1h sáng nay sẽ có tin về lãi suất Fed, bà con trên thế giới đang bet là cut 0.25 hay 0.5
tỉ lệ bet ở hiện tại vẫn là 50-50
1h sáng nay sẽ có tin về lãi suất Fed, bà con trên thế giới đang bet là cut 0.25 hay 0.5
tỉ lệ bet ở hiện tại vẫn là 50-50
Fed cut rate 0.5%
Vậy thì Vấn đề về vĩ mô cần lưu ý trong thời gian tới nó chỉ liên quan đến 3 cấu phần
Về kinh tế thực VN
Nếu Mỹ nó rơi vào TH1 suy thoái trong thời gian tới thì VN chắc chắn bị ảnh hưởng => vậy thì market sideway như cả năm nay là còn may
Nếu Mỹ nó ổn thì kinh tế VN sẽ có các cấu phần thúc đẩy GDP chính từ đây đến cuối năm từ đầu tư công ( cái này 9 tháng vừa rồi giải ngân lẹt đẹt), từ khôi phục sản xuất, dòng vốn FDI và cả bất động sản…
Cái mà tui kì vọng nhiều nhất là FDI nhưng hiện tại check data trong ngắn hạn thì thấy vốn vào lại thị trường châu á, nhưng VN thì có chưa chịu vào ( có thể cái này chỉ bị tác động trong ngắn hạn vì lí do tỉ giá giữa các nước giảm so với usd là khác nhau ). Trong dài hạn có thể kì vọng ở sự ổn định vĩ mô, và cả chính sách tiền tệ ở VN sẽ thu hút được FDI và FII. Cái này cũng phải theo dõi data mỗi tháng để còn có số liệu confirm.
VNI theo kĩ thuật đã share
VNI hiện tại có thể cây nến hôm nay là cây FTD thứ 2
giá có thể như view đạt lên mốc 1320-1330
Hôm trước đi hội thảo nghe một chị khách mời bảo rằng năm nay lợi nhuận Vnindex tăng khoảng 20% (hoặc hơn gì đó mình không nhớ rõ).
Con số này nếu nói ở thời điểm đầu năm có lẽ sẽ phù hợp hơn. Hiện tại, hết quý 2 tăng trưởng lợi nhuận của Vnindex khoản 13%. 20% cho cả năm sẽ tương đương với khoảng 27% cho 2 quý cuối năm, tức mức tăng trưởng gấp đôi so với đầu năm => tính ra kèo này quá khó
Chart; tăng trưởng lợi nhuận của Vnindex trong 2024, dữ liệu được tính từ lợi nhuận dự phóng của 77% vốn hoá các doanh nghiệp trên sàn.
Vàng: Được xem là tài sản trú ẩn an toàn (safe haven) trong các thời kỳ bất ổn kinh tế. Khi nền kinh tế gặp khó khăn hoặc có nguy cơ suy thoái, giá vàng thường tăng do nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn.
Chỉ số PMI Service của Mỹ tháng 9 cao nhất kể từ đầu năm 2023 nhờ sự phục hồi mạnh của chỉ số Hoạt động (Business activity) và Đơn hàng mới (New orders). Employment giảm nhẹ 1 chút, nhưng không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Lạm phát CPI tháng 9 giảm xuống còn 2,4%, cao hơn mức dự báo 2,3%.
Lạm phát CPI lõi tăng lên 3,3%, cao hơn mức dự báo 3,2%.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2023, lạm phát CPI lõi chính thức quay trở lại xu hướng tăng.
Trung Quốc tiến hành kích thích kinh tế:
• Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ
• Giảm lãi suất chủ chốt
• Hạ lãi suất thế chấp
• Phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ đặc biệt
• Đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ từ chính phủ
• Trợ cấp cho các gia đình có con
chi phí nhà ở và năng lượng là 2 thứ ta cần quan tâm đôi chút nó là điều mà có thể làm ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh tế
Thị trường chứng khoán toàn cầu tháng 9/2024: S&P 500 tăng 2.02%, Stoxx 50 tăng 0.86%, Nikkei 225 giảm 1.88%, Kospi giảm 3.03%, VN-Index tăng 0.32% còn Shanghai Composite tăng mạnh nhất với 17.39%. Chúng tôi cập nhật những lưu ý mới như sau:
Các dữ liệu về việc làm cho thấy kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng và rủi ro suy thoái chưa rõ nét. Việc FED mạnh tay hạ lãi suất 0.5% mang lại bất ngờ tích cực cho các NHTW toàn cầu cũng như doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Các loại lãi suất thực như cho vay mua nhà, lợi tức trái phiếu nhóm doanh nghiệp có rủi ro cao đều hạ, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các hoạt động kinh tế và thị trường việc làm. Mặc dù vậy, Chủ tịch FED tuyên bố chưa nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ mà chỉ điều chỉnh lãi suất về mức trung tính. Dù hạ lãi suất, bảng cân đối tài sản của FED tiếp vẫn tục thu hẹp. Thị trường đã kỳ vọng FED giảm sẽ tiếp 0.5% lãi suất vào tháng 11, đồng USD cũng như lãi suất trái phiếu CP Mỹ đã phản ánh trước kỳ vọng nới lỏng và vì vậy không còn nhiều dư địa giảm trong một vài tháng tới.
Thị trường chứng khoán Mỹ tháng này lên đỉnh mới nhờ ba lực đẩy: 1) FED giảm mạnh lãi suất giúp nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ bớt áp lực thanh khoản; 2) Lượng mua lại cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ vẫn rất cao; và 3) Nhờ lãi suất hạ, đự kiến lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp ngoài công nghệ có thể hồi phục tốt trong 2025. Việc hạ lãi suất của FED và USD Index giảm mạnh cũng khiến dòng tiền chuộng rủi ro chảy mạnh vào các thị trường mới nổi trong tháng 9, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc là tâm điểm của thế giới trong tuần cuối tháng 9 khi đưa ra những biện pháp kích thích mạnh, được ví như khoảnh khắc “Whatever it takes” của châu Âu 2012. Những biện pháp này cần thời gian để thẩm thấu vào kinh tế thực, nhưng thị trường tài chính đã phản ánh ngay khi các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc và Hồng Kông đều tăng trên 25%. Việc này đồng thời tạo áp lực ngắn hạn hút tiền khỏi một số thị trường khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia… để dồn qua TTCK Trung Quốc.
Giá một số commodities như dầu, than, thép,… cũng đang phục hồi trở lại khi trước đó đã giảm mạnh phản ánh nhu cầu suy yếu. Điều này giảm rủi ro Trung Quốc bán phá giá hàng hóa ra toàn cầu, nhưng cũng làm chậm đà giảm của lạm phát. Cuộc xung đột Isarel – Iran leo thang đang tác động tới thế giới thông qua bất ổn giá dầu. Trước cuộc xung đột này, cung dầu mỏ trên thế giới cũng đã dư thừa và lượng short oil ở cao nhất của lịch sử tính đến cuối tháng 09/2024. Do vậy, giá dầu trong ngắn hạn sẽ duy trì ở mức cao. Thị trường chứng khoán cũng điều chỉnh lại kỳ vọng tốc độ hạ lãi suất của FED.
Chúng tôi cho rằng, chỉ số điều kiện tài chính hiện đang ở mức nới lỏng nhất của hai năm qua chưa phải do việc bơm tiền của các NHTW. Bảng cân đối của các NHTW phần lớn đều tiếp tục giảm (FED, ECB) hoặc đi ngang (BoJ). Thanh khoản của thị trường tài chính chủ yếu đến từ vòng quay tiền tăng mạnh nhờ nhóm doanh nghiệp lớn mua lại cổ phiếu và sự lạc quan khiến dòng tiền đầu tư/đầu cơ được bung ra đón đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ. Những sự lạc quan này có thể đã tới mức cực đại và đang đi trước xa hơn thực tế chính sách, phản ánh vào mức định giá cao của TTCK Mỹ và tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh khi cuộc bầu cử tới gần.
Đối với thị trường Việt Nam, chúng tôi có một số điểm lưu ý:
Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục hồi phục tốt với các chỉ tiêu như GDP quý 3 tăng mạnh 7.4%, FDI, xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trưởng tích cực. Tuy chi tiêu tiêu dùng, đầu tư công và đơn hàng xuất khẩu theo PMI có dấu hiệu chậm lại, kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt kế hoạch cả năm ở các chỉ tiêu chính như tăng trưởng GDP, lạm phát và ổn định tỷ giá.
FED cắt 0.5% lãi suất đã giảm bớt sức ép cho SBV, giúp VNĐ lên giá và lãi suất huy động ngân hàng bớt áp lực tăng. Tuy vậy, tỷ giá USD/VND vẫn còn cách rất xa mức SBV có thể mua ròng USD. Lãi suất liên ngân hàng vẫn neo cao ở vùng 4% cũng cho thấy thanh khoản hệ thống chưa có nhiều cải thiện.
Tín dụng toàn hệ thống tới cuối tháng 9 đạt 9% trong khi huy động chỉ đạt gần 5% cho thấy hệ thống NH vẫn đang gặp vấn đề với khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Sự nóng lên gần đây của thị trường BĐS có thể khiến cầu tín dụng và áp lực thanh khoản tăng lên vào cuối năm. Nhìn chung, chúng tôi cũng không lạc quan về triển vọng lợi nhuận hệ thống ngân hàng trong 12-24 tháng tới. Những ngân hàng đang ưu tiên tăng trưởng tín dụng và quá tập trung vào các khu vực BĐS có thể sẽ phải đánh đổi với sự suy giảm của thanh khoản, NIM và gia tăng nợ xấu trong tương lai.
Dưới tác động của đợt giảm lãi suất mạnh từ FED và gói kích thích kinh tế lớn của Trung Quốc, TTCK Việt Nam tháng 9 đã có những chuyển biến tích cực khi NĐT nước ngoài quay lại mua ròng, đồng thời kích hoạt dòng tiền nội hứng khởi tham gia khiến thanh khoản tăng mạnh vào cuối tháng. Tuy vậy, diễn biến này có thể sẽ không kéo dài bởi những yếu tố chưa thuận lợi vẫn hiện hữu.
Chúng tôi tiếp tục quan sát thấy việc BĐS thực nóng lên đang là tâm điểm hút dòng tiền nội. Thanh khoản của TTCK bởi vậy khó cải thiện nếu thiếu dòng tiền ngoại mua ròng mạnh. Trong chu kỳ 2010 – 2011, thị trường bất động sản phía Bắc xảy ra sốt nóng cũng đồng thời với giai đoạn thanh khoản của TTCK cạn kiệt và lãi suất ngân hàng nhích tăng. USD index tăng lại gần đây cũng đang khiến dòng tiền nóng đảo chiều quay lại bán ròng các thị trường trong khu vực ngoại trừ Trung Quốc.
TTCK không kéo dài sự tích cực với thông tin vĩ mô tốt trong tháng 9 phần nào thể hiện sự khó khăn trong việc thu hút dòng tiền mới trong bối cảnh khan hiếm các cơ hội hấp dẫn.