Pc1 update ĐHCĐ

Sáng ngày 24/4, Xây lắp điện 1 (PCC1, HoSE: PC1) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Kế hoạch năm 2021 PCC1 sẽ bán sát mục tiêu chiến lược 2021-2025 tầm nhìn 2035, duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 16%/năm; lợi nhuận sau thuế/doanh thu trung bình năm không nhỏ hơn 8%.

Doanh thu kế hoạch năm 2021 đạt 8.003 tỷ đồng tăng 20% so với thực hiện năm trước, lợi nhuận sau thuế 510 tỷ đồng, giảm 6%.

HĐQT trình phương án lợi nhuận 2020 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu, trước đó ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 đã thông qua tỷ lệ cổ tức là 15%. Thời gian hoàn thành trước quý IV/2021. Cổ tức năm 2021 dự kiến 15%/vốn điều lệ.

PCC1 lên phương án phát hành ESOP cho cán bộ công nhân viên, dự kiến phát hành 5.735.631 cổ phiếu, tương đương 3% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành 10.000 đồng/cp.

Ban lãnh đạo trình ĐHĐCĐ phương án đổi tên công ty để phù hợp với tình hình thực tế, từ tên hiện tại CTCP Xây lắp điện 1 thành CTCP Tập đoàn PC1.

[​IMG]
ĐHĐCĐ của Xây lắp điện 1.

Phần thảo luận:

- Cơ sở nào để đưa ra mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025?

- Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc: Tăng trưởng năm 2021 và kế hoạch 2021-2025. Khẳng định kế hoạch năm 2021 là chắc chắn. Đến thời điểm này, PCC1 đã ký hợp đồng vượt kế hoạch. Kế hoạch trong trung và dài hạn ví dụ như giai đoạn 2021-2025 là hoàn toàn chắc chắn nên kế hoạch của từng năm lại càng chắc chắn hơn. Cách xây dựng kế hoạch của PCC1 là từng khối phải xây dựng kế hoạch hàng năm. Kế hoạch 2021-2025 là một kế hoạch chiến lược, kế hoạch này đã được làm từ năm 2019-2020. Tất cả các khối cùng ban lãnh đạo đều phải rà soát xây dựng cơ sở để đưa ra mục tiêu.

Đến thời điểm hiện tại, số liệu ký hợp đồng xây lắp điện chuyển tiếp từ 2020 sang 2021 là 4.500 tỷ đồng và năm 2021 dự kiến ký khoảng 5.000 tỷ đồng. Chiến lược của công ty trong đầu năm 2020 là thành công không chỉ ở tổng thầu EPC, lưới điện mà còn thành công ở tổng thầu nhà máy điện gió và giờ đã thực hiện được.

Muốn tăng trưởng cao không chỉ dựa vào lười điện mà phải thành công trong mảng tổng thầu nhà máy điện. Do thực tế lưới điện hiện tại được đầu tư nhiều nhưng biên lợi nhuận không cao. Ở Việt Nam hiện nay chắc chắn chưa có công ty nào làm được tổng thầu nhà máy điện gió trừ PCC1. Ở mảng này, PCC1 đang rất thành công không chỉ trên bờ mà còn cả ngoài biển.

- Lợi nhuận gộp của lĩnh vực xây lắp điện trong năm 2021?

- Ông Trịnh Văn Tuấn: Tất cả các chủ đầu tư điện gió đều là tư nhân nên việc nghĩ lấy lợi nhuận cao và rất cao ở mảng này là không có dù PCC1 là đơn vị duy nhất làm được tổng thầu. Lợi nhuận của của gói tổng thầu khoảng vài nghìn tỷ nhưng trong đó phần thiết bị khá nhiều, phần xây lắp được đưa ra lợi nhuận gộp mức tối thiểu 11%-15%.

- Lợi nhuận năm 2021 là thận trọng?

- Ông Trịnh Văn Tuấn: Công ty thường đưa ra một kế hoạch thận trọng, với những diễn biến của dịch bệnh, ban lãnh đạo cố gắng ít nhất phải đạt được kế hoạch hoặc có thể vượt chứ không muốn đặt kế hoạch một cách tùy hứng. Năm 2021 vẫn có những khó khăn nhất định, thứ nhất là chậm các dự án bất động sản do nguyên nhân chính là từ thủ tục. Kế hoạch năm nào cũng có một dự án bất động sản ghi nhận nhưng vướng thủ tục pháp lý. Năm nay gần như không có lợi nhuận từ bất động sản mà chỉ có một ít lợi nhuận từ năm 2020 chuyển sang, PCC1 không có dự án nào hoàn thành trong năm nay.

Thứ 2 là doanh thu cuối năm của một số nhà máy điện gió xuống thấp, trong khi đó, chi phí tài chính tăng cao. Bên cạnh đó 3 gói tổng thầu ở Quảng Trị không được hạch toán doanh thu và lợi nhuận do bị ngoại trừ và phân bổ theo khấu hao tài sản. Ngoài ra ban lãnh đạo còn tính đến các yếu tố ảnh hưởng như dịch bệnh, tăng trưởng GDP hay giá thiết bị đầu vào tăng…

- Kết quả kinh doanh quý I?

- Ông Trịnh Văn Tuấn: Công ty đã hoàn thành kế hoạch trong quý I, theo tỷ trọng trong năm thì thấp hơn so vướng tháng Tết. Mục tiêu quý II mà ban lãnh đạo đề ra là doanh thu đạt 48% kế hoạch năm và lợi nhuận là 40%. Kế hoạch này được ban lanh đạo đánh giá khá tin cậy.

- Nhà máy mới ở Thái Nguyên là như thế nào?

- Ông Trịnh Văn Tuấn: Nhà máy mới này là được chuyển từ một nhà máy ở Hà Nội lên. Nhà máy ở Hà Nội được đầu tư cách đây 20 năm và hoạt động bình thường. Thành phố Hà Nội làm con đường cắt ngang qua khiến nhà máy chỉ còn một nửa và không đủ sản xuất.

Nhà máy mới ở Thái Nguyên có công suất tăng 50% về lắp ráp so với nhà máy cũ. Máy móc thiết bị được thanh lý và mua sắm mới. Cơ cấu sản phẩm trọng tâm kỹ thuật cao, chất lượng cao được tập trung ở nhà máy Đông Anh (Công ty TNHH Chế tạo cột thép Đông Anh) còn nhà máy Thái Nguyên sản xuất các sản phẩm phổ biến trên thị trường. HĐQT thông qua nhà máy mới này chuyển thành công ty con của công ty Đông Anh và công ty mẹ không trực tiếp quản lý.

- Tiến độ các dự án hiện tại và tương lai của công ty?

- Ông Trịnh Văn Tuấn: Dự án Vĩnh Hưng theo kế hoạch được khởi công năm 2020 và hoàn hành vào quý III năm 2021 nhưng că năm vừa qua dự án vướng thủ tục pháp lý nhưng đến thời điểm hiện tại cơ bản đã bắt đầu khởi công. Dự án như vậy bị chậm mất khoảng 1 năm. Đối với dự án Bắc Từ Liêm, công ty đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch dân số và theo kế hoạch ban đầu khởi công vào giữa năm nay. Dự án này bị chậm và sẽ khởi công vào quý I/2022.

Ban lãnh đạo tích cực làm việc với một số dự án khác đủ điều kiện. Nếu không có gì thay đổi vào tuần sau HĐQT sẽ quyết định các dự án mới và có thể hoàn thành hạch toán doanh thu lợi nhuận vào năm 2022. Mục tiêu mỗi năm doanh thu không dưới 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tối thiểu khoảng 15%-20%.

- Quỹ đất của công ty ra sao?

- Ông Trịnh Văn Tuấn: PCC1 còn một số quỹ đất nhưng không lớn dưới 1 hecta ở các quận Từ Liêm, Đông Anh, Hà Đông… Hầu hết PCC1 đang vận hành ở các nhà xưởng, công ty hành viên. Các năm vừa qua, công ty không ưu tiên phát triển những dự án này mà đặt quy hoạch phát triển các dự án lớn, xen kẽ. Các dự án gần đây PCC1 đều phát triển theo M&A từ bên ngoài.

- Chủ tịch HĐQT vẫn kiêm nhiệm Tổng giám đốc?

- Ông Trịnh Văn Tuấn: HĐQT đã họp trong nhiều kỳ về các giải pháp tách 2 chức danh này. HĐQT đã có cam kết, giải trình và báo cáo UBCKNN. Đến thời điểm hiện tại, HĐQT đã họp phiên đầu tiên năm 2021 và quyết định bầu ông Vũ Ánh Dương – Phó tổng giám đốc nhận vị trí Tổng giám đốc trong thời gian tới.

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.1 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

PC1 tạo đáy thành công.

pc1 rất dị cứ mua phiên nào KL lớn là dễ đi

1 Likes

Hôm nay bán ra bảo nhiêu dc cân hết. Đã đảo chiều, sớm muộn cũng phi

quan trọng tt chung thôi bác, đang yếu

Thanks ad

PC1 kết đái thành công, chính phục lại mốc 3x trong tháng 5

cái mảng điện mãi quý 3 mới hạch toán chờ lâu quá

AGR: Khuyến nghị mua dành cho PC1 Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho biết, Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I (HoSE: PC1) là doanh nghiệp có gần 60 năm hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình điện. Những năm gần đây, PC1 đang đa dạng hoá nguồn thu thông qua việc sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản và vận hành các dự án năng lượng. AGR cho rằng kết quả kinh doanh của PC1 trong thời gian tới vẫn có nhiều dư địa tăng trưởng, nhờ các yếu tố hỗ trợ như tình hình thủy văn tích cực, mảng khai khoáng tương đối tiềm năng, các dự án bất động sản lớn. Cụ thể, theo dự báo của Cơ quan quản lý khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), hiện tượng La Nina dự kiến sẽ kéo dài tới hết quý I/2022 và là động lực tăng trưởng sản lượng tại các nhà máy thuỷ điện của PC1. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mới đây đã vận hành thương mại 3 nhà máy điện gió với tổng công suất 144MW từ cuối tháng 10/2021, các nhà máy này đều được hưởng giá FIT ưu đãi trong vòng 20 năm. AGR ước tính khi 3 dự án này vận hành ổn định, PC1 sẽ gia tăng nguồn thu trung bình từ 150-200 tỷ đồng kể từ năm 2022 (tương đương khoảng 10-15% mỗi năm). Mặt khác, năm vừa qua, PC1 đã hợp nhất Công ty Cổ phần Khoáng sản Tấn Phát, chủ sở hữu mỏ Niken - Đồng tại khu vực xã Quang Trung và xã Hà Trì, tỉnh Cao Bằng. Theo thống kê, tổng trữ lượng của mỏ này khoảng 14 triệu tấn; thời gian khai thác là 15 năm. Thị trường đối với sản phẩm Niken còn rất nhiều dư địa tăng trưởng, khi mà nhu cầu tiêu thụ trên thế giới được dự báo tăng cao ít nhất đến năm 2030. Với công suất khai thác hàng năm khoảng 600.000 tấn và giá bán trung bình khoảng 140.000 RMB/tấn, AGR ước tính lợi nhuận ròng từ mỏ này có thể đạt từ 160-200 tỷ đồng kể từ năm 2023. Đáng chú ý, trong cuộc họp Analyst Meeting mới đây, đại diện PC1 đã chia sẻ về kế hoạch triển khai các dự án bất động sản trong các năm tới. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ triển khai 2 dự án trong năm 2022 là PC1 Định Công và PC1 Park View, trong đó dự án PC1 Định Công có tổng quỹ đất 1,5 ha, tổng mức đầu tư khoảng 750 tỷ đồng với doanh thu dự kiến thu được là 1.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2022-2024, PC1 còn có các dự án gối đầu bao gồm PC1 Bắc Thăng Long và PC1 Vĩnh Hưng. AGR cho rằng những dự án này sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp trong các năm kế tiếp. Công ty chứng khoán này dự báo lợi nhuận năm nay của PC1 có thể đạt 750 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 38% so với năm 2020. Vì vậy, khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu phù hợp là 50.000 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng 27% so với thị giá hiện tại.

con này đánh dài hạn phù hợp b nhỉ

Hàng ngon nên mua đúng thời điểm . t.me/bcstoc


Hiện mỏ Nicken -Cu xã Quang Trung- Hà Trì đang đẩy mạnh nổ mìn bóc phủ, theo thông tin từ đơn vị nổ mìn dự kiến tháng 8/2022 bắt đầu khai thác quặng thô, công đoạn tuyển quặng có thể đẩy nhanh tiến độ do giá Nicken tăng cao.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với mức giá mục tiêu 58.300 đồng/CP CTCK KB Việt Nam (KBSV) Với nhu cầu điện ngày càng cao, trong các năm qua, Chính phủ liên tục đầu tư vào các trạm biến áp và đường dây truyền tải. Theo chúng tôi tính toán dựa trên Dự thảo QHĐ VIII, khối lượng công việc trung bình năm của cả đường dây và trạm đều đạt mức tăng trưởng 3 chữ số và sẽ đem lại tăng trưởng CAGR = 25%/năm cho PC1 trong giai đoạn 5 năm tới. Chúng tôi kì vọng 3 nhà máy điện gió của CTCP Tập đoàn PC1 (PC1) sẽ hoạt động ổn định với sản lượng tiêu thụ cao trong năm 2022 do giá bán điện gió hiện đang cạnh tranh hơn so với nhiệt điện trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, đồng thời các nhà máy thuỷ điện lại gặp khó khăn do tình hình thuỷ văn không thuận lợi trong năm 2022. Đối với mảng thuỷ điện, chúng tôi cho rằng đây sẽ là một năm kém tích cực với thuỷ điện khi La Nina có thể sẽ kết thúc vào quý III/2022. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sản lượng thuỷ điện sẽ bùng nổ khi PC1 đưa vào vận hành lần lượt 4 nhà máy thuỷ điện mới, giúp tăng tổng công suất mảng thuỷ điện lên 50%. Chúng tôi kỳ vọng PC1 sẽ bàn giao đúng kế hoạch và thu được tổng cộng 3,2 nghìn tỷ đồng doanh thu và 1,2 nghìn tỷ đồng lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2022-2025. Thêm vào đó, 3 khu công nghiệp chuẩn bị được mở bán trong giai đoạn tới sẽ đóng góp từ 600- 1.000 tỷ lợi nhuận từ doanh thu liên doanh – liên kết trong giai đoạn 2023-2026. Ngoài ra, mỏ khoáng sản Nickel mới sở hữu sẽ đi vào hoạt động trong 2023, góp phần đem lại nguồn doanh thu lớn cho PC1 trong bối cảnh nhu cầu và giá Nickel đang tăng mạnh trong những năm tới. Dựa trên tiềm năng và rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 theo phương pháp Định giá từng phần (SOTP) với mức giá mục tiêu 58.300 đồng/CP, upside 25,9% so với giá đóng cửa ngày 05/04/2022.

Giá hiện tại đang thủng MA20 vol lớn.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 56.700 đồng/CP CTCK KB Việt Nam (KBSV) Trong quý I/2022, Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (PC1 – sàn HOSE) ghi nhận kết quả kinh doanh trái ngược với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 1.478 tỷ đồng (giảm 4,5% so với) và 179 tỷ đồng (tăng 124%). Chúng tôi nhận thấy rằng, sự đóng góp nhiều hơn của mảng có biên lợi nhuận cao là mảng điện (biên lợi nhuận gộp mảng điện trong quý I/2022 là 63%, cao hơn quý I/2021 là 53%) đủ bù đắp sự suy giảm của những mảng hoạt động chính như xây lắp điện. Chúng tôi cho rằng mảng thuỷ điện và điện gió của PC1 sẽ tiếp tục có diễn biến thuận lợi trong năm 2022 nhờ vào La Nina khả năng cao sẽ tiếp tục xảy ra tới cuối năm và diễn biến thiếu nguồn cung than cho các nhà máy điện than cũng như giá khí đầu vào của các nhà máy điện khí cao cũng góp phần đẩy giá thị trường điện cạnh tranh (CGM) duy trì ở mức cao, góp phần tăng tính cạnh tranh cho thuỷ điện và điện gió do 2 loại hình này có chi phí huy động rẻ hơn với nhiệt điện khí và nhiệt điện than. Theo ước tính của PC1, dự án sẽ đạt mức IRR 18% ở mức giá Nickel khoảng 17,000 USD/tấn và toàn bộ sản phẩm được bán bằng giá spot (giá giao ngay) trên thị trường. Với tổng trữ lượng mỏ khoảng 14 triệu tấn, chúng tôi dự phóng vòng đời khai thác của mỏ sẽ đạt khoảng 12-13 năm với tổng doanh thu sẽ đạt khoảng 32.5 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 9.76 nghìn tỷ đồng với các giả định: (1) Giá Nickel trong toàn vòng đời khai thác đạt 23.000 USD/tấn, (2) Biên lợi nhuận ròng đạt 30% - mức tương đồng với các công ty khai khoáng Nickel trên thế giới. Dựa trên định giá SOTP, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PC1. Giá mục tiêu là 56.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 40,3% so với giá tại ngày 14/06/2022.

Kết quả kinh doanh quý II của Công ty Cổ phần Tập Đoàn PC1 (HoSE: PC1) khá bi quan với doanh thu giảm một nửa so với cùng kỳ, xuống còn 1.500 tỷ đồng. Trong đó, mảng xây lắp điện giảm 70% cùng kỳ; sản xuất công nghiệp giảm 53% và bán hàng hóa - vật tư giảm 44% cùng kỳ. Ngược dòng, doanh thu bán điện tăng đến 152% cùng kỳ lên mức 465 tỷ đồng, nhờ các nhà máy điện gió mới vận hành thương mại. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong quý II chỉ đạt 63 tỷ đồng, thấp hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói là biên lãi gộp trong quý vẫn tăng 14,6 điểm phần trăm và đạt 22,7%. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, sở dĩ có sự chênh lệch là do PC1 đã ghi nhận 200 tỷ đồng từ chi phí tài chính ròng vào quý II/2022 so với khoản thu nhập tài chính ròng trong quý II/2021 là 201 tỷ đồng. Ngoài ra PC1 còn vốn hóa chi phí lãi vay cho 3 dự án điện gió mới. Cụ thể, chi phí lãi vay quý II vừa qua ở mức 142 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh do thiếu hụt khoản lãi từ đánh giá lại khoản đầu tư công ty con như quý II/2021. Lũy kế, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm đạt 196 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ; doanh thu giảm 35% cùng kỳ còn 3.000 tỷ đồng. Chi phí tài chính neo ở ngưỡng 305 tỷ đồng. Nhìn chung, đòn bẩy tại PC1 đã tăng cao sau khi đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Nợ ròng tăng gần gấp rưỡi lên 7.900 tỷ đồng vào cuối quý II, phần lớn được sử dụng để tài trợ cho các nhà máy điện gió với tổng công suất là 144MW vận hành trong quý III/2021. Vì thế, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu đạt 122%, trong khi cuối quý II/2021 ở mức 93%. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay vẫn ở mức hợp lý là 2,3 lần trong nửa đầu năm (cùng kỳ là 2,1 lần). Yuanta duy trì khuyến nghị mua và vẫn xem PC1 là lựa chọn hàng đầu trong ngành năng lượng. PC1 chỉ mới hoàn thành 27% dự báo doanh thu năm 2022 của Yuanta, song vẫn được kỳ vọng sẽ ghi nhận thêm 1.000 tỷ đồng từ việc bán bất động sản tại Gia Lâm và Đình Công vào nửa cuối năm 2022. Lưu ý rằng, sự sụt giảm trong doanh thu xây lắp điện chỉ mang tính tạm thời. Yuanta kỳ vọng giá trị đơn hàng đã ký (backlog) còn lại trong mảng này sẽ tiếp tục được chuyển tiếp sang nửa cuối năm. Giá trị backlog vào thời điểm cuối quý I (số liệu mới nhất được công bố) là 4.700 tỷ đồng, chỉ giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu quý III/2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) đạt 3.006 tỷ đồng, bằng 96% cùng kỳ 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 47 tỷ đồng, giảm mạnh 75% so với cùng kỳ năm trước do chi phí tải chính tăng mạnh 219% lên 265 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 5.995 tỷ đồng và 303 tỷ đồng, bằng 78% và 44% cùng kỳ năm trước. Doanh thu suy giảm do hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng lớn giảm mạnh 40% so cùng kỳ 2021. Lợi nhuận giảm do doanh thu giảm và chi phí tài chính tăng mạnh 173% trong kỳ. Sản xuất điện là động lực tăng trưởng doanh thu trong 9 tháng đầu năm của PC1. Doanh thu sản xuất điện 9 tháng đầu năm đạt 1.243 tỷ đồng, tăng mạnh 148% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp sản xuất điện đạt 677 tỷ đồng, tăng mạnh 154% và chiếm 62% tổng lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp sản xuất điện đạt 54,5%. Lĩnh vực xây lắp điện, đầu tư dự án bất động sản của PC1 không đạt được như kế hoạch đề ra. Công ty cho biết do Quy hoạch điện 8 chậm được phê duyệt, các dự án năng lượng tái tạo chưa có giá điện mới nên hoạt động xây lắp bị chậm lại, khả năng doanh thu cả năm chỉ đạt 5,048 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch. Hoạt động phát triển bất động sản cũng bị chậm tiến độ, dự án tại Gia Lâm dự kiến có phê duyệt đầu tư từ tháng 11/2022. Biến động tỷ giá làm chi phí tài chính tăng mạnh 173% lên 601 tỷ đồng. Trong kỳ, ngoài chi phí lãi vay tăng 88% lên 411 tỷ đồng, công ty cũng chịu chi phí biến động tỷ giá với 179 tỷ đồng. Dự án khai thác khoáng sản Nickel đảm tiến độ đầu tư. Giá trị đầu tư vào dự án đến tháng 9 năm 2022 đạt 1.359 tỷ đồng, hoàn thành 81% kế hoạch. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và chạy thử trong quý IV/2022 và sẽ có sản phẩm thương mại từ đầu năm 2023. Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), triển vọng kinh doanh của công ty năm 2023 cơ bản sẽ sáng sủa hơn bởi hoạt động xây lắp điện dự kiến sẽ sối động trở lại nhờ Quy hoạch điện 8 sớm được phê duyệt, có giá điện mới cho các dự án năng lượng tái tạo; các dự án bất động sản chuyển tiếp được phê duyệt thực hiện từ cuối 2022, nhà máy khai thác và chế biến quặng Nickel đi vào hoạt động thương mại từ đầu năm 2023. MBS dự báo doanh thu năm 2023 đạt khoảng 11.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 810 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 93% so với 2022. Kết hợp các phương pháp định giá từng phần các lĩnh vực hoạt động khác nhau của công ty, MBS xác định giá trị cổ phiếu ở mức 27.100 đồng/cổ phần, khả năng tăng giá so với hiện tại là 58,4%. MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PC1.

CTCP Tập Đoàn PC1 (PC1) công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 với doanh thu đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo đạt 64 tỷ đồng (giảm 2%). Doanh thu giảm so với cùng kỳ năm trước do doanh thu từ mảng xây lắp điện giảm 80% do ngành điện chững lại, vượt qua mức tăng doanh thu so với cùng kỳ năm trước từ mảng sản xuất cột thép và mảng sản xuất điện, cũng như đóng góp từ nhà máy niken và 70% cổ phần tại khu công nghiệp (KCN) Nomura. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo quý III/2023 đi ngang so với cùng kỳ khi đóng góp từ mảng khai thác niken và KCN Nomura gần như bù đắp cho mức giảm 87% của lợi nhuận gộp từ mảng xây lắp điện và chi phí tài chính tăng 22%. Doanh thu, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo của PC1 trong 9 tháng đầu năm 2023 lần lượt đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái), 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 3%) và 66 tỷ đồng (giảm 75%), hoàn thành 62%, 63% và 19% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Điều này do kỳ vọng về những thay đổi không đáng kể trong dự báo lợi nhuận gộp của chúng tôi cho năm 2023 do kết quả kinh doanh của mảng niken cao hơn kỳ vọng, có thể bù đắp cho lợi nhuận gộp thấp hơn từ mảng xây lắp điện và mảng cấp điện. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo chi phí SG&A năm 2023 của chúng tôi, điều này có thể bù đắp rủi ro tăng đối với dự báo chi phí tài chính năm 2023 của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng chi phí SG&A và chi phí tài chính trong 9 tháng đầu năm 2023 của PC1 đã hoàn thành 58% và 83% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi. Khoản lỗ tỷ giá trong 9 tháng đầu năm 2023 của công ty đạt 108 tỷ đồng so với dự báo năm 2023 của chúng tôi là 37 tỷ đồng. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số quý IV/2023 sẽ tăng mạnh với doanh thu tăng trưởng mạnh từ hầu hết các mảng kinh doanh, đặc biệt là mảng sản xuất điện (vì quý 4 thường là mùa cao điểm của điện gió) và mảng xây lắp điện, bên cạnh sự đóng góp từ doanh thu chuyển nhượng mặt bằng bán lẻ thương mại khoảng 150 - 200 tỷ đồng.

giá Niken này thì PC1 các quý tới vẫn ngon phải ko Bro

ngon nhưng nhu cầu giảm bớt rồi