Quyết định tất tay dòng THAN từ đây đến cuối năm

, ,

image

Dòng tiền chưa đồng thuận với cổ phiếu Ngành Than cho lắm. Theo quan sát những hôm nay của mình thì Ngành Than đang bị ai đó đè giá và làm 1 số nhà đầu tư chán nãn phải bán cắt lỗ.

Đoạn này, bác nào cầm tiền nên cân nhắc mua những cổ phiếu có mức chiết khấu tốt hơn như BDS, Ngân hàng, CK hoặc xây dưng … sẽ có mức sinh lời cao hơn dòng THAN.




Tín hiệu TA khá tích cực, nếu đúng như những lần trước thì lên 1 phiên tăng sau đấy tạch 5 phiên thì mn nên tránh xa ra !!!

Mặc dù đang ôm ngành THAN nhưng chân thành khuyên mn k nên đua lệnh! Dòng THAN T+3 rất khó ăn

image

Đồng ý là có sự tích cực, nhưng xét về lịch sử, dòng THAN khá yếu, vốn nhiều khó lướt, ngắn hạn khó ăn, mua đuổi lại càng khó. Các bạn mở mới nên hạn chế số lượng cũng như là mua đuổi nhá!

Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành điện - Năng lượng sạch là xu hướng

Ngành điện Việt Nam là một trong những ngành then chốt, hấp dẫn nhà đầu tư do tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu sử dụng điện năng tại Việt Nam ngày một tăng cao và được kỳ vọng tiếp tục phát triển trong tương lai.

Nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng lên

Nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng trong những năm qua. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, dự kiến điện thương phẩm toàn quốc năm 2022 sẽ đạt 242.34 tỷ kWh, tăng 7.5% so với năm 2021.

Chuỗi giá trị (Value Chain) của ngành điện Việt Nam

Nếu như năm 2010 sản lượng điện toàn hệ thống chỉ đạt 95.47 tỷ kWh thì đến năm 2020 đạt tới 247.08 tỷ kWh và năm 2021 đạt 256.7 tỷ kWh, tăng 3.89% so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) giai đoạn 2010-2021 lên đến 9.41%. Như vậy, có thể thấy nhu cầu điện năng của nước ta đang tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định qua từng năm.

Theo Quyết định số 3063/QĐ-BCT ngày 31/12/2021 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Quốc gia năm 2022, tổng sản lượng điện năm 2022 sẽ đạt 275.8 tỷ kWh, tăng 7.32% so với năm 2021.

Động lực tăng trưởng chính trong thời gian tới vẫn sẽ đến từ sự tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Nguồn: EVN

Tiềm năng thủy điện không còn nhiều

Theo Quy hoạch Điện VIII, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, cơ cấu công suất có sự thay đổi dần theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo.

Tỷ trọng thủy điện cũng sẽ giảm dần vì các dự án thủy điện lớn ở nước ta cơ bản đã khai thác và đưa vào vận hành. Khả năng khai thác các công trình thủy điện còn lại hầu hết là những dự án có công suất nhỏ và đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, hoặc đang xây dựng.

Có thể thấy, năng suất sản xuất từ thủy điện giảm dần và chỉ chiếm trung bình hơn 13% trong cơ cấu nguồn điện đến năm 2045.

Nguồn: Tập đoàn điện lực Việt Nam và Quy hoạch Điện VIII

Theo Quy hoạch Điện VIII, công suất điện năng từ nguồn điện than vẫn sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2025-2030 (đạt 29,679 MW vào năm 2025 và 40,899 MW năm 2030), chiếm tỷ trọng cao ở mức 28.2-28.9% vào năm 2025 và 28.3-31.2% vào năm 2030, trước khi giảm xuống còn 15.4-19.4% vào năm 2045.

Nguồn: Quy hoạch điện VIII

Đẩy mạnh nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo

Nhiệt điện khí tiếp tục cạnh tranh mạnh với năng lượng tái tạo trong thời gian tới. Theo Quy hoạch Điện VIII, cơ cấu công suất có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo. Điện năng sản xuất từ nguồn nhiệt điện khí sẽ chiếm tỷ trọng 21.1-22.4% vào năm 2030 và tăng lên 23.5-26.9% vào năm 2045.

Tuy nhiên, nguồn cung từ khí LNG chủ yếu là nhập khẩu và có thể sẽ gặp phải những khó khăn tương tự việc phát triển nguồn nhiệt điện than trong giai đoạn vừa qua. Giá nhiên liệu LNG nhập khẩu luôn là yếu tố bất định, có nhiều biến động trong thời gian qua cũng như giai đoạn sắp tới, dẫn đến những vấn đề về giá, cơ chế giá, hình thức đầu tư… là các rủi ro có thể dẫn đến việc phát triển các nguồn điện sử dụng nhiên liệu LNG không cao.

Nguồn: Quy hoạch điện VIII

Năng lượng tái tạo là xu hướng

Với kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và dân số tăng cao dẫn đến nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh. Trong khi đó, các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn dần theo thời gian. Giải pháp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, cam kết mức phát thải ròng về 0 năm 2050 (Net Zero by 2050) tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) sẽ thúc đẩy đầu tư mạnh tay vào nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

Quy hoạch điện VIII cũng đề cao vai trò của năng lượng tái tạo với 24.3-25.7% công suất năm 2030 và 40.1-41.7% năm 2045 khi các nguồn khác còn ít tiềm năng khai thác.

Với những xu hướng như trên thì chúng ta có thể xem xét đầu tư dài hạn vào CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) và CTCP Xây lắp Điện I (HOSE: PC1) khi thị trường có điều chỉnh.

Bác là Gia Các Nến bên Fireant à?

1 Likes

NBC múc

1 Likes

Sr bác k hiểu lắm

Cẩn thận bác ơi. Mình tbg sụp hầm mấy lần nên cũng hiểu mấy a lái Than này. Hơi bị ysl ý

Công ty CP Than Cao Sơn: Giải pháp khai thác 5,5 triệu tấn than

Năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) giao Công ty CP Than Cao Sơn khai thác 5,5 triệu tấn than nguyên khai (sản lượng cao nhất so với các đơn vị trong Tập đoàn). Với quyết tâm hoàn thành vượt sản lượng than “kỷ lục”, ngay từ những tháng đầu của năm, Công ty đã triển khai đồng bộ giải pháp, trong đó ưu tiên tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh khai thác, tiêu thụ than.

Khai trường khai thác than Công ty CP Than Cao Sơn.

Theo kế hoạch giao sản xuất đầu năm của Tập đoàn, Công ty CP Than Cao Sơn phấn đấu khai thác thêm 300.000 tấn than (cả năm phấn đấu 5,8 triệu tấn). Ngoài ra, Công ty còn phấn đấu đất đá bốc xúc 64 triệu m3; doanh thu hơn 9.300 tỷ đồng. So với năm 2021, sản lượng than nguyên khai sau điều chỉnh tăng 2,65%; đất đá bốc xúc tăng 3,3%. Tuy nhiên triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm 2022, Công ty gặp không ít khó khăn.

Cuối tháng 12/2021, TKV mới ban hành đơn giá nên công tác đấu thầu thuê ngoài bị chậm hơn so với năm trước. Một số đơn vị thuê ngoài từ quý II/2022 mới tham gia thực hiện sản lượng. Bên cạnh đó, việc điều hành hạ moong lấy than trước mùa mưa đặc biệt moong Khe Chàm II điều kiện khai thác chật hẹp ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các phương tiện. Một số thiết bị cũ phục vụ khai thác than đã xuống cấp, trong khi, thiết bị đầu tư mới chuẩn bị đầu tư chưa bổ sung kịp. Từ đầu năm đến nay, Công ty CP Than Cao Sơn ghi nhận 1.378 lao động mắc Covid-19, tại một số thời điểm như tháng 2 số lao động F0, F1 tăng cao, nguy cơ thiếu nhân lực ảnh hưởng trực tiếp phục vụ sản xuất.

Trước những khó khăn trên, Công ty CP Than Cao Sơn đã khẩn trương xây dựng những phương án điều hành, bám sát kế hoạch của TKV. Trong quý I, tranh thủ điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, mưa ít nên đơn vị huy động nhân lực, máy móc tập trung bơm nước, hạ moong lấy than trước mùa mưa. Song song với đó, Công ty còn tập trung GPMB các bãi thải phục vụ đổ thải theo kế hoạch. Do các đơn vị thuê ngoài chưa thể triển khai công việc phối hợp sản xuất kinh doanh trong quý I, vì vậy, Công ty đã phát huy năng lực, huy động tối đa máy móc thiết bị bốc đất lấy than. Để đáp ứng tăng sản lượng, các phân xưởng trong đơn vị còn chủ động bố trí thợ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị như: Máy khoan, máy xúc, máy bơm, xe ô tô…

Công ty còn quyết liệt trong công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của tỉnh và TKV. Theo đó, Công ty đã bóc tách các trường hợp F0 cách ly theo quy định tránh lây nhiễm chéo cho công nhân. Đồng thời, tập trung chăm lo, hỗ trợ F0 điều trị, sớm hoàn thành cách ly để quay trở lại làm việc trong thời gian sớm nhất có thể.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong điều hành, Công ty CP Than Cao Sơn đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch quý I Tập đoàn giao. Tiêu biểu, than nguyên khai sản xuất 1,77 triệu tấn, đạt 32% so với kế hoạch năm. Tiêu thụ hơn 1,7 triệu tấn, đạt 27%. Doanh thu hơn 2.400 tỷ đồng, đạt 27,6% kế hoạch năm. Riêng chỉ tiêu bốc xúc đất đá đạt thấp hơn 10,9 triệu m3, bằng 18% kế hoạch năm. Dự kiến qúy II/2022, khi các đơn vị thuê ngoài phối hợp triển khai công việc sản lượng bốc xúc đất đá sẽ tăng cao, đảm bảo các diện khai thác than cho đơn vị.

Bước vào quý II, Công ty CP Than Cao Sơn phấn đấu khai thác 1,98 triệu tấn than; bốc xúc hơn 21,3 triệu m3; tiêu thụ hơn 2,1 triệu tấn. Từ nay đến cuối năm, Công ty sẽ triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động các thiết bị công suất lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát huy lợi thế sản xuất than chất lượng cao. Tăng cường quản trị nội bộ, kiểm soát giá thành; triển khai hiệu quả công tác tái cơ cấu, quản trị doanh nghiệp.

Thứ 2 và thứ 3 nếu TVD-NBC và CST trụ vững mức giá hiện tại thì mua vào ổn nha mn ơi.

Than lên 1 cây nến dài, sau đó 3 4 cây đi ngang rồi lặp lại. Chỉ có gần lên đỉnh mới phi nhanh. Theo tui thấy là vậy.

Than tăng giá thì nộp ngân sách về nhà nước chứ 3 công ty than nó chỉ là thằng đi xúc thuê chứ được hưởng lợi gì từ giá than tăng. Có chăng thì ban giám đốc, ae công nhân được thêm 3 đồng tiền thưởng chứ ăn cái giải rút gì.

Cứ NBC mà múc

Ngày mai hàng T+3 về, giữ đc như này thì quá tốt.

Hàng có daua hiệu chốt. Nhưng vẫn tích cực mn nhá

Thế giới không thể phủ nhận tầm quan trọng của than đá?

1 Likes


giá Than Thế giới chuẩn bị vượt đỉnh mọi thời đại do giá nguyên liệu năng lương tăng cao

Giá than vượt đỉnh hướng đến vùng 500-600 trong quí III