Những cổ phiếu HOT mùa dịch, có tiền cũng không mua được

Chết mie nói rồi các bạn không tin :joy:

C32 ước lãi 2021 giảm 29%, năm 2022 dự kiến tiếp tục giảm

Công ty cổ phần CIC39 (HoSE: C32) thông báo ước doanh thu năm 2021 đạt 488,9 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm và giảm 23%; lợi nhuận sau thuế 58,6 tỷ đồng, thực hiện 85% kế hoạch năm và giảm 29% so với năm 2020.

Năm 2022, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu 600 tỷ đồng, tăng 23% và lợi nhuận sau thuế 49 tỷ đồng, giảm 16% so với thực hiện 2021.

C32 là doanh nghiệp xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Địa bàn kinh doanh của đơn vị chủ yếu ở Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai. Do vậy, hoạt động kinh doanh của C32 cùng các đơn vị thành viên bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch bệnh, phải tạm dừng hoặc gián đoạn sản xuất.

Mặt khác, mỏ đá Tân Đông Hiệp hết hạn khai thác từ cuối năm 2019, trong khi công tác xin giấy phép cải tạo mỏ diễn ra không thuận lợi nên công ty chỉ còn duy trì hoạt động chế biến đá tường lượng đá hộc dự trữ dưới mỏ khai thác. Tuy nhiên, lượng đá hộc dần cạn kiệt phải xử lý đục thủ công làm phát sinh nhiều chi phí và lượng đá hộc cũng không đủ để duy trì hoạt động chế biến khiến các máy xay chỉ hoạt động cầm chừng.

1 Likes

Ngành điện gió a Linh ưu tiên chọn cổ nào vậy ạ?

PMI tháng 12 tăng nhẹ lên 52,5 điểm, các điều kiện kinh doanh cải thiện ba tháng liên tiếp

04-01-2022 - 08:18 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

[Chia sẻ](javascript::wink:

BÁO NÓI - 3:28

PMI tháng 12 tăng nhẹ lên 52,5 điểm, các điều kiện kinh doanh cải thiện ba tháng liên tiếp

Báo cáo mới nhất của IHS Markit cho biết, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm 2021, và việc làm đã tăng trở lại sau thời kỳ giảm liên tục. Áp lực tăng chi phí vẫn đáng kể nhưng đã chậm lại so với tháng 11, một phần phản ánh các dấu hiệu cho thấy tình trạng chậm trễ của chuỗi cung ứng đã bớt nghiêm trọng.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng, PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,5 điểm trong tháng 12, so với 52,2 của tháng 11, cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện tháng thứ ba liên tiếp.

PMI tháng 12 tăng nhẹ lên 52,5 điểm, các điều kiện kinh doanh cải thiện ba tháng liên tiếp - Ảnh 1.

Nguồn: IHS Markit

Hơn nữa, mức cải thiện sức khỏe của lĩnh vực sản xuất là đáng kể nhất kể từ tháng 5. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng vào cuối năm, và tốc độ tăng hầu như ngang bằng với tháng 11.

Sự cải thiện của nhu cầu khách hàng kể từ khi các hạn chế liên quan tới COVID-19 được nới lỏng vào đầu quý cuối cùng của năm tiếp tục tạo động lực tăng số lượng đơn đặt hàng mới. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, và tốc độ tăng đã nhanh hơn thành mức cao của tám tháng.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã giúp sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng, mặc dù tốc độ tăng đã chậm lại do tác động của đại dịch. Có những tin tích cực về việc làm vào thời điểm cuối năm khi chỉ số này đã tăng trở lại sau 6 tháng giảm. Yêu cầu sản xuất tăng và mong muốn củng cố lại lực lượng lao động sau làn sóng đại dịch COVID-19 mới đây là nguyên nhân giúp việc làm tăng.

Tuy nhiên, mức tăng việc làm chỉ là nhỏ, khi một số công ty tiếp tục báo cáo công nhân trở về quê nhà và vẫn chưa trở lại làm việc. Lao động có dấu hiệu tiếp tục khan hiếm, cộng với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, đã làm lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng. Lượng công việc chưa thực hiện đã tăng trong suốt bốn tháng, mặc dù tốc độ tăng là chậm nhất trong thời kỳ này.

PMI tháng 12 tăng nhẹ lên 52,5 điểm, các điều kiện kinh doanh cải thiện ba tháng liên tiếp - Ảnh 2.

Nguồn: IHS Markit, Tổng cục Thống kê (Việt Nam).

Hoạt động mua hàng đã giảm mạnh và nhanh trong tháng 12 khi các công ty đã tăng mua hàng hóa đầu vào để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng và để bổ sung hàng dự trữ. Tuy nhiên, tồn kho hàng mua tiếp tục giảm nhẹ khi hàng hóa đầu vào hầu hết đã được dùng vào sản xuất.

Các nhà sản xuất tiếp tục gặp phải tình trạng chậm chễ giao hàng hóa đầu vào, nhưng tốc độ kéo dài thời gian giao hàng đã giảm bớt tháng thứ ba liên tiếp và là tốc độ yếu nhất kể từ tháng 4.

Một số báo cáo cho biết hoạt động vận tải đã bắt đầu bình thường trở lại, nhưng tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và chậm chễ chuyển hàng tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng mua hàng hóa đầu vào. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến tăng giá hàng hóa đầu vào, trong khi giá dầu và chi phí vận chuyển tăng cũng được các thành viên nhóm khảo sát nhắc đến.

Tuy nhiên, tốc độ tăng giá đầu vào đã giảm so với tháng 11. Giá cả đầu ra cũng tăng với tốc độ chậm hơn, mặc dù tốc độ này vẫn cao hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và tâm lý kinh doanh đã tăng so với tháng 11 với hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát trong năm 2022 và nhu cầu sẽ mạnh lên. Tuy nhiên, một số người trả lời khảo sát nhấn mạnh đến bản chất khó đoán của các điều kiện kinh doanh hiện nay.

Bình luận về kết quả khảo sát, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, cho biết: "Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng trưởng ổn định khi kết thúc năm 2021. Nhu cầu khách hàng tiếp tục cải thiện trong tháng 12, nhưng sự lây lan của đại dịch COVID-19 hiện nay có thể sẽ hạn chế tốc độ phục hồi.

Một điểm tích cực từ khảo sát PMI kỳ này là các công ty cuối cùng đã có thể bắt đầu khôi phục lại lực lượng lao động, mặc dù chưa nhiều, nhờ vượt qua một số khó khăn trong việc thu hút nhân viên trở lại làm việc sau làn sóng lây nhiễm mới đây. Trong khi các công ty nhìn chung vẫn tin tưởng vào triển vọng sản lượng năm 2022, biến thể Omicron mới đã tạo thêm sự bất ổn cho những tháng tới".

1 Likes

TCD: Tradico - Sức bật trước thềm năm mới

Đầu tư chứng khoán | 31/12 lúc 11:26

Chia sẻĐăng lạiBình luận (15)

Được nhiều công ty chứng khoán nhận định có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi, mã TCD) bước sang năm 2022 với nhiều thông tin tích cực.

Vào tuần cuối cùng của tháng 12, tổng thầu TCD dự án Amor Riverside Villas đã làm lễ cất nóc căn mẫu và dự kiến hoàn thành nhà mẫu vào 30/4/2022. Dự án tọa lạc tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, có giá trị hợp đồng xây dựng 240 tỷ đồng, với tổng diện tích xây dựng 1,58 ha bao gồm 33 căn villa và công viên cảnh quan.

Dự án hiện đang làm chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật nội khu đạt trên 80%. Các căn villas khác hiện đang triển khai đồng loạt san nền và ép cọc. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2022.

Như vậy, tiến độ thi công các dự án xây dựng đang được TCD đẩy nhanh trở lại sau đại dịch. Ở riêng mảng hoạt động này, TCD đã ký các dự án tới 2023 - 2024 với giá trị Backlog tính đến hết quý 3/2021 đạt xấp xỉ 8.500 tỷ đồng (gấp 03 lần doanh thu xây dựng 4 quý gần đây). Các hợp đồng này đủ để đảm bảo nguồn công việc cho TCD tới năm 2024 dù thị trường xây dựng dân dụng đang chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Dự án Hoian D’or đang thi công cấp tập

Gắn với lĩnh vực xây dựng, mảng đá xây dựng của TCD cũng được đánh giá tích cực khi hưởng lợi từ chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến vốn ngân sách đầu tư trong 2021 - 2025 sẽ tăng 37% so với giai đoạn 2016 - 2020.

Mỏ đá Antraco đã đạt công suất tối đa (1,5 triệu m3) từ năm 2020 và TCD đã xin gia tăng công suất lên 2,5-3 triệu m³/năm và thêm 50 triệu m3 trữ lượng. Đá Antraco có cường độ kháng nén cao, đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của các công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Trong khi đó, chi phí khai thác tại mỏ đá thấp do đây là mỏ lộ thiên, tới nay mới khai thác tới trên mặt đất 10m.

Bên cạnh đó, đá Antraco có bến cảng vận chuyển riêng, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng diện tích thị trường tiêu thụ. Trong khi, nguồn cung đá xây dựng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thấp nhất cả nước. Đây là lợi thế quan trọng của TCD.

Khai thác đá tại Antraco

Dưới kịch bản Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19 và không phải áp dụng giãn cách xã hội trong 2021 – 2022, CTCK FPTS đánh giá triển vọng ngắn hạn lĩnh vực đối với lĩnh vực xây dựng và đá xây dựng của TCD. Về dài hạn, chiến lược phát triển của TCD gắn liền với chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tại ĐBSCL của Chính phủ. Không chỉ hướng tới thi công và cung cấp đá cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực, TCD còn đặt mục tiêu trở thành nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua cơ chế Đầu tư đối tác công – tư (PPP – Public-Private Partnership).

FPTS đánh giá, đây là chiến lược khả thi khi nguồn vốn ngân sách đầu tư cho khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2021 – 2025 chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, dù đã tăng mạnh so với giai đoạn 2016 – 2020.

Thêm nữa, cơ chế PPP đang trở nên hấp dẫn hơn với các đầu tư tư nhân do khung pháp lý đang dần được hoàn thiện thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Trong đó, một số thay đổi quan trọng bao gồm: quy định cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, giúp tăng minh bạch và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia vào PPP và Nhà nước có thể tham gia góp vốn vào dự án PPP lên tới 50% tổng mức đầu tư của dự án, giảm yêu cầu vốn cho nhà đầu tư.

Tới nay, TCD đã đáp ứng đủ yêu cầu tham gia thi công các dự án hạ tầng quy mô lớn (Chứng chỉ năng lực thi công và quản lý dự án hạng I) và đã tham gia một số dự án như nâng cấp, mở rộng ĐT 830 và ĐT 824 ( BOT); đường tỉnh 839 - Long An; hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đại học Quốc gia TP.HCM; đường nội bộ & hệ thống thoát nước Công ty MD Việt Nam; Hương lộ 29 - Ô Môn, Cần Thơ; khu tái định cư Tam Quang 2 – Núi Thành, Quảng Nam; đường Trục chính Khu Đô thị mới Tam Phú - Quảng Nam; đường nối hầm Hải Vân – Túy Loan, Đà Nẵng; …

Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập hôm 27/12/2021, Tập đoàn mẹ Bamboo Capital đã ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với UBND tỉnh Sóc Trăng và UBND tỉnh Bến Tre. Bamboo Capital sẽ nghiên cứu, khảo sát và đề xuất các dự án phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre. Dự kiến, lộ trình từ năm 2021-2025, Bamboo Capital sẽ đầu tư khoảng 20.000 - 30.000 tỷ đồng để phát triển các dự án trọng điểm tại hai tỉnh này. Trong đó TCD sẽ đề xuất với UBND tỉnh Sóc Trăng để khảo sát, nghiên cứu tiền khả thi dự án trục kết nối nam bắc song hành tuyến nam sông Hậu kết nối cầu Đại Ngãi trong tương lai cũng như quy hoạch một số tuyến giao thông khác đáp ứng hạ tầng giao thông cho cảng nước sâu Trần Đề trong tương lai.

Box: FPTS đánh giá khả quan về các khoản đầu tư lớn của TCD. Cụ thể, các khoản đầu tư vào bất động sản đóng góp khoảng 270 tỷ lợi nhuận trong 04 quý gần đây (~77% lợi nhuận sau thuế). Bên cạnh đó, khoản đầu tư ngắn hạn 29 triệu cổ phiếu TPB đang có lợi nhuận chưa thực hiện 470 tỷ (tương ứng tỷ lệ sinh lời 49% sau 02 tháng).

1 Likes

Một vài điều thú vị về thủy điện tích năng và tiềm năng lớn để C47 tiếp tục trở thành trùm mảng thi công này :slight_smile:

Nâng công suất thủy điện tích năng, tăng tính hiệu quả của hệ thống điện

Huyền Vy -

Tiềm năng phát triển thủy điện tích năng ở Việt Nam hiện nay có thể đạt tới 12.500 MW, Chính phủ cần xem xét bổ sung công suất từ nguồn điện này cao hơn 1.200 MW vào năm 2030 và 7.800 MW vào năm 2045.

Thủy điện tích năng không những làm tăng tính hiệu quả của hệ thống điện, khi tận dụng được điện năng dư thừa từ các nhà máy nhiệt điện (điện than, điện khí…) trong giờ thấp điểm, mà còn có thể phản ứng rất nhanh khi nhu cầu điện tăng đột ngột, giúp đảm bảo an toàn cung cấp điện.

Khởi công xây dựng thủy điện tích năng đầu tiên tại Việt Nam

Với tổng vốn đầu tư hơn 21.100 tỷ đồng, Thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam. Cụm cửa xả của dự án này vừa được Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam khởi công vào đầu tháng 1/2020.

Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái sử dụng thiết bị công nghệ tích hợp bơm - tuabin đảo chiều và động cơ - máy phát đảo chiều hiện đại trên thế giới. Công trình sử dụng nguồn nước của hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ làm hồ dưới. Nước được bơm từ hồ dưới lên hồ trên tích nước để phát điện thông qua 2 tuyến đường hầm song song có đường kính thay đổi từ 5,5m đến 7,5m, với tổng chiều dài mỗi tuyến hầm hơn 2.700m.

Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch HÐTV EVN kiểm tra công trường Thủy điện tích năng Bác Ái

Ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, dự án Thủy điện tích năng Bác Ái là công trình có quy mô lớn, cấp đặc biệt; có vai trò quan trọng, góp phần giúp hệ thống điện quốc gia được vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, nhất là trong bối cảnh hệ thống có cơ cấu nguồn điện mặt trời tăng cao. Ông Hồ Sỹ Hùng cũng đánh giá cao sự nỗ lực và tích cực của EVN trong việc chuẩn bị thực hiện dự án thời gian qua, đồng thời tin tưởng, với kinh nghiệm triển khai và vận hành hiệu quả các dự án thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình…, EVN sẽ triển khai thành công dự án này.

Ông Lưu Xuân Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, việc đầu tư xây dựng Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần đảm bảo điều tiết, điều hòa tưới tiêu, nâng cao hiệu quả mạng lưới công trình thủy lợi, kết hợp phát triển điện năng trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước. Ðặc biệt, dự án cũng sẽ góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; Nghị quyết Ban chấp hành Ðảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh cũng khẳng định, tỉnh Ninh Thuận sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ chủ đầu tư và các đơn vị thi công thực hiện dự án đúng tiến độ.

Hiện EVN đã và đang tập trung nguồn lực, phối hợp, giám sát nhà thầu và các đơn vị tư vấn, đảm bảo xây dựng công trình chất lượng, an toàn, đáp ứng yêu cầu môi trường và hoàn thành đúng tiến độ. Dự kiến công trình sẽ được vận hành trong giai đoạn 2025-2030

Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái

  • Ðịa điểm xây dựng: Xã Phước Hòa và Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

  • Chủ đầu tư: EVN

  • Quy mô: 4 tổ máy với tổng công suất 1.200MW.

  • Ðược phân kỳ theo 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thi công Cụm công trình cửa xả hoàn thành vào tháng 4/2021, đồng bộ với tiến độ tích nước hồ Sông Cái - dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ.

  • Giai đoạn 2: Thi công công trình chính vào đầu năm 2022, đảm bảo tiến độ phát điện vào tháng 12/2026; dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2028.

Cụm công trình cửa xả của dự án:

  • Ðại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án điện 3 (thuộc EVN)

  • Tổng mức đầu tư: 185 tỷ đồng

  • Tư vấn thiết kế: Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 4

  • Nhà thầu thi công: Công ty CP Xây dựng 47

  • Khởi công: Tháng 01/2020

  • Dự kiến hoàn thành GĐ1: Tháng 04/2021

Do đó Mirae Asset đưa ra kỳ vọng tích cực đối với doanh nghiệp xây dựng, xây lắp, hạ tầng đang niêm yết nhờ việc hưởng lợi trong làn sóng đầu tư công của Chính phủ. Cụ thể, báo cáo lựa chọn một số cổ phiếu đáp ứng tiêu chí vốn hóa, thanh khoản, mang tính đặc trưng và đại diện cho từng phân khúc xây dựng, đối với nhóm dân dụng là CTD, HBC, HTN, VCG trong khi nhóm công nghiệp, hạ tầng gồm VCG, HHV, CII, LCG, FCN, C47, TCD.

Mirae Asset kỳ vọng nhóm cổ phiếu này có khả năng hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng đầu tư công của Chính phủ, hoặc gián tiếp từ tác động lan tỏa của chính sách này.

VDSC chỉ điểm CII, HHV, C4G là những công ty có hợp đồng trong các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, kỳ vọng hưởng lợi lớn nhất trong năm 2022.

Điểm tên những cổ phiếu ngành xây dựng sáng cửa trong năm 2022 nhờ lực kéo đầu tư công - Ảnh 3.

Độc đáo “kỳ quan” hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh

Chủ Nhật, ngày 02/01/2022 10:00 AM (GMT+7)

Tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả được đánh giá là một tuyến đường du lịch ven biển hiện đại, đẹp nhất Việt Nam.

Sự kiện: Tin Quảng Ninh

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 1

Ngay trong ngày đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã đưa 2 công trình giao thông trọng điểm là cầu Tình Yên, đường bao biển Hạ Long, Cẩm Phả vào hoạt động và chính thức thông tuyến kỹ thuật cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 2

Chỉ riêng tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả có chiều dài 18,691km, quy mô 6 làn xe, tổng đầu tư lên tới 2.290 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2019. Ngay khi chính thức đưa vào khai thác, đây được đánh giá là một tuyến đường du lịch ven biển hiện đại, đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển với những cảnh quan đặc sắc, “độc nhất vô nhị”.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 3

Điều độc đáo, thú vị đối với người hành trình trên tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả là được chiêm ngưỡng đoạn hầm xuyên núi. Đoạn hầm xuyên núi nằm trên tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả có thiết kế dài 235m, với 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe và được triển khai từ tháng 3/2021. Ảnh: Cửa hầm xuyên núi phía TP Hạ Long những ngày đầu thi công.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 4

Đây là đường hầm xuyên núi lớn nhất Quảng Ninh đến thời điểm này và cũng là một trong những đường hầm xuyên núi có nền đường lớn nhất Việt Nam. Công trình do Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (HHV) triển khai thi công từ tháng 7/2020 trong thời gian 390 ngày với tổng mức đầu tư trên 247,5 tỷ đồng. Ảnh: Đơn vị thi công đã sử dụng những công nghệ, thiết bị hiện đại nhất để đào hầm xuyên núi.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 5

Hầm xuyên núi từ phía TP Cẩm Phả. Việc thực hiện đường hầm xuyên núi thay cho giải pháp xẻ núi làm đường được đánh giá là sẽ làm giảm thiểu tác động môi trường, giữ gìn cảnh quan bên bờ vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, hạn chế nguy cơ sạt lở đất đá mái ta luy 2 bên tuyến.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 6

Anh Lê Văn Hanh, người dân khu 10, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đưa cả gia đình tới thăm quan đường hầm xuyên núi, thích thú cho biết: Tuyến đường bao biển và hầm xuyên núi này không chỉ là công trình hạ tầng giao thông kết nối hiện đại, mà còn mang giá trị mỹ quan kiến trúc, đô thị nổi bật của địa phương.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 7

Tuyến đường không chỉ kết nối 2 thành phố trung tâm của tỉnh là Hạ Long – Cẩm Phả, mà còn kết nối 2 di sản vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn, thư giãn cho nhân dân. Ảnh: Các thông số kỹ thuật của đường hầm.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 8

Đồng thời, góp phần khai thác hợp lý các tiềm năng về đất đai trong khu vực tuyến đi qua, điều kiện cho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, hình thành nhiều cảng bến và khu đô thị dọc theo tuyến.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 9

Trước cửa hầm xuyên núi được bố trí công viên tiểu cảnh để người dân thỏa sức chụp ảnh và ngắm “kỳ quan” mới của Quảng Ninh.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 10

Đêm xuống, 2 ống hầm xuyên núi như “vầng nhật, nguyệt” sáng rực một góc trời.

1 Likes

Đầu tư công câu chuyện sẽ rực rỡ năm 2022, tùy quan điểm mà chọn cổ thôi. Nhớ cổ càng tên tuổi nhiều dự án và còn rẻ thì dư địa tăng còn nhiều nhé :smiley:

2 Likes
1 Likes

Dự án mà HHV thi công, đẹp mê ly :dancing_women:

Độc đáo “kỳ quan” hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh

Chủ Nhật, ngày 02/01/2022 10:00 AM (GMT+7)

Tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả được đánh giá là một tuyến đường du lịch ven biển hiện đại, đẹp nhất Việt Nam.

Sự kiện: Tin Quảng Ninh

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 1

Ngay trong ngày đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã đưa 2 công trình giao thông trọng điểm là cầu Tình Yên, đường bao biển Hạ Long, Cẩm Phả vào hoạt động và chính thức thông tuyến kỹ thuật cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 2

Chỉ riêng tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả có chiều dài 18,691km, quy mô 6 làn xe, tổng đầu tư lên tới 2.290 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2019. Ngay khi chính thức đưa vào khai thác, đây được đánh giá là một tuyến đường du lịch ven biển hiện đại, đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển với những cảnh quan đặc sắc, “độc nhất vô nhị”.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 3

Điều độc đáo, thú vị đối với người hành trình trên tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả là được chiêm ngưỡng đoạn hầm xuyên núi. Đoạn hầm xuyên núi nằm trên tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả có thiết kế dài 235m, với 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe và được triển khai từ tháng 3/2021. Ảnh: Cửa hầm xuyên núi phía TP Hạ Long những ngày đầu thi công.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 4

Đây là đường hầm xuyên núi lớn nhất Quảng Ninh đến thời điểm này và cũng là một trong những đường hầm xuyên núi có nền đường lớn nhất Việt Nam. Công trình do Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả triển khai thi công từ tháng 7/2020 trong thời gian 390 ngày với tổng mức đầu tư trên 247,5 tỷ đồng. Ảnh: Đơn vị thi công đã sử dụng những công nghệ, thiết bị hiện đại nhất để đào hầm xuyên núi.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 5

Hầm xuyên núi từ phía TP Cẩm Phả. Việc thực hiện đường hầm xuyên núi thay cho giải pháp xẻ núi làm đường được đánh giá là sẽ làm giảm thiểu tác động môi trường, giữ gìn cảnh quan bên bờ vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, hạn chế nguy cơ sạt lở đất đá mái ta luy 2 bên tuyến.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 6

Anh Lê Văn Hanh, người dân khu 10, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đưa cả gia đình tới thăm quan đường hầm xuyên núi, thích thú cho biết: Tuyến đường bao biển và hầm xuyên núi này không chỉ là công trình hạ tầng giao thông kết nối hiện đại, mà còn mang giá trị mỹ quan kiến trúc, đô thị nổi bật của địa phương.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 7

Tuyến đường không chỉ kết nối 2 thành phố trung tâm của tỉnh là Hạ Long – Cẩm Phả, mà còn kết nối 2 di sản vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn, thư giãn cho nhân dân. Ảnh: Các thông số kỹ thuật của đường hầm.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 8

Đồng thời, góp phần khai thác hợp lý các tiềm năng về đất đai trong khu vực tuyến đi qua, điều kiện cho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, hình thành nhiều cảng bến và khu đô thị dọc theo tuyến.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 9

Trước cửa hầm xuyên núi được bố trí công viên tiểu cảnh để người dân thỏa sức chụp ảnh và ngắm “kỳ quan” mới của Quảng Ninh.

Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh - 10

Đêm xuống, 2 ống hầm xuyên núi như “vầng nhật, nguyệt” sáng rực một góc trời.

Nguồn: Độc đáo "kỳ quan" hầm xuyên núi dài nhất của Quảng Ninh

1 Likes

Một dự án mà HHV đang đề nghị đầu tư, khả năng cao cũng do HHV làm chủ đầu tư theo hình thức PPP or BT :slight_smile:

1 Likes

tcd mua còn kịp không bác

1 Likes

LÃI to mà ko CE là bị khinh đấy lái TCD nhé =))

1 Likes

Nay 3 cây CE là 30 đẹp anh nhỉ😊

Tpb nó lại giá 42 sau chia rồi. Đá thì nhất nhì đbscl, việc làm thì 2025 mới hết…. Sao k múc dc cụ?

1 Likes

Chủ tịch Quốc hội: Dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ góp phần phục hồi kinh tế

Phùng Đô

Phùng Đô

do.phung@baogiaothong.vn

04/01/2022 10:02

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, việc sớm triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam có ý nghĩa thiết thực, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Tin tức trong ngày hôm nay

Tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 thấp nhất trong 10 năm trở lại đây

Phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong năm 2021, nhất là quý III/2021, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại hầu hết các địa phương trên cả nước đã lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, tác động nặng nề đến nền kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tình hình kinh tế xã hội những tháng cuối năm đã có nhiều chuyển biến tích cực, lạm phát tiếp tục giữ ở mức thấp, tổng thu ngân sách ước tính vượt kế hoạch, cán cân thương mại duy trì ở mức thặng dư khá cao, thị trường tiền tệ ngoại hối cơ bản ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nền kinh tế vẫn đang đối diện nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường cả trong nước và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 ước đạt 2,58% - thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, thấp hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch.

Rủi ro tín dụng, nguy cơ nợ xấu gia tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, do chi phí đầu vào tăng cao, lao động thiếu hụt, tốc độ phục hồi kinh tế còn chậm, còn có nguy cơ lỡ nhịp với kinh tế thế giới…

Trên cơ sở yêu cầu bức thiết của đất nước, căn cứ vào công tác chuẩn bị, căn cứ vào Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các nghị quyết kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất khóa XV, nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp trù bị, các đại biểu đã thống nhất rất cao thông qua nội dung, thời gian, chương trình và phương thức tiến hành kỳ họp theo tinh thần tiếp tục đổi mới, sáng tạo, khoa học, hợp lý, vừa tiết kiệm thời gian, vừa bảo đảm để các nội dung được xem xét, thảo luận và quyết định kỹ lưỡng, thấu đáo, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Chủ tịch Quốc hội cho biết, kỳ họp này, Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có phạm vi từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, tổng chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô từ 4 - 10 làn xe, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua chủ trương đầu tư giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần và đã được điều chỉnh lại gồm 8 dự án thành phần được đầu tư bằng vốn đầu tư công, chỉ còn 3 dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Giai đoạn 2021-2025, Chính phủ dự kiến đầu tư 729 km cao tốc trên các đoạn Bãi Vọt (tỉnh Hà Tĩnh) - Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 146.990 tỷ đồng. Do khó khăn trong việc huy động vốn ngoài ngân sách, Chính phủ kiến nghị triển khai dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước.

Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Trong bối cảnh hiện nay, việc sớm triển khai thực hiện dự án càng có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tác dụng lan tỏa, củng cố liên kết vùng.

“Do đó, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ và trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, sâu sắc tình hình thực hiện dự án trong giai đoạn 2017-2020; chỉ rõ những hạn chế, bất cập của giai đoạn trước làm bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo” Chủ tịch Quốc hội nói.

Đồng thời, tập trung cho ý kiến về hồ sơ dự án; sự phù hợp của dự án đối với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch có liên quan và phạm vi, quy mô của dự án; về phương án thiết kế sơ bộ và lựa chọn công nghệ chính; về sơ bộ phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư; về hình thức đầu tư; về sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn vốn và thu hồi vốn đầu tư.

Về phương án phân chia các dự án thành phần và tiến độ hoàn thành cũng như cơ chế, chính sách triển khai đầu tư dự án theo đề nghị của Chính phủ; đánh giá sự tương quan giữa các dự án trong từng dự án khác nhau và trong tổng thể quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

1 Likes

ngày xanh vài % bền hơn, CE làm gì đâu :slight_smile:

1 Likes