Nợ xấu của 1 Ngân hàng bỗng chốc "phình to", tăng vọt hơn 35% lên đến 3.198 tỷ

Quý 1/2023, ABBank ghi nhận nợ xấu nội bảng tăng vọt hơn 35% lên 3.198 tỷ đồng, tuy nhiên, con số trích lập dự phòng cho các khoản nợ này vẫn đang ở mức tương đối thấp so với các ngân hàng khác trong hệ thống.

Kết quý 1/2023, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank - Mã: ABB) ghi nhận lãi trước thuế gần 612 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 489 tỷ đồng, cũng tăng 6%. Tuy nhiên, chất lượng tài sản của ngân hàng đang có sự suy giảm đáng kể.

Nợ xấu phình to

Báo cáo tài chính quý 1/2023 của ABBank cho thấy số dư nợ xấu nội bảng của nhà băng này đã tăng mạnh hơn 35%, từ mức 2.366 tỷ đồng lên 3.198 tỷ đồng.

Theo đó, trong khi nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của ABBank chỉ giảm nhẹ 1,44%, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) lại tăng gấp đôi lên hơn 1.128,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) của nhà băng này cũng tăng mạnh 63% từ 420,7 tỷ đồng lên 685,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tại ABBank tính đến ngày 31/3/2023 cũng tăng hơn 53% so với đầu năm, lên hơn 2.539 tỷ đồng. Tuy chưa được xếp vào nợ xấu nhưng việc nợ cần chú ý nhảy vọt cho thấy khả năng tiềm ẩn nợ xấu của ngân hàng đang ở mức cao.

Nguồn: BCTC Quý 1/2023 của ABBank

Do số dư nợ xấu tăng cao trong khi cho vay khách hàng giảm hơn 3%, tỷ lệ nợ xấu của ABBank bị kéo tăng vọt từ 2,88% lên mức 4%.

Với việc nợ xấu tăng cao vượt mức 3%, ABBank sẽ bị giới hạn nhiều hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đơn cử, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 16/2021 hay không được cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu cũng như mua, nắm giữ cổ phiếu các ngân hàng khác theo Thông tư 22/2019.

Bộ đệm dự phòng đang quá mỏng?

Theo thông tư 11/2021/TT-NHNN về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng, nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn phải trích lập 100%.

Như vậy, với tổng nợ xấu và nợ cần chú ý của ABBank trong quý 1/2023, ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức hơn 2.079 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý 1/2023, ABBank chỉ trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng hơn 1.141 tỷ đồng, chỉ tăng 130 tỷ đồng so với con số đầu năm 2023. Trong khi đó, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng hơn 800 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ABBank trong quý 1/2023 chỉ ở mức 35,7 % - mức tương đối thấp trong hệ thống.

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 1/2023 của các ngân hàng

Theo Chứng khoán BSC, tỷ lệ trích lập dự phòng cao hay thấp ở NHTM còn tùy thuộc khẩu vị và quan điểm của mỗi ngân hàng, do cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro có “độ mềm” và mở nhất định. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng rủi ro nhiều hay ít đều tác động đến hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng.

Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng ít bị ảnh hưởng khi không thể thu hồi nợ xấu, vì ngân hàng có thể dùng khoản dự phòng rủi ro để xóa nợ. Bên cạnh đó, số tiền dự phòng sẽ được hoàn nhập khi nợ được thu hồi và chuyển thành lợi nhuận cho nhà băng.

Kiểu kiểu cho vay như vậy thì gọi là … nợ gì?

Xưa giờ nói thật cái thuật ngữ lấy cổ phiếu làm tài sản đảm bảo là có nghe, hay lấy Hàng tồn kho đem đi thế chấp là có nghe. Nhưng nói thật, chưa bao giờ nghe là VÁC khoản PHẢI THU đem đi dùng Tài sản đảm bảo để vay Ngân hàng, không phải là vay vài tỷ mà là vay HÀNG NGÀN TỶ. ối giời ui, mịa cái thằng Khách hàng nó vỡ nợ, hay phá sản thì … ngân hàng nó … mịa chả biết dùng câu gì

Mịa cho vay lãi suất kiểu như vậy, ai chơi lại. Không tụt huyết áp về tăng trưởng tín dụng mới là lạ đó

Tính theo cách bà bán BÚN RIÊU : Cho vay 79.000 tỷ, cứ cho là lãi suất trung bình 12%/năm thì phần THU NHẬP LÃI là bằng 9.480 tỷ/năm. Vậy Thu nhập lãi 2.370 tỷ/quý

Một con số lãi suất cho vay hình như cao bá đạo


2

mây thằng ga bank chết là đúng, cho dân vay trả lãi thực thì tính ls trên trời bày trò đủ thứ để kiếm chát, chăc mấy thằng cho vay cũng kiêm nhiều mới cho vay kiểu đó dc chứ…

2 Likes

đến một ngày dân khôn ra hạn chế gửi ngắn hạn cho bank nữa

Công nhận thằng này lãi suất cho vay cao thật, tính ra bình quân 12% thì dĩ nhiên có thằng vay được lãi suất 10% và có đứa phải vay 14%. Dã man

Bank mà, lợi nhuận cao từ dòng tiền không kỳ hạn, tiền dân còn ít vốn phát triển cần nhiều nên ngân hàng Vịt còn sống khởe chán với điều kiện làm ăn đàng hoàng, còn đám không đàng hoàng rồi cũng di bụi

1 Likes

ủa sao có thủ thuật này nhỉ

1 Likes

Đó là điều mà riêng tui không thể hiểu nổi dù rằng học ngành Tài chính ngân hàng. Vác PHẢI THU dùng làm tài sản đảm bảo, hehe. Đúng là có vẻ cán bộ bank đang chơi trò liều mạng

1 Likes

Mới hỏi banker kỳ cựu: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, trong đó nội dung thỏa thuận các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh
Giữa ABB vs nhiều ông bank khác, khi nhận thầu 1 dự án nào đó chẳng hạn
Chứ khả năng đây không phải cục cho vay khoản phải khách hàng của ABB

1 Likes

Hỏi gì cán bộ Bank, trò này cán bộ bank cũng bày ra đó thôi

Người ta đang nói Doanh nghiệp vác khoản PHẢI THU đem đi THẾ CHẤP để Ngân hàng giải ngân cho vay cả ngàn tỷ, còn ông thì hiểu đâu đâu gì mà Hợp đồng kinh tế ở đây

Ông bán hàng cho tui, tui đang nợ ông tiền, ông vác khoản PHẢI THU (số tiền tui đang nợ ông) để đi vay Ngân hàng. Rồi tui cao chạy xa bay thì sao??? Hoặc tui phá sản???

2 Likes

Làm thinh múc đc thì múc đi, kệ mệ nó tích với phân với nợ xấu nợ bự. Nó thành nợ đẹp cả đấy, nó phình to như bà bầu sắp đẻ cả đấy. Làm thinh múc đi, cám ơn bài viết và nợ xấu nợ đẹp đi, canh muh xơi


Múc thì chắc là không, vì hàng này nhiều điểm chưa rõ. Đang đọc xem lý do vì sao có cái thủ thuật này, vì trao đổi thì giống như hợp đồng một dự án có thể chia làm nhiều bank cho vay vốn khác nhau
@Vn-700 nợ xấu thì cũng xem là ABB cho ai vay, thuyết minh tài sản đảm bảo họ cầm nữa chú cụ. Chưa vội nhận xét là khả năng dễ gì mất vốn khi không thu hồi được ngay thế

1 Likes

Vậy cứ lăn vào bank làm cật lực 10 năm thì hiểu

1 Likes

Vãi, cái đó thuộc nghiệp vụ bank chứ thủ thuật gì, thủ dâm tri thức chứ thủ thuật gì mấy chuyện cỏn con đó

1 Likes

KPT đc bank chấp nhận nhận làm TSBĐ đây là nghiệp vụ thông thường về quy định nhận TSBĐ của bank (cũng giống như BĐS hay tài sản động sản khác, tỷ lệ cho vay sẽ thấp).Bạn kia học TCNH ra mà còn đi vặn vẹo khoản mục nhận KPT làm TSBĐ.

1 Likes

Chả phải thủ thuật gì đâu bác, và cũng ko phải can bộ bank làm liều bác nhé. Quy định cho phép nhận KPT làm tài sản đó :))

Bác chưa bao giờ nghe vác Phải Thu đi vay, cho vay thì giờ nghe rồi đấy.
Cho vay thế chấp phải thu thì ngon gấp 100 lần BDS, lõi vấn đề là cái khoản phải thu có Đáng Tin Cậy và Đúng tính chất bản chất Phải Thu hay không.
Phải Thu Khách Hàng là 1 Tài Sản Nợ rõ ràng, Luật Kế Toán và Các Chuẩn Mực Kế toán nêu rất rõ, luật dân sự cho phép thế chấp, hà cớ gì không cho vay đc? Cụ chưa thấy thì giờ thấy rồi.
Bản chất nó là Thế chấp Quyền, nghĩa vụ phát sinh từ tài sản theo luật dân sự. Cũng đồng nghĩa là quyền tài sản, quyền truy đòi bên thứ 3. Chuyện tốt thế muh tích phân sao thành chuyện xấu?

2 Likes

Cụ nhìn 1 BCTC 1 tập đoàn này, tại sao nó vay nhiều bank và bank cho vay đc?

  1. Bởi vì, khoản vay này quá lớn, cty nó phải vay nhiều bank để né việc 1 bank ko đc cấp TD quá 15% Vốn DL 1 KH và nhóm KH liên quan.
  2. Những khoản vay này, toàn chiếu chỉ, sân sau hoặc có liên quan với nhau cả đấy, cụ tưởng muốn vay là vay à? Hok có bảo kê chiếu chỉ đèn xanh đỏ tím vàng, cụ thử đi vay xem?
  3. Cho nên, nó là nợ đẹp hết, hok có gì xấu cả… nguồn lực cả XH và nền kinh tế đang tập trung vào đấy đó, cụ cứ chê thì xê ra…

hehe, Phải thu có 12.000 tỷ chứ mấy, trong khi đó Doanh thu 1.000 tỷ/quý

Và giờ nó còn chưa nặn ra được BCTC kiểm toán năm 2022