tầm nhìn dài thì HPG vẫn nằm vùng gom, chỉnh là gom thôi
Làn sóng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc dấy lên các vụ kiện thương mại toàn cầu
Các nhà máy thép tại Châu Âu đã và đang kêu gọi nhiều biện pháp thương mại hơn để giải quyết tình trạng xuất khẩu thép ồ ạt của Trung Quốc mà họ cho rằng đang khiến thị trường trở nên không bền vững, với giá cả ở Châu Âu thấp hơn nhiều so với chi phí cận biên.
Các nhà sản xuất thép đã phải vật lộn để đối phó với làn sóng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, nơi mà ngành xây dựng yếu kém đã gây sức ép lên giá cả. Trung Quốc sản xuất hơn một nửa sản lượng của thế giới, nhưng có quá nhiều thép và quá ít nhu cầu ở thị trường trong nước.
Lượng thép xuất khẩu từ Trung Quốc vào tháng 10 vừa qua đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2015, vì phần còn lại của thế giới có nguy cơ trở thành bãi đổ thải cho sản lượng dư thừa. Điều đó đang tạo ra sự căng thẳng với các đối tác thương mại, ngay khi chiến thắng trong cuộc bầu cử của Donald Trump làm dấy lên đồn đoán về một đợt bảo hộ mới.
Hiện vẫn chưa rõ Trump có thể thực hiện hành động gì đối với hàng nhập khẩu thép, với mức thuế 25% hiện tại vẫn có hiệu lực kể từ khi ông áp dụng vào năm 2018. ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, cũng cho biết họ lạc quan hơn về nửa cuối năm 2024 so với nửa đầu năm.
Ngày 12 tháng 11 năm 2024, Bộ Công Thương đã quyết định chấm dứt và không gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Đài Loan, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc. Thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ này đã được bắt đầu áp dụng từ năm 2014.
=> Quyết định này sẽ không gây ra tác động đáng kể đến các doanh nghiệp thép niêm yết như HPG, HSG, NKG, GDA do các doanh nghiệp này không sản xuất thép không gỉ.
Thị trường thép quý III/2024: Tiêu thụ thép toàn cầu có thể tăng trưởng âm năm thứ ba liên tiếp
Với tình hình sản xuất hiện tại, WorldSteel đã điều chỉnh dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2024 từ mức tăng trưởng 1,7% trước đó sang mức tăng trưởng âm 0,9%. Đây là mức tăng trưởng âm năm thứ ba liên tiếp.
9 tháng năm 2024, sản xuất thép thô ở 71 quốc gia đạt 1,394 tỷ tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản xuất thép thô ở Trung Quốc đạt 768,5 triệu tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2023. Đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ là nhà sản xuất thép thô lớn thứ hai trên thế giới cho ra sản lượng 110,3 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Với tình hình sản xuất hiện tại, WorldSteel đã điều chỉnh dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2024 từ mức tăng trưởng 1,7% trước đó sang mức tăng trưởng âm 0,9%. Đây là mức tăng trưởng âm năm thứ ba liên tiếp.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong tháng 9, sản lượng thép thô, gang và sản phẩm thép lần lượt là 77,07 triệu tấn, 66,76 triệu tấn và 117,31 triệu tấn, giảm lần lượt 6,1%, 6,7% và 2,4 so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trung bình hàng ngày ghi nhận 2,57 triệu tấn thép thô, 2,23 triệu tấn gang và 3,91 triệu tấn thép thành phẩm.
Tại Việt Nam, quý III/2024, sản xuất thép thành phẩm đạt 7,4 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023. Bán hàng thép thành phẩm đạt 7,47 triệu tấn, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,17 triệu tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 9 tháng năm 2024, sản xuất thép thành phẩm đạt gần 19,49 triệu tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tiêu thụ đạt 19,24 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 5,6 triệu tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Triển vọng lãi suất hạ trên toàn thế giới giúp kích thích thị trường nhà ở tại các quốc gia đối tác chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, ASEAN. Điều này tiếp tục là bàn đạp cho thị trường xuất khẩu thép thuận lợi và duy trì được mức sản lượng tốt trong các quý tiếp theo.