng mắc xử lý đất yếu và nền đất bổ sung sau khi có mặt bằng… đẩy lùi thời hạn hoàn thành vào quý III và quý IV/2022.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo các gói thầu XL1,XL2,XL3, XL4,XL10, XL11 phải cán đích trước ngày 30/6/2022; gói XL5, XL6,XL9 hoàn thành trước 30/8/2022; gói thầu XL7,XL8 chậm nhất phải cán đích trước 30/10/2022… Ảnh: Xuân Huy

Chủ trì họp kiểm đếm tiến độ dự án, Thứ trưởng Lê Đình Thọ ghi nhận nỗ lực triển khai dự án của các đơn vị chức năng trong bối cảnh nhiều khó khăn, áp lực của thời tiết bất lợi, dịch bệnh và khan hiếm nguồn vật liệu…

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, cao tốc Cam Lộ - La Sơn từng đạt kết quả khả quan, kỳ vọng công trường kiểu mẫu giai đoạn đầu triển khai, nhưng đến nay chưa đạt được kết quả tương xứng. Nhiều gói thầu, như gói XL1,XL2 triển khai đầu tiên dự án (tháng 10/2019) nhưng tiến độ vẫn còn chậm, chưa thực sự bứt phá.

Thứ trưởng yêu cầu với kinh nghiệm quản lý, thi công các công trình trọng điểm của ngành Giao thông thời gian qua, Ban QLDA, nhà thầu nỗ lực gấp đôi, vận dụng tối đa kinh nghiệm, đề xuất phương pháp linh hoạt, hiệu quả để vượt qua khó khăn, giải quyết triệt để các đường găng vướng mắc, kiểm soát chặt tiến độ, chất lượng dự án.

“Bộ GTVT và địa phương tháo gỡ giải quyết cơ bản hết khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp, công tác GPMB cơ bản hoàn thành, thời tiết trên địa bàn Quảng Trị, Huế sắp vào mùa khô, yêu cầu Ban QLDA chỉ đạo các nhà thi công tăng cường máy móc, thết bị, nhân lực, vật liệu để tập trung triển khai thi công, bứt phá sản lượng công trình”, Thứ trưởng Thọ nhấn mạnh.

Với tinh thần không để chậm trễ tiến độ, Thứ trưởng ấn định thời hoàn thành cho từng gói thầu. Trong đó, các gói thầu XL1,XL2,XL3, XL4,XL10, XL11 phải cán đích trước ngày 30/6/2022; gói XL5, XL6,XL9 hoàn thành trước 30/8/2022; gói thầu XL7,XL8 chậm nhất phải cán đích trước 30/10/2022.

Theo Thứ trưởng, dự án không để “đứt gãy” thi công dịp Tết, các đơn vị thi công triển khai xuyên Tết trên công trường, bứt phá tiến độ cao tốc.

Dự án cơ bản hoàn thiện nền đường, nhiều gói thầu thảm BTN, lộ dần tầm vóc cao tốc nối Quảng Trị - Huế.

“Thời hạn được ấn định cụ thể, Ban QLDA đường HCM lập tiến độ điều chỉnh của từng gói thầu, ký cam kết của toàn bộ lãnh đạo, trưởng các phòng dự án được giao phụ trách các gói thầu trên. Tinh thần hoàn thiện sớm nhất, nhanh nhất. Trường hợp nhà thầu yếu về năng lực, Ban QLDA xử lý nghiêm theo quy định của hợp đồng, không để nhà thầu yếu làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành chung của dự án”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị Ban QLDA trên thẩm quyền cho phép, có giải pháp linh hoạt để điều chuyển thiết bị giữa các nhà thầu, đơn vị thi công trên tuyến, nhằm kịp thời hỗ trợ, “chi viện” thiết bị, vật tư cho các gói thầu chậm tiến độ, với tinh thần đoàn kết, chia sẻ, hiệp đồng cao nhất.

Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu Ban QLDA đường HCM, các nhà thầu có kế hoạch thi công xuyên Tết, để bù phụ tiến độ, sẵn sàng vào cao điểm hoàn thiện dự án ngay từ năm 2022.

“Công tác thi công không thể đứt gẫy trong thời điểm Tết Dương và Âm lịch này. Bộ GTVT sẽ trực tiếp vào động viên, khích lệ tinh thần anh em trên công trường dịp Tết. Giai đoạn cao điểm, việc kiểm soát tiến độ, chất lượng tập trung tối đa, không chủ quan lơ là”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo ông Lê Văn Sáu, ngay dịp cuối năm, Ban làm việc với từng gói thầu, mũi thi công để xử lý rốt ráo các đường găng vướng mắc nền đất yếu, gia tải, sạt trượt… Những nhà thầu chậm trễ thi công, Ban QLDA có giải pháp mạnh, yêu cầu thay ngay chỉ huy trưởng công trường, tiếp đến cắt chuyển khối lượng sang cho các nhà thầu khác để đảm bảo tiến độ chung dự án.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020 có chiều dài khoảng 98,3km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3km, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 61,0km, gồm 11 gói thầu xây lắp.

1 Likes

Khóc mất mấy hôm anh ạ

Nay đảo chiều đẹp :slight_smile:

1 Likes

Sáng em định kê bán mà một lúc sau thấy tiền vào tốt quá nên lại thôi :grin::grin::grin:


Mời các ace vào nhóm NHA để cập nhập thêm về thông tin doanh nghiệp và cập nhập tin tức mới về NHA

Chủ tịch nước: ‘Không cách nào khác, phải bơm tiền ra nền kinh tế’

2 Likes

Qua bank Mỹ tăng được cho hưởng lợi khi FED sớm tăng LS. Vậy bên ta đầu tư công tăng tiếp khi hưởng lợi lớn nhất gói hỗ trợ kinh tế các cụ nhể :ok_hand:

1 Likes

**Đề xuất lập quỹ phát triển hạ tầng giao thông với lãi suất ưu đãi, thu hút nhà đầu tư tư nhân

https://ndh.vn/thoi-su/de-xuat-lap-quy-phat-trien-ha-tang-giao-thong-voi-lai-suat-uu-dai-thu-hut-nha-dau-tu-tu-nhan-1307190.html**

1 Likes

Kế hoạch lớn cho hạ tầng giao thông

Suốt nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng tại TP.HCM không ngừng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi diện mạo Thành phố từng ngày. Đặc biệt, trong năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát và Thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhiều dự án hạ tầng vẫn được thi công.

Đơn cử, tại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) - chủ đầu tư dự án cho biết, để đồng thời bảo đảm an toàn thi công và phòng chống dịch bệnh, toàn bộ kỹ sư và công nhân đều tuân thủ nguyên tắc 5K, “3 tại chỗ”.

Hay tại dự án cầu Thủ Thiêm 2 (bắc qua sông Sài Gòn, nối liền TP. Thủ Đức và quận 1), sau nhiều lần “lỗi hẹn” thì nay đã được hợp long, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Để có được kết quả này, chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh và nhà thầu đã bố trí phương án “3 tại chỗ”, tổ chức xét nghiệm định kỳ cho toàn bộ cán bộ kỹ thuật và công nhân, vừa đảm bảo nguồn lực để thi công được liên tục, vừa đảm bảo bảo chống dịch hiệu quả.

Ngoài những dự án trên, trong năm 2021, TP.HCM còn đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông khác như mở rộng đường Bùi Đình Túy, hoàn thành sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), thông xe cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè), thông xe một nhánh cầu Bưng mới (nối quận Bình Tân và Tân Phú)…

Theo ghi nhận của phóng viên, trong năm 2022, sẽ có thêm nhiều dự án giao thông trọng điểm được dự kiến khởi công như xây dựng nút giao An Phú, mở rộng Quốc lộ 50 và đặc biệt là nhóm 5 dự án xóa, giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, dự án Xây dựng nút giao An Phú (TP. Thủ Ðức) đang được chủ đầu tư Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM lập báo cáo nghiên cứu khả thi, bao gồm thi tuyển kiến trúc công trình và lập đánh giá tác động môi trường.

Kế đến là dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), vừa được TP.HCM bố trí nguồn vốn 120 tỷ đồng để triển khai trong năm 2022, khi hoàn thành vào năm 2024 sẽ giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, chia sẻ áp lực giao thông khu vực cửa ngõ phía Nam Thành phố.

Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, trong những dự án trên, dự án Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa có khả năng triển khai sớm nhất, bởi Ban Quản lý đang phối hợp chặt chẽ với UBND quận Tân Phú hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để sớm khởi công, tạo kết nối đồng bộ và thuận tiện cho việc khai thác dự án Nhà ga T3 sau này. Ở giai đoạn tiếp theo, các công trình khép kín đường Vành đai 2, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, đường Vành đai 3 và Vành đai 4, các dự án mở rộng cửa ngõ Thành phố… sẽ lần lượt khởi công và hoàn thiện từ nay đến năm 2025.

“Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị cho những dự án hạ tầng giao thông lớn. Các công trình này sau khi hoàn thành sẽ cơ bản thay đổi bộ mặt giao thông của Thành phố”, ông Phúc nhấn mạnh.

1 Likes

Lâm Đồng ‘bật đèn xanh’ cho quy hoạch khu vực 15.000ha của Hưng Thịnh - Đèo Cả - Nam Miền Trung

1 Likes

Đầu tư công đầu tư công :smiley:

2 Likes

Với ai yêu thích dòng năng lượng tái tạo sau GEG PC1…vẫn còn cơ hội ở HDG TV2

2 Likes

lãi TPB gần 500 tỏi, lái TCD yếu đuối quá :smiley:
1 sự so sánh thú vị CTS đồn lãi hơn 400 tỏi đang có giá 5x :rofl:

1 Likes

VLB sáng có quả trao tay ghê quá, nay vượt đỉnh không các bạn :rofl:

1 Likes

Bác mới đang so sánh đầu tư tài chính, còn so sánh với các bạn xây dựng, BĐS, bán đá…đều thấy “rất thú vị” :cowboy_hat_face:

Mấy chú BVS chắc cũng mới đi khảo sát cùng tớ,nên update lại NTL nhanh thế :smiley:

Khuyến nghị tích cực dành cho NTL với giá mục tiêu 55.960 đồng/CP

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Các dự án đang triển khai giúp doanh thu và lợi nhuận 2022 tăng trưởng ấn tượng: Khu đô thị Bắc Quốc Lộ 23 sẽ đem lại 877 tỷ đồng tiền doanh thu ghi nhận phần lớn trong 2021 và 2022. Khu 23ha Bãi Muối, Hạ Long là dự án bao gồm khu 1 với 11ha đất nền chia ra 629 lô sẽ đem lại doanh thu gần 2.000 tỷ đồng bắt đầu ghi nhận từ 2021.

Quỹ đất chưa triển khai lớn đảm bảo tăng trưởng vững chắc trong các năm tiếp theo: Với gần 100ha đất từ hai dự án là Khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy và Khu đô thị mới Núi Hạm, Hạ Long, Lideco được tiếp sức để tiếp tục tăng trưởng trong những năm từ 2023 trở đi.

Định giá hấp dẫn: NTL hiện đang giao dịch với mức P/E forward là 4,2, rất hấp dẫn so với mức P/E trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành là 12x. Với định giá hợp lý theo phương pháp NAV và so sánh P/E, P/B, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với NTL với giá mục tiêu cho 2022 là 55.960 đồng/cp, tương ứng với P/E là 5,7x.

2 Likes

Trình Quốc hội thí điểm 3 chính sách đặc thù đối với dự án đầu tư công

Nguyễn Lê - 04/01/2022 11:08

Cấp thiết đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 trị giá 146.990 tỷ đồng


Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp bất thường tại điểm cầu Diên Hồng.

Bên cạnh chính sách tài khoá, tiền tệ, Chính phủ còn trình Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng 3 chính sách đặc thù đối với dự án đầu tư công trong phạm vi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.

Báo cáo Quốc hội sáng 4/1 trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn, Chính phủ đã nghiên cứu kỹ, thận trọng, báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng 3 chính sách đặc thù đối với các dự án đầu tư công trong phạm vi Chương trình.

Thứ nhất, chính sách thí điểm áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ và gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; chỉ định thầu xây lắp kèm theo yêu cầu tiết kiệm khoảng 5% dự toán giá trị gói thầu để đẩy nhanh công tác đấu thầu và có thể lựa chọn được các nhà thầu tốt, nhất là các nhà thầu mạnh, đã thực hiện tốt các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, các doanh nghiệp xây dựng có uy tín; cho phép chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu trong hợp đồng mức thưởng tiến độ từ kinh phí tiết kiệm được cho các nhà thầu hoàn thành sớm tiến độ gói thầu từ 3 tháng trở lên. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm toán, thanh tra nhất là trước, trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Hai, cho phép chủ đầu tư được khai thác các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng dự án làm vật liệu xây dựng thông thường (chỉ nhằm thực hiện dự án), không phải thực hiện thủ tục cấp phép. Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng mỏ khoáng sản, nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Ba, phân cấp, phân quyền, bố trí nguồn vốn cho UBND cấp tỉnh của một số địa phương có năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các đoạn tuyến/dự án đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn; Bộ Giao thông vận tải thực hiện các đoạn tuyến/dự án còn lại theo quy định và tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước đoạn tuyến/dự án và phần vốn giao cho địa phương.

Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng vào cuộc, tham gia giám sát ngay từ đầu việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án thuộc Chương trình.

Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, về cơ chế thứ nhất, Ủy ban Kinh tế cho rằng, theo quy định của Luật Đấu thầu, thẩm quyền nêu trên thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ .

Thực tế, qua kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các dự án giao thông BOT thời gian qua cho thấy việc chỉ định thầu (trong đó có các gói thầu tư vấn) dẫn đến các nhà thầu không bảo đảm năng lực gây thất thoát và giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, đa số ý kiến cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu. Có ý kiến đề nghị đẩy mạnh đấu thầu qua mạng do ưu điểm rút ngắn được thời gian và bảo đảm sự minh bạch, công khai. Có ý kiến đề nghị nếu Chính phủ thấy cần thiết thì đưa nội dung này vào sửa đổi trong Luật Đấu thầu (đang được Quốc hội xem xét tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số luật).

Về cơ chế thứ hai, báo cáo thẩm tra nêu rõ, qua kết quả giám sát của Ủy ban Kinh tế về tình hình thực hiện Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian cấp phép khai thác mỏ vật liệu là do công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế (công tác tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, khảo sát mỏ vật liệu chưa tốt; công tác phối hợp giữa cơ quan trung ương với các cấp chính quyền địa phương trong việc cấp phép mỏ còn hạn chế; một số địa phương chưa quan tâm và quyết liệt trong việc đẩy nhanh quy trình cấp mỏ vật liệu).

Hơn nữa, theo Tờ trình, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/06/2021 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (sửa đổi bởi Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021). Do vậy, đa số ý kiến đề nghị tiếp tục thực hiện theo các Nghị quyết của Chính phủ và có giải pháp quyết liệt để xử lý những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện.

Có ý kiến đề nghị quy định thủ tục cấp phép rút gọn để tránh lạm dụng, tràn lan; rà soát nguyên nhân của việc cấp phép khai thác mỏ đất mất nhiều thời gian để khắc phục; phân tích kỹ ưu, nhược điểm của giải pháp Chính phủ đề xuất. Trường hợp cần thiết đối với Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này, không áp dụng cơ chế này đối với các dự án khác.

Về cơ chế thứ ba, cơ quan thẩm tra cho rằng, Chính phủ đã đánh giá những hạn chế, bất cập của cơ chế này như: chưa phù hợp với nhiều quy định pháp luật (Luật Đầu tư công, Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước…); khó bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, chất lượng và tiến độ của dự án. Chênh lệch lớn trong mức giá đền bù tại các điểm giáp ranh giữa các tỉnh sẽ dễ phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Hơn nữa, năng lực quản lý đầu tư đường cao tốc của các địa phương hiện nay còn rất hạn chế, khi đa số các địa phương chỉ mới quản lý đầu tư các tuyến bộ đường cấp III trở xuống, trong khi đường bộ cao tốc là công trình cấp đặc biệt.

Đồng thời, các dự án đường bộ cao tốc dự kiến giao cho các địa phương có tổng mức đầu tư lớn (khoảng 20.000 tỷ đồng), hơn cả tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của một số địa phương có dự án đi qua, trong khi đó việc giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện nay của các địa phương còn rất chậm.

Do đó, đa số ý kiến cho rằng, việc giao thêm cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đường bộ cao tốc có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, việc giải ngân vốn của cả các dự án đường bộ cao tốc và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của địa phương theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội.

Chiều nay, Quốc hội thảo luân tại tổ về gói chính sách hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có chính sách đặc thù nêu trên.

1 Likes