HÀNG lởm mà, múc P có PE xxx MỚI giàu được nhé
Nhắc P lại nhớ đợt anh hô PVP, PVS, PLC,…đều có quà. chúc anh nhìu sức khỏe để còn múc húc ra video/ chứ giọng hơi khàn rồi
Thanks bác. E có bác ơi. Vẫn xem topic của cụ chủ đều đặn.
mùa này em thấy cứ BĐS với phân bón mà nằm
Cảm ơn em. Nay xem cặp đôi SMC LAS có diễn mạnh mẽ nữa không
hoom trước k kịp xem video, nay để e lên tàu xem còn ghế lạnh không. las lợi nhuận tốt quá so với kế hoạch. DGC-las
Sau DRC thì nay múc LAS quên lối về cho mình nhé =))
las của cụ chủ chạy ác quá. 14 mà nay 15 rồi
trăng tròn 18+ cơ mà em ơi, giá thoái trước đây toàn 2x mà
qua e cũng xem lại văn bản tháng6/2020 tập đoàn HC thông qua chấp nhận báo cáo định giá của áasc là 22k7. năm nay phân bón lại tăng giá…k dưới 2x được
18 đã em, ko vội được đâu
Dòng xuất khẩu đang trở thành xu thế không thể cản nổi
1.Mỹ khẳng định ko áp thuế trừng phạt các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
2. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ chọn VN là điểm ghé thăm bên cạnh đồng mình lâu năm Sing và Phi
3. Các hiệp hội và DN lớn của Mỹ tiếp tục chọn VN là nguồn cung hàng hóa ổn định và lâu dài của họ
https://tinnhanhchungkhoan.vn/cac-t…-may-mac-va-giay-tai-viet-nam-post275675.html
Tất cả những điều trên chỉ khẳng định vai trò của VN trong chuỗi cung ứng toàn cầu và được chọn mặt gửi vàng thay thế sự thống trị của TQ. Sau khi giới thiếu VCS MSH PTB… Ad chia sẻ vài e tiếp theo có triển vọng xk trong time tới, bc quý 2 vừa qua cũng tăng bằng lần DRC AAT… nhé
Chúc các bạn ngon miệng
NKG cần thị trường định giá đúng về e nó
Báo cáo quý 2 đã ra hết, mấy thằng xuất khẩu chủ lực vào Mỹ đều khủng lung quá từ to đến bé đều kinh
VCS PTB MSH DRC AAT…
Việt Nam ‘càng quan trọng’, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ thăm tháng Tám
Chọn hàng mà chiến thôi các cụ nhể
Lợi nhuận doanh nghiệp săm lốp khả quan quý II bất chấp giá cao su tăng cao
Các doanh nghiệp săm lốp đẩy mạnh tiêu thụ để bù đắp việc tăng giá nguyên liệu đầu vào. Thị trường xuất khẩu lốp tại Mỹ và Brazil hồi mạnh từ mức thấp cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ xe ôtô toàn thị trường trong quý II tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11% so với quý trước.
Ngọc Điểm Thứ bảy, 31/7/2021, 07:56 (GMT+7)
Giá cao su thiên niên tăng mạnh từ cuối năm trước và neo ở mức cao trong nửa đầu năm nay. Cụ thể, giá cao su kỳ hạn trên sàn Tokyo duy trì mức cao quanh 230 JPY/kg và mới hạ nhiệt từ cuối tháng 6 đến nay xuống 211 JPY/kg, vẫn tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su giảm do nhu cầu Trung Quốc sụt giảm và các nước sản xuất gia tăng sản lượng trở lại.
Nguồn: tradingeconomics.com
Diễn biến này gây bất lợi cho doanh nghiệp săm lốp khi mà nguyên liệu cao su chiếm đến 70% giá thành sản phẩm. Dù vậy, các doanh nghiệp trong ngành này vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh hết sức khả quan nhờ gia tăng sản lượng tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà Sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), tiêu thụ ôtô đạt 150.481 chiếc, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xe ôtô du lịch tăng 37%, xe thương mại tăng 48% và xe chuyên dụng tăng 68%. Riêng quý II, tiêu thụ xe đạt 79.237 chiếc, tăng 11% so với quý trước và tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, kể từ tháng 3 đến nay, tiêu thụ xe có xu hướng giảm. Tháng 6, tiêu thụ xe toàn thị trường đạt 23.587 chiếc, giảm 8% so với tháng trước, giảm 23,6% so với mức cao thiết lập trong tháng 3 và duy trì tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Đơn vị: Chiếc
Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu tăng 52% lên 1.205 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế nhờ vậy mà gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước đạt 106 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 31,3% lên 2.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 170 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.
Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14,8% lên 18,8% quý II và tăng từ 14,8% lên 18,6% lũy kế 6 tháng.
Theo SSI Research, Cao su Đà Nẵng phải chịu chi phí nguyên vật liệu cao trong quý như cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, hóa chất và than đen lần lượt tăng 26%, 15%, 8% và 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cả sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân cùng tăng. Sản lượng tiêu thụ lốp bias tăng 34% và radial tăng 67%, trong khi giá bán bình quân tăng 8% với lốp bias và tăng 1% với lốp radial. Mặt khác, biên lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện một phần nhờ công suất hoạt động nhà máy radial cao hơn và chi phí khấu hao giảm.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp cũng rất khởi sắc với kim ngạch 27 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm trước và tăng 43% so với quý trước nhờ đơn hàng ở Mỹ và Brazil cùng hồi phục mạnh (cùng kỳ năm trước dịch bệnh bùng phát mạnh tại các thị trường ngày khiến đơn hàng sụt giảm). Sản lượng xuất khẩu lốp radial đạt 128.000 chiếc, tăng 90% và lốp bias đạt 78.000 chiếc, tăng 160%.
Tuần sau phân lại thơm ko các cụ, có mỗi e LAS + game thoái vốn ko biết leo nổi 16-18 không
Giá phân bón tăng cao, Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu
Hôm qua lúc 16:43
Chia sẻĐăng lạiBình luận (11)
Các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc vừa đồng loạt nhận được lệnh, tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa.
Dây chuyền đóng gói phân urê tại một nhà máy phân bón hóa học của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Ảnh: Alamy Stock
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho biết, động thái tạm dừng xuất khẩu phân bón được ban bố sau khi giá phân bón tại một trong những quốc gia sản xuất lương thực hàng đầu thế giới leo lên mức kỷ lục.
Theo số liệu hải quan, Trung Quốc là nhà xuất khẩu phốt phát (phân lân) hàng đầu thế giới và tính đến nửa đầu năm nay nước này xuất khẩu tổng cộng 3,2 triệu tấn phân bón phốt phát diammonium và 2,4 triệu tấn urê sang các khách hàng lớn như Ấn Độ và Pakistan.
Trước đó, hôm thứ Sáu trong một tuyên bố, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, cơ quan này đã triệu tập khẩn lãnh đạo các công ty phân bón trong nước để thảo luận về việc tích trữ phân bón. Tuy nhiên, các công ty sản xuất phân bón không được công khai danh tính.
NDRC không cho biết, việc tạm ngừng xuất khẩu sẽ kéo dài bao lâu.
Các nhà phân tích cho biết, chính phủ rất kỳ vọng vào các công ty phân bón thuộc sở hữu nhà nước như Sinofert Holdings Ltd, Tập đoàn Sinoagri, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Than đá Quốc gia – những đơn vị nằm trong số những công ty hạn chế xuất khẩu.
Khi được đề cập phỏng vấn, không có công ty nào bình luận về vấn đề này. Theo Reuters, đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm giải quyết bài toán giá nguyên liệu thô tăng vọt.
Giá phân bón ở Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong năm nay trong bối cảnh nhu cầu từ nước ngoài tăng mạnh hơn, trong khi sản xuất trong nước giảm và chi phí nhiên liệu tăng cao.
Gavin Ju, chuyên gia phân tích hàng đầu về phân bón tại hãng CRU Group cho biết, đợt lũ lụt vừa qua tại tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và sản lượng tại một số nhà máy phân bón.
Một công nhân đeo khẩu trang vận chuyển phân bón xuất khẩu tại một cảng biển ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Ảnh: China Daily
Hồi cuối tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo chi phí tăng cao của một loạt các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất quan trọng, đồng thời coi đây là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh lương thực của đất nước.
Ngay sau đó, NDRC đã mở một cuộc điều tra về thị trường phân urê và kêu gọi các công ty phân bón chủ chốt “hoạt động một cách có trật tự… và không tích trữ, tăng giá, ngụy tạo hoặc lan truyền thông tin về việc tăng giá phân bón”.
Ông Gavin Ju cho biết, hoạt động xuất khẩu phân bón sẽ chỉ được cơi nới bắt đầu từ tháng 9 trở đi sau khi tình hình được cản thiện. “Chúng tôi kỳ vọng (vào các doanh nghiệp nhà nước)… sẽ tạm ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu phân bón và tập trung vào nguồn cung nội địa là ưu tiên trong vài tháng tới. Điều này sẽ giúp kiềm giữ đà tăng giá phân bón trong nước trong tương lai gần”, ông Ju nói.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang thực hiện chính sách môi trường, dần thay thế các nhà máy sản xuất phân bón cũ bằng những nhà máy mới, hiệu quả hơn và ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung khí thiên nhiên trong nước. Dự báo, tình hình thiếu khí thiên nhiên của Trung Quốc sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn. Mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IAEA) tính toán nhu cầu khí thiên nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, từ 210 tỷ m3 năm 2016 lên 400 tỷ m3 năm 2040.
Trong khi đó, theo tạp chí World Fertilizer, phần lớn các cơ sở sản xuất phân lân của Trung Quốc nằm ở 4 tỉnh Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam, những địa phương nằm gần các mỏ quặng phốt phat ở miền nam. Hồ Bắc có công suất phân bón lớn nhất, chiếm khoảng 28% tổng sản lượng cả nước, tiếp theo là Vân Nam và Quý Châu với 26% và 23%.
Điều nghịch lý là trong khi một số nhà sản xuất phân lân nội địa của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu, nhưng một số nhà sản xuất khác đang chật vật để tồn tại do không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào như lưu huỳnh/amoniăc.
Hiện giá urê giao kỳ hạn trên Sở giao dịch hàng hóa Trịnh Châu đã tăng hơn 30% so với hồi đầu năm và đạt mức cao kỷ lục 2.616 nhân dân tệ (405,19 USD)/tấn vào thứ Năm (29/7/2021) trước khi giảm 2,7% vào thứ Sáu (30/7). Tỷ giá hiện tại mỗi USD ăn 6,4563 nhân dân tệ. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá urê giao ngay hiện ở mức 2.814 nhân dân tệ/tấn, so với mức 2.674 nhân dân tệ/tấn trong tháng 6.
LAS NAY ĐIÊN QUÁ A Ạ. kaka, mấy e phân thật ghê gớm sau tin cuối tuần