Để họp xong mới rõ, không hiểu sao nó sàn nhiều vậy
ĐHĐCĐ 2022 : TPB tập trung cho tăng trưởng bền vững, dài hạn
- Kế hoạch 2022:
o Tổng tài sản dự kiến tăng 20% YoY đạt 350 nghìn tỷ đồng so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 14.8% YoY.
o Tăng trưởng tín dụng dự kiến tăng 18% YoY so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 25.7% YoY.
o Tăng trưởng huy động dự kiến sẽ tăng 12% YoY so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 18% YoY.
o LNTT dự kiến là 8.2 nghìn tỷ đồng (+36% YoY; chưa hợp nhất) so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 8,6 nghìn tỷ đồng (+43% YoY).
o TPB đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.
o TPB kỳ vọng tỷ lệ CIR ở mức 33%, giảm so với năm 2021 (33.82%) và thấp hơn dự báo của chúng tôi (33.5%). - TPB cập nhật kế hoạch huy động vốn 2022: Ngoài kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu (thông qua phát hành 527,251,831 cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện 3:1, nguồn thanh toán chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại 2021). Sau phát hành, vốn điều lệ của TP tăng từ 15,818 tỷ đồng lên 21,143 tỷ đồng. Số vốn chủ sở hữu tăng thêm từ phương án sẽ được sử dụng để đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông, mạng lưới chi nhánh, bổ sung vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn và bổ sung nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.
- TPB cho biết tăng trưởng tín dụng có thể vượt kế hoạch đề ra nhờ vào quy mô và khả năng tăng trưởng hiện tại. Tuy nhiên ban lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập ngoài lãi (NOII), đồng thời đưa ra ví dụ thực tế chứng minh rằng NOII có thể bù đắp cho phần thiếu hụt về thu nhập lãi thuần, kể cả trong trường hợp TPB không đạt chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch.
- TPB cho rằng 2022 là năm bản lề trong công tác tái cấu trúc của ngân hàng (2021-2025) và trong quá trình lấn sân vào mảng cho vay tiêu dùng thông qua sáp nhập công ty tài chính Handico (Hafic). Theo ban lãnh đạo cho biết, TPB từ trước đến nay đã có kinh nghiệm trong xử lý nợ có vấn đề, đối với cả tài sản của TPB (trong quá trình tái cấu trúc 10 năm qua) và của các đơn vị yếu kém khác theo chỉ đạo của NHNN (liên quan kết quả hỗ trợ một số quỹ tín dụng nhân dân trong các năm gần đây), giúp tăng tốc quá trình tái cấu trúc và là bước đi mạnh mẽ vào thị trường tài chính tiêu dùng.
- Livebanks (máy giao dịch video) sẽ thay thế dần hệ thống quầy giao dịch vật lý, đáp ứng giới hạn mở mới các chi nhánh và phòng giao dịch hàng năm của NHNN. Chia sẻ về quá trình triển khai Livebank, ban lãnh đạo cho biết hệ thống đã giúp thực hiện đến 90% thao tác của giao dịch viên tại quầy, và sẽ được bổ sung 50 đơn vị mới trong năm 2022, trong đó mỗi đơn vị có thể xử lý đến 4000-5000 giao dịch/tháng. Tuy nhiên, tốc độ mở mới Livebank không cao bằng năm trước, một phần nguyên nhân do tập khách hàng ngày càng chuyển dịch nhanh hơn sang các nền tảng giao dịch trực tuyến/di động
Nguồn RA VCSC
Sắp hết mùa ĐHCĐ xong sẽ đến mùa BCTC ra
Hôm nay đại diện F247 tham dự họp ĐHCĐ Fecon. Các bác đeo cà vạt tím phong thuỷ quá mn ạ . Thông tin chi tiết sẽ sớm gửi đến anh chị em nhé!
Nay có ai đi LHG ko nhỉ
Ngoài lề một xíu , mình muốn đổi nick thì phải vào đâu để đổi ạ ? Cảm ơn Suzy
Suzy update trước phần Q&A để mn nắm được nhé:
Q: Các dự án Fecon đang thực thi để đạt mục tiêu doanh thu lợi nhuận trong năm 2022? Giá vật liệu XD tiếp tục tăng cao trong năm 2022, công ty dự kiến ảnh hưởng ntn, có biện pháp gì để xử lý?
A: Để thực hiện mục tiêu Doanh thu là 5.000 tỷ, LN 280 tỷ thì ban điều hành rất tự tin với các dự án lớn như là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: Điện gió Trà Vinh 1.1, điện gió Duyên hải…và các dự án điện gió các khu vực khác. Đang theo đuổi nhiều dự án hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị: 3 dự án ở Hưng Yên, mỗi dự án đem lại 500-600 tỷ đồng, có thể triển khai từ Quý 2. Các tuyến Đường cao tốc: đang đăng ký trở thành tổng thầu 1 hoặc 2 tuyến. Dự án công nghiệp nặng: kỳ vọng ký được dự án lớn Vũ Hang 2 khoảng 500 tỷ, Nhơn Trạch 34 gói xây dựng hạ tầng.
Khi lập kế hoạch kinh doanh năm 2012 thì đã tính toán tương đối cẩn thận về ảnh hưởng của giá VLXD tới kết quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra thì ban cung ứng cũng liên tục khảo sát đánh giá cập nhật tình hình giá cả vật liệu để giúp cho gia công ty có những kế hoạch thực hiện các dự án hiệu quả. Ngoài ra thì Fecon cũng cố gắng đàm phán với những đối tác nhà cung cấp chiến lược của công ty để có giá ưu đãi cho các dự án của công ty, họ cam kết sẽ không không tăng giá trong suốt thời gian thực hiện dự án. Ngoài ra, Fecon đàm phán với chủ đầu tư, khách hàng của Fecon những điều kiện về điều chỉnh giá khi mà có ảnh hưởng vật liệu tăng từ 5% trở lên như: dự án Hòa Phát và dự án Vũng Áng 2.
Q: Nguyên nhân Phải thu khách hàng công ty mẹ giảm lần lượt 675 tỷ và 606 tỷ? Nguyên nhân chính ảnh dẫn đến kế hoạch kinh doanh 2021 không đạt?
A: Câu hỏi thứ 2 trong báo cáo. Trả lời câu hỏi thứ 1 như sau: Trong năm 2020 thì Fecon đã nhận được rất nhiều hợp đồng thi công điện gió lớn và yêu cầu của các hợp đồng thi công điện gió là tiến độ diễn biến rất nhanh, khối lượng lớn. Do đó Fecon đã thực hiện cái khối lượng công việc trong hợp đồng, đồng thời đã nghiệm thu để lên được một cái giá trị phải thu rất là lớn tại thời điểm 31/12/2020 và do đó với số dư đầu kỳ của mình khá cao. Trong năm 2021 thì các dự án điện gió này hầu hết đã hoàn thành và vì vậy thì chúng ta thu được một cái lượng phải thu rất đáng kể từ các dự án này và đã làm cho số dư phải thu tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021 đã giảm khá đáng kể so với đầu kỳ. Đấy là nguyên nhân chủ yếu nhất.
Q: Giá trị hợp đồng back lock chưa ghi nhận vào doanh thu đến thời điểm hiện nay là bao nhiêu?
A: Giá trị hợp đồng back lock chưa ghi nhận vào doanh thu đến thời điểm hiện tại là 2.500 tỷ. Trong đó: năm 2021 chuyển sang là khoảng 2.000 tỷ và ký mới trong quý 1 là 1.800 tỷ, nhưng chưa thực hiện được nhiều.
Q: Các dự án BĐS công ty đang phát triển đến bước nào rồi? Quy mô là bao nhiêu? Đặc biệt dự án tại Thái Nguyên khi nào có doanh thu?
A: Các dự án mà công ty đã theo đuổi hai năm nay đang trong giai đoạn có dự án thì chuẩn bị đấu thầu, có dự án chuẩn bị đấu giá, tất cả các cái này Fecon phải con là đơn vị tài trợ quy hoạch và là một trong những đơn vị có thể tham gia đấu thầu nhà đầu tư. Không thể khẳng định rằng các dự án này là của công ty tại thời điểm này cho nên là chúng tôi cũng xin phép là không được nói tên các cái dự án ở đây. Về quy mô: Ví dụ như ở Bắc Ninh thì quy mô khoảng 6 hecta, Thái Nguyên gần 30 hecta, Hưng Yên 206 hecta, ở Đồng Tháp gần 4 hecta, ở Bắc Giang thì nó là cái dự án khu công nghiệp tổng quy mô cũng cỡ khoảng trên 300 hecta 2 dự án. bán cái gì chúng tôi cũng đang quyết tâm là trong năm 2022 này sẽ có ít nhất là 2 trong năm các dự án này nổ ra và có được doanh thu vào Quý 4.
Q: Fecon được hưởng lợi thế nào từ đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ?
A: Fecon chúng ta là một trong các doanh nghiệp làm về hạ tầng và chắc chắn là chúng ta cùng với các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng khác sẽ được hưởng lợi về thực thi chính sách khuyến khích đầu tư công sau Covid. Công việc nó sẽ nhiều lên thị trường xe sẽ đỡ vất vả hơn so với các năm trước. Và khi mà công việc nhiều lên thì các đối thủ cạnh tranh của Fecon cũng nhiều việc hơn và cũng sẽ xông xênh hơn. Vấn đề hiện nay là cái giá dự toán của các dự án hạ tầng đang khá thấp so với giá thị trường, giá dự án ra định mức đang không theo kịp so với biến động thị trường cho nên là Fecon cũng khá thận trọng trong việc tham gia vào các dự án hạ tầng. Tôi cũng đang cân nhắc xem có tham gia vào cao tốc hay không nếu tham gia thì nó đang ở mức độ nào và tham gia ở đoạn nào phát huy được thế năng lực Fecon. Các dự án lớn như là sân bay, metro, hay cảng thì cũng đang theo từng bước để tham gia vào và phải đảm bảo được lợi nhuận tham gia. Các dự án hạ tầng nội bộ thì có zoom tốt hơn vì chủ yếu là dự án Tư nhân vì thay đổi về những bước giá thanh toán linh hoạt hơn so với nhà nước. Hi vọng là trong năm 2022 này sẽ có được các thay đổi tích cực bởi vì các nhà thầu mà đang tham gia hạ tầng đều có những đề nghị với chính phủ và các địa phương về việc điều chỉnh giá, thay đổi mức đơn giá… để đảm bảo có lợi nhuận. Có lẽ phải từ Quý 3, 4 trở đi thì cái cái việc tùy chỉnh nó mới ra đến thực tế dự án.
Q: Hỏi về dự án BĐS tại Hưng Yên?
A: Quý vị đã được biết là Fecon có tài trợ quy hoạch và quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt. Kế hoạch tiếp theo thì chúng ta vẫn đang bám sát. Nhưng sẽ phải phụ thuộc vào quy trình thủ tục của địa phương đặc biệt là quy trình thủ tục liên quan đến đấu thầu các dự án bất động sản.
Q: Công ty Fecon Invest có vai trò rất quan trọng. Vậy Fecon Invest sẽ tập trung đầu tư theo hướng mua bán sáp nhập hay làm từ khâu quy hoạch để làm dự án? Fecon Invest có 3 mảng: hạn tầng giao thông, hạ tầng điện, BĐS đô thị và Khu CN. Trong thời gian tới có đầu tư thêm mảng nước sạch không? Trong tương lai có đưa Fecon Invest IDO để đưa lên sàn CK không? Vừa rồi Fecon thoái vốn khỏi công ty Teddy. Đây là mảng rất quan trọng vì nó làm từ khâu tư vấn khảo sát. Tại sao lại thoái vốn?
A: Fecon Invest là được thành lập trên cơ sở sáp nhập công ty Fecon Power và Fecon hạ tầng, tập trung vào 3 cái mà truyền thống như đã đặt ra ngay từ đầu đó là: hạ tầng giao thông, bất động sản và và năng lượng tái tạo. Nước thì nó là một cái chuyên môn mới. Thật ra trước đây thì cũng đã nghiên cứu 1, 2 dự án nhưng mà cứ hội không nhiều, rất là nhiều nhà đầu tư sành sỏi những thị trường đã tham gia cái mảng đó rồi.
Có lên sàn hay không? Chúng tôi cũng chưa chưa có kế hoạch cụ thể. Fecon Invest đang nắm 95%, còn lại là các NĐT nhỏ lẻ. IPO nó sẽ là một kế hoạch trong dài hạn nếu mà chúng ta cần cho vốn lớn mà không có các đối tác tham gia vào dự án thì phải IPO, còn thời điểm này chưa có kế hoạch cụ thể.
Fecon và Teddy vẫn là đối tác chiến lược với nhau kể cả là có thoái vốn tài chính vì bản chất là trong các quy định của luật đấu thầu ấy cũng có quy định là với những cái dự án mà Teddy thiết kế FS, kỹ thuật thì Fecon không được tham gia thi công, chống cái việc conflict quyền lợi cho các dự án, chủ đầu tư. Thoái vốn chúng tôi cũng xem xét khá lâu rồi.
Q: Trong kế hoạch 2022 có 109 tỷ đến từ hoạt động đầu tư. Xin cho biết đến cụ thể từ dự án nào? Xin cho biết là kết quả kinh doanh quý 1 doanh thu lợi nhuận?
A: Về con số 109 tỷ, trong KH chúng tôi xây dựng thì Fecon có dự định thoái vốn tại Vĩnh Hảo 6 hoặc Cung Vinh Sóc Trăng. Và cũng có kế hoạch 1 trong 2 dự án BĐS tại Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Kết quả kinh doanh chính thức đang chuẩn bị công bố. Dự kiến doanh thu đạt 500 tỷ, lợi nhuận cty mẹ 3 tỷ, lợi nhuận hợp nhất vẫn đang cập nhật từ các công ty thành viên và sẽ công bố trong 1-2 ngày tới.
NỘI DUNG ĐHCĐ FECON
Ngày: 28/4/2022
Địa điểm: Hà Nội
Hình thức: họp trực tiếp và trực tuyến
I/ Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2021
- Vốn điều lệ 1.574 tỷ đồng, tổng tài sản 7.496 tỷ đồng. Doanh thu sau thuế và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt là 3.484 tỷ đồng và 71 tỷ đồng
- Dù gặp khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng 10% so với năm 2020 vớ 89% kế hoạch năm. Doanh thu tăng trưởng 21%, đạt 93% kế hoạch năm
- Hoàn thành phát hành riêng lẻ 32 triệu cổ phiếu cho NĐT chuyên nghiệp
- Công ty đã hoàn thành việc trích lập các Quỹ theo phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 và thực hiện trả cổ tức vào tháng 12/2021.
- Công ty đã hoàn thành việc trả thù lao năm 2021 cho các thành viên HĐQT và BKS theo quy định tại Nghị quyết ĐHĐCĐ.
II/ Dấu ấn trong hoạt động kinh doanh 2021:
- Giữ Đà Tăng Trưởng Dương Trước Khủng Hoảng “Kép”, Tăng 4 Bậc Trên Bảng Xếp Hạng Top 10 Nhà Thầu Xây Dựng Uy Tín Năm 2021
- Phát Hành Thành Công 32 Triệu Cổ Phiếu, Củng Cố Nguồn Lực Tài Chính
- Dấu Ấn Tổng Thầu Tại Các Dự Án Lớn
- Bước Tiến Mới Trong Lĩnh Vực Đầu Tư: Vận Hành Thương Mại Dự Án Điện Gió Quốc Vinh Sóc Trăng
- Lọt Top 50 Thương Hiệu Tuyển Dụng Yêu Thích: Tạo Dựng Môi Trường Làm Việc An Toàn - Bền Vững - Hạnh Phúc Cho Người Lao Động
- Đồng Hành Cùng Các Hoạt Động Xã Hội Ý Nghĩa, Lan Tỏa Văn Hóa Cống Hiến Tới Thế Hệ Trẻ
III/ Kế hoạch kinh doanh năm 2022:
• Tái cấu trúc và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐQT, tăng số lượng thành viên HĐQT chuyên trách để giúp công tác điều hành hiệu quả hơn
• Tái cấu trúc các Công ty thành viên theo hướng tinh gọn để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh cốt lõi, tăng cường năng lực cạnh tranh cho FECON.
• Chỉ đạo, phê duyệt và đôn đốc Ban điều hành công ty xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh chi tiết 2022 đảm bảo đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra và củng cố phát triển Tập đoàn FECON theo hướng bền vững, chất lượng và hiệu quả.
• Nâng cao tỷ trọng doanh thu các mảng kinh doanh chiến lược, đặc biệt là hiện thực hóa các cơ hội đầu tư dự án, đóng góp lợi nhuận chính cho Tập đoàn;
• Phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh Nhà thầu chuyên nghiệp, cung cấp giải pháp tổng thể tối ưu, quản lý dự án chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế;
• Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án thông qua việc hoàn thiện hệ thống cung ứng tập trung và đẩy mạnh kiểm soát chi phí và giá thành.
• Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tập đoàn.
• Hoàn thiện và thực thi các chương trình phát triển văn hóa doanh nghiệp, sáng kiến cải tiến, chính sách đãi ngộ, khuyến khích nâng cao năng suất và trả lương theo hiệu quả quản lý.
• Đẩy mạnh khai thác ứng dụng công nghệ thông tin (4.0) trong công tác quản lý dự án và quản trị doanh nghiệp.
Ngay lúc này đang diễn ra ĐHCĐ của CEO tại toà nhà CEO tower đường Phạm Hùng, Hà Nội.
Hình ảnh được member F247 gửi về, ai có thông tin thì mọi người cập nhật vào đây luôn nhé!
CEO nay xanh tím là ấm lòng cổ đông, không cần ấm chén cũng được =)))
NỘI DUNG HỌP ĐHCĐ CEO:
PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD NĂM 2021
-
Doanh thu: Tổng doanh thu hợp nhất năm 2021: 1.249 tỷ đồng.
-
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn năm 2021 đạt hơn 82 tỷ đồng, tăng 185 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, đạt 102% với kế hoạch đề ra
-
Đối với lĩnh vực Bất động sản nhà ở:
- Năm 2021, Tập đoàn tập trung triển khai các dự án trọng điểm đáp ứng tiến độ công tác kinh doanh và bàn giao, nỗ lực thúc đẩy việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý quan trọng cho các dự án trọng điểm.
- Đối với lĩnh vực Bất động sản nghỉ dưỡng
-
Vẫn nỗ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các sản phẩm ở 2 thị trường trọng điểm là Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang).
-
Tại Dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City, Tập đoàn CEO lần đầu tiên định danh và phát triển concept nghỉ dưỡng “Homeliday” (kết hợp của “second-home” (ngôi nhà thứ 2) và “holiday” (kỳ nghỉ). Doanh nghiệp kỳ vọng concept này sẽ góp phần đưa Vân Đồn vươn mình trở thành trung tâm ngôi nhà thứ hai của cả nước
- Đối với lĩnh vực xây dựng
- Năm 2021, CEO Xây dựng tập trung triển khai thi công các Dự án của Tập đoàn tại Vân Đồn, Hà Nội, Phú Quốc, Hà Nam; công tác thi công đáp ứng được yêu cầu theo đúng tiến độ đề ra của các Dự án.
- Đối với lĩnh vực du lịch và quản lý khách sạn
- Hoạt động du lịch và quản lý khách sạn của Tập đoàn bị ảnh hưởng nặng nề do dịch. Mặc dù vậy, các tổ hợp khách sạn của Tập đoàn vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng để tiếp đón du khách
PHẦN THỨ HAI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2022
-
Tổng doanh thu hợp nhất: 3.000 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất: 300 tỷ đồng
-
Đối với lĩnh vực Bất động sản:
- Tập trung triển khai các dự án trọng điểm: CEOHomes Hana Garden City tại Hà Nội, Sonasea Residences tại Phú Quốc, đáp ứng tiến độ công tác kinh doanh theo kế hoạch.
- Đối với lĩnh vực Bất động sản nghỉ dưỡng:
-
Hoàn thiện HTKT, tiện ích và thi công xây dựng các hạng mục/sản phẩm tại dự án trọng điểm Sonasea Vân Đồn Harbor City, trong đó tập trung triển khai sản phẩm Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn;
-
Tiếp tục giới thiệu tới thị trường những sản phẩm BĐS đáp ứng nhu cầu thị trường tại các Dự án trọng điểm của Tập đoàn trong năm 2022: Sonasea Vân Đồn Harbor City, Sonasea Residences Phú Quốc,…
- Đối với lĩnh vực xây dựng:
-
Đẩy mạnh tiến độ thi công các hạng mục công trình tại các dự án trọng điểm của Tập đoàn, đáp ứng công tác kinh doanh và bàn giao cho khách hàng;
-
Tận dụng thế mạnh về thi công HTKT tìm kiếm các công trình/dự án ngoài Tập đoàn.
- Đối với lĩnh vực du lịch và quản lý khách sạn:
- Kiểm soát, quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí vận hành đối với các khách sạn. Thực hiện các giải pháp để đón du khách trong nước cũng như quốc tế, tăng tỷ lệ lấp đầy; .
- Các hoạt động khác:
-
Nghiên cứu và đề xuất phát triển các dự án tiềm năng trên địa bàn cả nước
-
Tiếp tục áp dụng các phương pháp kinh doanh linh hoạt, Tập đoàn CEO cũng chuẩn bị mọi điều kiện để các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt khác đều có thể bứt tốc hậu Covid-19
Mod cập nhật nhanh quá :))
Cổ đông hỏi tại sao cổ phiếu BCG xuống thấp mà lãnh đạo không mua, Chủ tịch Nguyễn Hồ Nam nói: Hiện Công ty có đến 37.000 cổ đông và chúng tôi cũng không phải trader!
(Tổ Quốc) - Với tình hình như hiện tại, BCG sẽ phân bổ nguồn vốn thông minh hơn. Thay vì tập trung vào nợ vay ngân hàng và từ trái phiếu, tập đoàn sẽ tăng nguồn vốn tự có, đảm bảo cho các dự án bất động sản được diễn ra suôn sẻ. Đó là lí do IPO BCG Land vào cuối quý 3/2022, đại diện Bamboo Capital nói.
Sáng ngày 6/5, CTCP Bamboo Capital (BCG) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 bằng hình thức trực tuyến.
Đáng chú ý, Đại hội đã thống nhất đổi tên công ty thành CTCP Tập đoàn Bamboo Capital. Mục đích nhằm tạo thuận lợi cho quá trình kết nối với đối tác, khách hàng khi giao dịch và kinh doanh theo định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn mới.
Ghi nhận sau hơn 10 năm thành lập, BCG đã trở thành tập đoàn đa ngành với 78 công ty thành viên và công ty liên kết, hơn 2.000 nhân sự. Tập đoàn hiện kinh doanh trên 7 lĩnh vực chính gồm: Năng lượng tái tạo, Xây dựng - Hạ tầng, Bất động sản, Sản xuất - Thương mại, Tài chính - Bảo hiểm, Dịch vụ quản lý và phân phối bất động sản, và Dược phẩm.
Về kinh doanh, BCG đã thống nhất kế hoạch doanh thu năm 2022 vào mức 7.250 tỷ đồng, tăng 280% so với thực hiện 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 220%. Ngoài ra, Công ty cũng thông qua việc trả cổ tức 2021 tỷ lệ 10%, gồm 5% tiền mặt và 5% cổ tức.
Nhằm huy động vốn cho hoạt động, Công ty còn lên kế hoạch phát hành hơn 266 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với giá 10.000 đồng/cp. Ngoài ra, BCG cũng lần đầu tiên phát hành cổ phiếu theo hình thức bán đấu giá 250 triệu cổ phần ra công chúng. Giá chào bán khởi điểm bằng tối thiểu 70% giá tham chiếu bình quân của 60 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán của cổ phiếu BCG tính đến ngày công ty ra nghị quyết chào bán.
Cùng với 25,3 triệu cổ phiếu trả cổ tức và 5 triệu cổ phiếu ESOP, tổng giá trị cổ phần BCG dự kiến phát hành trong năm 2022 tính theo mệnh giá là 5.183 tỷ đồng. Như vậy, sau khi hoàn tất các đợt phát hành, vốn điều lệ của BCG sẽ tăng từ 5.033 tỷ đồng lên khoảng 10.500 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo BCG, nếu thực hiện tốt việc huy động vốn trong năm 2022, BCG sẽ có thêm nguồn lực để tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn, tạo ra giá trị lớn hơn cho cổ đông. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới mà HĐQT BCG đã xây dựng. Theo kế hoạch này, BCG sẽ đạt mức lợi nhuận sau thuế hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2026.
Sau khi tăng vốn thành công, BCG sẽ góp 5.000 tỷ đồng vào BCG Financial nhằm tăng vốn cho Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, chuẩn bị nguồn lực cho Bảo hiểm AAA tăng tốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhằm mang về doanh thu đột phá, hướng đến mục tiêu niêm yết trong 3 năm tới.
Thông qua BCG Financial, BCG cũng sẽ đầu tư thêm mảng fintech của Công ty Bamboo ID để phát triển ứng dụng ngân hàng số, đầu tư dài hạn vào mảng ngân hàng và M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính.
Về nhân sự, Đại hội đã thông qua đơn miễn nhiệm thành viên HĐQT của ông Khuất Tuấn Anh và bầu bổ sung ông Nguyễn Tùng Lâm vào HĐQT BCG nhiệm kỳ 2022-2026.
Thảo luận tại Đại hội
1. Chính sách ESOP của BCG hiện nay là 10% trên tổng lợi nhuận sau thuế, như vậy có quá cao hay không?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Để hài hòa quyền lợi của cổ đông, tập đoàn và cán bộ đang làm việc tập đoàn, hàng năm HĐQT có xin trích thưởng cho các cán bộ lãnh đạo có đóng góp lớn cho tập đoàn bằng hình thức ESOP. Chúng tôi rất cân nhắc khi thực hiện. Năm 2019, chúng tôi xin trích thưởng 10% và được duyệt nhưng qua năm 2020 chúng tôi không phát hành.
Năm ngoái đại hội cũng thông qua tờ trình xin trích thưởng với với tỷ lệ tuyệt đối, căn cứ theo đó có thể trích thưởng 10% cho cán bộ chủ chốt để gắn kết cán bộ với tập đoàn. Tuy nhiên, khi HĐQT bàn bạc thấy rằng tập đoàn cần nguồn vốn triển khai các hoạt động sắp tới nên chúng tôi chỉ xin trích thưởng 5%. Đây là chính sách giúp tạo động lực cho cán bộ nhân viên gắn bó với công ty, đưa công ty phát triển hơn.
2. Đòn bẩy tài chính của công ty đang khá cao, có tới 9.000 tỷ là nợ trái phiếu, điều này có gây ra rủi ro hay không?
Ông Nguyễn Hồ Nam: BCG cũng phát hành trái phiếu trung và dài hạn để triển khai các dự án năng lượng và bất động sản, chúng tôi sử dụng đơn vị tư vấn là các công ty chứng khoán uy tín để đảm bảo công tác phát hành tuân thủ các quy định pháp luật. Nợ trái phiếu của BCG là 9.000 tỷ nhưng tổng tài sản hơn 40 ngàn tỷ, vốn tự có hơn 8.000 tỷ đồng, đây là cơ cấu tài chính an toàn với số lượng trái phiếu này.
Ý thức trong thời gian vừa qua BCG phát triển rất nhanh, nên chúng ta huy động vốn mọi kênh trong nước để thực hiện dự án và đang cố gắng cải thiện cơ cấu tài chính, giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Trong năm 2021, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm xuống còn 3,51 lần, và đến tại thời điểm cuối quý 1/2022 đã giảm xuống còn 2,72 lần. Trong năm nay, công ty sẽ nỗ lực giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu về dưới 2 và tương lai gần là về dưới 1.Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cũng được BCG giảm liên tục vào thời gian qua. Hiện nay tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 2,75 và sẽ còn giảm xuống dưới 2 trong năm 2022. Khi một doanh nghiệp có tổng tài sản ngày càng cao thì số nợ cũng sẽ tăng theo. Nguyên tác quản trị tài chính là không thể chỉ nhìn vào con số nợ tuyệt đối để đánh giá mà phải nhìn vào đòn cân nợ, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu có hợp lý và an toàn hay không.
3. Những quy định và dự thảo sửa đổi mới về doanh nghiệp phát hành và người mua trái phiếu có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của công ty khi hiện tại đây đang là kênh huy động khá nhiều vốn cho công ty?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Trong thời gian qua có rất nhiều thông tin trái phiếu về thị trường trái phiếu gây nhiều hoang hoang cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong buổi hội thảo của Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp và các bộ, ngành mới đây thì những quan điểm và thông điệp về thị trường trái phiếu đã gần như rất rõ ràng.
Việt Nam đang là nền kinh tế đang phát triển, do đó cần phải có bệ đỡ một thị trường tài chính ổn định, vững mạnh. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên, thời gian qua khung pháp lý chưa được ổn định nên có trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” cho nên sắp tới không phải là siết hay “hủy diệt” thị trường trái phiếu mà tạo ra khung pháp lý để thị trường trái phiếu được phát triển an toàn và lành mạnh hơn.
Với BCG, trong thời gian qua công ty vẫn phát hành trái phiếu trung và dài hạn để huy động nguồn vốn. Trong đó, 90% nguồn vốn huy động để sử dụng cho các dự án năng lượng, còn lại là bất động sản. Như vậy, khi phát hành công ty đã thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Thời gian tới, nếu khung pháp lý về thị trường trái phiếu được ban hành, thì việc phát hành của các doanh nghiệp trong đó có BCG phải tuân thủ theo quy định mới. và đây là kênh hiệu quả được khuyến khích để huy động nguồn vốn nhàn rỗi.
4. Công ty có thể giảm số lượng phát hành đấu giá xuống hoặc nâng giá lên được không?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Công ty quyết định tăng vốn để đảm bảo tính an toàn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Doanh nghiệp cũng lo ngại rằng nhiều người sẽ không có điều kiện để thực hiện quyền mua cổ phiếu trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu nên công ty đã đưa thêm phương án phát hành đấu giá. Việc đấu giá có thể thu hút cả cổ đông hiệu hữu lẫn cổ đông mới. Trong quá trình triển khai tập đoàn sẽ cân nhắc chọn thời điểm để hiệu quả mang lại nhiều nhất cho các bên. Mức giá sẽ phụ thuộc vào giá thị trường nên HĐQT sẽ triển khai vào thời điểm thích hợp nhất với giá tốt nhất.
Bamboo Capital chưa xác định sẽ đấu bán số cổ phiếu trên cho ai nhưng công ty sẽ làm việc với một số nhà đầu tư chiến lược, giới thiệu cho họ để có được mức giá tốt nhất.
5. Việc hai dự án dự án điện gió Khai Long 2&3 có một số bài báo nói chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, việc này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của mảng năng lượng tái tạo không?
Ông Phạm Minh Tuấn: Do năm 2021 dịch bệnh kéo dài nên thủ tục đầu tư đã bị kéo dài hơn dự kiến. Công ty đang làm việc với các cơ quan chức năng và chính quyền tỉnh Cà Mau thực hiện xin chấp thuận đầu tư. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ như công ty dự tính. Đối với dự án này Bamboo Capital đang thương thảo hợp đồng EPC để triển khai đóng cọc đại trà.
6. Dự án Malibu Hội An liên tục bị lùi thời hạn bàn giao, liệu công ty có thể bàn giao dự án này trong năm nay không?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Công ty triển khai dự án này khi mà dịch bệnh Covid-19 bùng phát, công trường bị đóng lại, công nhân không làm việc gây phát sinh nhiều chi phí. Đó là những ảnh chung trên toàn đất nước. Công ty đã chấp nhận tăng chi phí, tăng cường nhân lực để triển khai dự án nhanh chóng. Khối khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng Bamboo Capital đã bán hàng xong nên doanh số không bị ảnh hưởng. Tiến độ bị chậm hơn 9 tháng do tính khách quan và doanh nghiệp phải bổ sung nguồn vốn để tăng tốc về đích. Cuối tháng 8 năm nay khối khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng có thể đưa vào vận hành. Phần biệt thự đã ngừng công tác bán hàng và đang được thục đẩy lại việc xây dựng và có thể hoàn thành trong quý I năm sau. Tuy nhiên biệt thự bây giờ giá đang lên cao nên doanh thu từ đây có thể bù đắp lại những tổn thất đã xảy ra.
7. Bamboo Capital giảm sở hữu tại BCG Land xuống, vậy bên nào là bên nhận số cổ phần còn lại?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Sau khi IPO thì tập đoàn chỉ còn nắm 51% BCG Land, những đơn vị tham gia mua cổ phiếu BCG Land trong thời gian tới sẽ là cổ đông mới sau khi niêm yết.
8. Tại sao tập đoàn lại chuyển nhượng dự án Malibu Hội An cho BCG Land?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Malibu Hội An được triển khai xây dựng khi chưa có BCG Land, sau khi cấu trúc lại thì tập đoàn đã giao mảng bất động sản cho BCG Land quản lý nên cũng chuyển dự án trên cho đơn vị này. Trong tương lai quyền lợi tại Malibu Hội An sẽ được chia sẻ thêm cho các cổ đông khi công ty con quản lý mảng bất động sản của tập đoàn IPO.
9. Dự án Amor Garden chuyển nhượng cho R&H Vinahud thì liệu có xảy ra xung đột lợi ích hay không?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Đây là dự án gần với Malibu. Trước đây BCG Land tham gia với tỷ lệ 51%., đối tác R&H nắm 49%. Tại Hội An công ty đã có 3 dự án, nên tập đoàn đã quyết định thoái vốn đầu tư vào dự án Hội An Dor - một cơ hội tốt hơn. Bamboo Capital vẫn hỗ trợ công tác quản lý, xây dựng, pháp lý cho dự án nên Vinahud muốn mời tập đoàn tham gia góp vốn. Vì vậy ông Nam đã tham gia 10% vào R&H để thể hiện thiện chí hỗ trợ dự án Amor Hội An. Đây cũng là cơ hội cho Tracodi - đơn vị thành viên của Bamboo Capital, nhờ hợp tác với R&H mà Tracodi trở thành tổng thầu nhiều dự án của Vinahud tại khu vực miền Bắc và miền Trung.
10. Công ty đã công bố sở hữu 90% cổ phần tại Tipharco vậy tại sao trong báo cáo hợp nhất quý I lại không thấy ghi nhận doanh thu lợi nhuận của đơn vị này?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Trải qua đại dịch, y tế của chúng ta đã bộ lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, công ty thấy đây là cơ hội lớn vì nhu cầu lớn của thị trường trong lớn nên đã có những mối quan tâm nhất định. Tuy nhiên, Bamboo Capital chưa có nhiều hiểu biết về ngành này nên đầu tư lớn sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Vì vậy, công ty sẽ tham gia với mức độ an toàn với Tipharco. Ông Nam đã tham gia M&A vào Tipharco trước đây khi có một cổ đông lớn của công ty dược này đã thoái vốn với mức giá hợp lý nên tập đoàn đã quyết định mua lại hơn 20% tại đây với rất giá hợp lý. Ông Nam cùng Bamboo Capital và nhóm cổ đông đang nắm giữ 90% cổ phần Tipharco sẽ từng bước phát triển đơn vị này khi có đủ nguồn lực và kiến thức.
11. Thị trường trái phiếu bất động sản đang bị siết chặt, điều này có gì ảnh hưởng đến Bamboo Capital không?
Ông Phạm Minh Tuấn: Siết chặt trái phiếu bất động sản không có gì đáng ngại với tập đoàn vì việc này đang làm trong sạch thị trường, làm giảm rủi ro các nhà đầu tư. Đối với Bamboo Capital, công ty luôn tuân thủ theo pháp luật, các dự án phát hành trái phiếu thì toàn là những dự án có lợi nhuận cao và có phương án trả nợ rõ ràng nên vẫn sẽ hấp dẫn với nhà đầu tư. Việc siết chặt trái phiếu bất động sản chỉ gia tăng tính minh bạch, hỗ trợ tập đoàn phân định những nhà phát hành, phương án phát hành không rõ ràng để mang lại hiệu quả tối đa.
12. Kế hoạch lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ trong các năm tới là bao nhiêu?
Ông Phạm Minh Tuấn: Năm 2022 sẽ rơi vào khoảng 1.300 tỷ đồng, năm 2023 là 1.600 tỷ đồng, năm 2024 là 2.300 tỷ đồng, năm 2025 sẽ là 3.500 tỷ đồng và 2026 sẽ đạt mức 5.100 tỷ đồng. Tập đoàn phát triển các dự án trên phương án là M&A. Khi mà phát triển nhanh chóng công ty muốn có những đối tác chiến lược. Doanh nghiệp khi M&A đều sẽ đứng ra nắm chi phối dự án, các đối tác sẽ cùng quản lý hoặc sử dụng nguồn lực của có sẵn của họ để đóng góp. Nếu Bamboo Capital được chấp thuận tăng vốn hơn nữa thì có thể tự triển khai được các dự án lớn mà không cần đối tác.
13. Kế hoạch tăng vốn hàng năm của Bamboo Capital sẽ như thế nào?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Công ty sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn trong giai đoạn 2022-2026. Dự kiến vốn chủ sở hữu trong năm 2023 sẽ là 29.000 tỷ đồng, 2024 sẽ là 40.000 tỷ đồng, 2025 là 47.000 tỷ đồng và 2026 là 56.000 tỷ đồng. Vào năm 2026, tổng tài sản công ty sẽ rơi vào khoảng 128.000 tỷ đồng. Trong các năm tới, công ty sẽ ưu tiên vốn chủ sỡ hữu sẽ tăng lên bằng cách giữ lại lợi nhuận để thực hiện sản xuất kinh doanh hơn là phát hành mới.
14. Tại sao cổ phiếu xuống thấp mà lãnh đạo công ty không mua thêm vào?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Hiện tại công ty là đơn vị đại chúng, có khoảng 37.000 cổ đông. Những người sáng lập đều đang là thành viên HĐQT công ty, đều đang nắm số lượng cổ phần lớn nên luôn cam kết đi cùng Bamboo Capital trên chặng đường dài nên việc mua bán cổ phiếu sẽ không phải ưu tiên, chúng tôi không phải là trader trên thị trường chứng khoán. Các thành viên HĐQT sẽ tập trung điều hành, quản trị rủi ro và tìm ra những giải pháp để phát triển tập đoàn để đưa tập đoàn đi lên.
15. Khoản mục phải thu ngắn và dài hạn của công ty là rất lớn, đặc biệt là khoản thu khác. Việc những khoảng phải thu lớn này có làm tăng rủi ro, hình thành nợ xấu, mất thanh khoản khiến công ty phải tăng trích lập dự phòng hay không?
Ông Nguyễn Hồ Nam: Đây là câu hỏi rất hay, nhân cơ hội này tôi xin trả lời rõ, do đặc thù riêng kinh doanh riêng của của Tập đoàn nên khoản phải thu rất lớn. Các khoản này đến từ 3 mảng:
Thứ nhất là mảng bất động sản, giá trị bán hàng của chúng ta rất lớn nhưng theo nguyên tắc kế toán, chỉ khi xây dựng xong và bàn giao thì khoản mục này mới được ghi nhận vào doanh thu. Tài sản chúng ta đang nắm giữ là các căn hộ, các bất động sản chúng ta đang nắm giữ nên nếu sau khi hoàn thành xây dựng mà khách hàng không tiếp tục thanh toán hết thì ta có thể thanh lý hợp đồng và bán cho khách hàng khác, không phải lo mất thanh khoản.
Mảng thứ 2 phải thu là do công ty có khối lượng xây dựng rất lớn, đặc biệt là mảng bất động sản trong các dự án năng lượng có quy mô lớn, công ty phải ứng trước 30-40% nên phải hoạch toán là khoản phải thu. Khi mà các dự án đi vào hoạt động, nghiệm thu xong rồi thì khoản phải thu này sẽ chuyển thành tài sản, đó không còn là các khoản phải thu nữa.
Mảng thứ 3 phải thu là do hoạt động M&A, khi mua các dự án, Chúng ta đang nắm quyền sở hữu dự án đó nhưng chỉ mới trả 50-70% tiền dự án, chờ đối tác hoàn thiện thủ tục pháp lý chúng ta mới thanh toán phần còn lại. Khi nào xong thủ tục pháp lý, chúng ta sẽ thanh toán tất cả tiền mua dự án cho đối tác và các khoản phải thu này sẽ duoc hoạch toán vào doanh thu, vào tài sản công ty.
Gửi ae phần Q&A của bác Nguyễn Duy Hưng trả lời những câu hỏi của cổ đông tại ĐHCĐ SSI năm 2022 nhé. Hôm qua mình bận xíu nên gửi hơi muộn
1/ SSI tham gia kinh doanh mảng trái phiếu có phần chậm hơn những công ty khác? Ông đánh giá thế nào về mảng kinh doanh này và gần đây tác động ra sao?
- SSI tham gia mảng trái phiếu sớm với quy mô vừa phải và từng bước
- Làm đúng các quy trình pháp luật, đảm bảo an toàn cho việc phát hành và thu hồi,…không bị lạm dụng sẽ là động lực tốt để phát triển kinh tế, không thì sẽ là nguy cơ ảnh hưởng
- Tất cả những gì SSI làm đều trong kiểm soát tuyệt đối của công ty
2/ Năm 2021 dòng tiền cá nhân nâng đỡ thị trường? Năm 2022 thì đâu là điểm tựa thị trường chứng khoán? Liệu dòng tiền có rút ra khỏi thị trường không?
- TTCK có chức năng huy động vốn, tăng thanh khoản để NĐT chủ động TK của mình
- Chu kỳ tiền rẻ bơm vào nhiều người đầu cơ tài sản sẽ tìm được nhiều lợi nhuận. Trái lại khi chu kỳ tiền rẻ đã không còn, những tài sản có khả năng sinh lời sẽ thành điểm tựa quan trọng
- Vốn trong nước trở nên đắt, thị trường chứng khoán giảm tạo cơ hội cho nước ngoài vào đầu tư kinh doanh ở TTCK VN
- NĐT TTCK Việt Nam phụ thuộc vào khả năng quản trị rủi ro và nhận định về tương lai của mỗi NĐT, là khác nhau
- Cơ hội của năm 2022 là cơ hội của những người có dòng tiền không vay mượn để mua những tài sản với mức độ giá trong một thời gian có thể thu lời, an toàn hơn rất nhiều so với đu đỉnh
3/ TT chứng khoán có dấu hiệu hạ nhiệt, ảnh hưởng đến ngành chứng khoán nói chung và nói riêng, khi thanh khoản 14-17 nghìn tỷ mỗi phiên
- Cuối 2021 đầu năm 2022 là những phiên thanh khoản trong mơ của những người làm chứng khoán. Những trước đây khoảng 1 năm nếu một phiên trung bình 14-15 nghìn tỷ đã là một điều mơ ước. Ví chúng ta đã có những phiên giao dịch 30-14 nghìn tỷ nên số GD này giảm còn 14-15 đối với một số chúng ta là sự sụt giảm khủng khiếp
- Tôi thấy 14-17 nghìn tỷ với thị trường VN, 300 tỷ GDP của VN, tôi thấy đây vẫn là con số lý tưởng
- Nếu như mức độ tăng trưởng 12-15% mỗi năm, vẫn rất tốt
- Hiện tại với tình hình này, SSI vẫn sẽ không có gì thay đổi trong kế hoạch kinh doanh
4/ Ông bình luận thế nào về tình hình thị trường gần đây? Nhiều NĐT đang lo ngại sự trở lại của giai đoạn 2018
- Tôi quan tâm hơn đến các yếu tố vĩ mô của một kế hoạch kinh doanh dài hạn, tôi vẫn đánh giá cao cơ hội của thị trường.
- Tuy nhiên có những điều kiện bên ngoài mà chúng ta không kiểm soát được (chiến tranh Ucraina, Phương Tây - Nga…) Rủi ro này sẽ phát sinh cơ hội khác, quý 1 ngành nông sản VN rất tốt
- Những biến đổi ngắn hạn có thể làm nhiều NĐT mất tiền nếu chúng ra cứ dựa vào biến đổi ngắn hạn
- Nếu chúng ta nhìn về lâu dài hơn, các yếu tố vĩ mô, nâng hạng thị trường, sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là NĐT nước ngoài
5/ Các yếu tố ảnh hưởng thị trường trong thời gian tới?
- Lãi suất
- Triển vọng tăng trường
- Các vđ mang tính toàn cầu: xung đột nga - ucraina, chính sách zero covid của Trung Quốc
- Chính sách thanh lọc, minh bạch thị trường
- Huy động vốn
6/ Vấn đề siết tín dụng của bất động sản trong thời gian qua, về việc cấp margin cho các cổ phiếu bất động sản?
- Trước mát thì cũng có ảnh hưởng BDS, nhưng với SSI thì không ảnh hưởng nhiều, lý do chúng tôi không tham gia nhiều mảng này
- Tất cả hiện nay chỉ là dự thảo nên cũng chưa thể biết mức độ ảnh hưởng ra sao với các ngành này
7/ Vì sao giá cổ phiếu SSI giảm liên tục mặc dù làm ăn kinh doanh tốt?
- Tôi và toàn bộ người thân trong gia đình tôi không bao giờ mua bán một cổ phiếu SSI nào mà không công bố, tôi cũng không bao giờ tham gia đánh lên hay đánh xuống cổ phiếu của công ty mình
- Chủ quan tôi chỉ có thể làm thế nào để công ty hoạt động minh bạch, phát triển tốt nhất, mang lại nhiều doanh thu và mang lợi ích cho cổ đông nhiều nhất. Còn giá cổ phiếu, là do thị trường định đoạt
8/ Vị thế cạnh tranh của công ty chứng khoán sau khi tăng vốn?
- Tổ chức trung gian để doanh nghiệp huy động vốn, và để nhà đầu tư đặt tài sản của mình đầu tư vào các doanh nghiệp
- Đối với SSI là nơi mà NĐT chuyên nghiệp tin tưởng, tin cậy, minh bạch để kinh doanh tài chính.
- Vị trí cạnh tranh của SSI vẫn luôn có những điểm vượt trội trong thị trường tài chính
9/ AGM lần trước khi nào triển khai?
- Đã gửi lên Ủy ban chứng khoán và đang chờ cấp phép
- Tuy nhiên giai đoạn nhạy cảm, chúng tôi sẽ cập nhật hồ sơ mà ủy ban yêu cầu
10/ SSI có kế hoạch thoái vốn PAN trong năm nay không?
- Không có kế hoạch thoái vốn
- Nếu mua phải mua công khai và có thể tác động đến giá cổ phiếu nên chưa thực hiện
11/ Hỏi về thành viên HĐQT mới ông Nguyễn Quốc Cường?
- Đại hội cũng tiến hành bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm thành viên độc lâp HĐQT thay ông Ngô Văn Điểm đã hết nhiệm kỳ.
- Thành viên hội đồng quản trị độc lập, cầu nối giữa SSI với các cơ quan doanh nghiệp của Mỹ và Nhật
12/ Ông nghĩ sao khi công ty SSI là công ty chứng khoán lớn nhất ngành mà giá cổ phiếu thấp nhất?
- Giá trị đắt hay rẻ chúng ta nên nhìn vào PE, mệnh giá cổ phiếu không dùng từ thấp nhất hay cao nhất như thế này được
13/ Chiến lược phát triển KH?
- Mở rộng KH cá nhân (môi giới truyền thống, online digital), các tổ chức phát hành/công ty
- NĐT chuyên nghiệp nước ngoài, để kết nối nhà đầu tư và các doanh nghiệp
14/ Tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến ngành tài chính?
- Có ảnh hưởng đến kinh doanh tài chính
- Tuy nhiên SSI có nhiều lợi thế hơn những đơn vị khác: có vốn CSH lớn, uy tín với NN lớn với lãi suất thấp khi vay (hiện nay là 4,5%/năm), chi phí vốn bình quân chưa bị ảnh hưởng ⇒ chưa phải điều chỉnh chính sách lãi suất margin
Nội dung chính của ĐHCĐ
HĐQT SSI trình kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2022 với doanh thu 10.330 tỷ đồng, tăng 31%, lợi nhuận trước thuế 4.370 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021.
Chiều 7/5/2022, CTCP Chứng khoán SSI đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 theo hình thức trực tuyến.
CEO SSI - ông Nguyễn Hồng Nam cho biết công ty vẫn nhìn nhận tích cực vào thị trường chứng khoán năm 2022. Cụ thể là nửa đầu năm nay, thị trường sẽ có diễn biến thận trọng do ảnh hưởng từ các lo ngại về lạm phát cao, lãi suất tăng, rủi ro về địa chính trị trên thế giới…
Cũng theo ông Nam, nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ có triển vọng rõ ràng hơn, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ hơn. SSI nhìn nhận tích cực về tương lai thị trường năm 2022.
Đồng thời, HĐQT SSI trình kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2022 với doanh thu 10.330 tỷ đồng, tăng 31% và lợi nhuận trước thuế 4.370 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021.
Kế hoạch này được đưa ra trên cơ sở nếu VN-Index và thanh khoản thị trường tích cực hơn năm 2021. Đây là mục tiêu thách thức nhưng thể hiện sự quyết liệt của SSI trong việc giữ vững tốc độ tăng trưởng.
SSI cũng hy vọng yếu tố rủi ro ngắn hạn làm ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index và thanh khoản thị trường sẽ chấm dứt trong các quý tiếp theo.
Năm 2021, Chứng khoán SSI ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3.365 tỷ đồng, gấp đôi năm trước và vượt 60% kế hoạch năm, cao nhất trong 21 năm hoạt động. Dựa trên kết quả này, HĐQT trình phương án trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 10% bằng tiền, tương ứng 1.000 đồng/cp.
Ngoài ra, trong những tháng đầu năm 2022, SSI đã ký thành công và hoàn tất giải ngân hợp đồng vay vốn tín dụng từ nhóm các định chế tài chính nước ngoài trị giá 148 triệu USD. Đây là hợp đồng tín chấp nước ngoài lớn nhất mà một công ty chứng khoán Việt Nam tiếp cận được tính hiện tại.
Năm trước, SSI cũng đã tiếp cận được nguồn vốn tín chấp nước ngoài lớn nhất trong ngành chứng khoán 267,5 triệu USD, trong đó có khoản vay hợp vốn 118 triệu USD từ Fubon và UBOT - được kết nối thành công bởi Khối IB SSI.
Chào bán tối đa 104 triệu cổ phiếu riêng lẻ
Cũng trong chiều nay, HĐQT SSI trình phương án chào bán tối đa hơn 104 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán không thấp hơn 90% giá đóng bình quân của 10 ngày giao dịch liên tiếp trước ngày HĐQT quyết định phê duyệt phương án phát hành chi tiết. Sau phát hành, vốn điều lệ dự kiến đạt 15.962 tỷ đồng.
Trước đó, HĐQT đã được cổ đông SSI thông qua phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, tương đương số cổ phiếu dự kiến chào bán gần 497,4 triệu cổ phiếu, giá 15.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện trong năm nay hoặc thời gian khác theo quyết định của HĐQT.
Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu bổ sung một thành viên HĐQT độc lập, có nhiệm kỳ 5 năm kể từ ngày 7/5. Ứng viên vị trí này là ông Nguyễn Quốc Cường, sinh năm 1959, hiện là Cố vấn cao hiện là Cố vấn cao cấp Học viện Ngoại giao Việt Nam, Chuyên gia tư vấn Hội đồng lý luận Trung ương.
Chưa cần thiết điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, sẽ không thoái vốn khỏi PAN
Tại đại hội, khi được cổ đông chất vấn về việc biến động cổ phiếu tác động thế nào đến kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch SSI khẳng định: ''Cho đến thời điểm này, SSI chưa cần điều chỉnh kết quả kinh doanh và vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 30% so với 2021.
Diễn biến tiếp theo của thị trường không quá xấu mà chúng tôi vẫn nhìn thấy tương lai của thị trường, nó không bi đát như chúng ta đang nhìn nhận".
Trong trường hợp diễn biến thị trường không phù hợp, công ty sẽ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và sẽ công bố tới cổ đông.
Ngoài ra, ông Hưng cũng trả lời SSI không có kế hoạch thoái vốn khỏi PAN. "SSI thậm chí muốn mua thêm cổ phiếu PAN nhưng theo quy định của pháp luật, với sở hữu của tôi và những người liên quan, hiện tại nếu mua thêm phải chào mua công khai, đây là việc có thể gây tác động đến giá cổ phiếu của PAN nên chúng tôi chưa thực hiện’’ - ông nói.
Về việc giá cổ phiếu SSI giảm, ông Hưng thừa nhận ‘‘Đây là điều đau nhất và khó khăn nhất đối với tôi’’. Chủ tịch SSI cam kết mọi hoạt động giao dịch của mình đều minh bạch và không bao giờ mua bán bất kì cổ phiếu SSI nào mà không công bố.
Cũng theo Chủ tịch SSI, năm 2022 sẽ là cơ hội của những nhà đầu tư có dòng tiền không vay mượn. ‘‘Việc đó an toàn hơn rất nhiều khi ta đu đỉnh, tức là mua xong chờ nó lên và không biết tại sao nó lên, tại sao nó xuống’’ - ông nhấn mạnh.
Mời cả bác cựu thứ trưởng về làm thành viên HĐQT độc lập cơ à, kinh thế
Bác thứ trưởng này giúp connect SSI với nguồn tiền đầu tư lớn ở nước ngoài đây
cái vụ này thì cả tháng nay nhiều DN gặp phải r =))))
NỘI DUNG ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG GELEX (GEX) NĂM 2022
PHẦN 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2021
I/ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
- Doanh thu thuần hợp nhất 28.578 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch, tăng trưởng 59,2% so với 2020, lợi nhuận trước thuế TNDN đặt 2.057 tỷ đồng, vượt kế hoạch 60% và tăng trưởng gần 72% so với 2020
- Sản xuất công nghiệp:
- Mảng thiết bị điện: doanh thu 18.539 tỷ đồng, tăng 15% so với 2020. Tuy vậy, biên lợi nhuận của mảng thiết bị điện ghi nhận sự giảm nhẹ do yếu tố tăng giá nguyên liệu đầu vào như kim loại màu, chính sách phong tỏa, giãn cách xã hội
- Mảng nguồn phát điện: góp 608 tỷ đồng doanh thu cho hệ thống, tăng trưởng 67% so với năm 2020
- Hạ tầng
- Quý 2/2021, hệ thống GELEX đã hoàn thành mục tiêu sở hữu chi phối Tổng công ty Viglacera. Mảng bán hàng và cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp đóng góp 2.937 tỷ đồng, mảng vật liệu xây dựng đóng góp 5.806 tỷ đồng
- Mảng nước sạch: đóng góp 525 tỷ đồng và doanh thu hợp nhất tập đoàn, giảm nhẹ do ảnh hưởng của covid
II/ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
- Đầu tư phát triển
- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp: mảng thiết bị điện
- Hoàn thiện đầu tư và vận hành thành công hệ thống SAP ERP tại CT CP thiết bị điện THIBIDI, Công ty thiết bị đo điện EMIC, GELEX ELECTRIC.
- Hoàn thành cơ bản đầu tư Dự án nhà máy sản xuất máy biến áp phân phối tại KCN Long Đức của THIBIDI, nhà máy sản xuất dây đồng Việt Nam CFT, dự án tòa nhà trụ sở Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam (Cadivi)
- Góp thêm vốn vào GELEX ELECTRIC (183,13 tỷ đồng), CFT (góp thêm 190 tỷ đồng)
- Lĩnh vực hạ tầng
- Về mảng năng lượng: Hoàn thành cụm 5 dự án điện gió
- Về sản xuất kinh doanh nước sạch: tiếp tục triển khai Dự án Sông Đà giai đoạn 2 và các dự án tuyến ống cấp II
- Về bất động sản: VGC tập trung dự án trọng điểm trong lĩnh vực KCN, nhà ở xã hội/công nhân. Gelex khởi công và thi công dự án “Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê”
- Về mảng vật liệu xây dựng: cty Viglecera Tiên Sơn đã thực hiện mua lại nhà máy Bạch Mã
- M&A và tái cấu trúc
- Tăng tỷ lệ sở hữu VGC lên 50,21%
- Tăng tỷ lệ sở hữu PXL sang năm 2022
- Tăng tỷ lệ sở hữu CTCP đầu tư nước sạch sông Đà lên 62,46%, tăng tỷ lệ CADIVI lên 96,35%
- VGC đã hoàn thành mua nhà máy Bạch Mã, nâng tỷ lệ vốn và chi phối tại Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ (PFG)
III/ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
- Tổng dư nợ vay hợp nhất tại 31/12/2021 là 22.122 tỷ đồng, tăng 10.042 tỷ đồng so với cuối năm 2020, nguyên nhân chủ yếu là do hợp nhất báo cáo tài chính VGC; ghi nhận dư nợ vay của cụm dự án điện gió Quảng Trị, đầu tư nhà máy thiết bị trong sản xuất và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Về vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ hiện tại 8.515 tỷ đồng
- Tập đoàn cũng cấu trúc lại các khoản nợ vay sang kỳ hạn dài hơn với lãi suất tốt hơn để chủ động nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư trung và dài hạn, áp dụng linh hoạt các công cụ tài chính để tối ưu hóa vị thế vốn lưu động, hỗ trợ cho tăng trưởng.
PHẦN 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 2022
1/ Lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
1.1/ Mảng thiết bị điện:
- Giữ vững và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ và mở rộng thị phần ở các thị trường trọng điểm với các mặt hàng chiến lược
- Tối ưu hóa sản phẩm, tiếp tục đầu tư vào phát triển công nghệ sản xuất
- Nâng cao trình độ quản lý, tối ưu hóa chi phí
1.2/ Mảng vận hành nhà máy phát điện:
- Vận hành an toàn hiệu quả và nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả
2/ Lĩnh vực hạ tầng
2.1/ Mảng phát triển dự án năng lượng
-
Phát triển chọn lọc đầu tư theo giai đoạn các dự án tiềm năng cụm điện gió ngoài khơi biển Vĩnh Hải (800MW), Điện gió Gia Lai (100MW), Điện gió Dak-lak (200MW), Điện mặt trời trang trại Bình Phước 1, 2 (480MW), LNG Long Sơn và các dự án tiềm năng khác
-
Tìm kiếm các cơ hội MA tiềm năng
2.2/ Mảng sản xuất và cung cấp nước sạch
-
Giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy sông Đà lên 600.000 m3/ngày đêm, nghiệm thu đưa vào sử dụng các hạng mục dự án giai đoạn 2 vào quý IV/2024
2.3/ Mảng bất động sản KCN:
-
Tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ tại các KCN đang triển khai, Khởi công đầu tư KCN mới. Triển khai các bước công việc chuẩn bị đầu tư gần 1.900ha các KCN mới.
-
Nghiên cứu để phát triển khoản 4.300 ha KCN/tổ hợp KCN-Đô thị mới tại các địa phương có vị trí lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh
2.4/ Mảng bất động sản TM:
-
Phát triển khu nhà ở xã hội, bất động sản thương mại giá rẻ cho người có thu nhập thấp, các khu đô thị, khu dịch vụ đô thị và nhà ở xã hội
-
Khảo sát, tìm kiếm phát triển quỹ đất mới để đầu tư các dự án khu đô thị, khu nhà ở
2.5/ Mảng vật liệu xây dựng:
-
Xây dựng chiến lược thương hiệu, tái định vị và phát triển
-
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại DN
-
Thoái vốn tại các đơn vị VLXD không hiệu quả (lĩnh vực gạch ngói đất sét nung)
3/ Lĩnh vực M&A:
- Tăng trưởng các mảng kinh doanh thông qua hoạt động M&A
- Tiến hành niêm yết hoặc đăng ký giao dịch với cổ phần tại Gelex hạ tầng và tăng vốn, đang ký niêm yết với công ty cổ phần gelex electric khi cần thiết
- Xây dựng chiến lược quản trị phù hợp sau M&A
Phần trả lời câu hỏi Q&A
- Kế hoach kinh doanh của công ty trong năm 2022 như thế nào? Ban lãnh đạo đánh giá về kế hoạch kinh doanh năm 2022 ra làm sao?
- Trong phần báo cáo tổng kết của ban điều hành có nêu chi tiết về kế hoạch năm 2022. Kế hoạch năm 2022 đối với tập đoàn Gelex doanh thu thuần hợp nhất là 36.000 tỷ và lợi nhuận trước đấy hợp nhất là 2618 tỷ đồng, kế hoạch cổ tức tối đa là 15%. Để thực hiện được các mục tiêu này sẽ tăng cường hiệu quả vốn tối đa vào các lĩnh vực đầu tư và sub-holding đối với các sub-holding thì công ty gelex electric kế hoạch sẽ là 19.110 t, lợi nhuận trước thuế là 2638 tỷ cổ tức dự kiến năm 2022 là 16% và sẽ dự kiến tăng 40% thông qua chào bán cổ phiếu ra công chúng trong năm 2022 dự kiến sẽ niêm yến trên sàn Hosee dự kiến là trong quý 4/2022. Về mặt thiết bị điện sẽ hiện đại hóa sản xuất và tăng cường sản phẩm mới nâng cao năng lực quản trị, giảm chi phí sản xuất năng cao năng lực cạnh tranh với vị thế thị trường. Về mảng thiết bị điện sẽ đảm bảo quản lý , quản trị an toàn tin cậy và nghiên cứu năng cao hiệu quả phát điện của các phương án và đặc biệt tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và hạn chế các rủi ro. Về mảng Gelex hạ tầng kế hoạch doanh thu thuần là 17.498 tỷ lợi nhuận trước thuế 1945 tỷ và dự kiến năm 2022 sẽ niêm yết trên sàn Upcom. Về mảng năng lượng sẽ phát triển chọn lọc 1 số dự án như là điện gió ngoài khơi khoảng 800mW, điện gió gia lai 100mW, điện gió đắc lắc 200mW, điện mặt trời trang trại bình phước 480mW. Về các dự án nước tiếp tục thực hiện giao đoạn 2 dự án nước sông đà năng công suất lên 600.000 khối/ngày dự kiến hoàn thành vào quý 4/2022. Về án bđs và kcn chuẩn bị đầu tư 1900 hecta vào các khu công nghiệp mới khảo sát và nghiên cứu để phát triển 4300 hecta kcn và tổ hợp kcn về dịch vụ khu đô thì ở các địa phương có lợi thế hạ tầng và thu hút đầu tư sẽ được chú trọng. Về mảng vật liệu xây dựng sẽ thoái vốn các đơn vị không hiệu quả như gạch ngói xây dựng chiến lược thương hiệu định vị và phát triển thương hiệu năng cao hiệu quả sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và sản phẩm mớii gạch không nung, kính tích kiệm năng lượng…
- Công ty có kế hoạch đầu tư năm 2022 như thế nào?
- Dự kiến công ty sẽ có kế hoạch đàu tư năm 2022 là khoảng 11.391 tỷ trông đó khối biết bị điện sẽ đầu tư là 528 tỷ bao gồm nâng cấp dây truyền máy học sản xuất và tiếp tục di rời dự án nhà máy về khu công nghiệp long đức. Tiếp tục đầu tư hệ thống IAP, SCP cho tất cả các công ty sản xuất. Về hạ tầng không kể Viglacera tổng đầu tư 4607 tỷ bao gồm tiếp tực đàu tư giai đoạn 2 dự án nước sông đà năng công suất lên 600.000m3 nướ, đầu tư dự án mới M&A các dự án năng lượng phù hợp, các dự án BĐS. Đối với riêng Viglacera đầu tư khoảng 4713 tỉ ngoài ra sẽ đầu tư dự án BĐS Trần nguyên hãn 1542 tỉ
- Gần đây báo chí có đăng thông tin là nợ của Gelex tăng khủng. Công ty cho biết thông tin chi tiết
- Thông tin này về mặt cơ bản cũng đã phản ánh nhưng báo cáo tài chính của tập đoàn công bố và đã được kiểm toán đúng về nguồn vốn tuyệt đối qua cả thông tin truyền thông được công bố thì giá trị tuyết đối tăng cụ thể là trong báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn tại 31/12/2020 thì phần lớn tăng 19.000 tỉ và cùng kì với năm 2021 thì tăng đến 11.000 tỉ về giá trị tuyệt đối tăng khoảng 20-22 tỉ tất cả mọi cái đều trong báo cáo cuộc họp. Tôi cũng xin ngắn gọn thứ nhất là việc tăng do việc tăng hợp nhất tổng công ty Viglacera 1 doanh nghiệp rất lớn tổng tài sản lên đến hàng nghìn tỉ thì giá trị nợ hợp nhất vào hệ thống 13.600 tỉ, cái thứ 2 là năm rồi chúng ta cũng hoàn thành cột điện gió Quảng trị tổng mức đầu tư trước thuế là khoảng 5000 tỉ trong đấy ta hủy động 3200 tỉ tài trợ cho các dự án này. Để huy động được khoản vay này ngoài việc uy tín của chúng ta trong vị thế phát triển, triển khai, và định kiến đầu tư đưa điện gió vào vận hành 3200 tỉ này chúng ta vay từ ngân hàng …… Việc thứ 3 có 3000 tỉ là việc tăng đến từ chủ chương của hội đồng quản trị về việc tái cấu trúc tại khoản vay nước ngoài hơn và lãi suất hợp lý hơn để phục vụ cho 1 hoạt động đầu tư chiến lược năm 2022 và các năm tiếp theo.
- Trên báo cáo tài chính 2021 tôi thấy dự phòng khoản thu ngắn hạn khó đòi 536 tỉ tăng rất mạnh so với năm 2020 lý do là gì, và khả năng thu hồi các khoản này. Tôi thấy dự phòng tồn kho 2021 cũng tăng rất mạnh công ty giải thích lý do?
- Năm 2021 tập đoàn chúng ta đã chi phối được Vigracera và trong bctc hợp nhất thì chúng ta có nhưng cái hợp nhất của viglacera vào , Viglacera là 1 doanh nghiệp lớn và quy mô nền tảng quy mô vốn và doanh thu hàng tháng cũng lớn vì vậy nợ thu ngắn hạn 2021 so với 2020 nó khác biệt. Năm 2020 khoảng 231 tỉ nhưng năm 2021 thì kì hợp nhất của viglacera vào cộng thêm nợ phải thu của viglacera có 336 tỉ tăng mạnh trích nợ dự phòng các khoản phải thu nó tăng vì chúng ta xác nhập viglacera. Trích nợ dự phòng khó đòi theo thông tư 48/2019 thì đuổi nợ còn bao nhiêu, chúng ta cần điều chỉnh bao nhiêu doanh nghiệp chúng ta cũng tuân thủ những quy định pháp luật như vậy chúng ta trích nợ. Về trích nợ như vậy không có nghĩ là chúng ta mất cái khoản này và các doanh nghiệp thuộc của tập đoàn Gelex vẫn đang nổ lực 1 phần trích nợ theo luật nhưng 1 phần vẫn nỗ lực để cắm và đòi các khoản này nhưng xác nhận rõ à đã trích nợ dự phòng khó đòi có nghĩa là là khó và có thể thu được nhanh, có thể thu được chậm nhưng không có nghĩ là chúng ta mất cả 536 tỉ này.
- Vì chúng ta năm 2021 xác nhập bctc viglacera năm 2020 Gelex dự phòng tồn kho khoảng 20 tỉ thì năm 2021 thêm khoảng 117 tỉ của viglacera nên nó tăng mạnh. Nó tăng vì do chúng ta hợp nhất Vigracera nên có những đột biến
- Quy trình phát hành trái phiếu và quy trình mua lại các doanh nghiệp nhà nước của Gelex có làm đúng thủ tục quy trình pháp luật hay không?
- Quy trình phát hành trái phiếu chúng tôi phát hành cho các định chế tài chính nước ngoài VCIF và Shihan. Ở trong nước là các ngân hàng lớn như Martimebank, Tecombank nên chúng tôi tuân thủ các quy định về pháp luật về phát hành trái phiếu. Còn về quy trình các quy định mua lại các doanh nghiệp nhà nước khi đảng và chính phủ có các chủ chương thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước thì chúng tối đã tham gia đấu giá, tham gia việc chào mua công khai và khớp lệnh thỏa thuận trên sàn chứng khoán theo đúng luật chứng khoán và chúng tôi cũng khẳng định chúng tôi là những doanh nghiệp lớn của Việt nam, sở hữu những thương hiệu rất tốt ởhàng đầu việt nam chúng tôi sở hữu phát triển những thương hiệu này trong lĩnh vực đất nông nghiệp và vật liệu xây dựng
- Triển vọng công ty trong thời gian tới giá cổ phiếu giảm 50% ban lãnh đạo có chủ chương hỗ trợ cho cổ đông không?
- Thứ nhất là trong báo cáo 2022 TGĐ, HĐQT quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra và triển vọng công ty với những cái chung tôi hợp nhất được Vigracera cũng như tăng được quy mô tổng tài sản, tăng được doanh số, lợi nhuận cũng đã tăng năm 2021 đã chứng minh vượt tất cả chỉ tiêu đã đặt ra. Và 2022 cũng phấn đấu đạt những kế hoạch mà HĐQT đã đề ra.
- Cổ đông hiện tại là Gelex là 56.000 cổ đông là 1 lượng rất lớn và ban trị chúng tôi cũng cố hết sức khi có những tin đồn thất thiệt chúng tôi công bố thông tin lên Web, làm việc với cơ quan báo chí đưa những thông tin chính thống. Cá nhân tôi là TGĐ đã đăng ký mua 10tr cổ phiếu để đầu tư lâu dài với các cổ đông khác