Phần 3: NỢ XẤU...BANK BANK BANK BANK

, , ,

Link 2 phần trước: VIB ACB OCB HDB VPB..TRẬN CẦU BANK TÂM ĐIỂM QUÝ 4, cuộc đua ROE NIM PE ....Quẹo lựa

Như đã đề cập 2 phần trước, tâm điểm quý 4 này sẽ là bank, đội nào còn sức trụ hạng đội nào đang đua top thì ae cũng đã hình dung đc phần nào :smiling_imp: :smiling_imp: Bank mấy ngày qua như cắn doping, ae lòi ra khỏi hang hú hét rộn ràng hết cả :rofl: :rofl:

Nhưng giữa 1 con sóng như vậy, vừa kết phiên 24/11, truyền thông lại lên mấy bài như vầy to tổ chảng trang nhứt như check VAR vậy, tụt cả hứng , nhưng báo là chuyện của báo =)))

Dừng lại 1 chút: ''Nợ xấu giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên đến năm 2020 con số này tăng trở lại lên 1,69%, và cuối tháng 9/2021 là 1,9%,". Nếu tính của VAMC vô thì con số này lớn hơn nhiều nhưng bài báo ko nêu :thinking: :thinking: :thinking:. Tiếp tục mổ xẻ để xem ta thấy được gì bên trong các đội bóng này.

Thực tế, tỷ lệ nợ xấu nội bảng mà tôi thống kê được như sau.

Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng là 2,46%; năm 2017 giảm xuống còn 1,99%; năm 2018 còn 1,91%; năm 2019 là 1,63% và năm 2020 là 1,76%. Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn thì năm 2016 là 10,58%, năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và sang đến năm 2020 là 3,81%. Xu hướng giảm vẫn là rất rõ rệt
Chứng tỏ bank đang làm rất tốt vai trò của mình, chất lượng tài sản vẫn chưa chuyển biến xấu, và là trụ cột cho nền kinh tế giai đoạn hiện tại. Nếu ai đó đã lỡ lo lắng thì mình nghĩ giờ chưa đúng thời điểm và hơi thái quá. Covid không còn mơ hồ như trước, chúng ta đang BÌNH THƯỜNG MỚI

Quay trở lại với ‘‘Nợ Xấu’’, các bank đã thiết lập rào chắn như thế nào để phòng vệ trước những cú sút phạt từ anh Covid.

Trên đây là tỷ lệ trích dự phòng/ nợ xấu ở các bank dạng trung bình hiện tại, Nợ xấu thấp rơi vào TPB, LPB, OCB và HDB (quanh 1.5%) ngược lại nhóm cao lại có MSB, VIB và EIB (quanh 2%), nhưng nhìn vô tỷ lệ dự phòng/ nợ xấu, chất lượng tài sản các bank luôn được đảm bảo với mức trích lập trên 50%, TPB và LPB gần 100%. Bởi vậy lo lắng về bank hiện tại tôi có quan điểm là hơi thái quá.
Hình trên là con số tại 1 thời điểm, vậy khi dự phòng rr thì tỷ lệ chi phí có ăn hết lợi nhuận hay không là thứ nên mổ xẻ.


Trên đây là chi phí dự phòng 3 quý (3, 2, 1, từ trên xuống dưới) của các bank quy mô tb mà tôi thống kê đc, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trc và tỷ lệ dự phòng rr/ lợi nhuận thuần.

Có thể thấy tăng mạnh nhất là LPB và TPB, và thấp nhất là MSB và HDB việc tăng trưởng mạnh chi phí dự phòng không có nghĩa là tốt, đằng sau nó là lý do gì mà họ phải tăng như vậy thì còn phải xem xét, ngược lại thấp quá thì vùng đệm rủi ro khi gặp biến cố khiến doanh nghiệp dễ tổn thương. Cá nhân tôi thích 1 chỉ số trung bình, cân bằng.
Chưa đủ, để vừa an toàn, nhưng lại đủ hấp dẫn thì chi phí dự phòng rr/ lợi nhuận thuần phải đủ thấp mới béo. Bỏ tiền ra mua cầu thủ mà vô sân nó không chạy thì cũng như không :wink: :wink:. Như hình, thấp nhất là VIB và OCB, tới HDB và NAB, còn lại đều trên 20%. Nhìn vào chart này thôi thì tôi thích VIB, chi phí thấp và rủi ro vừa đủ để tạo đòn bẩy tốt.

Tựu chung lại, nhìn vô các thông kê của tui, ae có thể lọc ra theo sở thích rủi ro của mình, nhưng nhìn chung, bank là nơi điều tiết, thúc đẩy kinh tế, và nó đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện tại. Cái gì đang lên thì cứ để nó lên :smiling_imp: :smiling_imp: :smiling_imp:

Cảm ơn ae đã theo dõi và ủng hộ, có thông tin gì tôi tiếp tục update nhé!!!

Link 2 phần trước: VIB ACB OCB HDB VPB..TRẬN CẦU BANK TÂM ĐIỂM QUÝ 4, cuộc đua ROE NIM PE ....Quẹo lựa

Theo mình cảnh báo nợ xấu banks trong Q4 này là điều khó tránh khỏi, nhưng để bóc tách trích lập và khả năng thu hồi như thế nào thì hạ hồi phân giải, wait and see BCTC Q4 2021… Lướt sơ một vòng báo cáo nhận định của các CTCK thì mình thấy lợi nhuận banks quý 4 vẫn được dự báo khả quan Q4 này với việc tăng doanh thu dịch vụ, nhất là bán bảo hiểm, room tín dụng được nới thêm…

Tựu chung lại, nhìn vô các thông kê của tui, ae có thể lọc ra theo sở thích rủi ro của mình, nhưng nhìn chung, bank là nơi điều tiết, thúc đẩy kinh tế, và nó đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện tại. Cái gì đang lên thì cứ để nó lên - ĐỒNG QUAN ĐIỂM VỚI THỚT VỤ NÀY NHA, DÒNG TIỀN ĐANG VÀO BANKS, CỨ THEO TIẾNG GỌI CỦA ĐỒNG TIỀN KG BAO GIỜ ĐÓI kekeke

cũng sắp hết tháng, NĐT đang nhìn cho quý 1 quý 2 năm sau, tui sẽ thu xếp viết bài cho ace nhé!!! <3

một số thông tin khả năng vào VN30 của VIB update cho ae

  • GTVH BQ từ ngày 26/11/2020 - 26/11/2021 của VIB: 56.121 tỷ đồng.
  • VIB đang xếp thứ 22 về gtvh bq. Xếp trên VIB là VJC (66.686 tỷ đồng) và PLX (66.919 tỷ đồng)
  • Hiện nay chưa có cổ phiếu nào vi phạm rules về FF<10%, vòng quay thanh khoản <0.04, hay GTVH <2000 tỷ đồng.
  • Như vậy để chắc chắn vào VN30 thì gtvh bq của VIB cần vượt qua VJC và PLX. Đợt tái cơ cấu vào tháng 1/2022, không thể đáp ứng được cho dù giá VIB tăng thêm 100%.
  • Do đó chỉ có thể chờ đợt review diễn ra vào tháng 7/2022, và giá trị vốn hoá cần duy trì liên tục như hiện nay trong nhiều tháng.

NHTW đề xuất nâng room ngoại, nghe rôm rang, ko biết ae có tin gì cho tui xin với

HDB VIB TPB - đang là các ngôi sao sáng trong bầu trời bank hiện tại. Còn chần chờ gì mà chưa vào hàng

có hàng thì giữ chặt hahaha

Evergrand chinh thức vỡ nợ như hồi chuông cảnh báo cho nhiều quốc gia trong công tác quản lý thị trường trái phiếu. Thị trường trái phiếu Việt Nam gần đây giao dịch rất sôi động, bên cạnh những lợi ích mang lại như là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
[​IMG]

Từ thực tế như trên, văn phòng Chính phủ đã ban hành Công điện số 8857/CĐ-VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu tập trung quan tâm kiểm tra việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm…

Ngân Hàng Nhà nước cũng ban hành thông tư 16/2021/TT-NHNN quản lý chặt chẽ hơn hoạt động đầu tư và phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng với các qui định cụ thể:

  • Tổ chức tín dụng chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%.

  • Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng dư nợ tín dụng

  • Không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó mục đích để cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp phát hành

  • Không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.

  • Không được mua trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong đó có mục đích để tăng qui mô vốn hoạt động.

[​IMG]
So với cùng kỳ năm 2020, tổng giá trị phát hành TPDN năm nay tăng 35%, tương đương 410.000 tỷ, tỷ trọng phát hành của các ngân hàng chiếm 36.6%, các công ty bất động sản chiếm 34.5%. Theo số liệu của 30 ngân hàng thương mại, giá trị danh mục đầu tư trái phiếu bao gồm trái phiếu của tổ chức tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp chiếm 8.1% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng.

[​IMG]

Rủi ro sẽ phát sinh khi các trái phiếu này bằng một cách nào đó quay ngược lại hỗ trợ cho các khoản vay của doanh nghiệp đang có nợ quá hạn. Như vậy, việc kiểm soát “chất lượng” của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bao gồm tài sản đảm bảo và hiệu quả kinh doanh là điều rất cần thiết.

Ở góc độ ngân hàng, hoạt động đầu tư chéo trái phiếu giữa ngân hàng với nhau, hay ngân hàng đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản “có liên quan” đã tạo ra nguồn thu lớn tại những thời điểm thị trường tín dụng bị chững lại, đặc biệt trong Q3/2021. So với tổng thu nhập lãi thuần, thì lãi từ hoạt động đầu tư không đáng kể, nhưng so với lợi nhuận trước thuế, thì con số này khá lớn. Như VPB lãi từ hoạt động đầu tư 9 tháng 2021 đạt 2.364 tỷ, TCB đạt 1.654 tỷ, MBB đạt 1.505 tỷ, SCB 1.728 tỷ… Khi thị trường trái phiếu được quản lý chặt chẽ hơn, nguồn thu nhập từ trái phiếu của các ngân hàng này nhiều khả năng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng bù lại, rủi ro cho ngành được giảm đi đáng kể, ngân hàng sẽ tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Sự tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, đi sâu vào chiến lược ngân hàng bán lẻ như VIB vẫn mang đến những nguồn thu rất lớn từ thu nhập lãi thuần và các nguồn phí dịch vụ.

Tóm lai, chúng ta không nên dùng cụm từ “siết chặt” để nói về Thông Tư 16, nghe có vẻ tiêu cực so với tầm nhìn của NHNN, cũng như sự tích cực mang lại trong việc bảo về quyền lợi của nhà đầu tư cũng như hệ thống ngân hàng. Sau những động thái vừa qua của CP cũng như NHNN, chúng tôi tin thị trường cho vay, thị trường trái phiếu sẽ trở nên tốt hơn trở thành nơi huy động vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp có sức khỏe tài chinh tốt, đồng thời cũng bảo vệ nhà đầu tư tham gia thị trường.

update 1 số quan điểm cho ae nhé

Đa phần trái phiếu DN BĐS , XD thôi

th nào tỷ trọng TP vừa phải, để room tăng tín dụng vẫn ok hơn

TOP 10 ngân hàng có ROE cao nhất 9 tháng bao gồm VIB, ACB HDBank, MSB, TPBank, MB, Techcombank, VPBank, OCB và Nam A Bank.


(nguồn Vietnambiz)

Theo thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của 28 ngân hàng, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 9 tháng đầu năm của phần lớn ngân hàng ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có 3 ngân hàng trong nhóm ghi nhận ROE giảm.

Cụ thể, ROE trung bình toàn hệ thống tăng 3,1 điểm % lên 12,1% trong 9 tháng đầu năm. TOP 10 ngân hàng có ROE cao nhất 9 tháng bao gồm VIB, ACB HDBank, MSB, TPBank, MB, Techcombank, VPBank, OCB và Nam A Bank.
VIB đứng đầu bảng với ROE đạt 21,3%, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 32,7% so với cùng kỳ, đạt 4.272 tỷ đồng.

Nhờ lợi nhuận 9 tháng tăng trưởng 39,8% so với cùng kỳ, ACB tiếp tục đứng thứ 2 trong Top 10 ngân hàng có ROE cao nhất với 18,4% (cùng kỳ năm trước là 16,9%)

Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE), ACB đã chủ động kìm hãm lợi nhuận quý III để cân bằng giữa việc duy trì ROE mạnh mẽ và tăng cường các chỉ số chất lượng tài sản như tỷ lệ nợ xấu hay tỷ lệ bao phủ nợ xấu.

Trong khi đó, Kienlongbank lại là ngân hàng có mức tăng ROE cao nhất so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận 9 tháng tăng vọt, gấp hơn 6 lần cùng kỳ năm trước. Hai nguồn thu chính giúp Kienlongbank đạt được kết quả này đến từ hoạt động cho vay và hoạt động dịch vụ. Qua đó, kéo ROE ngân hàng từ 3% tại thời điểm 9 tháng 2020 lên 15,6% cùng kỳ 2021

Đáng chú ý, nhóm “ông lớn” ngân hàng mặc dù luôn dẫn đầu về lợi nhuận, song ROE lại ở mức thấp và xếp dưới các ngân hàng tư nhân như Techcombank, VPBank, OCB hay Nam A Bank.

Nhóm có ROE thấp nhất gồm Eximbank (4,5%), Saigonbank (4,4%), NCB (3,8%) và SCB (3,5%).

Theo MBKE, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ sinh lợi cao với ROE trên 18% so với trung bình các ngân hàng trong khu vực là 12% bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch. Điều này là nhờ ROA cải thiện và được hỗ trợ bởi các quy định về vốn hợp lý.


(Nguồn Vietnambiz)

Ae có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết hơn của tôi lần trước nhé!

VIB vững vàng nhờ :v

OCB sẽ là siêu phẩm 2022

Picture3

Thu nhập từ core và tăng trưởng Banca các bank, ae tham khảo

VIB top1 đang thị trường,
APE đang cao nhất ngành thì %fee income quý này cũng đang dẫn đầu TT hohoh

ae cầm bank vô coi nè

Bank News 20/12/2021 THẾ GIỚI VĨ MÔ – VIỆT NAM · Dow Jones giảm 532,2 điểm (1,48%) xuống 35.365,44 điểm. S&P 500 giảm 48,03 điểm(1,03%) xuống 4.620,64 điểm. Nasdaq giảm 10,75 điểm (0,07%) xuống 15.169,68 điểm. · Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 0,33%. Nikkei 225 giảm 1,79% còn Topix giảm 1,42%. · Đi ngược với Fed và BoE, NHTW châu u dự báo không nâng lãi suất trong năm 2022 · Deutsche Bank: Ngay cả khi FED tăng lãi suất, chứng khoán vẫn tiếp tục tăng trong 10 tháng sau đó · Nghiên cứu: Tốc độ nhân đôi của Omicron nhanh gấp 70 lần Delta · Việt Nam hướng đến 1 triệu doanh nghiệp số vào năm 2025 · Gần 23 tỷ USD vốn ODA được phân bổ trong giai đoạn 2021-2025 · HSBC: Việt Nam vẫn còn là điểm đến hấp dẫn về đầu tư FDI · Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ ký kết 12 thoả thuận hợp tác, một dự án có tổng mức đầu tư lên đến 4 tỷ USD NGÂN HÀNG · Chuyên gia: “Lạm phát là thách thức lớn trong 2022, không nên giữ nhiều tiền mặt” · Nguy cơ nợ xấu lớn, định giá đã ở mức cao được coi là rào cản của dòng cổ phiếu ngân hàng · KBNN đã có 4 đợt chào mua ngoại tệ từ các ngân hàng với tổng khối lượng 1,05 tỷ USD · VPB: muốn điều chỉnh “room” ngoại từ 15% lên 17,5%, chuẩn bị phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài · VIB: Ngân hàng bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng

ATC làm cây uy tín quá

bác nào kê VIB của em kinh thế nhờ :))