Cước vận tải lỏng đã tăng dựng đứng, ví dụ như cước vận tải dầu tăng gần gấp 3 lần so với trung bình năm 2021, mình dùng từ sẽ vì mức hiện tại chưa phải là mức cao nhất lịch sử, nhưng sắp tới dự đoán sẽ cao nhất lịch sử vì các lý do sau:
Giá hàng hóa tăng, cụ thể là giá dầu tăng, nguyên tắc giá trị hàng hóa trên tàu tăng thì cước vận tải + phí bảo hiểm cũng tăng, do vậy giá dầu tăng thì cước tăng cái đó là bình thường
Nhu cầu vận chuyển khí hóa lỏng LNG tăng lên rất mạnh, tổng nhu cầu khí thiên nhiên trên thế giới tăng trưởng một năm trung bình chỉ vài %, nhưng do Châu Âu hạn chế khí đốt từ Nga, bù đắp bằng việc nhập LNG hóa lỏng từ các nước khác mà chủ yếu là từ Mỹ, dẫn đến nhu cầu vận chuyển LNG (phải vận chuyển bằng tàu) tăng đột biến
Nga là cường quốc hàng đầu về tàu lỏng, Uk cũng là nước có đội tàu lớn, chiến tranh xảy ra kéo dài đặc biệt vùng phía nam Uk (vùng giáp biển) ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường đội tàu hai nước, dẫn đến thiếu hụt tàu
Các nước châu Âu dần hạn chế dầu Nga, nhưng do các nước khác không thể bù đắp được nên vẫn gián tiếp lấy dầu từ Nga, bằng cách những nước thân thiện với Nga như Ấn Độ nhập dầu giá rẻ từ Nga, chế biến rồi bán lại cho châu Âu, hệ quả là cung đường dầu từ Nga sang các nước châu Âu sẽ dài hơn bình thường rất nhiều, làm nhu cầu vận chuyển bằng lại tiếp tục tăng Khổ như EU: Dầu Nga 'vòng qua' Ấn Độ, rồi lại cập bến châu Âu với giá 'cắt cổ' - cấm vận, trừng phạt trở thành công cốc
Nguyên nhân 1 làm cước vận tải tăng tỷ lệ thuận với giá dầu, nguyên nhân 2+3+4 làm thiếu hụt tàu nghiêm trọng, mà thiếu hụt tàu sẽ dẫn đến giá cước tăng phi mã, giải quyết bài toán này bằng cách đóng thêm tàu, nhưng để đóng thêm cũng phải mất 2-3 năm từ khi bắt đầu đóng đến khi hoàn thành đóng tàu, không đơn giản giải quyết ngay được.
PVT - Khủng long ngành vận tải biển, ông lớn vận tải biển trong khu vực và có vị thế quốc tế
Hiện tại sở hữu 38 tàu, trong đó 4 tàu chở dầu thô, 16 tàu dầu/hóa chất, 14 tàu chở khí, 2 tàu rời, 2 tàu FSO/FPSO. Số lượng tàu và sức chở lớn nhất Việt Nam, lớn đến mức chỉ 20% đội tàu sử dụng phục vụ trong nước mà thị phần nắm giữ 100% vận tải dầu thô và LPG. Còn 80% đội tàu còn lại phục vụ thị trường quốc tế. Tham vọng trong năm 2022 mở rộng thêm 50% đội tàu hiện hành hướng tới trở thành doanh nghiệp vận tải hàng lỏng trong top đầu của trên thế giới.
PVT là doanh nghiệp hiếm hoi trực thuộc PVN nhiều năm liên tục trở lại đây tăng trưởng, và đặt ra tham vọng lớn trở thành hàng tàu lớn tên tuổi trên thị trường quốc tế (còn trong nước thì trùm rồi, trong khu vực cũng là doanh nghiệp top đầu trong khu vực Đông Nam Á).
Cổ tức rất cao và sẽ tiếp tục được duy trì Cổ tức tiền mặt rất cao, từ năm 2012 bắt đầu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tới giờ (10 năm) chưa năm nào chưa chia cổ tức, chia rất cao từ 10-15%, ổn định trong khoảng 12-15% từ năm 2014 đến nay, lấy trung bình cổ tức là 1.300 đồng/cổ với mức giá cổ hiện tại thì tỷ lệ cổ tức trên thị giá là 1.300/16.150 = 8%, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng kì hạn dài hạn (06 tháng trở lên) trung bình trên thị trường khoảng 6% , thì mức cổ tức trên cao hơn gửi tiết kiệm nhiều. Riêng năm nay cổ tức dự kiến 10% do còn phải dùng tiền để mua tàu khủng.
Mức cổ tức trên có tiếp tục duy trì được không Không chỉ tiếp tục được duy trì mà thậm chí trong tương lai còn cao hơn do vị thế doanh nghiệp hiện tại và triển vọng doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn
Vị thế và triển vọng doanh nghiệp Hiện tại GSP đang có 7 tàu, trong đó có 6 tàu chở sản phẩm khí và một tàu chở hóa chất, tổng trọng tải đội tàu khoảng 38.000 DWT, đồng thời có đội xe bồn để kinh doanh vận tải xe bồn chở LPG trong nước, là đơn vị vận tải LPG và hóa chất số 1 Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh phát triển ra thị trường nước ngoài với số chuyến quốc tế tăng 3 lần so với năm 2019 gần đạt cơ cấu 50/50 giữa thị trường quốc tế và nội địa, được Tổ chức uy tín Vietnam Report đánh giá và xếp hạng 5 trong “Top 10 Công ty uy tín ngành Logistic năm 2021” và nằm trong “Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất năm 2021 (PROFIT500)’’ Tháng 5 GSP sẽ nhận bàn giao thêm một tàu hóa chất giá trị 17 triệu usd
Về phía nội tại doanh nghiệp: Liên tục mở rộng đội tàu, năm 2021 nhập thêm một tàu hóa chất Shamrock Jupiter sử dụng ngay cho thị trường Nam Mỹ, năm 2022 tiếp tục nhập thêm hai tàu, một tàu hóa chất có trọng tải 19.000 - 25.000 DWT với tổng mức đầu tư khoảng 17 triệu USD, tháng 05 nhận thêm một tàu chở khí hóa lỏng khủng trị giá 50 triệu usd. Gas Shipping đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu/lợi nhuận từ 15% trở lên. Đến năm 2025, tổng tài sản đạt trên 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 150 tỷ đồng. Đến năm 2035, trở thành công ty vận tải khí, hóa chất có tên tuổi trong khu vực, với đội tàu định áp đủ kiểm soát thị trường nội địa và có thương hiệu mạnh trong khu vực. Khai thác khoảng 10 - 15 tàu LPG định áp size coaster, 4 tàu hóa chất size 20.000 DWT, 2 - 4 tàu VLGC và tối thiểu 1 tàu LNG trên thị trường quốc tế và nhập khẩu. 4. Có game Trong năm nay công ty tăng vốn thêm 360 tỷ, tỷ lệ tăng lên khoảng 60% so với vốn điều lệ hiện hành.
DANH MỤC TÀU DANH MỤC CÁC TÀU HIỆN NAY CỦA GSP
SHAMROCK JUPITER mua năm 2021, trọng tải 19.837 DWT đang khai thác thị trường Nam Mỹ, chở hóa chất
Đà Nẵng Gas - 2019 - trọng tải 4771 DWT khai thác thị trường Đông Nam Á - Nam Trung Quốc, chở LPG
Thăng Long Gas - 2018 - trọng tải 4002 DWT khai thác thị trường Đông Nam Á - Nam Trung Quốc, chở LPG
Sài Gòn Gas - trọng tải 2999 DWT chủ yếu nội địa, có khai thác quốc tế
Cửu Long Gas - trọng tải 2999 DWT chủ yếu nội địa, có khai thác quốc tế
Hồng Hà Gas - trọng tải 1601 DWT, nội địa
Việt Gas - trọng tải 1601 DWT, nội địa
DANH MỤC HAI TÀU DỰ KIẾN NHẬP NĂM NAY
Tàu hóa chất, trọng tải dự kiến 20.000 DWT, giá trị dự kiến 17 triệu usd, dự kiến nhận bàn giao trong tháng 05, đang hoàn tất thủ tục
Tàu VLGC (tàu siêu lớn, chở khí hóa lỏng) giá trị dự kiến 50 triệu usd
Chỉ số cước vận tải lỏng (dành cho vận tải sản phẩm tinh chế dầu khí như xăng và các sản phẩm khí, hóa chất) tiếp tục tăng mạnh.
Toàn bộ hoạt động vận tải quốc tế của PVT là chở khí và hóa chất
Toàn bộ hoạt động vận tải nội địa và quốc tế của GSP là chở khí và hóa chất
Như vậy chỉ số BCTI là chỉ số áp dụng chính cho PVT và là chỉ số áp dụng duy nhất cho hoạt động vận tải của GSP
Có bác ạ, nhưng tàu chở dầu thô chủ yếu phục vụ trong nước chiếm trọn 100% thị phần chở dầu thô trong nước, còn chở quốc tế là tàu chở khí và tàu chở hóa chất bác ạ
giai đoạn giá cước thấp điểm năm 2021 và đầu năm 2022 PVT đã tận dụng thời điểm giá tàu còn thấp, với nguồn lực tài chính tốt, PVT đã kịp bổ sung thêm 8 tàu gồm 5 tàu trong năm 2021: PVT Azura, PVT Dawn, PVT Oriana , NV Aquamarine, Shamrock Jupiter (GSP đơn vị thành viên trực tiếp đầu tư) và 3 tàu trong năm 2022: PVT Flora, PVT Estella, PVT Sunsire. Các tàu này đều là tàu chở hóa chất, khí và sử dụng ngay vào thị trường quốc tế, trong số đó có tàu siêu lớn VLGC NV Aquamarine trị giá 40 triệu usd, là tàu VLGC đầu tiên của PVT, trong năm 2022 GSP đơn vị thành viên của PVT dự kiến đầu tư tàu VLGC chở khí thứ 2 trị giá 50 triệu USD, vừa thể hiện chiến lược phát triển của PVT và cũng thể hiện sự ưu ái của công ty mẹ dành cho đơn vị thành viên này.
Với sự kiện chiến tranh Nga - Uk đây được coi tạo bước ngoặt với ngành vận tải lỏng do cấm vận tàu Nga cũng như cung đường chờ dầu, khí, hóa chất từ Nga tới các nước châu Âu thay đổi sang châu Á dài hơn rất nhiều dẫn đến thiếu tàu lỏng trầm trọng, sự kiện này được ví như sự kiện covid với ngành vận tải cont làm giá cước vận tải cont tăng đột biến. Mở ra triển vọng tương lai rực rỡ ngành vận tải lỏng
Đại hội năm ngoái nói bán sắt vụn tầm 10 triệu usd, có nghe thông tin không rõ nguồn là 13,2 triệu usd do tàu đã hết khấu hao từ năm 2020 nên giá bán và lợi nhuận cơ bản ngang nhau (trừ đi ít chi phí cho việc đấu giá) thì lợi nhuận việc bán tàu tầm 300 tỷ chứ không phải là 100 tỷ bác ạ.
tháng 1+2 lợi nhuận trước thuế tổng 100 tỷ, riêng tháng 3 lợi nhuận 124 tỷ hơn cả tổng hai tháng cộng lại khi bắt đầu phản ánh giá cước tăng. Từ tháng 4 phản ánh rõ hơn và giá cước tăng hơn dự kiến lợi nhuận khiêm tốn tầm 150 tỷ/tháng, thì dự kiến lợi nhuận từ mảng kinh doanh 450 tỷ, cộng thêm bán tàu mình dự đoán khiêm tốn cũng tầm 700 tỷ/tháng trong quý 2 bác ạ (nếu tin bán tàu kia là chính xác)
Vậy PVT quá tốt, hiện tại trên thế giới thiếu tàu vận tải dầu, PVT sắm luôn được 8 cái lúc còn rẻ để đón đầu thì quá thiên thời. Chính phủ cũng muốn đưa PVT vươn ra thế giới để đem đô la về.