Những cổ phiếu HOT mùa dịch, có tiền cũng không mua được

năng lượng tái tạo tỏa nắng nào GEG PC1 TV2 toàn hàng nói các cụ cả rồi :smiley:

3 Likes

Nay TCD nổ vol trên 500k và đóng trên 25 là xác nhận chỉnh xong đường về pha rít ko ta :rofl:

3 Likes

tím rồi bác Linh ơi

thì nhìn lái là biết mà, hàng ngon nó ép bà con ko cầm nổi thì nó mới kéo :smiley:

2 Likes

Sau deal CTD vượt kỳ vọng, dòng xây lắp ace có thể quan tâm PC1 LCG nhé. Mục tiêu cũng như view triển vọng của tớ còn xa đấy, các cụ nên tranh thủ mà vào được giá tốt!

3 Likes

Bộ Giao thông sẽ là đầu mối thực hiện cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025

Anh Minh - 29/12/2021 12:02

Đây là phương án tổ chức thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Chính phủ trình Quốc hội.

TIN LIÊN QUAN


Thảm bê tông nhựa trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng ký tờ trình số 568/TTr – CP Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Đây là tờ trình thứ 4 về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 kể từ tháng 9/2021 tới nay đã cho thấy sự cầu thị và quyết tâm của Chính phủ đối với công trình cao tốc xuyên Việt này.

Trong tờ trình mới nhất, Chính phủ kiến nghị Quốc hội Quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, với địa điểm triển khai là từ Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa), từ Cần Thơ đến Cà Mau.

Toàn bộ tuyến đường thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư khoảng 729 km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo phương án của Chính phủ, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ khoảng 1.532 ha, rừng phòng hộ khoảng 110 ha, rừng sản xuât khoảng 1.436 ha và sẽ GPMB tất cả các dự án thành phần theo quy mô 6 làn xe, các dự án thành phàn trên đoạn cần Thơ - Cà Mau theo quy mô 4 làn xe như quy hoạch đã được phê duyệt.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 146.990 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, gồm 47.169 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, phần còn thiếu 72.497 tỷ đồng sẽ được cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triên kinh tế - xã hội và từ nguồn vôn ngân sách đã bố trí cho ngành GTVT trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025; chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng.

Trong tờ trình của Chính phủ lần này về tổ chức thực hiện dự án, Chính phủ đề xuất Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện đầu tư dự án, trừ các dự án trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có đề xuất riêng.

Như vậy, nếu chủ trương đầu tư Dự án được Quốc hội thông qua vào tháng 1/2022, việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi có thể kết thúc vào tháng 9/2022, tạo điều kiện triển khai công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến (dự kiến kéo dài 17 tháng); lựa chọn nhà thầu từ tháng 3/2023 - 6/2023; tổ chức thi công từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2025.

Cũng tại Tờ trình số 568, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng của Dự án, trình ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương trong bước nghiên cứu khả thi; tổ chức triển khai thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng phương án thu phí để thu hồi vốn hoàn trả vào ngân sách trung ương.

1 Likes


giá ở sàn jp cứ đà tăng như này thì dự là sẽ DRI năm nay lnst tầm 100 tỏi chứ chả đùa đâu =)))

1 Likes
1 Likes

Giảm than, tăng tái tạo

Tác giả Lan Anh

2 giờ trước

(ĐTCK) Năng lượng tái tạo đã được quan tâm trong Quy hoạch điện VIII (phiên bản mới nhất tháng 11/2021) sau 3 lần chỉnh sửa.

Điều kiện cần để đạt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0” vào năm 2050 là phải triệt để loại bỏ toàn bộ các dự án nhiệt điện xây mới sau 2021, từng bước đóng cửa các nhà máy điện than đang vận hành.

Đã đến lúc năng lượng tái tạo lên ngôi - điện than thoái trào

Đầu tư vào năng lượng tái tạo là tất yếu trong phát triển nguồn điện trên toàn cầu. Đặc biệt, trong năm 2020, công suất nguồn điện lắp đặt mới từ năng lượng tái tạo chiếm 83%, trong khi từ năng lượng hóa thạch và điện hạt nhân chỉ chiếm 17%. Điều này cho thấy điện than đang dần thoái trào và “nhường đất” để năng lượng sạch lên ngôi, phù hợp với xu thế phát triển năng lượng tương lai trên thế giới.

Một số quốc gia châu Á như Indonesia, Bangladesh, Philippines đã tuyên bố đang tiến hành hủy hoặc rà soát các dự án điện than mới. Riêng Nhật Bản và Hàn Quốc đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 ngay cả trước COP26. GEM nhận định rằng, trong bối cảnh khó huy động vốn cho dự án điện than, chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo có xu hướng giảm, mang lại lợi thế rất lớn, thì các dự án điện than sẽ càng bị trì hoãn hơn nữa và thậm chí bất khả thi về tài chính.

Điện than, thủ phạm đe dọa tham vọng “phát thải ròng bằng 0”

Thế giới đang tháo chạy khỏi điện than, trong khi Việt Nam và Trung Quốc đang làm điều ngược lại.

Mười năm trước, điện than chỉ đóng vai trò thứ yếu trong lưới điện quốc gia, khi chỉ đóng góp 17,6% sản lượng, kém xa so với điện khí (49,4%) và thủy điện (30,1%). Nhưng chỉ cần một thập niên liên tục mở rộng công suất, điện than đóng góp đến 52,9% sản lượng điện, vượt qua thủy điện (25,5%) và “dìm” điện khí xuống hàng thứ yếu (chỉ còn 15,7%).

1 Likes

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố

29-12-2021 - 13:38 PM | Thời sự

[Chia sẻ17](javascript::wink:

BÁO NÓI - 1:59

Tư vấn thiết kế và Nhà đầu tư lập dự án vừa hoàn thành thiết kế tuyến đường Vành đai 4 có tổng mức đầu tư 94.000 tỷ đồng. Phương án thiết kế tuyến đường có tổng cộng 14 làn xe, trong đó làn đường cao tốc đi trên cao với 6 làn xe, vận tốc 100k/h.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 1.

Theo phương án thiết kế đường Vành đai 4 vừa được Tư vấn Nhà đầu tư lập dự án hoàn thành để UBND thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, đường Vành đai 4 được thiết kế theo 2 phương án: Đi thấp hoặc đi trên cao. Hình ảnh là phương án tuyến đường đi bằng với 14 làn xe, trong đó có 10 làn dành cho xe cơ giới.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 2.
Theo phương án đi bằng, có 6 làn đường cao ở giữa, 2 bên là đường gom - đường đô thị với 3 làn xe. Ngoài ra, hành lang tuyến đường còn có tuyến đường sắt đô thị.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 3.
Với phương án đi trên cao, tuyến đường có làn đường cao tốc với 6 làn xe đi trên cao bằng cầu cạn. Bên dưới là dải phân cách để trống, trồng cây xanh, thảm cỏ tạo cảnh quan.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 4.
Đường gom (đường đô thị) chạy song song hai bên đi bằng với 3 làn xe, trong đó có một làn khẩn cấp.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 5.
Trong phương án đường cao tốc đi trên cao, với tuyến đường sắt đô thị ở hành lang Tư vấn đưa ra 2 phương án thiết kế, đường sắt đi bằng hoặc đi trên cao (xây cầu cạn đi riêng). Trong ảnh là tuyến đường sắt đi bằng.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 6.
Phương án thiết kế thứ 2 cho tuyến đường sắt đô thị là đi trên cao bằng cầu cạn độc lập.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 7.
Tuyến đường Vành đai 4 được thiết kế hoàn chỉnh theo phương án đường cao tốc đi trên cao, hai bên là đường gom và đường sắt đô thị chạy song song.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 8.
Thiết kế kỹ thuật để xây dựng trụ cầu cạn Vành đai 4. Đỡ dầm cầu cạn đường trên cao là trụ chữ Y, bên dưới là hệ thống 4 cọc khoan nhồi mỗi chiều đường.

Lộ diện ảnh thiết kế Vành đai 4 chạy qua 3 tỉnh, thành phố - Ảnh 9.
Đường Vành đai 4 được thiết kế, tương tự như cầu cạn Vành đai 3. Tuy nhiên về quy mô, chiều rộng mặt cắt ngang, chiều dài và tốc độ xe lưu thông lớn hơn. Theo đề xuất của UBND thành phố Hà Nội: tuyến đường, sẽ bắt đầu triển khai các công tác lập dự án cụ thể, thời gian thi công là 4 năm và đi qua các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên (dài 112,8 km ), tổng mức đầu tư là hơn 94.100 tỷ đồng.

2 Likes
1 Likes

Dạo này ăn đá thay cơm a Linh ạ :rofl:. Hết CTI nay cả TCD. Còn LCG ngon e đang nhặt dần. Đỏ lại đi nhặt và nhặt thôi

Câu chuyện còn dài, sợ ae không cầm hưởng chính quả thôi. Như a bán sớm CTD vẫn tiếc đây :joy:

1 Likes

CTD kéo khủng khiếp quá. Theo được nhịp này phải may mắn tí a nhỉ. Chạm 100 mà vẫn phi ầm ầm. Em mèo nhỏ bắt chuột nhỏ thôi. Hehe. Học xong vẫn phải vào đây sinh hoạt ạ :joy:

Khẩu quyết đầu từ công :slight_smile:

Xây Vành đai 3 như 'chăm gà đẻ trứng vàng’

“Vành đai 3 khi hoàn thành không chỉ giúp TP.HCM mà còn cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển”, ông Phan Văn Mãi nói trong cuộc làm việc với Phó thủ tướng Lê Văn Thành.

1 Likes

TPHCM đề xuất Chính phủ hỗ trợ ngân sách khoảng 83 ngàn tỷ đầu tư đường vành đai 3

29-12-2021 16:50:00+07:00

Sáng ngày 29/12, tại TPHCM, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc làm việc với các địa phương về công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường vành đai 3, vành đai 4 TPHCM.
https://vietstock.vn/2021/12/tphcm-de-xuat-chinh-phu-ho-tro-ngan-sach-khoang-83-ngan-ty-dau-tu-duong-vanh-dai-3-4221-920815.htm

2 Likes

Năng lượng sạch vì sự phát triển bền vững

29/12/2021 07:30 PM | SỐNG

Chương trình Phát triển kinh tế năng lượng với chủ đề “Năng lượng sạch vì sự phát triển bền vững” đã được tổ chức.

Năng lượng sạch vì sự phát triển bền vững

Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV POWER), đã mang lại nhiều thông tin hữu ích về phát triển năng lượng tái tạo góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Những tác động to lớn của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt như: đại dương bị axít hóa, nguồn nước đang thu hẹp lại, năng suất vụ mùa kém dần và những cánh rừng đang cháy rụi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thời gian để phòng tránh những hậu quả tàn khốc nhất của biến đổi khí hậu, bằng cách chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp sử dụng năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch.

Năng lượng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất ở Việt Nam, chiếm đến 60% tổng lượng phát thải. Dự báo, đến năm 2030, tỷ lệ phát thải của năng lượng còn tăng đến 73%.Bởi thế, để thực hiện được cam kết mới nhất, giảm phát thải 9% với nỗ lực tự thân và 27% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế vào năm 2030, Việt Nam xác định năng lượng là lĩnh vực cần được cắt giảm sâu nhất.

Nhìn vào những nỗ lực trong việc cắt giảm khí thải Carbon 5 năm qua, liệu việc đạt được những mục tiêu mà 27 quốc gia thành viên của EU đã thỏa thuận, là cắt giảm khí nhà kính lên tới 55% vào năm 2030 có khả quan?

Đưa khí thải Carbon về 0 theo Thỏa thuận Paris là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng châu Âu vẫn rất kỳ vọng có thể làm được điều này. Chuyển dịch năng lượng, tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những giải pháp được ưu tiên để hiện thực hóa mục tiêu ấy

Theo các nhà khoa học, nguồn năng lượng tái tạo sẽ giữ một vai trò chủ đạo nhằm thực hiện việc giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Trong số này, năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ cung cấp 80% nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2050 và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, LHQ kêu gọi các chính phủ cần thúc đẩy các chính sách hòa năng lượng tái sinh vào mạng lưới năng lượng quốc gia và đề cao lợi ích của năng lượng tái sinh liên quan đến giảm ô nhiễm không khí và cải thiện sức khoẻ con người. Sử dụng năng lượng tái sinh trên thế giới đang tăng lên, giá loại năng lượng này cũng đang giảm và với chính sách đúng, năng lượng tái sinh sẽ là công cụ quan trọng vừa chống biến đổi khí hậu hiệu quả vừa giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế bền vững.

1 Likes

Mỏ kim loại quý ở Việt Nam ước tính sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ do nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới.

1 Likes

Lợi thế của các DN có nhà máy vận hàng sớm và hưởng FIT ưu đãi như GEG PC1 HDG GHC…

Cơ hội nào cho điện gió?

Thanh Hương - 30/12/2021 08:46

Với hơn 3.000 MW điện gió được đưa vào vận hành trong năm 2021, Việt Nam được xem là một điểm sáng của khu vực và thế giới.

2 Likes

nay xem mấy chú lái TCD diễn tiếp ko ta, hàng ngon mà các chú cứ làm quá :rofl:

1 Likes