CST lãi đều như vắt chanh - DT và LN khủng nhất ngành THAN
Giá hiện tại 16.x - cổ tức đều hằng năm
**TVD cũng không thua kém đàn anh CST vẫn lãi đều **
Cổ tức cũng 1-9 , 1-10 vs CST
Tui nói bác là Gia Các Nến bên FireAnt mà bác phủ nhận.
NBC cũng không thua kém anh phía trên
Giá 16.x cổ tức khủng qua các năm !!!
chào bác ! tui vừa bên fireant về, do có sử dụng tư liệu hình ảnh trên bên đấy nên có sự trùng hợp. Tôi có đọc bài của bác Nến bên đấy, công nhân tên cũng giống nữa :)))
Sau bao ngày dò đáy - tích lũy . Hôm nay dòng Than chạy khá mạnh. Chúc mừng ae đã múc đc giá đáy
Không nên đua CE nha mn ơi. Con này cứ đánh kiểu T+1+2. T là ngày bùng nổ - nên mua sau đó 1-2 ngày sẽ có giá tốt hơn
ngành duy nhất trên sàn chứng khoán có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm sớm nhất và uy tín nhất lúc này
Chào bạn ! Dòng THAN tuy vol thấp nhưng được 1 cái tiền tươi thóc thật, không MG, kết quả làm ăn sáng. Trong bối cảnh hậu covid, lạm phát như hiện nay, 1 số cty làm ăn thua lỗ, thậm chí phải phá sản thì mình đánh giá khá cao ngành THAN Việt Nam. Ít rủi ro, được nhà nước hỗ trợ kih doanh, k sợ phá sản.
Điểm yếu của NGÀNH THAN lúc này là cơ cấu nợ - nợ ngân hàng quá cao. 1 số cty nợ chiếm 70-80% tổng tài sản. Chỉ cần giải quyết đc bài toán này, NGÀNH THAN sẽ rất “khác”
Các anh Cafef hơi bị chậm so với thị trường
Cơ hội lên tàu mn nhỉ !!!
Giá than tăng hơn 200% trong một năm qua
Hãy nhìn vào cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu.
Bắt đầu từ năm 2009, EU đã đặt ra mục tiêu loại bỏ dần các nhà máy điện chạy bằng than để theo đuổi mục tiêu làm chậm tốc độ ấm lên toàn cầu. Nỗ lực này đáng ghi nhận. Các nhà máy than trên khắp châu Âu dừng hoạt động, một nửa biến mất hoặc dự kiến sớm đóng cửa.
Sản xuất điện từ gió, mặt trời đã tăng vọt trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, những nguồn năng lượng tái tạo này về bản chất vẫn là nguồn cung cấp “không thể kiểm soát được”. Khi mặt trời không chiếu sáng, các tấm pin mặt trời không tạo ra năng lượng. Khi gió không thổi, tuabin gió cũng không tạo ra điện.
Trường hợp này đã xảy ra vào năm 2021 – do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sản lượng điện mặt trời và điện gió giảm mạnh ở Mỹ và châu Âu, dẫn đến giá nhiên liệu hoá thạch như than và khí đốt tự nhiên tăng đáng kể.
Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại Grasgow hồi tháng 11/2021, ít nhất 23 quốc gia đã cảm kết loại bỏ dần điện than, bao gồm cả các nước Đông Nam Á và châu Âu. “Tôi nghĩ chúng ta có thể tự tin nói rằng than không còn là vua nữa”, Chủ tịch COP26 Alok Sharma nói.
Chỉ 4 tháng sau, bối cảnh năng lượng toàn cầu đã thay đổi đáng kể, không theo hướng mà ông Sharma kỳ vọng. Việc sử dụng than toàn cầu tăng lên mức kỷ lục trong mùa đông năm đó do năng lượng tái tạo không đáp ứng kịp nhu cầu.
Đó còn là trước khi Nga tiến quân vào Ukraine. Cuộc xung đột đã tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, buộc các nước châu Âu phải tìm cách nhanh chóng cắt giảm dầu khí của Nga, đồng thời xem xét lại các mốc thời gian cam kết cắt giảm sử dụng năng lượng hoá thạch.
Điều này khiến cho than trở nên quan trọng hơn trong mắt những cường quốc. Nó tái khẳng định rằng tất cả nguồn lực – đặc biệt là nguồn lực thiết yếu – phải là những lựa chọn khả thi mà họ có thể kiểm soát được.