Only THÉP

, , , , ,

Giờ nắm thép chắc ăn chả bao nhiêu ad nhỉ

1 Likes

Em thấy biên lợi nhuận chưa có tiến triển lắm

Mong tt bất động sản khởi sắc để thép đi theo kk

thích hợp mua gom dài hạn hơn bác

biên lãi gộp theo tôi thì cải thiện dần vào cuối năm. Vì thực ra giá thép đầu ra có giảm nhưng NVL đầu vào lại giảm nhiều hơn nữa nhé

Cmt về ngành thép gần đây


1 Likes

ad có vẻ đam mê ngành thép nhỉ

1 Likes

Chuẩn bác, đánh cổ chu kỳ mà bỏ quên định giá thì bỏ. Mua cao bán thấp là bình thường, kinh nghiệm xương máu

1 Likes

Thị trường đang tích cực với nhóm thép lắm. Nhưng cũng đừng quá hưng phấn! Từ nay tới cuối năm truyền thông sẽ liên tục tra tấn câu chuyện xây dựng đường sắt kết nối TQ, rồi tuyến cao tốc Bắc-Nam 70 tỷ USD. Nhưng mà nó ở xa lắc

Anh em tham gia cộng đồng bàn luận chia sẻ kiến thức nhé

thêm tin HPG cho mn là doanh số HPG tháng 9-10 sẽ rất rất cao nha, đại lý đẩy mạnh nhập hàng tồn kho vì sợ giá thép tăng

1 Likes

T8 ra tin HRC TQ tràn Thị trường, HPG đuối, giờ ra tin doanh số rất cao. Chóng hết cả mặt

1 Likes

Cập nhật Lợi nhuận Q3/2024 HPG: duy trì đà tăng trưởng mạnh

  • Lợi nhuận sau thuế của HPG trong Q3/2024 đạt 3,02 nghìn tỷ đồng, tăng 50% svck và cao hơn dự báo của SSI, mặc dù vẫn giảm 9% so với quý trước do yếu tố mùa vụ. Như đã đề cập trước đó, doanh thu trong Q3/2024 đạt 34 nghìn tỷ đồng, tăng 19% svck, nhờ vào sự gia tăng về sản lượng tiêu thụ ở hầu hết các mảng sản phẩm. Sản lượng thép xây dựng và phôi thép tăng lần lượt 19% và 795% svck, đạt lần lượt 1,1 triệu tấn và 215 nghìn tấn, trong khi sản lượng tiêu thụ HRC giảm nhẹ 4% svck do các đơn hàng xuất khẩu chậm lại.
  • Biên lợi nhuận ròng trong Q3/2024 đạt 8,9%, cải thiện so với mức 7% trong Q3/2023 và 8,4% trong Q2/2024. Mặc dù công ty chưa công bố báo cáo tài chính, SSI cho rằng sự cải thiện biên lợi nhuận ròng có thể là do giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt và than cốc giảm, mảng nông nghiệp tăng trưởng mạnh 80% svck, và công ty có thể ghi nhận lãi từ chênh lệch tỷ giá trong quý này.
  • Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 140% svck và đạt 72% dự báo cả năm 2024 của SSI.
1 Likes

số ra vẫn ngon phết, này vẫn là vùng gom HPG nhể

1 Likes

tầm nhìn dài thì HPG vẫn nằm vùng gom, chỉnh là gom thôi

Làn sóng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc dấy lên các vụ kiện thương mại toàn cầu

Các nhà máy thép tại Châu Âu đã và đang kêu gọi nhiều biện pháp thương mại hơn để giải quyết tình trạng xuất khẩu thép ồ ạt của Trung Quốc mà họ cho rằng đang khiến thị trường trở nên không bền vững, với giá cả ở Châu Âu thấp hơn nhiều so với chi phí cận biên.

Các nhà sản xuất thép đã phải vật lộn để đối phó với làn sóng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, nơi mà ngành xây dựng yếu kém đã gây sức ép lên giá cả. Trung Quốc sản xuất hơn một nửa sản lượng của thế giới, nhưng có quá nhiều thép và quá ít nhu cầu ở thị trường trong nước.

Lượng thép xuất khẩu từ Trung Quốc vào tháng 10 vừa qua đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2015, vì phần còn lại của thế giới có nguy cơ trở thành bãi đổ thải cho sản lượng dư thừa. Điều đó đang tạo ra sự căng thẳng với các đối tác thương mại, ngay khi chiến thắng trong cuộc bầu cử của Donald Trump làm dấy lên đồn đoán về một đợt bảo hộ mới.

Hiện vẫn chưa rõ Trump có thể thực hiện hành động gì đối với hàng nhập khẩu thép, với mức thuế 25% hiện tại vẫn có hiệu lực kể từ khi ông áp dụng vào năm 2018. ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, cũng cho biết họ lạc quan hơn về nửa cuối năm 2024 so với nửa đầu năm.

Ngày 12 tháng 11 năm 2024, Bộ Công Thương đã quyết định chấm dứt và không gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Đài Loan, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc. Thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ này đã được bắt đầu áp dụng từ năm 2014.
=> Quyết định này sẽ không gây ra tác động đáng kể đến các doanh nghiệp thép niêm yết như HPG, HSG, NKG, GDA do các doanh nghiệp này không sản xuất thép không gỉ.

Cmt về HRC và HPG, thuế chống bán phá giá

Thị trường thép quý III/2024: Tiêu thụ thép toàn cầu có thể tăng trưởng âm năm thứ ba liên tiếp

Với tình hình sản xuất hiện tại, WorldSteel đã điều chỉnh dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2024 từ mức tăng trưởng 1,7% trước đó sang mức tăng trưởng âm 0,9%. Đây là mức tăng trưởng âm năm thứ ba liên tiếp.

9 tháng năm 2024, sản xuất thép thô ở 71 quốc gia đạt 1,394 tỷ tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản xuất thép thô ở Trung Quốc đạt 768,5 triệu tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2023. Đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ là nhà sản xuất thép thô lớn thứ hai trên thế giới cho ra sản lượng 110,3 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Với tình hình sản xuất hiện tại, WorldSteel đã điều chỉnh dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2024 từ mức tăng trưởng 1,7% trước đó sang mức tăng trưởng âm 0,9%. Đây là mức tăng trưởng âm năm thứ ba liên tiếp.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong tháng 9, sản lượng thép thô, gang và sản phẩm thép lần lượt là 77,07 triệu tấn, 66,76 triệu tấn và 117,31 triệu tấn, giảm lần lượt 6,1%, 6,7% và 2,4 so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trung bình hàng ngày ghi nhận 2,57 triệu tấn thép thô, 2,23 triệu tấn gang và 3,91 triệu tấn thép thành phẩm.

Tại Việt Nam, quý III/2024, sản xuất thép thành phẩm đạt 7,4 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023. Bán hàng thép thành phẩm đạt 7,47 triệu tấn, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,17 triệu tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 9 tháng năm 2024, sản xuất thép thành phẩm đạt gần 19,49 triệu tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tiêu thụ đạt 19,24 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 5,6 triệu tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển vọng lãi suất hạ trên toàn thế giới giúp kích thích thị trường nhà ở tại các quốc gia đối tác chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, ASEAN. Điều này tiếp tục là bàn đạp cho thị trường xuất khẩu thép thuận lợi và duy trì được mức sản lượng tốt trong các quý tiếp theo.