PVD PVS PVT - Chọn 1 mã thắp sáng cho cả năm 2024

Kịch bản giá dầu trong năm 2024

Trong khi VN-Index đang giảm hơn 11% trong vòng tháng rưỡi qua, thời điểm sâu nhất chỉ số giảm hơn 14% từ mức 1.250 về 1.075 điểm. Theo đó, cổ phiếu thuộc nhiều nhóm ngành như Thép, các mã liên quan đến BĐS, Chứng khoán, Bán lẻ, Thủy sản,… đều ghi nhận mức giảm trên 2 chữ số, ở chiều ngược lại nhiều cổ phiếu Dầu khí vẫn tăng tốt và lập đỉnh mới.

Trong đó, cổ phiếu PVS ghi nhận mức tăng từ vùng 35.000 đồng/cổ phiếu lên 40.700 đồng/cổ phiếu tính từ đầu tháng 9, đây là vùng giá cao nhất trong lịch sử. Hay như PVD tăng từ 25.700 đồng/cp lên 28.700 đồng/cp, mức giá cao nhất trong vòng 8 năm. Mã PVT cũng không chịu thua kém cạnh, liên tục lập đỉnh mới khi tăng 26% trong một tháng rưỡi lên vùng 30.100 đồng/cp. Các cái tên khác như GAS, BSR, OIL hiện nay đều đã ghi nhận giá cao hơn vùng đầu tháng 9.

Đặc biệt, trong phiên đầu tuần ngày 16/10 vừa qua, trong bối cảnh VN-Index mất 13 điểm, nhiều nhóm ngành từ chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản, thực phẩm – đồ uống, bán lẻ… chìm trong sắc đỏ thì nhóm cổ phiếu dầu khí xanh. Các cổ phiếu như PVS, PVD, GAS, BSR, PLX, OIL tăng từ 100 đồng đến 1.100 đồng mỗi cổ phiếu.

Như đã biết, nhóm cổ phiếu Dầu khí luôn nhạy cảm, biến động thường xuyên theo giá dầu. Tính từ mức đáy hồi giữa tháng 6/2023, giá dầu thô Brent hiện đã tăng hơn 26% và dự báo sẽ neo ở mức cao từ nay đến năm 2024. Qua đó, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của loạt doanh nghiệp dầu khí Việt Nam. Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí (bao gồm PVD, PVS, PVT, GAS và BSR) được kỳ vọng hưởng lợi khi giá dầu tăng cao và neo cao lâu hơn trong thời gian tới.

Anh Chị Em(ACE) nhà đầu tư quan tâm đến nhóm cổ phiếu này hãy cùng NgotMienTay điểm qua những đặt điểm nổi bật và được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới cho các quyết định mua/bán.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (Mã cổ phiếu PVD)-Giá cho thuê giàn khoan tăng cao

1. Tỷ suất hoạt động giàn khoan đã có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2022 và giá thuê giàn cũng tăng mạnh, qua đó hỗ trợ tích cực cho doanh thu và lợi nhuận.Triển vọng thị trường khoan toàn cầu vững chắc trong vài năm tới nhờ việc đẩy mạnh hoạt động khai thác trong bối cảnh nguồn cung giàn JU khan hiếm, giúp cho giá thuê gian JU duy trì ở mức cao, cùng với nhu cầu giàn khoan nội địa được dự báo là sẽ tăng đáng kể từ năm 2024.

2. PVD sẽ tiếp tục có nguồn công việc ổn định và liên tục đến hết năm 2024 khi cung giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á thắt chặt trong khi nhu cầu trong khu vực tăng cao và các dự án thượng nguồn dầu khí trong nước có tiến triển. Tỷ lệ huy động giàn khoan tự nâng tại Đông Nam Á đã đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
Nhu cầu giàn khoan tự nâng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong khi nguồn cung suy giảm, đẩy giá cho thuê giàn khoan có thể lên trên 150.000 USD/ngày, so với mức 120.000$/ngày như hiện nay, tăng 35% svck.

3. Việc tăng giá dầu Brent neo cao và có thể còn tiếp tục tăng được vọng sẽ hỗ trợ cho việc tăng giá thuê giàn khoan tại các hợp đồng tái ký mới của PVD trong giai đoạn 2023-2024.
Các giàn của PVD hoạt động đều có việc làm trong năm 2023. Giàn 11 cũng đã được đối tác GBRS tại Algeria gia hạn hợp đồng tới năm 2024 sau khi hết hợp đồng vào tháng 9 năm nay.
Nếu dự án lô B nhận được phê duyệt FID trong quý 4/2023, PVD có thể tham gia vào các chiến dịch khoan của dự án kể từ cuối năm 2025. Dự án lô B cũng sẽ đem lại cho PVD khối lượng công việc lớn và trải dài trong nhiều năm (dự kiến dự án có hơn 1.000 giếng)

4. Đối với dự án Lạc Đà Vàng, PVD sẽ tham gia khoan ít nhất 24 giếng và cung cấp dịch vụ kỹ thuật giếng trong 04 năm (bắt đầu từ cuối năm 2024) với tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 294 triệu USD.

5. PVD đang được hưởng lợi khi giá thuê giàn khoan trong khu vực đang ở mức cao, 2 giàn PVD I và VI vừa mới ký kết hợp đồng với giá thuê vào khoảng 100.000$/ngày với Petronas. Hiện tại, các giàn của PVD đã có công việc xuyên suốt trong năm 2023.

6. Dự phóng lợi nhuận sau thuế của PVD trong năm 2023 sẽ đạt 441 tỷ đồng (2022: lỗ 155 tỷ đồng) và tăng 25.8% svck trong năm 2024.

7. Tỷ trọng Tổng vay nợ/Tổng tài sản của PVD ở mức 17-18%. Trong đó, hầu như toàn bộ là vay nợ bằng USD với dư nợ vay tại cuối Q2/2023 ở mức 151,8 triệu USD, tương đương 3.554 tỷ đòng với lãi suất thả nổi theo LIBOR cộng với biên độ. Mặc dù tỷ trọng vay dài hạn lớn chiếm 80% tổng nợ vay PVD sẽ chịu ít áp lực về dòng tiền trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc đánh giá lại khoản vay cũng sẽ khiến công ty ghi nhận lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh. USD cứ tăng 1% PVD lại lỗ tỷ giá 35 tỷ đồng.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã cổ phiếu PVS)- Khối lượng công việc mới khổng lồ

1. Động lực tăng giá của PVS đến từ tiềm năng của hoạt động M&C dầu khí (Lô B - Ô Môn, Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng giai đoạn 2, các dự án tại Trung Đông, Qatar,…) và điện gió ngoài khơi như quy hoạch điện 8, cung cấp và chế tạo chân đế điện gió,… Các thông tin liên quan đến tiến độ dự án Lô B - Ô Môn sẽ là động lực chính cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn (VD: trúng thầu EPCI#1 ngay khi chưa có FID).

2. Việc tăng giá dầu thô được kỳ vọng sẽ giúp: (1) tăng giá thuê ngày FSO/FPSO của PVS và (2) là động lực triển khai các dự án thượng nguồn dầu khí, tăng cơ hội cho PVS.

3. Mảng M&C của PVS sẽ nhận được lượng backlog khổng lồ từ dự án, bên cạnh đó, việc cung cấp FSO cho dự án lô B cũng rất tiềm năng. Trong giai đoạn đầu của dự án, lượng backlog mà PVS nhận được có thể lên tới hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, dự án Lạc Đà Vàng (vừa được chấp thuận FDP) cũng là một dự án tiềm năng trong tương lai mà PVS có thể tham gia với vai trò là nhà thầu EPC (gói thầu trị giá 283 triệu USD) cũng như đơn vị cung cấp FSO.

4. PVS cũng đang chuyển hướng sang các dự án điện gió ngoài khơi. Công ty vừa công bố hợp đồng thi công chân đế trị giá 300 triệu USD cho Orsted. Ngoài ra, với kinh nghiệm thi công kho cảng và bể chứa LNG Thị Vải, PVS sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều dự án LNG khác sắp triển khai. Mảng điện gió PVS đã có công việc tới năm 2026 với các dự án Hải Long 2&3 và Greater Changhua (Đài Loan, Trung Quốc) và Baltica 2 (Ba Lan).

5. Quý 2/2023, PVS đạt doanh thu đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 292 tỷ đồng, gấp 4,7 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 237 tỷ đồng, gấp 23 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PVS đạt doanh thu 8,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 559 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 464 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ.

6. Tình hình tài chính rất vững mạnh của PVS với vị thế tiền mặt ròng hơn 8.800 tỷ đồng và tỷ lệ nợ vay ròng/VCSH là -67% vào cuối quý I/2023. Điều này có thể giúp công ty hưởng lợi từ môi trường lãi suất cao.

7. Dự phóng lợi nhuận ròng dự báo của PVS tăng 18.6% trong năm 2023 và 23.4% trong năm 2024

Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (Mã cổ phiếu PVT)-Giá cước vận chuyển tăng

1. Mảng vận tải dầu của PVT được dự báo hưởng lợi nhờ chênh lệch cung-cầu vận tải dầu thế giới gồm hải trình, khối lượng tăng với tốc độ nhanh hơn đội tàu và tốc độ di chuyển. Những yếu tố này sẽ giữ mặt bằng giá cước thuê tàu ở mức cao, tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải dầu khí như PVT.

2. PVT cũng đang triển khai mở rộng đội tàu nhanh hơn dự kiến với kế hoạch đầy tham vọng với 85 tàu vào năm 2025, gồm 72 tàu mua và 13 tàu thuê mua.

3. Việc dầu thô tăng và dự kiến sẽ cao trong 2024 sẽ giúp giá cước vận tải tái ký của PVT tại các hợp đồng mới cao hơn dự kiến. Giá dầu Brent trong Q4/2023 dự kiến vẫn ở mức trung bình trên 90 USD/thùng, ảnh hưởng tích cực đến việc tái ký hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, giá dầu tăng sẽ khiến chi phí vận chuyển của PVT gia tăng, có thể làm giảm biên lợi nhuận từ giá cước vận chuyển.

4. Tại thị trường nội địa, PVT đã thỏa thuận thành công về việc tăng giá cước vận chuyển dầu thô cho Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn(BSR), PVT sẽ được hưởng lợi nhờ phần lợi nhuận đảm bảo tăng khoảng 10%, giúp cải thiện trực tiếp biên lợi nhuận gộp trong các năm tiếp theo.

5. Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, PVT ghi nhận tổng doanh thu thuần 4.135 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng của doanh nghiệp này đạt 612 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2022. Qua đó, hoàn thành 111% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp của PVT đã được cải thiện đáng kể từ mức 19,5% lên 22,8% trong quý 2/2022 - mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của PVT cũng như vượt ước tính của một số tổ chức tài chính đưa ra trước đây.

6. Dự phóng lợi nhuận sau thuế của PVT trong giai đoạn 2023-2024 sẽ lần lượt tăng trưởng 7.7% svck và 3.2% svck.

Rất mong nhận được ngày càng nhiều ý kiến đóng góp giá trị của ACE NĐT quan tâm qua số điện thoại 0934 115 956 hoặc Za.lo 0362 762 967

Quét mã QR Code mở tài khoản Chứng khoán tại SSI và đồng hành cùng NgotMienTay

40 Likes

Dầu khí sáng cửa

1 Likes

Chưa đọc hết nhưng thả cho ông a cái love đi. bài dài thế này là đạt chuẩn rồi :smiley:

1 Likes

dầu tiếp tục “cháy” sang cả năm sau à a Ad? :joy:

1 Likes

Vẫn đánh con ấy thôi à? Đợt này cụ k bđs hoá chất kcn như mọi năm?

2 Likes

Dầu khí vài phiên nữa cháy rực các bác

1 Likes

Lỡ theo sóng rồi cụ ạ

1 Likes

E thích pvs qua cầu bán dầu mà té :joy:

1 Likes

Sáng cửa tháng 11

1 Likes

Nhóm dầu lúc này giữ giá quá tốt

1 Likes

Giá dầu năm sau theo kịch bản của ad lên 100$ thì kinh tế vn và thế giới mệt à.

1 Likes

Quá kịp thời. Đang xem xét pvs pvt, nhóm này đang neo giá tốt quá ad ơi

1 Likes

Pvt đang khoẻ nhất. Con này đang đc nhiều tổ chức tài chính lấy làm kiểu mẩu định giá cho nhiều cp khác

1 Likes

Giá dầu neo cao thì còn có cả GAS vs BSR đc hưởng lợi nửa Ad. Giá dầu neo trên mốc 90$ lợi nhuận BSR phải đạt trên 5k tỷ/quý

1 Likes

Dầu lên 100$, anh ở nhà nữa chú Ngọt ơi

1 Likes

Honk có tiền đổ xăng chú Ngọt

1 Likes

Quá đẹp, dầu khí còn ăn dày lắm các bác

2 Likes

Pvs là con khủng long nếu lô B ô môn đc triển khai chính thức Ad ơi

1 Likes

Giá dầu được kỳ vọng neo cao trước bối cảnh nguồn cung thắt chặt
trong khi nhu cầu phục hồi

Trong Q3/2023, giá dầu (Brent) đã tăng cao khi đạt mức trung bình 85.9 USD/thùng (+10.5% so với quý trước, -12.5% svck), thời điểm cuối tháng 9 đạt mức 96.5 USD/thùng và hiện tại vẫn duy trì trên mốc 90$/thùng. Những diễn biến này chủ yếu được hỗ trợ bởi việc nguồn cung khan hiếm đến từ khối OPEC+ và Nga trong khi nhu cầu dần hồi phục, đặt biệt là nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2024.

Gần đây, trước những thông tin về xung đột Israel – Palestine Hamas, giá dầu đã có những phản ứng khá tích cực. Các xung đột địa chính trị, gôm Ukraine - Nga và Israel - Palestine khó sớm chấm dứt, tồn kho dầu của khối OECD đang ở mức thấp nhất 10 năm.

Do giá dầu thô có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp
ngành dầu khí, do đó đây là yếu tố quan trọng cần xem xét trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp.

6 Likes

Chắc chưa a ruột? mua hết 3 con phải honk? :kiss:

1 Likes