Những cổ phiếu HOT mùa dịch, có tiền cũng không mua được

Tracodi (TCD) đứng trước cơ hội lớn từ định hướng phát triển hạ tầng

2 Likes

Đá dăm tăng như này thì múc mã nào anh Linh ơi, ?

Ngam VLB KSB :slight_smile:

Cơ hội book lãi khủng cho NTL HDG :ok_hand:

2 Likes

Hoạt động xây dựng của TCD được đảm bảo về mặt tăng trưởng nhờ thừa hưởng lợi thế từ hệ sinh thái Công ty mẹ Bamboo Capital.

Thông tin Sembcorp Industries (Singapore) hợp tác chiến lược với BCG Energy, cũng như việc gần đây Tập đoàn mẹ liên tục mở rộng hợp tác với nhiều đối tác uy tín trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu đạt từ 1,5GW đến 2GW công suất năng lượng tái tạo vào năm 2023, được nhiều nhà đầu tư đánh giá có tác động tích cực tới hoạt động của Tracodi (mã TCD).

Sembcorp là Tập đoàn phát triển đô thị và năng lượng hàng đầu Singapore và có sức ảnh hưởng lớn trong khu vực Châu Á. Sembcorp sở hữu danh mục đầu tư đa dạng trong lĩnh vực năng lượng với công suất hơn 13GW, trong đó hơn 3,5GW công suất năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió và hệ thống lưu trữ năng lượng) trên toàn cầu. Công ty cũng có bề dày kinh nghiệm trong việc xây dựng các vùng đất chưa phát triển trở thành khu công nghiệp và khu đô thị bền vững, với danh mục dự án trải dài hơn 12.000 ha trên khắp châu Á.

Trước đó, cuối tháng 07/2021, BCG Energy công ty thành viên của Bamboo Capital Group (BCG) và SP Group (Singapore Power Group) liên doanh với mục tiêu phát triển 500MW điện mặt trời áp mái tại Việt Nam vào năm 2025.

Ngày 31/10, tại Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 diễn ra tại Vương quốc Anh, BCG Energy ký kết thỏa thuận mua trang thiết bị và giải pháp kỹ thuật trị giá 400 triệu USD với Siemens Gamesa để triển khai các dự án điện gió tại Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau có công suất lên đến 550MW.

Tiếp đó, ngày 27/11/2021 BCG và Tổ hợp khu công nghiệp DEEP C và Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) cùng bắt tay hợp tác phát triển dự án khu công nghiệp và các dịch vụ hạ tầng phụ trợ, hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái và nghiên cứu năng lượng sạch trị giá khoảng 250 triệu USD.

Tracodi (TCD) đứng trước cơ hội lớn từ định hướng phát triển hạ tầng ảnh 1
Thi công các dự án điện mặt trời áp mái

Từ triển vọng và chiến lược phát triển mạnh mẽ cho mảng năng lượng sạch của Tập đoàn mẹ BCG, có thể thấy dư địa lớn để Tracodi tiếp tục phát triển trong mảng xây dựng công nghiệp với các dự án điện sạch nhiều tiềm năng.

Hoạt động xây dựng của TCD được đảm bảo về mặt tăng trưởng nhờ thừa hưởng lợi thế từ hệ sinh thái Công ty mẹ Bamboo Capital. Đây là đơn vị hàng đầu trên thị trường về phát triển dự án hạ tầng, bất động sản và năng lượng tái tạo giúp TCD đảm bảo về mặt khối lượng công việc trong tương lai.

Lợi nhuận mảng xây dựng năm 2022 của TCD được CTCK FPTS dự phóng tăng mạnh 57% so với năm 2021 dịch bệnh được kiểm soát và Công ty thi công nhiều dự án quy mô lớn.

Ngoài các dự án quy mô lớn trong hệ sinh thái, TCD còn có triển vọng tích cực từ định hướng phát triển hạ tầng của Chính phủ. Trong đó, lĩnh vực đá xây dựng của Công ty được hưởng lợi từ chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến, vốn ngân sách đầu tư trong 2021 – 2025 sẽ tăng 37% so với giai đoạn 2016 - 2020. Mỏ đá Antraco đã đạt công suất tối đa (1,5 triệu m3) từ năm 2020 và TCD đang thực hiện thủ tục để xin gia tăng công suất lên 2,5 - 3 triệu m3/năm và thêm 50 triệu m3 trữ lượng.

TCD đang thực hiện chào bán hơn 87 triệu cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, đạt 1.744 tỷ đồng. Công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động được để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh - thực hiện thi công tổng thầu nhiều dự án quy mô lớn sắp tới, đồng thời dự kiến M&A thêm mỏ đá và tham gia lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông. Theo đánh giá của CTCK BSC, việc tăng vốn là cần thiết nhằm gia tăng năng lực đấu thầu của TCD, có thể đạt đủ tiêu chuẩn tham gia đấu thầu các dự án PPP quy mô lớn từ đó gia tăng hồ sơ năng lực.

BSC dự báo kết quả kinh doanh của TCD sẽ đạt mức tăng trưởng tốt trong 2021-2022, thậm chí đạt mức tăng trưởng kép tới 33 - 37% về doanh thu và lợi nhuận trong năm tới, tạo nền tảng bền vững cho chiến lược tăng tốc nhanh, mạnh mẽ của Công ty trong 5 năm tới.

1 Likes

Thúc đẩy đầu tư công Đồng bằng Sông Cửu Long: Cơ hội lớn cho Tracodi (TCD) phát triển dự án hạ tầng

Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang ở những bước xem xét cuối cùng để được Chính phủ ban hành.
Đây sẽ là cơ sở để nhiều dự án đầu tư hạ tầng khu vực này được triển khai từ năm 2022 cũng là không gian tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, mã chứng khoán TCD - sàn HOSE).

Quy hoạch nêu định hướng rất rõ rằng, đến năm 2050, Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển là đồng bằng bền vững, là nơi đáng sống và làm việc; là điểm hấp dẫn du khách và nhà đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là yếu tố đột phá phát triển hạ tầng giao thông.

Cụ thể, ưu tiên phát triển hệ thống đường cao tốc có ý nghĩa chiến lược của vùng. Trước mắt, ngay trong thời gian từ nay đến 2025 sẽ triển khai đầu tư các tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; Sóc Trăng - Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề (khoảng 400 km).

Đồng thời, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống đường bộ ven biển, cảng biển (trong đó có Cảng Trần Đề) và giao thông thủy, hạ tầng hàng không, hệ thống các công trình dịch vụ - hậu cần nhằm giảm chi phí logistic, hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản của vùng.

“Giai đoạn tới đây, từ nay đến 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch nhấn mạnh.

Việc Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long được ban hành sẽ tạo cơ sở để các dự án giao thông sớm được triển khai tại đây, cũng là không gian mới cho các doanh nghiệp có tham vọng trở thành nhà đầu tư phát triển dự án hạ tầng như Tracodi.

Hiện nay, Tracodi đang nghiên cứu, tham gia tài trợ quy hoạch cho nhiều dự án đường giao thông ở Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ. Trong đó có dự án xây dựng trục đường từ Long An đến Tiền Giang, qua TP Hồ Chí Minh dài 55 km (trong đó đoạn Long An dài 35 km, Hồ Chí Minh dài 5 km, và phần tại Tiền Giang dài 15 km, với tổng vốn đầu tư dự kiến 20.000 tỷ đồng). Hay dự án “Trục kết nối trung tâm TP. Sóc Trăng đến cảng Trần Đề”, có chiều dài 20 km, với thiết kế 8 làn xe và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng.

Việc trực tiếp hoặc liên doanh trở thành chủ đầu tư các dự án hạ tầng lớn với TCD có nhiều thuận lợi.

Thứ nhất, Tracodi có thế mạnh và kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực nhà thầu dự án giao thông. Hiện nay, TCD sở hữu năng lực thi công và quản trị dự án cấp I, chứng chỉ dành cho các nhà thầu đủ năng lực thi công các dự án hạ tầng quy mô lớn, có độ phức tạp cao.

Công ty cũng đã thi công hàng loạt dự án có quy mô lớn như nâng cấp, mở rộng ĐT 830 và ĐT 824 (BOT); đường tỉnh 839 - Long An; hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đại học Quốc gia TP.HCM; đường nội bộ & hệ thống thoát nước Công ty MD Việt Nam; Hương lộ 29 - Ô Môn, Cần Thơ; khu tái định cư Tam Quang 2 – Núi Thành, Quảng Nam; đường Trục chính Khu Đô thị mới Tam Phú - Quảng Nam; nâng cấp Quốc Lộ 62 Long An; đường nối hầm Hải Vân - Túy Loan, Đà Nẵng…

Thứ hai, TCD hiện sở hữu 50% vốn trong liên doanh khai thác đá Antraco, doanh nghiệp sở hữu mỏ đá lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay.

Đá Antraco có độ cứng cao, chịu được cường lực lớn, phù hợp với các dự án đường giao thông trọng điểm. Antraco đã lập hồ sơ xin cấp phép trữ lượng giai đoạn 2, dự kiến nâng lên khoảng 50 triệu m³, đồng thời sẽ xin tăng công suất khai thác lên 2,5-3 triệu m³/năm.

Việc sở hữu mỏ đá lớn là ưu thế của TCD khi thi công, đầu tư các dự án hạ tầng có nhu cầu cao về đá xây dựng và cung đường vận chuyển thuận lợi.

Thúc đẩy đầu tư công Đồng bằng Sông Cửu Long: Cơ hội lớn cho Tracodi (TCD) phát triển dự án hạ tầng ảnh 1
Khai thác đá tại mỏ đá Antraco (An Giang)

Với các quy định mới về đầu tư dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP), những nút thắt trong các dự án hạ tầng giao thông đòi hỏi nguồn vốn lớn được nhận định sẽ sớm được gỡ bỏ. Các địa phương có thể thu xếp nguồn vốn đối ứng chiếm 50% tổng vốn đầu tư trong các dự án bằng ngân sách địa phương hoặc có thể tạo quỹ đất đấu giá.

Trong hệ sinh thái của TCD có BCG Land, đơn vị chuyên nghiệp và có năng lực trong phát triển các dự án bất động sản, có thể tham gia vào các dự án phát triển bất động sản dựa trên quỹ đất đối ứng ở các địa phương…

Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển dài hạn đã đặt ra, TCD cần tăng quy mô vốn đủ để đáp ứng được tỷ lệ vốn đối ứng nhất định trong các dự án.

Hiện nay, Công ty đang thực hiện đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 nhằm tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 1.750 tỷ đồng. Tăng vốn thành công sẽ giúp Công ty cải thiện cấu trúc tài chính mạnh mẽ, giảm bớt gánh nặng về lãi vay, tăng cường năng lực tài chính, từ đó có thể thực hiện được nhiều dự án quy mô lớn hơn.

1 Likes

TT sẽ rung lắc vài phiên tới, cơ hội tích trữ và lướt xây kho nhiều cổ phiếu tiềm năng. Chú ý vẫn danh mục cũ nhắc lại
BĐS: NTL HDG
Đầu tư công : VLB KSB TV2 ITD PC1 TCD…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Không giải ngân hết vốn đầu tư công 2021 sẽ bị thu hồi

4 Likes

Thống nhất trình Quốc hội dự án đường cao tốc 146.990 tỷ đồng

1 Likes

Theo dõi HDG với giá mục tiêu 80,100 – 80,300 đồng/cp

Theo CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS), giai đoạn 2021-2021, chiến lược phát triển 2 ngành nghề mũi nhọn của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) là đầu tư bất động sản và năng lượng. Công ty xác định mục tiêu đến 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nghề bất động sản và năng lượng đạt từ 12% trở lên.

Đối với mảng năng lượng, kết thúc năm 2021, tổng công suất phát điện của HDG có thể sẽ được nâng lên 466 MW, sản lượng điện ước tính đạt 1,032 triệu KWh. Kế hoạch đến năm 2025, HDG sẽ phát triển thêm mới các dự án điện mặt trời, điện gió, hoàn thành mục tiêu công suất phát điện đạt 1 GW.

Còn với mảng bất động sản, HDG sẽ tiếp tục triển khai gối đầu các dự án bất động sản cho các năm tiếp theo như Hado Green Lane tại Quận 8, Hado Minh Long tại Thủ Đức, DA 62 Phan Đình Giót tại Quận Thanh Xuân, Dự án Khu hỗn hợp Dịch Vọng tại Quận Cầu Giấy, Noongtha Central Park tại thủ đô Viêng Chăn - Lào…

CTS dự phóng doanh thu năm 2021 của HDG sẽ tăng nhẹ 2.9% so với năm 2020. Doanh thu tăng lên 5,154 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực bất động sản tăng nhẹ 2% trong khi mảng điện tăng trưởng 26%. Lợi nhuận gộp đạt 2,511 tỷ đồng, bất động sản đóng góp 1,706 tỷ đồng và điện sẽ là 697 tỷ đồng. Mảng điện mang hiệu quả cao khi chỉ chiếm 19% tỷ trọng doanh thu nhưng chiếm 27.8% tỷ trọng lợi nhuận gộp.

Với những kỳ vọng về sự tăng trưởng của mảng năng lượng, CTS khuyến nghị theo dõi HDG với giá mục tiêu 80,100 – 80,300 đồng/cp.

1 Likes

há há, đã bảo các cụ rồi cú đỏ chê xanh tím lại đua :smiley:

3 Likes
1 Likes

nói sự ace cười chứ. “TCD-6X”- AI DÀI HẠN QUÁ ỔN ÁP.

29 triệu cổ TPB giá 33 BOOK ln cũng kinh khủng rồi chưa kể cái khác nhể :slight_smile:

1 Likes

Phương án đầu tư công toàn bộ phần còn lại của cao tốc Bắc - Nam phía đông có điểm thuận lợi là có sẵn tiền để làm, nhất là khi Quốc hội đã có chủ trương tạo nguồn vốn lớn kích thích nền kinh tế", PGS. TS Trần Chủng nhận định.

Khi nguồn vốn đầu tư công được giải ngân, ông Chủng cho biết toàn bộ nền kinh tế sẽ được kích hoạt. Người công nhân có công ăn việc làm, nguồn vật liệu lưu thông nhanh. Nhà nước bỏ tiền ra thì không chỉ làm ra sản phẩm mà còn kích thích sự tăng trưởng của cả nền kinh tế.

1 Likes

PC1 lại lập đỉnh lịch sử, chờ lái HDG thể hiện nữa cho đủ bộ :))
Đỏ ko mua xanh tím lấy gì bán =))

3 Likes

TCD đỏ không mua bà con thích đua xanh, tím. TPB phát hành thêm 35% thì TCD lãi chồng lãi chứ bác chủ Top nhỉ ?

1 Likes

cổ tức thì khác gì số cổ phần đang sở hữu, có điều con gái phó chủ tịch đang kéo giá thì 29 triệu giá 33 của TCD sẽ đếm thêm tiền :smiley:

1 Likes

Em thấy nó khác chứ bác. TCD trước chia đỉnh 40, ngày chốt 34.x gì đó, chia xong giờ đang điều chỉnh vẫn tương đương giá 40. TPB chia cổ tức xong một thời gian lại về 50 thôi (em nghĩ thế :cowboy_hat_face:)

Hdg tcd ntl szc… :relaxed:

5 Likes