Phân Tích Kinh Tế Vĩ Mô

Khúc này thị trường tài chính toàn cầu sẽ bám sát các số liệu về kinh tế, việc làm, sản xuất của Mỹ công bố.

  • Như tối hôm qua khi ra thông báo về ISM PMI không theo dự báo đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế thực, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán mỹ nói riêng và thị trường tài chính quốc tế nói chung

thứ 6 tuần này như đã nói sẽ diễn ra 1 tin tức cực kì quan trọng đến thị trường tài chính, nhưng khổ nổi nó sẽ được thông báo vào 7h30 tối tức là sẽ sau phiên giao dịch cuối tuần của thị trường ck vn.

  • Nên nếu là Bad news thì chắc chắn sang tuần tiếp theo Vnindex sẽ bị ảnh hưởng tâm lí rất nhiều.


PMI ở VN tuy giảm nhưng vẫn trên mốc 50 => kinh tế thực vẫn còn trụ được ở giai đoạn này

Bảng này là thống kê hiệu suất của VNI qua các tháng, tính ra tháng 9 toàn màu đỏ :smiley:

Đường cong lợi suất đảo ngược đã ngừng đảo ngược, những gì bạn cần biết:

Một trong những lo lắng của nhà đầu tư về việc tăng lãi suất là khả năng suy thoái tài chính. Suy thoái tài chính được định nghĩa là một giai đoạn suy giảm kinh tế, trong đó hoạt động thương mại và công nghiệp bị giảm sút, thường được xác định bằng sự sụt giảm GDP trong hai quý liên tiếp. Điều này cũng có nghĩa là suy thoái chỉ được nhận ra khi nó đã xảy ra và lúc đó đã muộn để chuẩn bị.

Đường cong lợi suất đảo ngược (yield curve inversion) là một yếu tố được quan tâm khi suy đoán về suy thoái. Đường cong lợi suất là cách thể hiện sự chênh lệch lợi suất mà các nhà đầu tư nhận được khi mua nợ ngắn hạn hoặc dài hạn, thường là trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm.

Trong nền kinh tế Mỹ, các nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ Mỹ bởi đây là khoản đầu tư an toàn nhất. Thông thường, lãi suất khi mua trái phiếu dài hạn sẽ cao hơn lãi suất trái phiếu ngắn hạn để bù đắp rủi ro do sự không chắc chắn về diễn biến của nền kinh tế trong dài hạn và để bù đắp cho lạm phát. Do lạm phát thường xuất phát từ tăng trưởng kinh tế mạnh, nên đường cong lãi suất dương (lãi suất 10 năm cao hơn lãi suất 2 năm) có nghĩa là tâm lý của các nhà đầu tư đang ổn định.

Ngược lại, đường cong lãi suất đảo ngược là một dấu hiệu về tình trạng suy giảm kinh tế sắp xảy ra, tương tự như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Khi đó, lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn. Khi nhà đầu tư lo lắng về nền kinh tế, họ sẽ muốn chuyển tiền từ các khoản đầu tư rủi ro cao hơn sang các tài sản an toàn hơn như trái phiếu chính phủ. Nếu nhà đầu tư tin rằng triển vọng kinh tế sẽ xấu đi, nhu cầu mua trái phiếu dài hạn sẽ tăng, đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn này giảm xuống thấp hơn so với lãi suất ngắn hạn (vì giá trái phiếu và lãi suất có tương quan nghịch). Đây là lúc xảy ra hiện tượng đường cong lãi suất đảo ngược. Nhiều nhà kinh tế cho rằng đây là dấu hiệu để dự đoán suy thoái kinh tế; khi đường cong hoàn thành chu kỳ đảo ngược và ngừng đảo ngược, thì suy thoái có thể gần xảy ra.

Lần này, đường cong lợi suất đảo ngược đã diễn ra vào tháng 7 năm 2022, và hôm nay, nó đã ngừng đảo ngược.

  • Suy thoái năm 1990 xảy ra 287 ngày sau khi ngừng đảo ngược.

  • Suy thoái năm 2000 xảy ra 84 ngày sau khi ngừng đảo ngược.

  • Suy thoái năm 2008 xảy ra 280 ngày sau khi ngừng đảo ngược.

Lần này sẽ khác? Hay lịch sử vẫn sẽ lặp lại?

Bản chất của việc xác định khả năng suy thoái chính là việc đánh giá sức khoẻ và của nên kinh tế trước thời điểm đảo chiều chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ được Fed thực hiện với 2 mục tiêu duy nhất (1) ổn định lạm phát và (2) tăng trưởng kinh tế. Việc đảo chiều chính sách tiền tệ được thực hiện khi Fed chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu kia. Khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế chuyển thành ổn định lạm phát, chúng ta có chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt. Ngược lại khi mục tiêu chuyển trọng tâm từ lạm phát sang tăng trưởng kinh tế, chúng ta có chính sách tiền tệ chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng. Đó chính là bối cảnh hiện tại.

Nhưng, chính sách tiền tệ trong giai đoạn đầu không phải là “rocket 1h” cho nền kinh tế, bởi vì (1) luôn có độ trễ để thấm thấu vào nền kinh tế do ngân hàng trung ương không làm việc trực tiếp với bạn mà phải thông qua 1 bên gọi là “trung gian tài chính”, chính là các ngân hàng thương mại. Và (2) chính sách tiền tệ cũng không hướng chính xác đến đối tượng cần hỗ trợ, thay vào đó nó sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế (mạnh hay yếu đều như nhau).

Do vậy, trước thời điểm đảo chiều chính sách tiền tệ sang nới lỏng. Nếu nền kinh tế đang ở trạng thái hơi yếu, sự thẩm thấu của chính sách tiền tệ đủ để hỗ trợ nền kinh tế sau đó. Nhưng, nếu nền kinh tế trước thời điểm đảo chiều chính sách đang yếu và suy giảm với tốc độ nhanh, việc tăng giảm thêm 0.5 - 1% lãi suất chính sách chỉ như hạt muối đổ bể. Và khi quán tính của nó không được hãm lại, chúng ta sẽ có suy thoái.

Làm cách nào để đo lường sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ: hãy theo dõi 3 khu vực: Sản xuất, Tiêu dùng (Dịch vụ) và Thị trường lao động (Trung gian).


SBV góp tí thanh khoản nè

Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 8 vừa được công bố

– Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%).
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,0%).
– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Tám sơ bộ xuất siêu 4,53 tỷ USD. Tính chung tám tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 19,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,9 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,77 tỷ USD.

Hãy hình dung một ly nước ấm được đặt vào tủ đông. Nhiệt độ của nó sẽ từ từ hạ xuống. Đến một thời điểm nào đó, nước sẽ kết tinh, biến đổi từ trạng thái lỏng sang rắn. Quá trình “chuyển pha” này diễn ra một cách tự nhiên, không cần thêm bất kỳ tác động nào từ bên ngoài. Yếu tố quyết định duy nhất là nhiệt độ trong tủ đông phải duy trì dưới ngưỡng 0 độ C.

  • Giờ đây, chúng ta hãy thay khái niệm “nhiệt độ trong tủ đông” bằng “mức lãi suất”. Nền kinh tế Hoa Kỳ đang dần hạ nhiệt dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều này được minh chứng qua sự suy giảm của lạm phát và tăng trưởng tiền lương. Tuy nhiên, nền kinh tế chưa rơi vào tình trạng “đóng băng” hoàn toàn, bởi lẽ cách đây 2 năm, nó vẫn đang trong giai đoạn “nóng” quá mức. Song, nếu “nhiệt độ” tục giảm, việc nền kinh tế “đóng băng” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vào đầu năm 2022, cứ mỗi người thất nghiệp lại có 2 vị trí việc làm trống. Khi đó, bất cứ ai mất việc đều có thể dễ dàng tìm được công việc mới ngay lập tức. Điều này giúp tỷ lệ thất nghiệp không tăng cao. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã phức tạp hơn nhiều. Tỷ lệ việc làm trống đã giảm xuống mức trước đại dịch. Những người mất việc đang ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm công việc mới. Mặc dù sự gia tăng số lượng người tham gia thị trường lao động đã góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong 12 tháng qua, nhưng gần một nửa mức tăng này là do mất việc làm.

Thị trường lao động suy yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu tiêu dùng. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân chững lại ở mức 2.9% vào tháng 7, chưa bằng một nửa so với năm 2019. Khoản tiết kiệm dư thừa trong thời kỳ đại dịch đã cạn kiệt. Tính theo giá trị thực (đã điều chỉnh lạm phát), số dư tiền gửi ngân hàng của nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất hiện đang thấp hơn mức năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu từ các khoản vay tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2010 - một năm mà tỷ lệ thất nghiệp cao gấp đôi so với hiện nay.

Thị trường bất động sản đang bộc lộ những dấu hiệu căng thẳng mới. Chỉ số niềm tin của các nhà xây dựng đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm vào tháng 8. Doanh số bán nhà ở mức thấp. Số lượng công trình khởi công và giấy phép xây dựng đã sụt giảm. Số lượng nhà ở đang xây dựng đã giảm hơn 8% kể từ đầu năm nay. Khác với những lần trước, việc làm trong ngành xây dựng chưa giảm - có lẽ các nhà thầu đang cố gắng giữ chân người lao động. Tuy nhiên, nếu hoạt động xây dựng nhà ở tiếp tục suy yếu, chúng ta sẽ chứng kiến một làn sóng sa thải trong lĩnh vực này.

Bất động sản thương mại vẫn đang trong tình trạng khó khăn. Tỷ lệ văn phòng trống đang ở mức cao kỷ lục và vẫn có xu hướng tăng. Tỷ lệ vỡ nợ đang gia tăng trong các phân khúc văn phòng, căn hộ, bán lẻ và khách sạn. Các ngân hàng khu vực, vốn chiếm phần lớn trong hoạt động cho vay bất động sản thương mại, sẽ phải đối mặt với nhiều tổn thất hơn.

Hoạt động sản xuất đang chậm lại một lần nữa. Thành phần đơn hàng mới trong chỉ số ISM ngành sản xuất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2023 vào tháng 8 vừa qua. Xét về giá trị thực, đơn đặt hàng hàng hóa lõi đã có xu hướng giảm trong hai năm qua. Chi tiêu xây dựng được hỗ trợ bởi các khoản kích thích từ Đạo luật Chip và Đạo luật Giảm lạm phát. Mặc dù vẫn ở mức cao theo giá trị tuyệt đối, chi tiêu này đã đạt đỉnh và sẽ giảm trong những quý tới.

Fed khó có thể cứu vãn tình hình. Nền kinh tế đã rơi vào suy thoái chỉ vài tháng sau khi Fed bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 1/2001 và tháng 9/2007.

Thị trường hiện đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hơn hai điểm phần trăm trong 12 tháng tới. Lợi suất trái phiếu dài hạn sẽ không giảm nhiều so với mức hiện tại, trừ khi Fed thực hiện nới lỏng nhiều hơn những gì thị trường đã dự đoán. Điều này khó xảy ra nếu không có một cuộc suy thoái.

Ngay cả khi Fed thực hiện chính sách nới lỏng mạnh mẽ hơn dự kiến, tác động của nó cũng không thể hiện ngay lập tức mà phải mất một thời gian mới cảm nhận được. Thực tế, lãi suất vay thế chấp trung bình mà các chủ sở hữu nhà phải trả gần như chắc chắn sẽ tăng vào năm tới, khi các khoản nợ thế chấp lãi suất thấp đáo hạn và được thay thế bằng các khoản có lãi suất cao hơn.

Trong kịch bản suy thoái, chúng tôi dự đoán Tỷ lệ giá trên lợi nhuận kỳ vọng (P/E) của chỉ số S&P 500 sẽ giảm từ 21 xuống còn 16 lần, và ước tính lợi nhuận sẽ giảm 10% so với mức hiện tại. Điều này có thể kéo chỉ số S&P 500 xuống mức 3800 điểm, tương đương với mức sụt giảm gần một phần ba so với hiện tại.

Ngược lại, trái phiếu có thể sẽ hoạt động tốt. Chúng tôi kỳ vọng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ giảm xuống 3% vào năm 2025. Các nhà đầu tư đã đúng đắn khi ưu tiên cổ phiếu hơn trái phiếu trong hai năm qua. Giờ đây, đã đến lúc đảo ngược chiến lược này.

số liêu kinh tế về FDI trong tháng 8
Dòng vốn FDI đạt kỷ lục trong 5 năm qua: Chỉ trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được 14,15 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây chính là con số FDI thực hiện cao nhất trong giai đoạn 5 năm gần đây, khẳng định sức hút mạnh mẽ và tiềm năng vươn cao của nền kinh tế.

7h30 tối nay

Chúng ta đang ở trong 1 chu kỳ đặc biệt

Trong một chu kỳ bình thường trước suy thoái:

  • Tiêu dùng chậm lại > Sản xuất/dịch vụ giảm

  • Sản xuất/dịch vụ giảm > Thị trường lao động thu hẹp

Chính vì lý do này, thị trường lao động thường được xem là 1 confirm indicator cho suy thoái, do tính chất lately của nó.

Lần này, chúng ta ở trong một chu kỳ rất đặc biệt, đó là thị trường lao động yếu trước cả sản xuất. Tất cả bắt nguồn từ sự đảo ngược thị trường lao động hậu Covid, mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ sự “quá lố” của chính sách tài khoá trong giai đoạn Covid.

Thị trường lao động bắt đầu yếu đi từ đầu 2023, nguyên nhân ban đầu là do cung tăng nhanh hơn cầu khi những thành phần đã rời khỏi lực lượng lao động quay trở lại tìm kiếm việc làm. Nhưng trong các tháng gần đây, vấn đề đang đến từ cả 2 phía khiến cho thị trường lao động xấu đi một cách nhanh chóng: cung vẫn tăng trong khi cầu giảm nhanh khi hoạt động sản xuất/dịch vụ yếu đi.

Nhưng, cho dù là chu kỳ nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần hiểu rằng:

  • Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì hệ quả của 1 thị trường lao động yếu, đó là nó sẽ tác động tức thì đến người tiêu dùng.

  • Sản xuất và tiêu dùng yếu đi, tự nó có thể phục hồi được do các yếu tố về cung cầu, tồn kho, giá cả… Nhưng một khi thị trường lao động yếu đi, thì rất hiếm khi tự nó có thể phục hồi được.

Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng thêm 142.000 việc làm vào tháng 8, THẤP HƠN kỳ vọng là 164.000.

Tỷ lệ thất nghiệp là 4,2%, phù hợp với kỳ vọng là 4,2%.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp đang giảm dần, thị trường lao động lại đang rạn nứt.

Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tháng 8: 142K (Dự kiến: 164K, trước đó: 114K)
Tỷ lệ thất nghiệp: 4.2% (Dự kiến: 4.2%, trước đó: 4.3%)
Thu nhập bình quân theo giờ: 0.4% (Dự kiến: 0.3%, trước đó: 0.2%)

Dữ liệu Bảng lương NFP của Mỹ tháng rồi tạo ra việc làm nhiều hơn kỳ trước nhưng thấp hơn dự đoán, trong khi Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ lại… Nói chung, dữ liệu có phần “xấu nhẹ,” nhưng là một con số hợp lý có thể làm hài lòng cả FED lẫn các NĐT: ko quá tốt đến mức ảnh hưởng cắt giảm lãi suất của FED, nhưng cũng không xấu đến mức “lo sợ suy thoái”

Chi tiết báo cáo việc làm tháng 8 năm 2024:

Tỷ lệ thất nghiệp: 4.2%, dự kiến ​​là 4.2% (trước đó là 4.3%)

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: 62.7%, không đổi so với trước đó

Bảng lương khu vực tư nhân +118K, dự kiến ​​+139K

Bảng lương khu vực tư nhân trước đó là 97K (điều chỉnh thành 74K)

Tỷ lệ thiếu việc làm U6: 7.9%, cao hơn so với 7.8% trước đó

Thu nhập trung bình theo giờ: +0.4% m/m, cao hơn so với +0.3% m/m dự kiến

Thu nhập trung bình theo giờ trước đó: +0.2% m/m (điều chỉnh thành -0.1%)

Thu nhập trung bình theo giờ: +3.8% y/y, trước đó +3.6% y/y

Số giờ trung bình hàng tuần: 34.3, cao hơn so với 34.2 trước đó

Thay đổi trong bảng lương khu vực sản xuất: -24K, trước đó +1K

Khảo sát hộ gia đình: +168K, trước đó +67K

Việc làm của chính phủ: +24K, trước đó +17K

Việc làm toàn thời gian: -438K, trước đó +448K

Việc làm bán thời gian: +527K, trước đó -325K

bé 1100d dòi cuối năm hô hào ủn đít trâu 1300d đi.kkkkk. :laughing: