ĐHCĐ HAG sẽ có member gửi thông tin update cho mn nhé. Mod sẽ sớm cập nhật trong topic này để ace cùng theo dõi.
Có ai 22/4 tới đi họp BSR chơi không nhỉ ^^
ngày mai 7/4 là lịch họp của ngân hàng ACB, sẽ có thành viên cập nhật thông tin đến mọi người trong ngày luôn nhé. Bạn nào có tham dự họp các Doanh nghiệp khác muốn gửi thông tin thì có thể inbox mod hoặc trực tiếp post tại nick này để chia sẻ cùng cộng đồng F247 nhé.
Doanh nghiệp ngon =))) chủ tịch cũng ngon nhỉ, xuất hiện trên mọi ấn phẩm
Có tin gì mới ACB chưa mọi người?
Trong hôm nay sẽ có mn nhé
Mai có bác nào đi họp HAG cho em ké một vé với nhé
ACB CẬP NHẬT ĐHCĐ 2022
ACB công bố tài liệu ĐHCĐ 2022: Đặt kế hoạch tăng trưởng LNTT 25%, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng ở mức thận trọng, tối ưu chi phí hoạt động. ACB đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng dựa vào hạn mức tín dụng được giao lần đầu trong năm bởi SBV.
• Ban lãnh đạo đưa ra các kế hoạch cho năm 2022 theo tài liệu ĐHĐCĐ như sau:
-
Tổng tài sản 2022 dự kiến tăng 11%, thấp hơn so với dự báo của chúng tôi ở mức 15.9%, đạt giá trị 588 ngàn tỷ đồng.
-
Tăng trưởng tín dụng 2022 dự kiến ở mức 10%, thấp hơn dự báo của chúng tôi ở mức 19.9%, tuy nhiên ban lãnh đạo dự kiến còn điều chỉnh theo định hướng của SBV trong 2022.
-
Tăng trưởng tiền gửi 2022 dự kiến đạt 11%, thấp hơn so với dự báo của chúng tôi ở mức 18%.
-
Lợi nhuận trước thuế 2022 dự kiến đạt 15 ngàn tỷ đồng (+26% yoy chưa hợp nhất), thấp hơn so với dự báo hiện tại của chúng tôi ở mức 17,600 tỷ đồng (46.5% yoy).
-
ACB đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu 2022 không vượt quá 2%, tăng so với kết quả năm 2021 (0.77%).
-
ACB cũng đề xuất kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu thông qua phát hành 675,487,019 cổ phiếu (tỷ lệ 25%), nguồn thanh toán cổ tức chủ yếu đến từ lợi nhuận giữ lại năm 2021. Sau phát hành, vốn điều lệ của TP tăng từ 27,019 tỷ đồng lên 33,774 tỷ đồng.
• Tại đại hội, ACB cũng chia sẻ một số kết quả kinh doanh Quý I/2022 và định hướng cho 2022, đáng chú ý bao gồm:
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 5.2% và tăng trưởng huy động 1.6% so với quý liền trước
-
Tỷ lệ CASA đạt 27% so với mức 25% quý liền trước, lọt vào top 5 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất hệ thống.
-
Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 35% so với cùng kỳ và đạt 4200 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ phí chiếm 31% trong cơ cấu lợi nhuân và đạt 1300 tỷ đồng, đồng thời ACB ghi nhân thu nhập từ banca số tiền 390 tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng thu nhập.
-
- Tỷ lệ nợ xấu cuối quý I được kiểm soát ở mức 0.74 %, thấp hơn so với quý liền trước ở mức 0.77%. Tỷ lệ Bao phủ nợ xấu (LLR) đạt 200%.
-
Mặc dù đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 10%, ACB kỳ vọng mức tăng trưởng thực tế lên đến 16%.
-
ACB hiện đang trích lập dự phòng số tiền 2300 tỷ đồng (trích lập đủ 100%) cho các khoản vay liên quan Covid theo thông tư 14. ACB đặt ra kế hoạch ghi nhận hoàn nhập đối với các khoản dự phòng này trong trường hợp tình hình kinh tế tiến triển thuận lợi.
-
Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm của ACB đạt khoảng 70%. Về cấu trúc dư nợ, 63% khách hàng cá nhân, 31% SME và 6% phục vụ các lĩnh vực khác.
Nguồn : Research Analyst - VCI
Thấy bên GreenStock cũng live hay sao ấy, thấy quảng cáo mấy hôm nay
Tin có vẻ tốt, xúc được.
Bác cập nhật ACB nhanh quá,
thấy VCI quảng cáo banner phí 0.1%, miễn phí 3 tỷ, chương trình này cụ thể như nào vậy bác?
FPT nay ai đi không anh em?
Cám ơn b vì thông tin hữu ích
tin có vẻ chất lượng nè, hữu ích hữu ích, cảm ơn anh trai
hay hay hay
Phần trả lời câu hỏi
Danh mục tín dụng của ACB?
Ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc: Danh mục khá là đặc thù, mảng cá nhân chiếm 63%, SME chiếm 31% trong tổng bán lẻ. Mảng bán lẻ chiếm 94% tổng cho vay, đây là tỷ trọng cao trong ngành. Riêng bất động sản, tỷ lệ cho vay ở mức thấp, chiếm 4.9%. Mảng KHCN của ACB có 1/3 là hỗ trợ khách hàng vay đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Tổng giám đốc đánh giá thế nào về quản trị rủi ro?
Ông Từ Tiến Phát: Ở mảng ngân hàng, từng ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác nhau. Riêng với ACB, khẩu vị rủi ro phải đảm bảo tuân thủ cho toàn hàng, do đó sẽ không có ý kiến của một cá nhân nào, vì phải đảm bảo cho khẩu vị chung của cả ngân hàng.
Cổ tức, năm sau có lộ trình chia tiền mặt và cổ phiếu, liệu chia cổ tức tiền mặt thì các năm sau nữa thế nào?
Ông Từ Tiến Phát: Khi chia cổ tức có thể bằng tiền hoặc cổ phiếu, việc đưa ra định hướng chia cổ tức bằng tiền còn phụ thuộc vào cơ quan quản lý cho phép. Định hướng năm sau còn tùy vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhu cầu tăng vốn, đảm bảo hoạt động an toàn vốn cho Ngân hàng và còn phải được sự cho phép của NHNN.
Tình hình kinh doanh của Chứng khoán ACBS?
Ông Từ Tiến Phát: Năm 2021, ACBS tăng trưởng lợi nhuận gấp 3 lần trong năm 2021. Đóng góp từ môi giới chứng khoán tăng 3.7 lần, tự doanh tăng 2.6 lần.
ACBS còn có lợi thế phát hành chứng quyền. Năm qua cũng đã được tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng. Kỳ vọng năm nay ACBS sẽ tiếp tục cải thiện về lợi nhuận.
NIM 2021 của ACB?
Ông Từ Tiến Phát: NIM tăng trưởng tốt, cải thiện, tăng 0.4% so với cuối năm 2020, ở mức 3.9%. Đây là nỗ lực cải thiện của ACB, lãi suất cho vay trong năm 2021 giảm mạnh, đây là hoạt động hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, ACB đã cải thiện tỷ lệ CASA, thu hút được nguồn vốn giá rẻ, do đó đã giúp NIM cải thiện tốt.
Tỷ lệ CASA trong năm 2022?
Ông Từ Tiến Phát: Tỷ lệ CASA đến nay là 27%. Ngân hàng đã đầu tư để tăng trưởng CASA trong nhiều năm qua, triển khai nhiều sản phẩm miễn phí, hoàn tiền đến 2%. ACB cũng đẩy mạnh phát triển ngân hàng số. Trong tháng 4 này sẽ ra thêm sản phẩm mới về ngân hàng số để thu hút khách hàng. Đồng thời, ACB cũng đã tích hợp hệ sinh thái số từ fintech, kỳ vọng CASA của ACB sẽ tăng trưởng cao hơn mức 27% lên khoảng 28-29% tới cuối năm nay.
Những năm trước ACB đầu tư nhiều về CNTT, việc triển khai ngân hàng số đến đâu, sắp tới phát triển thế nào? Hướng phát triển nào khác để tạo lợi thế cạnh tranh?
Ông Từ Tiến Phát: Ngân hàng số là mảng trọng tâm của ACB. Xây dựng ngân hàng số dựa vào 4 trụ cột chính. Xây dựng thương hiệu, đội ngũ ngân hàng số, mô hình vận hành chuyên biệt (khép kín quy trình onboard khách hàng), tích hợp hệ sinh thái số bên ngoài.
Mỗi năm ACB có đầu tư lớn về CNTT, ngân hàng số khoảng 1,000 tỷ đồng. Do đó, vị thế về ngân hàng số của ACB sẽ có tăng trưởng vượt bậc thời gian tới.
Triển vọng hoàn nhập trích lập dự phòng, vì dư nợ về Covid-19 đã trích lập 100%?
Ông Từ Tiến Phát: ACB đã trích lập 2,300 tỷ đồng theo thông tư 14, ACB đã trích đủ 100%. Đầu năm 2022, tình hình khách hàng cơ cấu đã cải thiện tốt từ 27,000 tỷ cơ cấu trong 2021, đến quý 1 chỉ còn 15,000 tỷ, từ đó hy vọng mức hoàn nhập dự phòng sẽ tốt hơn trong năm nay.
Kế hoạch trích lập dự phòng trong năm 2022?
Ông Từ Tiến Phát: Quý 1 tình hình nợ xấu cải thiện về còn 0.74%. Năm qua tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng quý 1 đã cải thiện tốt, ACB tự tin đã cải thiện nợ xấu dưới 1%. Dự phóng cũng không xấu hơn mức trích lập dự phòng tăng thêm.
Con số sơ lược kết quả kinh doanh quý 1/2022?
Chủ tịch Trần Hùng Huy: Tín dụng tăng 5.2% so với đầu năm, huy động tăng 1.6%. Tỷ lệ CASA đạt 27% tại thời điểm cuối quý 1. Lợi nhuận hợp nhất khoảng 4,200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, thu nhập ngoài lãi 1,300 tỷ đồng, tăng 37%. Tỷ lệ nợ xấu cải thiện hơn đạt 0.74%, bao phủ nợ xấu khoảng 200%.
Trường hợp thị trường thuận lợi, ACB có kịch bản lạc quan hơn không?
Chủ tịch Trần Hùng Huy: Với kết quả quý 1, ACB tin tưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm nay. Ngoài tăng trưởng tín dụng đưa ra 10%, thì Ngân hàng cũng đưa ra mức phấn đấu 16%.
Vừa qua ACB có trích lập dự phòng khoảng 2,300 tỷ đồng, thoái lãi gần 600 tỷ đồng. Nếu tình hình kinh tế khả quan, ACB kỳ vọng đây sẽ là khoản thu nhập bất thường trong năm nay.
Thông tin khá hữu ích, tks bro