Ntc - sự trở lại của ông vua thị giá

, , , ,

Nay NTC vượt đỉnh ngắn hạn mở ra trend tăng mới về đỉnh lịch sử. Upcom thì thường rất tốc hành.

Câu chuyện thuế đất đang dần đi đến hồi kết và sẽ sớm ra Quyết nghị về 1 con số offical để hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho dự án NTC mở rộng GĐ II. Đây là “step cuối cùng” để “cổ đông” NTC cùng nhau bấm bút KHỞI CÔNG dự án.

x2

Thông tin của chúng tôi thì thuế đất sẽ tăng khoảng 3.3 tỷ mỗi ha, tức khoảng hơn 1.300 tỷ cho 90 ha đất thương phẩm cho thuê KH 2024. Tuy nhiên, giá cho thuê có vẻ đã tăng khoảng 5-7 tỷ mỗi ha so với 2023. Mặt bằng chung tại Bình Dương hiện đã lên một tầm cao mới, vì nguồn cung BDS KCN khá hạn chế.

Với tốc độ cho thuê này thì 3-5 năm nữa NTC mở rộng GĐ2 sẽ được lấp đầy. NTC3 đã chính thức được phê duyệt vào Quy hoạch tỉnh, 556 ha đang chờ chúng ta.

4 Likes

target 300 ko Ad

Chắc cũng phải 3xx có lẻ chứ đại ka !

Cổ phiếu BĐS KCN hiếm hoi còn upside tốt!

Tích lũy chặt, phản công nhanh. Upcom lợi thế !

VÀNH ĐAI 4 SẼ KẾT NỐI TRỰC TIẾP CÁC KCN TẠI BÌNH DƯƠNG VỚI CẢNG NƯỚC SÂU CÁI MÉP THỊ VẢI.

Vành đai 4 Tp.HCM đi qua Bình Dương, Đồng Nai, Long An chuẩn bị khởi công.

Theo Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM, dự án vành đai 4 Tp.HCM đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến trình HĐND TpHCM thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2 năm nay, phấn đấu khởi công dịp 30/4/2025.

Tp.HCM và các tỉnh đang đẩy nhanh hoàn hồ sơ dự án Vành đai 4 Tp.HCM và trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2024.

Dự án vành đai 4 Tp.HCM đi qua 4 tỉnh miền Đông Nam bộ gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An. Hiện, toàn tuyến được nghiên cứu với tổng chiều dài gần 207km, trong đó Long An chiếm hơn 78km, Bình Dương 47,5km, Đồng Nai 45,6km, Bà Rịa - Vũng Tàu 18,1km và Tp.HCM 17,3km.

Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 127.230 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng hơn 78.000 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 49.100 tỷ đồng. Dự án được đề xuất theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Các địa phương sẽ làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện các đoạn qua địa bàn. Giai đoạn 1, dự án xây 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp bố trí liên tục và dải phân cách giữa hai chiều xe chạy… Giai đoạn này cũng sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn để thuận lợi cho việc mở rộng trong tương lai.

Với Bình Dương , dự án dài 47,5km có tổng mức đầu tư 18.993 tỷ đồng đã được tỉnh này phê duyệt hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng một số đoạn. Theo kế hoạch, Bình Dương sẽ khởi công trước dự án đường Vành đai 4 trong quý 3/2024 (dự kiến trong tháng 7).

Với Tp.HCM, dự án vành đai 4 dài 17,3km, tổng mức đầu tư hơn 14.800 tỷ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 6.736 tỷ đồng). Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tăng tính hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư, Tp.HCM và các địa phương dự kiến đề xuất một số cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4 Tp/HCM.

Với các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai do khó khăn về ngân sách nên các tỉnh này đề nghị trung ương hỗ trợ 50% vốn giải phóng mặt bằng (hơn 10.000 tỷ đồng). Riêng tỉnh Long An kiến nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 90% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án (khoảng 28.458 tỷ đồng). Còn Tp.HCM sẽ tự cân đối vốn.

Theo Bộ giao thông vận tải, vùng Đông Nam Bộ có sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, do đó cần có cơ chế, chính sách linh hoạt, đa dạng để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án giao thông, trong đó có vành đai 4 Tp.HCM.

Chuyện tình cây và đất.

#NTC #GVR

Vietcap dự báo diện tích đất khu công nghiệp được Cao su Việt Nam cho thuê trong năm nay sẽ đạt 150 ha với động lực chính đến từ Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên 3 là 90 ha, chiếm 60% tổng công lực của GVR. Con số này cao gấp 3 lần so với mức 50 ha đất khu công nghiệp trong năm 2023.

Tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai là hai địa phương mà Cao su Việt Nam có sự hiện diện lớn. Theo đánh giá mới đây của hãng chứng khoán Vietcap, Cao su Việt Nam đang nắm khoảng 25.000 ha đất, chưa bao gồm đất cao su, có tiềm năng chuyển đổi tại hai địa phương này. Hiện quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai đang được xử lý để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, từ nay đến năm 2040, Cao su Việt Nam sẽ có khoảng 21.000 ha đất cao su được chuyển đổi sang đất khu công nghiệp, theo đánh giá của Vietcap. Hiện tổng quỹ đất cao su của Cao su Việt Nam lên tới 280.000 ha.

Sau nhiều năm quỹ đất sạch mới không được bổ sung, các bước tiến pháp lý trên được xem như “cơn mưa giải hạn”, tạo ra động lực tăng trưởng trong mảng bất động sản khu công nghiệp của Cao su Việt Nam. Qua đó, đưa doanh nghiệp này trở thành nhà phát triển khu công nghiệp có quỹ đất lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đôi bạn cùng tiến.
SIP +50%. Vốn hoá 17.600 tỷ.
NTC +20%. Vốn hoá 5.700 tỷ

NTC đang cầm 9% SIP, tương ứng giá thị trường 1.600 tỷ. x17.6 lần giá gốc.
Chưa tính danh mục đầu tư còn lại khoảng 1.000 tỷ nữa.
1.600 tỷ tiền mặt tươi.
19ha khu dân cư dự thu ròng 1.000 tỷ.
245 ha đất KCN thương phẩm dự thu ròng 4.000 tỷ.
556 ha NTC3 đang chờ để chuyển giao.

SIP đã phá đỉnh, còn NTC thì sao ?

DPR MH3 sẽ sớm được mở rộng !!


19ha đất nguồn gốc Cao su có cơ hội được trở thành dự án nhờ ở thương mại.

Cứ tưởng NTC hết đất rồi, nhưng không phải.
Biểu sao công ty ra BC thường niên bảo chúng tôi sẽ còn phát triển KCN tích hợp đa chức năng. Không còn đất thì xây plan làm gì, té ra là vẫn còn hơn 556 ha nữa cặp bên.

image

10 dự án KCN quy hoạch mới, trong đó giai đoạn 2023 – 2030 thực hiện khoảng 4.200 ha trong tổng số khoảng 6.800 ha.

KCN Tân Uyên 3: Là loại hình KCN-ĐT-DV với tổng diện tích khoảng 556 ha. Đến hết năm 2030, hoàn thành cơ bản đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật toàn bộ diện tích của KCN này. Dự kiến, chọn nhà đầu tư, thành lập, đầu tư và kinh doanh hạ tầng với các ngành nghề thu hút đầu tư thứ cấp với các dự án không thuộc Mức I và Mức II, Phụ lục II/Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

KCN Bàu Bàng 3: giai đoạn 1 có diện tích là 500 ha trong tổng diện tích 1146,61 ha của tổ hợp đô thị-công nghiệp-dịch vụ với các ngành nghề phù hợp với loại hình KCN sinh thái và mô hình tổ hợp đô thị-công nghiệp-dịch vụ hiện đại, tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Ưu tiên các ngành công nghiệp chuyên sâu về y-dược: sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ và vật tư y tế tiêu hao, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; hóa mỹ phẩm, hóa dược.

KCN Bàu Bàng 4: Thực hiện đầu tư cho 300 ha trong giai đoạn 2023-2030 (tổng diện tích KCN là 500 ha) với các ngành công nghiệp sản xuất đồ uống, sản phẩm từ khoáng phi kim loại, in ấn, sửa chữa-bảo dưỡng-lắp đặt máy móc và thiết bị (tại KCN Bàu Bàng, KCN Tân Bình hiện còn có ít dự án các ngành đó, thậm chí là chưa có), cũng như các ngành công nghiệp thâm dụng lao động khác.
KCN Bắc Tân Uyên 1 (KCN chuyên ngành cơ khí): Thực hiện khoảng 460 ha trong giai đoạn 2023 – 2030 (tổng diện tích của KCN là 849,85ha) và ưu tiên thu hút những ngành nghề bổ trợ, liên kết các KCN lân cận như VSIP III, Tân Lập 1, … hoặc các ngành, lĩnh vực công nghiệp còn chưa có tại các KCN này. Trọng tâm thu hút đầu tư thứ cấp của KCN Bắc Tân Uyên 1 là các trung tâm R&D và ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài ngành ô tô; sản xuất thiết bị điện; tiểu ngành sản xuất máy móc, thiết bị văn phòng; tiểu ngành sản xuất máy thông dụng (điện lạnh); tiểu ngành sản xuất rô bốt công nghiệp; … để phát huy tối đa tiềm năng hỗ trợ, liên kết với khu công nghệ thông tin tập trung rất gần với KCN này.

KCN Bắc Tân Uyên 2: Tại 2 xã Tân Định, Tam Lập và TT Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, với diện tích là 425 ha và thu hút các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thân thiện với môi trường. Do nằm sát với vùng đô thị trung tâm Tân Thành của TX/TP Bắc Tân Uyên trong tương lai nên KCN cần hướng tới mô hình KCN xanh, sạch.

KCN Bắc Tân Uyên 3: Tại xã Tam Lập, huyện Bắc Tân Uyên, với diện tích khoảng 292 ha và thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao và trung bình (bổ trợ cho KCN Tân Lập 1). Do nằm sát với vùng đô thị trung tâm Tân Thành của TX/TP Bắc Tân Uyên trong tương lai nên KCN cần hướng tới mô hình KCN xanh, sạch.

1 Likes

Dấu răng của NTC ở kế hoạch kinh doanh đột phá của GVR.
Trọng điểm đầu tư 2023-2025.

Chợt phát hiện ra VSIP3 còn có trước cả NTC3.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (đã được chấp thuận tại văn bản số 2139/TTg-KTN ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)…

Quyết định số 1157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (giai đoạn II) ngày 13-09-2018

Vâỵ nên delay cũng là chuyện thường tình ở huyện.

Chốt giá đất chưa Bác?

Dự trong tuần tới nhé. Khoảng 15 tỷ mỗi ha.

1 Likes

Forecast.

100% các công ty mà NTC tham gia góp vốn đều có kế hoạch tăng diện tích KCN trong 2024-2025

SÀI GÒN VRG (SIP - HOSE) sở hữu quỹ đất hơn 3.200 ha, trong đó có hơn 1.000 ha thương phẩm còn có thể cho thuê. SIP vẫn là một case undervalued hơi sâu và với 9% sở hữu ở đây, NTC đang sở hữu giá trị giá hơn 1.500 tỷ đồng tính theo giá thị trường.

CTCP BẮC ĐỒNG PHÚ sở hữu 2 KCN BẮC ĐỒNG PHÚ VÀ KCN NAM ĐỒNG PHÚ.

KCN Bắc Đồng Phú Giai đoạn I có diện tích 189 ha đã cho thuê full 100%. Giai đoạn II có diện tích khoảng 317 ha, trong đó có hơn 132 ha thuộc thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú và gần 185 ha thuộc xã Tiến Hưng, TP. Đồng Xoài.

Khu công nghiệp Nam Đồng Phú giai đoạn I có diện tích 69.4 ha đã cho thuê 100%, giai đoạn II thuộc địa bàn xã Tân Lập gồm có khu B và khu C. Trong đó, khu B có diện tích 213 ha, gồm đất dành cho hành chính, dịch vụ 5,64 ha; đất dành cho cây xanh 28,5 ha; đất dành cho nhà máy, nhà xưởng 155,4 ha; đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 2,26 ha; đất dành cho giao thông 21,4 ha. Đối với khu C có tổng diện tích 266,8 ha, trong đó đất dành cho hành chính, dịch vụ 6,22 ha; đất dành cho cây xanh 27,35 ha; đất phục vụ nhà máy, nhà xưởng 191,9 ha; đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 3,85 ha; đất kho tàng, sân bãi 7,38 ha; đất dành cho giao thông 30,11 ha.

Như vậy, CTCP Bắc Đồng Phú cũng sẽ đồng loạt triển khai cả 2 giai đoạn II mở rộng của 2 KCN thành viên. Total Quỹ đất hơn 1.048 ha. DPR sở hữu 51% và NTC sở hữu 40%.