Những cổ phiếu HOT mùa dịch, có tiền cũng không mua được

3 đặc thù như chỉ định thầu hay khai thác mỏ không cần cấp phép là quyết tâm kinh khủng rồi đó :smiley:

2 Likes
2 Likes


Mời Ace tham gia vào nhóm NHA để cùng bàn luận và chia sẻ về siêu cp NHA

Vcg thôi :slight_smile:

Đón nguồn lực phục hồi kinh tế từ đại dự án ngành giao thông

Tác giả Anh Minh / baodautu.vn

05/01/2022 09:24

Việc triển khai nhanh, gọn các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn sử dụng vốn đầu tư công sẽ giải phóng một nguồn lực quan trọng giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế -xã hội.

Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo. Ảnh: A.M

Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo. Ảnh: A.M

Đòi hỏi cấp thiết

Năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng “lão tướng” TS. Nguyễn Ngọc Long, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải (GTVT) vẫn đau đáu với ngành giao thông và nghề cầu đường.

TS. Nguyễn Ngọc Long đã từng tham gia chỉ đạo việc tư vấn thiết kế tại các dự án khôi phục Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh trong những năm 90 của thế kỷ trước và các đồ án xây dựng 2 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đầu tiên là Pháp Vân - Cầu Giẽ và Trung Lương - Mỹ Thuận đầu những năm 2000.

Trong bản góp ý về Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV hôm 4/12/2021, TS. Nguyễn Ngọc Long nhiều lần nhấn mạnh việc sớm nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam là điều hết sức cần thiết, như là một trong những tiền đề để đất nước thực sự bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Không có đường cao tốc thì khó có thể giúp các địa phương, đất nước làm giàu; không có cảng biển nước sâu, không có cảng hàng không trung chuyển thì không thể kết nối, mở ra các cơ hội làm ăn thuận tiện với thế giới”, TS. Nguyễn Ngọc Long đánh giá và khẳng định, Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sẽ làm thay đổi diện mạo giao thông nước nhà trong 5 - 10 năm tới.

Chia sẻ quan điểm nói trên, TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ giao thông (VARSI) cho rằng, việc dồn lực đầu tư thật nhanh các tuyến đường cao tốc đã và đang là một đòi hỏi cấp thiết. Đặc biệt, Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang được triển khai xây dựng và Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 chính là hai điểm nổ quan trọng kích hoạt cho cuộc cách mạng đầu tư hạ tầng trong những năm tới.

Cần phải nói thêm rằng, theo Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài 9.014 km, đã đưa vào khai thác 1.163 km, đang đầu tư 916 km.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có phạm vi từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, tổng chiều dài 2.063 km, quy mô 4 - 6 làn xe, các đoạn cửa ngõ đô thị quy mô 8 - 10 làn xe. Đến nay, tuyến cao tốc xuyên Việt này mới đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư.

Với 552 km dự kiến đầu tư trong phạm vi Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, dù chưa thể đóng mạch toàn bộ, nhưng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông vẫn sẽ mang lại động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng cho 31 tỉnh, thành phố dọc tuyến đường.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải, nếu không thực hiện kịp thời Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, thì nhu cầu vận tải sẽ sớm vượt quá so với tổng năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông hiện tại.

Quyết định hợp lý

Được biết, thực hiện Kết luận số 01 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 558/TB-TTKQH ngày 13/12/2021; góp ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT tiếp thu, hoàn chỉnh Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Trên cơ sở đó, vào ngày 21/12/2021, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Tờ trình số 568/TTr-CP đề nghị Quốc hội thông qua Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Đây là tờ trình lần thứ 5 về Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 được Chính phủ trình Quốc hội kể từ tháng 9/2021 tới nay đã cho thấy sự cầu thị và quyết tâm của Chính phủ trong việc triển khai công trình để tạo động lực, sức lan tỏa nhằm khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.

Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tờ trình số 568 là việc Chính phủ kiến nghị chia Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km, quy mô 4 làn xe (gồm các đoạn Hà Tĩnh đến Quảng Trị, Quảng Ngãi đến Nha Trang, từ Cần Thơ đến Cà Mau) thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 146.990 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, gồm 47.169 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, phần còn thiếu (72.497 tỷ đồng) sẽ được cân đối từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và từ nguồn vốn ngân sách đã bố trí cho ngành GTVT trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025; chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng.

Trong tờ trình của Chính phủ lần này về tổ chức thực hiện Dự án, Chính phủ đề xuất Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện đầu tư dự án, trừ các dự án trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội có đề xuất riêng.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, nếu chủ trương đầu tư Dự án được Quốc hội thông qua vào tháng 1/2022, thì việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi có thể kết thúc vào tháng 9/2022, tạo điều kiện triển khai công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến (dự kiến kéo dài 17 tháng); lựa chọn nhà thầu từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023; tổ chức thi công từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2025.

Theo ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Phương Thành, trong lịch sử ngành GTVT, chưa từng có một dự án nào được ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách lớn như Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

“Đây là quyết định quyết đoán, hợp lý của Chính phủ. Sử dụng vốn đầu tư công không chỉ giúp tiết giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai, mà còn giúp cả trăm ngàn tỷ đồng vốn được đưa vào sản xuất, tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế”, ông Khôi đánh giá.

Cần gói cơ chế đặc thù

Được biết, cùng với việc sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT cũng vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hoàn thiện phương án bố trí vốn các dự án giao thông trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.

Cho đến thời điểm này, cả 6 dự án dự kiến nhận vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội gồm: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025; cao tốc An Hữu - Cao Lãnh; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và cầu Đại Ngãi, đều là những công trình có quy mô vốn rất lớn, có thể làm thay đổi đáng kể chất lượng hạ tầng giao thông đất nước.

Tính toán sơ bộ cho thấy, tổng nhu cầu sử dụng vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội của 6 dự án do Bộ GTVT chủ trì thực hiện nói trên là 120.746 tỷ đồng, trong đó, dự kiến vốn phân bổ cho năm 2022 là 2.250,5 tỷ đồng, năm 2023 là 49.206 tỷ đồng, năm 2024 là 69.289,5 tỷ đồng, năm 2025 là 76.662,1 tỷ đồng.

Cần phải nói thêm rằng, trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, việc thúc đẩy đầu tư công được đánh giá là yếu tố tiên phong để thúc đẩy tổng cầu xã hội, góp phần vực dậy thật nhanh nền kinh tế khi Covid-19 qua đi.

Về dài hạn, do nguồn vốn đầu tư công chủ yếu dồn vào các dự án hạ tầng, công trình giao thông trọng điểm còn tạo động lực phát triển, đẩy nhanh việc thu hút đầu tư xã hội, giúp nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất lúc này là khả năng hấp thụ vốn từ Chương trình, ngay cả khi danh mục dự án ưu tiên được gói gọn trong 6 công trình do Bộ GTVT đề xuất.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, tiến độ đầu tư các dự án ngành GTVT phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố, như tiến độ giải phóng mặt bằng (đối với các dự án nhóm A trở lên thường mất tối thiểu 2-3 năm); điều kiện cung cấp vật liệu, điều kiện địa chất công trình, điều kiện thời tiết của các vùng miền; năng lực thực hiện của các chủ thể (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu).

Thực tế hiện nay, bình quân mỗi năm, Bộ GTVT giải ngân 35.000-43.000 tỷ đồng. Với kế hoạch trung hạn đã được phân bổ hiện nay, các năm 2023, 2024, 2025, Bộ GTVT phải giải ngân bình quân mỗi năm khoảng 70.000 tỷ đồng.

Nếu cộng cả 6 dự án nằm trong danh mục Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội thì từ nay đến hết năm 2025, trung bình mỗi năm, ngành GTVT phải giải ngân tối thiểu 100.000 tỷ đồng. Đây thực sự là một thách thức rất lớn, bởi việc chi tiêu vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giao thông luôn đòi hỏi trình tự phức tạp, thủ tục rất chặt chẽ.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Long, bên cạnh một gói cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật liệu…, để không rơi vào tình trạng bội thực, có vốn mà không hấp thụ được, cần phải có nỗ lực, quyết tâm lớn của các bộ, ngành, địa phương.

“Đối với Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, trong trường hợp Bộ GTVT được cấp có thẩm quyền giao chủ trì việc tổ chức thực hiện, thì bên cạnh các cơ quan chức năng, cũng nên thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Bộ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban, trong đó có tổ chuyên gia về kỹ thuật để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh”, TS. Nguyễn Ngọc Long đề xuất.

Sau hơn 16 năm kể từ thời điểm xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên, đến nay, cả nước mới đưa vào khai thác khoảng 1.163 km, tốc độ xây dựng bình quân 74 km/năm, bằng 1,5% tốc độ phát triển đường cao tốc của Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua; chưa hoàn thành mục tiêu “đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc” theo Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

1 Likes

Đầu tư công và xuất khẩu được coi là đôi cánh giúp kinh tế Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng nhanh và mạnh trong năm 2022. Dù vậy, lạm phát vẫn là nỗi ám ảnh đáng e ngại.

Bước tiến dài sau 15 năm gia nhập WTO

Tác giả Hải Yến / baodautu.vn

05/01/2022 17:20

Sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quy mô thương mại của Việt Nam đã có bước tiến dài, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt tới 668,5 tỷ USD vào cuối năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản đạt 8,9 tỷ USD vào cuối năm 2021

Xuất khẩu thủy sản đạt 8,9 tỷ USD vào cuối năm 2021

Kỳ tích mở rộng thị trường xuất khẩu

“Trong 15 năm qua, năng lực sản xuất của May Hưng Yên đã khác rất nhiều. Năm 2006, chúng tôi chỉ có 3 nhà máy may, với 3.000 công nhân, thì hiện là 12 nhà máy với 15.000 lao động. Doanh thu gia công (CM) năm 2006 là 15 triệu USD, đến cuối năm 2021 đạt 126 triệu USD, tăng gần 10 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 40 triệu USD lên 350 triệu USD”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Dệt may Hưng Yên cho biết.

Ở phạm vi toàn ngành, 15 năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may mới có 5,9 tỷ USD, đến cuối năm 2021, một lượng hàng hóa dệt may, xơ sợi, nguyên liệu trị giá 39 tỷ USD đã được xuất khẩu ra thế giới. Nếu không có dịch bệnh, nhu cầu thị trường tiếp tục được tăng lên, dệt may có thể nhận đơn hàng xuất khẩu với giá trị 45-46 tỷ USD.

Theo ông Dương, việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ đầu năm 2007 đã mang lại cho Việt Nam nhiều thay đổi. Không chỉ đón một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, làm gia tăng năng lực sản xuất, đưa Việt Nam vào top 3 nhà cung ứng lớn trên toàn cầu, hội nhập đã tạo sức ép để doanh nghiệp trong nước phải tự nâng mình lên để thích ứng, đủ sức giao thương với đối tác tại nhiều thị trường lớn từ Mỹ, EU, Nhật Bản.

“Trước đây, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu vào khu vực 2 thuộc EU, thì nay, Mỹ đang chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, 35% còn lại là vào Nhật Bản, EU và Trung Quốc, Đài Loan. Đó là tác động tích cực nhất của hội nhập và WTO đã giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu”, ông Dương nói.

Ngoài dệt may, các ngành xuất khẩu chủ lực như giày dép, thủy sản, đồ gỗ cũng hội nhập sớm cùng đất nước. Hơn ai hết, lãnh đạo các ngành này nhìn thấy được sự chuyển mình mạnh mẽ của các ngành sản xuất nhờ mở cửa.

Chẳng hạn, 3,56 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày năm 2006, năm 2019 đã nâng lên 22 tỷ USD. Dù 2 năm 2020- 2021, con số đã sụt giảm nhẹ còn 20 tỷ USD mỗi năm do dịch Covid-19, nhưng ít ai phủ nhận sự trưởng thành của ngành sản xuất này cùng quá trình mở cửa hội nhập của Việt Nam.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định, năng lực cung ứng của ngành giày dép, túi xách đã đạt 25-27 tỷ USD nhờ thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất lớn, một mắt xích quan trọng khó có thể thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đơn cử, Nike (Mỹ) đang hợp tác sản xuất giày, quần áo, túi xách với gần 200 nhà máy tại Việt Nam. Việc “chọn mặt gửi vàng” của Nike với các nhà máy tại Việt Nam là lý do khiến hàng tỷ USD vốn FDI từ các tập đoàn giày dép lớn như Pouchen, Tae Kwang Vina Industrial… đến Việt Nam đầu tư mở hệ thống nhà máy quy mô xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Nhưng hơn hết, việc gia nhập sân chơi thương mại toàn cầu đã thúc đẩy doanh nghiệp thích ứng với những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường lớn. Ông Dương chia sẻ: “Trước đây, doanh nghiệp chỉ làm đồ bảo hộ lao động xuất khẩu vào Đông Âu, sau đó chuyển sang làm hàng chất lượng vào Tây Âu. Nhưng từ khi làm ăn với Mỹ, nhiều lô hàng rất lớn, có lô vài triệu sản phẩm, doanh nghiệp buộc phải sản xuất theo quy mô lớn tại các công xưởng lớn”.

Ngành thủy sản cũng nhanh chóng chớp thời cơ từ hội nhập. Nếu khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, thì đến năm 2020 đạt 8,41 tỷ USD và cán đích 8,9 tỷ USD vào cuối năm 2021. Các doanh nghiệp mạnh tay đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút các dòng vốn ngoại. Mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu đặt tại Việt Nam trở nên vững chắc, khó thay thế hơn. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam, 90 CEO các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour… đồng loạt kêu gọi Chính phủ Mỹ gửi thêm vắc-xin cho Việt Nam để duy trì chuỗi cung ứng được liên tục.

Bước tiến dài sau 15 năm gia nhập WTO ảnh 1

“Liều thuốc” tiếp sức cho kinh tế tăng trưởng

Trong 15 năm là thành viên WTO, kinh tế Việt Nam đã có sự bứt phá liên tục, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng và tiếp tục vươn ra biển lớn.

Báo cáo Rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019. Đến năm 2021, Việt Nam đã nằm trong danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Việt Nam đã thu hút được 34.424 dự án FDI từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 405,8 tỷ USD. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”. Nhiều dự án FDI có tổng vốn đăng ký lớn, tập trung vào các ngành có tính cạnh tranh cao như điện thoại, điện tử…

Đến nay, Việt Nam đã đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 FTA đã ký kết và có hiệu lực (mới nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP đi vào thực thi từ ngày 1/1/2022), nhiều FTA thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), HIệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) với những cam kết ở mức độ cao trong tất cả các lĩnh vực, kể cả truyền thống và phi truyền thống.

WTO và hệ thống các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Nhìn vào các con số tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ thấy rõ điều đó. Nếu năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu là 39,8 tỷ USD và nhập khẩu là 44,9 tỷ USD), thì đến năm 2021 đã lên tới 668,5 tỷ USD (xuất khẩu đạt 336,25 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,25 tỷ USD).

Ấn tượng hơn cả là cán cân thương mại được cải thiện rõ nét, từ mức nhập siêu 4,8 tỷ USD năm 2006 và liên tiếp nhập siêu các năm sau đó, cao điểm là 14,2 tỷ USD năm 2007. Từ năm 2016, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm (1,77 tỷ USD năm 2016; 2,1 tỷ USD năm 2017; 6,8 tỷ USD năm 2018; 10,9 tỷ USD năm 2019). Năm 2020 là năm có xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD. Và năm 2021, dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng xuất siêu vẫn đạt 4 tỷ USD.

Đáng chú ý, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tăng từ 80,3% kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên mức 85,1% năm 2020 và tăng lên gần 89,2% trong năm 2021. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD cũng tăng nhanh từ 9 mặt hàng năm 2006 lên 25 mặt hàng năm 2016 và 35 mặt hàng vào cuối năm 2021 (trong đó 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, quá trình hội nhập sâu rộng, trong đó có WTO và 17 FTA chính là “liều thuốc” tiếp sức cho nền kinh tế tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch 2020-2021. Năm 2022 và các năm tiếp theo, Việt Nam vẫn là quốc gia trong khu vực châu Á được các tổ chức nước ngoài đánh giá có tiềm năng cao về xuất khẩu.

Đạt được những thành tựu trên là kết quả của quá trình dài nỗ lực, bền bỉ và kiên định thực hiện đồng bộ nhiều chính sách đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất và sửa đổi các quy định pháp luật. Điều đáng nói là, vai trò của Việt Nam trong hội nhập và đối ngoại quốc tế đã thay đổi rất lớn, từ chỗ chỉ tích cực tham gia trong các khuôn khổ hội nhập, cũng như trong các hợp tác quốc tế, thì nay đã chủ động dẫn dắt.

“Việt Nam gần như đã thể hiện vai trò dẫn dắt trong ASEAN. Minh chứng rõ nét là Việt Nam đã đạt được việc ký kết các hiệp định CPTPP, RCEP trong khi rất nhiều nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của các nước khác không thể kết thúc nổi đàm phán”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, TS. Trịnh Minh Anh khẳng định, Việt Nam là một trong số ít các nước chỉ sau 15 năm vào WTO đã đàm phán, ký kết 15 FTA, trong đó có 8 FTA ký kết trong khuôn khổ hợp tác ASEAN nội và ngoại khối. “Phạm vi đối tác FTA của Việt Nam khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong 3-5 năm tới, sẽ dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính, là thời cơ để xuất khẩu tăng tốc, tiếp tục củng cố vị thế Việt Nam trên toàn cầu”, ông Minh Anh nói.

2 Likes

Dựa trên những triển vọng khả quan của thị trường trong thời gian tới, Agriseco khuyến nghị nhà đầu tư duy trì nắm giữ danh mục, tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành thuộc các chủ đề đầu tư lớn trong năm 2022 như: Đầu tư công gồm bất động sản, xây dựng và vật liệu; sự mở cửa của nền kinh tế hậu đại dịch gồm khu công nghiệp, dệt may, thuỷ sản, cảng biển; ngân hàng.

Agriseco dự báo tháng 1 chứng khoán tăng điểm mạnh nhất năm, 10 cổ phiếu tiềm năng nào nên có trong danh mục? - Ảnh 1.

10 cổ phiếu tiềm năng nhất cho tháng 1 năm 2022 được Agriseco lựa chọn (Nguồn số liệu: Agriseco)

2 Likes

Xong MKP tím,rẻ bảo xúc thì chê :dancing_women:

1 Likes

PET ai còn ai mất :smiley:

3 Likes

nghe các bài phân tích của anh và giữ từ giá 29 đến hôm nay, em cám ơn anh

PC1 múc hôm nay luôn nhỉ a Linh :laughing:

sau PET cũng chữ P xúc PSH chắc có 28-30 đấy các cụ :rofl:

4 Likes

vẫn chờ các a tiêu hóa cổ tức đã :dancing_women:

1 Likes

Đề nghị mấy chú lái VLB ko nghịch dại nữa, mất hàng đừng kêu :rofl:

2 Likes

cho ace hiểu thêm về VLB nhé. Một bài phân tích khá hay :smiley:

3 Likes
3 Likes

PSH - ‘Trùm’ xăng dầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) có kết quả kinh doanh quý 3 tích cực với lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, triển vọng từ dự án đầu tư nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100,000 tấn/năm sẽ là động lực tăng trưởng tốt của doanh nghiệp trong tương lai.

Giá dầu đang trong xu hướng tăng

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA - International Energy Agency), giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình khoảng 79.40 USD/thùng vào năm 2022. Trong khi đó, theo hãng thông tấn TASS, tập đoàn dầu khí Rosneft dự đoán loại dầu này có thể chạm mức 120 USD/thùng trong nửa cuối năm 2022.

Ngân hàng Morgan Stanley ngày 29/11/2021 đã hạ dự báo giá dầu Brent từ mức 95 USD/thùng xuống 82.5 USD/thùng vào năm 2022, với nguyên nhân biến thể Omicron xuất hiện và lây lan ra nhiều nước trên thế giới.

Hiện tại, xu hướng tăng trưởng của giá dầu đang khá vững chắc (liên tục tạo ra những đỉnh mới và đáy mới cao hơn) và triển vọng ngắn hạn vẫn khá tích cực.

Dự báo xu hướng giá dầu Brent trong năm 2022. Nguồn: TradingView, IEA và Morgan Stanley

Năng lực phân phối đáng gờm

PSH hiện sở hữu hơn 120 cửa hàng phân phối xăng dầu trực tiếp cho người tiêu dùng và hơn 600 đại lý, nhượng quyền bán lẻ tại các vị trí đắc địa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Bên cạnh đó, PSH đang sở hữu các hệ thống logistics xăng dầu như: Kho cảng Cái Răng tiếp nhận tàu 3,000 DWT, kho chứa 38,000 m3 phục vụ lưu trữ, xuất nhập xăng dầu; Kho Trà Nóc tiếp nhận tàu 10,000 DWT, với kho chứa 54,663 tấn; Kho cảng Thuận Tiến (Mỹ Tho, Tiền Giang) tiếp nhận tàu 10,000 DTW và kho chứa 5,000 tần. PSH còn hợp đồng thuê kho dài hạn với các đối tác đến 60,000 tấn/tháng.

Đồng thời, PSH có kho ngoại quan kinh doanh xăng dầu trong nước và quốc tế với 85,000 m3 và hệ thống cầu cảng khép kín có thể tiếp nhận 35,000 DTW. PSH đang nâng cấp cầu cảng để đón tàu 50,000 DTW và nâng công suất kho ngoại quan Gò Công (Tiền Giang) từ 85,000 tấn lên hơn nửa triệu tấn…

Lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng

Trong quý 3/2021, PSH ghi nhận giá vốn thu hẹp phân nửa so cùng kỳ, do giá xăng dầu thế giới tăng liên tục. Nhờ đó, lãi gộp đem về tăng 37%, đạt 269 tỷ đồng, dù doanh thu giảm; chi phí bán hàng cũng được thu hẹp đến 71%, chỉ còn 37 tỷ đồng.

PSH báo lãi 152 tỷ đồng, gấp 22 lần cùng kỳ. Đây cũng kết quả kinh doanh một quý cao nhất từ trước đến nay của “ông trùm” xăng dầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (kể từ khi công bố thông tin năm 2019).

Năm 2021, PSH đặt kế hoạch lãi sau thuế 162 tỷ đồng. Nhờ kết quả quý 3 ấn tượng, PSH đã vượt 53% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Nguồn: VietstockFinance

Động lực tăng trưởng cho tương lai đến từ đâu?

Trong tháng 10/2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ký ban hành Quyết định số: 1980/QĐ-UBND Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư. Theo Quyết định này, UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận điều chỉnh và chấp thuận Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu đầu tư Cảng chuyên dùng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhờn, nhà máy khí hóa lỏng, nhà máy hóa dầu condensate và xăng dầu sinh học tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành.

Theo Quyết định trên, về quy mô đầu tư, Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 13.27 ha, bao gồm các giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cảng chuyên dùng phía ngoài tiếp nhận tàu 15,000DWT phục vụ nhập xăng dầu, phía trong tiếp nhận tàu 2,000 DWT phục vụ xuất xăng dầu và Kho chứa xăng dầu 27,000 m3. Hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động đến hết tháng 12 năm 2021.

Giai đoạn 2: Kho chứa xăng dầu 43,000 m3 và Nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100,000 tấn/năm. Hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động đến hết tháng 6 năm 2022.

Giai đoạn 3: Nhà máy hóa dầu condensate 300,000 tấn/năm. Hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động đến hết tháng 12 năm 2022.

Giai đoạn 4: Nhà máy sản xuất dầu nhờn 4,900 tấn/năm và nhà máy khí hóa lỏng 4,900 tấn/năm. Hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động đến hết tháng 6 năm 2023.

Đây chính là động lực tăng trưởng và giúp cải thiện kết quả kinh doanh của PSH trong tương lai.

Một cửa hàng xăng dầu của PSH trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nguồn: Báo xây dựng

Định giá doanh nghiệp

Người viết sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trong nước làm danh mục so sánh ngang. Mức P/S và P/E trung vị của ngành lần lượt là 0.33 và 18.22 lần.

Với tỷ trọng chia đều cho hai phương pháp trên, ta có mức giá hợp lý của doanh nghiệp là 25.454 đồng.

3 Likes

Quý 4 lãi to tiếp sẽ thú vị :ok_hand:

4 Likes

Oil đêm qua tiếp tục tăng mạnh, cũng giống như năm 2021 thép lãi lớn nhờ tồn kho giá rẻ. Quý 4 PSH cũng lãi to nhờ tồn kho hơn 1k tỏi giá dầu thấp :joy:

2 Likes