cám ơn bạn nhé mod sẽ update để mn nắm được
IDC đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 88% trong năm 2022
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 sắp tới, Ban lãnh đạo Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với mức tăng trưởng lợi nhuận 88%, cùng với đó là kế hoạch 5 năm (2022-2026) đề ra mục tiêu lãi trước thuế năm 2026 đạt hơn 5,800 tỷ đồng.
Nguồn: IDC đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 88% trong năm 2022 | Vietstock
Mai bác nào đi họp hỏi dùm e khi nào về bờ được nhé!!?
nghe đâu IDC chính thức về tay SSG rồi, còn thay đổi nhân sự BLĐ trước ĐHCĐ nữa, không biết sắp tới định hướng sẽ như thế nào? có bác nào đi họp thì hỏi hộ em
Hỏi LN quý 1 của IDC dự kiến bi nhiêu nha các bác
Câu 2: Dự kiến phát hành cho cổ đông chiến lược giá bi nhiêu
Có mặt nhé
Em đang ngồi trực tiếp họp cổ đông, nay 1 loạt lãnh đạo cấp cao SSG dự họp và tất cả người của SSG đã vào hết HDQT của IDC
1 cuộc lột xác ngoạn mục . tổng giám đốc SSG dự kiến là chủ tịch của IDICO
SSG ( chủ của Sài Gòn Pearl ) chắc phải nằm 80% IDC rồi
ối vãi tè quý 1 của IDC
vãi là sao pro, ngữa mặt hay sấp mặt.
tý nữa cụ, đang đến đoạn báo cáo kế hoạch lợi nhuận từ 2022 đến 2025 của IDC. Vốn IDC đang là 3000 tỷ
"VTP: Kế hoạch LNTT tăng trưởng tham vọng trong bối cảnh thách thức – Báo cáo Gặp gỡ NĐT
Chúng tôi đã tham dự cuộc họp NĐT của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) vào ngày 15/04/2022. Cuộc họp xoay quanh nhiều chủ đề, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2022 của công ty, triển vọng dài hạn và các sáng kiến nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh. Nhìn chung, sự phục hồi của mảng chuyển phát chậm hơn so với kỳ vọng của chúng tôi, trong khi kế hoạch mở rộng mảng fulfillment của VTP vượt dự báo của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm nhẹ đối với dự báo hiện tại của chúng tôi cho năm 2022, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
- Đối với cả năm 2022, VTP đặt mục tiêu doanh thu tăng 19% YoY và LNTT tăng 68% YoY. Theo ban lãnh đạo, các mức tăng trưởng tích cực này đến từ sản lượng chuyển phát tăng 33%-36% YoY và hoạt động kinh doanh quay về mức bình thường sau tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19, bù đắp cho mức giảm 8% YoY trong dự báo ASP của mảng chuyển phát và chi phí nhiên liệu tăng.
- Theo ban lãnh đạo, KQKD quý 1/2022 của VTP thấp do (1) sự thiếu hụt các sản phẩm thương mại điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc qua các đường tiểu ngạch trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện chính sách không COVID-19 và (2) tình trạng gián đoạn kéo dài do dịch COVID-19 (cụ thể, các công ty chuyển phát phải xử lý các đơn đặt hàng đang chờ xử lý được thực hiện vào năm 2021). VTP cho biết tổng sản lượng chuyển phát của 7 công ty chuyển phát lớn nhất Việt Nam đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1/2022. Tuy nhiên, ban lãnh đạo dự kiến KQKD sẽ cải thiện trong quý 2/2022 và kỳ vọng hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm."
Nguồn RA VCSC
PNJ: Ghi chú ĐHCĐ 2022: Doanh thu Q1-22 tăng trưởng mạnh, kế hoạch mở rộng đang trên đà thực hiện
• Doanh thu sơ bộ Q1 2022 đi trước so với dự báo của chúng tôi: Trong Q1 2022, doanh thu tăng 41% -42% YoY, đạt 10,2 nghìn tỷ-10,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 44% dự báo doanh thu cả năm 2022 của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng trong năm 2019 và 2021 (kết quả hàng quý của năm 2020 có biến động bất thường do COVID-19), doanh thu Q1 chiếm 28% -37% doanh thu cả năm của PNJ. Kết quả Q1 2022 cho thấy doanh thu tăng trưởng 41% -44% trong tháng 3/2022. Kết quả lợi nhuận Q1 2022 vẫn chưa được công bố.
• Tăng trưởng tương lai được củng cố bằng việc mở thêm cửa hàng và mở rộng công suất: PNJ đặt mục tiêu mở từ 35 đến 40 cửa hàng mới vào năm 2022, nâng tổng số cửa hàng lên 376-381 cửa hàng vào cuối năm 2022. Từ năm 2022 đến năm 2025, công ty dự kiến mở 30 đến 40 cửa hàng mỗi năm và có thể đạt tới 50 cửa hàng mỗi năm nếu thị trường thuận lợi. Về kế hoạch mở rộng công suất, PNJ dự kiến sẽ bổ sung thêm 1 đến 2 line hàng trang sức vàng tại Nhà máy Long Hậu (nhà máy thứ 2 của PNJ tại Long An), hiện chỉ chuyên về bạc và trang sức phong cách Ý. Ngoài ra, công ty đang trong quá trình tìm kiếm mặt bằng để đầu tư nhà máy mới và dự kiến thực hiện đầu tư trong năm 2022. Theo Ban lãnh đạo, PNJ gần đạt full công suất hiện tại là bốn triệu sản phẩm mỗi năm. Lợi nhuận ròng từ việc mở rộng thêm công suất này dự kiến sẽ đóng góp tỉ trọng 20% tổng lợi nhuận của PNJ, theo Ban lãnh đạo.
Nguồn RA VCSC
FRT: Ghi chú ĐHCĐ 2022: Triển vọng được củng cố bởi lợi nhuận tăng cao từ chuỗi nhà thuốc Long Châu
- Kết quả sơ bộ Q1 2022: Doanh thu đạt 7,7 nghìn tỷ đồng (+ 65% YoY) và LNTT đạt 195 tỷ đồng (+5 lần YoY), hoàn thành 29% và 27% kế hoạch cả năm tương ứng của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng Long Châu (chuỗi nhà thuốc) vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng vì trong Q1 2022, (1) số cửa hàng tăng gần gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái lên 600 từ 222 vào cuối Q1 2021 và 400 cuối năm 2021 (2) Doanh thu trung bình hàng tháng/cửa hàng của các cửa hàng cũ tăng lên 1,5 tỷ đồng (cao nhất hiện nay trong ngành, theo Ban lãnh đạo) từ 1,1 tỷ đồng trong cả năm 2021, và trong khi ước tính của chúng tôi về doanh thu trung bình hàng tháng/cửa hàng chỉ 920 triệu đồng trong Q1 2021. Về FPT Shop (chuỗi di động), chúng tôi cho rằng doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm trước, theo ước tính của chúng tôi, mặc dù kết quả có thể không huy hoàng như Q4 2021.
- Theo kế hoạch năm 2022, kế hoạch doanh thu và LNTT của công ty tương đương 98% và 96% dự báo tương ứng của chúng tôi (vui lòng xem bảng bên dưới). Mặc dù doanh thu của FPT Shop được định hướng tăng trưởng ở mức một con số, nhưng Ban lãnh đạo cho rằng động lực liên tục cho chuỗi này là đến từ (1) việc sử dụng máy tính xách tay đang ngày càng nổi lên để phục vụ cho công việc và đặc biệt là học tập sau một thời gian dài giãn cách, cùng với việc mỗi năm có them hàng triệu sinh viên/học sinh mới, và (2) nhu cầu thay đổi/nâng cấp máy tính xách tay 2-3 năm một lần. Đối với Long Châu, mục tiêu doanh thu đạt 7,3 nghìn tỷ đồng (+ 84% YoY) và mục tiêu lợi nhuận ròng dao động từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng (từ + 72% đến +3 lần YoY, theo ước tính của chúng tôi). Về mục tiêu số lượng cửa hàng, công ty đặt mục tiêu (1) số lượng cửa hàng tương ứng của FPT Shop và Long Châu sẽ tăng lên 717 và 700-800 vào cuối năm 2022 từ 647 và 400 cuối năm 2021; (2) số lượng trung tâm máy tính xách tay (đặt tại các cửa hàng FPT Shop) sẽ được tăng lên 140 vào cuối năm 2022 từ 70 cuối năm 2021.
- Về tầm nhìn cho mô hình kinh doanh mạng di động ảo (mobile virtual network - MVN), công ty đang trong quá trình lấy giấy phép khai thác mạng di động ảo. Doanh nghiệp mạng di động ảo (mobile virtual network operator - MVNO) (ví dụ: Reddi, Itelecom, mylocal.vn) là những nhà mạng không có băng tần, không có hạ tầng mạng. MVNOs hợp tác với các nhà mạng di động truyền thống (MNOs, ví dụ, Viettel, Mobifone) để sử dụng cơ sở hạ tầng mạng không dây của họ để cung cấp dịch vụ viễn thông thông qua SIM với số thuê bao di động. Do đó, MVN là một mô hình kinh doanh nhẹ về tài sản, do đó, rủi ro được hạn chế nếu mô hình này không được thực hiện thành công. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng FRT có một nền tảng vững chắc cho mô hình kinh doanh này do (1) kinh nghiệm 10 năm của công ty trong quan hệ đối tác với các MNO (ví dụ: Mobifone, Vinafone, Viettel và Đông Dương Telecom) thông qua việc bán lẻ các dịch vụ viễn thông, và (2 ) sự hỗ trợ vững chắc từ Tập đoàn FPT (FPT hiện sở hữu 46,5% cổ phần FRT). Ban lãnh đạo đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa các điểm chạm tương tác của khách hàng thông qua nền tảng này, vì tuổi thọ vòng đời của đa số sản phẩm FPT Shop tương đối dài.
Nguồn RA VCSC
Hôm nay sẽ có thêm cả thông tin ĐHCĐ NVL nữa mn nhé
NTP co gi hay khong a?
hóng NVL <3
ĐHĐCD IDC
- Cổ đông thông qua kế hoạch KQKD năm 2022 với doanh thu 8 nghìn tỷ đồng (+84% YoY) và LNTT đạt 2,8 nghìn tỷ (+267% YoY), lần lượt chiếm 110% và 107% dự báo cả năm của chúng tôi.
- Ban lãnh đạo cũng chia sẽ rằng IDC có thể đạt 25% kế hoạch lợi nhuận cả năm trong quý 1 2022, tương ứng với LNTT ước tính 690 tỷ đồng (+6.4x YoY).
- Cổ đông thông qua cổ tức tiền mặt năm 2021 ở mức 3.000 đồng/cổ phiếu - tương ứng lợi suất cổ tức 5% - phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Công ty đã chi trả 2.400 đồng/cổ phiếu và 600 đồng/cổ phiếu còn lại sẽ được chi trả sau. Cổ đông cũng thông qua cổ tức bằng cổ phiếu ở mức 10% cho năm tài chính 2021, sẽ được chi trả trong quý 2-3 năm 2022.
- Ngoài ra, cổ đông thông qua cổ tức năm tài chính 2022 ở mức 40% trên mệnh giá. Tỷ lệ giữa cổ tức tiền mặt và cổ phiếu sẽ được xác định sau. Chúng tôi hiện đang giả định cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2022 ở mức 4.000 đồng/cổ phiếu - tương ứng lợi suất cổ tức 6.6%.
Nguồn RA VCSC
ĐHĐCĐ TỔNG CÔNG TY IDICO
Thời gian: 8h30 ngày 19/4/2022
Hình thức: Họp trực tuyến
Nội dung
1. Kết quả 2021:
2. Kế hoạch 2022:
Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất năm 2022
Tổng doanh thu 7.971 tỷ đồng tăng 38% so với 2021, lợi nhuận trước thuế 2.765 tỷ đồng tăng 88% so với 2021
Các định hướng kế hoạch trong 5 năm
Kế hoạch đầu tư năm 2022
Giá trị đầu tư kế hoạch năm 2022 là 2.673 tỷ đồng
Về Chia cổ tức:
- Chia cổ tức 40% vốn điều lệ
- Phát hành cổ phiếu để chia cổ tức
- Mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu
- Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng
- Số lượng đã phát hành: 300.000.000 cổ phiếu
- Số lượng dự kiến phát hành: 30.000.000 cổ phiếu
- Tỷ lệ thực hiện quyền: 10:01
3. Thảo luận:
3.1. Xác định thế mạnh của IDC?
Idico là một công ty Phát triển hạ tầng công nghiệp có một cái bề dày lịch sử hơn 20 năm hoạt động và có được một cái quỹ đất ở chỗ đắc địa, do vậy thì đó là một cái lợi thế. Thứ hai là liên quan đến nhân lực, với bề dày kinh nghiệm cùng với đội ngũ cán bộ năng động cùng với hệ thống về tài chính của tổng công ty thì cũng rất vững mạnh….Đặc biệt là trong năm 2021 ta đã thay đổi về cơ bản hệ thống tổ chức, thay đổi cơ bản về hệ thống ngành nghề tập trung vào những cốt lõi và xác định được các ưu thế trong công nghiệp nói chung, hơn 800ha trong đó hơn một nửa đã sẵn sàng cho thuê. Thứ 3 là hệ sinh thái trong việc khu công nghiệp, sẽ không chỉ có xác định cho thuê như hiện nay.
3.2. Tương lai tăng trưởng quỹ đất của IDC ở đâu và như thế nào?
IDC không phát triển quỹ đất bằng mọi giá để tạo ra một bức tranh ảo, IDC muốn tất cả BĐS phải là “vị trí”. Do vậy phải nghiên cứu một cách thận trọng. Hiện nay có rất nhiều tỉnh mời, nhưng lựa chọn làm ở đâu và làm như thế nào thì trong kế hoạch tương lai 5 năm tới sẽ phát triển 1500- 2000 hecta đất, cùng với hệ sinh thái của IDC đi theo đó là các khu đô thị bên cạnh.
3.3. Tại sao kiểm toán năm 2021 là 1562 tỷ nhưng tổng cộng lại là 1476 tỷ?
Đây là ghi nhận của năm 2020 cộng lên, sự thay đổi này chỉ là vấn đề về kỹ thuật hạch toán. Thông thường 1 dự án trước đây của IDC đang làm hạch toán 50 năm, do vậy vì sao mà có ghi nhận của IDC chưa được hạch toán là 6000 tỷ, cả tổng công ty mẹ là 4000 tỷ. Việc để tiền không hạch toán cho cổ đông hiện nay sẽ không có hiệu quả. Sau khi xem xét các quy định của pháp luật, cũng như hệ thống hạch toán kế toán nói chung, cũng như thông lệ của các công ty BĐS khác, nên chúng tôi nghĩ rằng sẽ xem xét việc hạch toán làm sao để phù hợp với sự phát triển tài chính của công ty, theo hệ thống pháp luật của Nhà nước, có lợi cho các cổ đông.
3.4. Việc chuyển IDC từ sàn HNX sang sàn HoSE?
Hiện nay Ủy ban Chứng khoán đang có kế hoạch hợp nhất sàn HoSE và HNX, tất cả vấn đề chuyển sàn hiện nay còn đang chờ Ủy ban chứng khoán tái cấu trúc. Do vậy Idico hiện đang chờ đợi các thủ tục của Nhà nước, còn các hồ sơ pháp lý liên quan đến yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Idico đã đạt yêu cầu
3.5. Thắt chặt vốn vay và phát hành trái phiếu thời gian qua?
Những vấn đề này đã được xác định từ 2 năm trước. Hiện nay thắt chặt tài chính về bất động sản để ngăn tạo ra giá ảo, bong bóng, phát hành đợt trước trả đợt sau… Điều này sẽ hướng đến đầu tư về sản xuất, sẽ thúc đẩy các khu công nghiệp và đây có thể coi là cơ hội với Idico.
3.4. Thành viên hội đồng quản trị SSG đề cử
Về cô Nguyễn Thị Như Mai - Tổng giám đốc SSG là thành viên hội đồng quản trị SSG đề cử. Trong hệ sinh thái Idico liên quan đến phát triển nhà ở cạnh khu công nghiệp và kinh nghiệm trong những dự án bất động sản cả hệ thống hạ tầng xã hội, vừa việc làm, chỗ ở, sinh hoạt thì SSG có nhiều kinh nghiệm, đã giới thiệu cô Mai tham gia hội đồng quản trị tạo nên sức mạnh cho hội đồng quản trị trong nhìn nhận phát triển các dự án bất động sản lớn
3.5. Kế hoạch tăng quỹ đất
Idico muốn nghiên cứu và lựa chọn một cách cẩn trọng, quan trọng vị trí chứ không phải phát triển bằng mọi giá hay tạo sốt ảo. hiện nay có rất nhiều tỉnh mời IDICO tuy nhiên còn phải lựa chọn ở đâu, làm như thế nào. Trong tương lai trong 5 năm năm tới IDICO đang nghiên cứu phát triển từ 1.500ha đến 2.000ha đất cùng với hệ sinh thái khu đô thị bên cạnh khu công nghiệp, đó chính là định hướng phát triển.
3.6. Kế hoạch của tổng công ty về cho thuê trong năm 2022 là thế nào?
Cho đến hiện tại đã đạt khoảng 25% kế hoạch của năm trong quý 1. Quan trọng hiện nay giá thuê so với mức tính chiết khấu trước đây đã lên khoảng 20% . Hiện này nhiều đối tác quốc tế đang đến tìm hiểu. IDICO đang đón đầu cơ hội trong chuỗi cung ứng đứt gãy, bất ổn về chính trị. Việt Nam được xác định là ổn định chính trị, lợi thế bên cạnh trong chuỗi cung ứng toàn cầu song song với đó với công nghệ phát triển của cách dịch vụ công nghiệp , sản xuất, kho bãi với nhu cầu rất lớn IDICO có đặt kế hoạch phát triển cả kho bãi, nhà xưởng để cho thuê.